2 2 − Trong điều kiện không phát sinh đột biến mới, không có chọn lọc tự nhiên, khả năng thụ tinh của các giao tử là như nhau, sức sống của các hợp tử là ngang nhau, không có hiện tư
Trang 1CHỦ ĐỀ 4 DI TRUYỀN QUẦN THỂ, ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG, DI TRUYỀN NGƯỜI
I TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1 Di truyền quần thể
− Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài Quần thể là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong
tự nhiên
− Mỗi quần thể có một vốn gen chung và đặc trưng Vốn gen là tập hợp toàn bộ các alen của tất cả các gen có trong quần thể
− Quần thể tự phối có đặc điểm: Các cá thể tự thụ phấn hoặc tự thụ tinh, kiểu gen gồm các dòng thuần Quần thể tự phối có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình thấp nên kém thích nghi Do vậy khi môi trường thay đổi thì quần thể tự phối có khả năng thích nghi kém, do đó dễ bị tuyệt diệt Vì vậy trong quá trình tiến hoá, các loài tự phối ngày càng ít dần
Đặt mua file Word tại link sau
https://tailieudoc.vn/phankhacnghe/
− Quần thể giao phối có đặc điểm: Các cá thể giao phối tự do, thành phần kiểu gen rất đa dạng và thường
ở trạng thái cân bằng di truyền, tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình rất cao.
Một gen có n alen thì quá trình giao phối tự do sẽ tạo ra n n 1 loại kiểu gen, trong đó có n kiểu gen
2
đồng hợp và n n 1 kiểu gen dị hợp
2
Nếu hai gen A và B nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau, trong đó gen A có X alen, gen B có y alen thì số kiểu gen có thể có trong quần thể là:
x x 1 y y 1
2 2
− Trong điều kiện không phát sinh đột biến mới, không có chọn lọc tự nhiên, khả năng thụ tinh của các giao tử là như nhau, sức sống của các hợp tử là ngang nhau, không có hiện tượng di - nhập gen thì quá trình giao phối ngẫu nhiên sẽ tạo nên trạng thái cân bằng về di truyền của quần thể, khi đó thành phần kiểu gen của quần thể là p AA 2pqAa q aa2 2 (p là tần số của alen A, q là tần số của alen a p q 1 )
− Dòng thuần là một tập hợp các cá thể của cùng một loài có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen Một gen có n alen thì sẽ tạo ra n dòng thuần về gen này Nếu gen A có X alen, gen B có y alen, gen D có z alen thì quá trình tự phối liên tục sẽ tạo ra số dòng thuần là: x.y.z
2 Ứng dụng di truyền vào chọn giống
− Muôn tạo ra giống mới thì phải tác động làm thay đổi kiểu gen của giống cũ Có 4 cách để làm thay đổi kiểu gen của giống cũ là: Lai hữu tính; Gây đột biến; Sử dụng công nghệ tế bào; Sử dụng công nghệ gen
− Trong các phương pháp tạo giống mới thì tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là phương pháp phổ biến nhất Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ tạo ra được các giống mới mang các đặc điểm tốt của
Trang 2− Tạo giống bằng gây đột biến được sử dụng trong tạo giống cây trồng hoặc tạo giống vi sinh vật mà ít sử dụng cho động vật
− Dòng thuần là tập hợp các cá thể có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen Dòng thuần không xuất hiện thoái hoá giống
− Dòng thuần được tạo ra bằng cách cho tự thụ phấn (hoặc giao phối cận huyết) liên tục nhiều thế hệ Hoặc bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa
− Khi lai khác dòng sẽ tạo ra ưu thế lai Ưu thế lai có kiểu gen dị hợp nên không được sử dụng làm giống (nếu sử dụng ưu thế lai để làm giống thì sẽ gây ra thoái hóa giống)
− Thoái hoá giống xuất hiện khi giống có kiểu gen dị hợp tiến hành sinh sản hữu tính Bản chất của thoái hoá giống là do xuất hiện biến dị tổ hợp
− Thoái hoá giống là do tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại
− Lai xa và đa bội hoá hoặc dung hợp tế bào trần sẽ tạo ra dạng song nhị bội (có bộ NST lưỡng bội của 2 loài)
− Tế bào thực vật bị mất thành xenlulôzơ thì được gọi là tế bào trần
− Phương pháp nhân bản vô tính tạo ra các cá thể có kiểu gen hoàn tọàn giống với sinh vật cho nhân
− Nhân bản vô tính, cấy truyền phôi, nhân giống vô tính là những phương pháp không tạo ra được giống mới (vì không làm xuất hiện kiểu gen mới)
− Có thể tạo dòng thuần chủng bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn hoặc phương pháp tự thụ phấn (giao phối cận huyết) liên tục từ 5 đến 7 đời
− Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa sẽ tạo ra được dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen
− Công nghệ gen được sử dụng để tạo giống thực vật, động vật, vi sinh vật Hai loại enzim đươc sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là restritaza và ligaza
− Phương pháp phổ biến nhất để chuyển gen vào động vật là vi tiêm (tiêm gen vào hợp tử ở giai đoạn nhân non)
− Sử dụng gen đánh dấu để nhận biết dòng tế bào có ADN tái tổ hợp Trong công nghệ gen, gen đánh dấu được gắn vào thể truyền Thể truyền là plasmid hoặc virut
3 Di truyền người
− Bệnh di truyền phân tử thường do đột biến gen gây ra Gen bị đột biến làm thay đổi sản phẩm (hoặc số lượng sản phẩm) của gen nên làm rối loạn chuyển hoá trong tế bào (hoặc cơ thể) dẫn tới gây bệnh
− Một số bệnh di truyền phân tử có thể chữa trị được bằng cách áp dụng chế độ ăn kiêng nhưng việc ăn kiêng không làm thay đổi KG của người bệnh nên gen bệnh vẫn được truyền lại cho đời con
− Những bệnh liên quan đến đột biên NST: Đao 2n l ; Tơcnơ 2n l , Claiphentơ 2n l , ung thư máu (đột biến mất đoạn NST)
− Gánh nặng di truyền là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gen gây chết hoặc nửa gây chết
− Bảo vệ vốn gen của loài người bằng 3 cách (tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến; dùng liệu pháp gen; tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh)
− Liệu pháp gen là việc chữa bệnh di truyền bằng cách khắc phục những sai hỏng di truyền Muôn tiến hành liệu pháp gen thì phải sử dụng công nghệ gen để chuyển gen vào tế bào của người bệnh
Trang 3− Ung thư là sự tăng số lượng tế bào gây nên khối u và di căn Hầu hết các bệnh ung thư đều do đột biến gen trội xảy ra ở tế bào sinh dưỡng Ung thư xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền cho đời sau
− Bệnh phêninkêto niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường gây ra Cơ thể người bệnh không có enzim chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin Nếu áp dụng chế độ ăn có ít phêninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh
− Các bệnh do gen lặn nằm trên NST thường gây ra thì biểu hiện ở cả hai giới với tỉ lệ như nhau Những bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định thì biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ Những bệnh do gen nằm trên NST giới tính Y quy định thì chỉ biểu hiện ở nam mà không có ở nữ
− Khi bệnh do gen lặn quy định thì bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh Bố mẹ bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bị bệnh
− Khi bệnh do gen trội quy định thì bố mẹ không bị bệnh không thể sinh con bị bệnh Bố mẹ bị bệnh thì vẫn có thể sinh ra những đứa con bình thường
− Khi bệnh do gen nằm trên NST X quy định thì con trai không bao giờ nhận gen của bố (con trai chỉ nhận gen của mẹ) Con gái có thể nhận gen của cả bố và mẹ
− Khi bệnh do gen lặn nằm trên NST X quy định thì mẹ bị bệnh sẽ sinh ra con trai bị bệnh Khi bệnh do gen trội nằm trên NST X quy định thì bố bị bệnh sẽ sinh ra con gái bị bệnh
− Virut HIV có vật chất di truyền là ARN sợi đơn Khi virut xâm nhập vào tế bào bạch cầu thì diễn ra quá trình phiên mã ngược ARNADN
− Trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen giống nhau nên có giới tính giống nhau, nhóm máu giống nhau
II CÁC CÂU HỎI
Câu 1: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn
so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ
B Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng
C Quần thể gồm toàn cây hoa hồng
D Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng
Câu 2: Khi nói vể quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống
B Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
C Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng và các kiểu gen khác nhau
D Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên
Câu 3: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?
A Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua
các thế hệ
B Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền
C Trong quần thể ngẫu phôi, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên
D Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
Câu 4: Hai loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là
A ADN polimerazaza và ARN polimerazaza
B Restritaza và ligaza
Trang 4C ADN polimerazaza và ligaza
D enzim tháo xoắn và enzim cắt mạch
Câu 5: Hai phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được giống mới mang bộ NST lưỡng bội của hai loài
A Gây đột biến bằng 5BU và gây đột biến bằng acridin
B Gây đột biến bằng tia phóng xạ và gây đột biến bằng cônsisin
C Lai xa kèm theo đa bội hoá và dung hợp tế bào trần
D Lai xa kèm theo đa bội hóa và dùng kĩ thuật chuyển gen
Câu 6: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 10 phôi và nuôi cấy phát
triển thành 10 cá thể Cả 10 cá thể này
A có khả năng giao phối với nhau để sinh con
B có mức phản ứng giống nhau
C có giới tính có thể giống hoặc khác nhau
D có kiểu hình hoàn toàn khác nhau
Câu 7: Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các
bước:
1 tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu
2 chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen
3 nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo
4 lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân
5 chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể Thứ tự các bước tiến hành
A 1, 2, 3, 4, 5 B 2, 1, 3, 4, 5 C 1, 3, 2, 4, 5 D 3, 2, 1, 4, 5
Câu 8: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa
tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng Tối đa sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần chủng từ cây nói trên?
Câu 9: Xét các quá trình sau:
1- Tạo cừu Dolli 2- Tạo giống dâu tằm tam bội
3- Tạo giống bông kháng sâu hại 4- Tạo chuột bạch có gen của chuột công
Những quá trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen?
Câu 10: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, các thao tác được thực hiện theo trình tự
A Cắt và nối ADN tái tổ hợp Tách ADN Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
B Tách ADN Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp
C Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhậncắt và nối tạo ADN tái tổ hợp Tách ADN
D Tách ADN cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Câu 11: Khi lai khác dòng thì con lai có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng F1 phương pháp hữu tính vì
A nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được
B đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại
C nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ
D giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém
Trang 5Câu 12: Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu Trước khi tạo
ra ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào
A tế bào nhận B gen cần chuyển C enzim restritaza D thể truyền
Câu 13: Cho các bước lai tế bào sinh dưõng trong công nghệ tế bào thực vật:
(1) Cho các tế bào trần của hai loài vào môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau
(2) Đưa tế bào lai vào môi trường nuôi cấy đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài
(3) Loại bỏ thành xenlulozơ của tế bào
Trình tự đúng của các bước là
A 1 2 3 B 3 2 1 C 2 1 3 D 3 1 2
Câu 14: Từ một giống cây trồng ban đầu có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới có kiểu gen đồng
hợp tử về tất cả các cặp gen nhờ áp dụng phương pháp nào sau đây?
A Nuôi cây hạt phấn
B Dung hợp tế bào trần
C Cho tự thụ phấn liên tục nhiều đời
D Chọn dòng tê bào xôma có biến dị
Câu 15: Một phân tử ADN tái tổ hợp
A được tạo ra nhờ sử dụng 1 loại enzim restritaza và 1 loại enzim ligaza
B chứa 2 đoạn ADN của cùng một loài sinh vật
C được nhân lên thành nhiều phân tử mới nhờ cơ chế phiên mã
D có cấu trúc mạch thẳng, có khả năng nhân đôi độc lập với các phân tử ADN khác
Câu 16: Ở các giống giao phấn, quá trình tự thụ phấn và giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ sẽ
dẫn tới thoái hoá giống Nguyên nhân là vì sự tự thụ phấn và giao phối cận hụyết đã làm cho
A tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và xuất hiện các gen lặn có hại
B tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các gen lặn có hại
C tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại
D quần thể giống xuất hiện các đột biến gen lặn có hại
Câu 17: Con lai có ưu thế lai cao nhưng không dùng để làm giống vìF1
A nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được
B đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại
C nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ
D giá thành rất cao nên nếu để làm giống thì rất tốn kém
Câu 18: Tế bào trần là
A những tế bào đã bị mất màng sinh chất B những tế bào đã bị mất thành xenlulôzơ
C những tế bào đã bị mất chất nguyên sinh D những tế bào đã bị mất các bào quan
Câu 19: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát
biểu nào sau đây là đúng?
A Nếu không có thể truyền plasmid thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận
B Nhờ có thể truyền plasmid mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận
C Nếu không có thể truyền plasmid thì tế bào nhận không phân chia được
D Nhờ có thể truyền plasmid mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận
Trang 6Câu 20: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai
nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại
B Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời sau đó tăng dần F1 qua các thế hệ
C Các con lai có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giốngF1
D Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai
Câu 21: Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phối ngẫu nhiên cũng gây ra thoái hóa giống
B Thoái hóa giống luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng
C Thoái hóa giống là hiện tượng năng suất của giống bị giảm dần do tác động của ngoại cảnh
D Thoái hóa giống được biểu hiện cao nhất ở đời và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theoF1
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A Ưu thế lai được biểu hiện ở đời và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theoF1
B Ưu thế lai luôn biểu ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng
C Các con lai có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhauF1
D Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể
cho ưu thế lai và ngược lại
Câu 23: Xét các phát biểu sau đây:
(1) Ưu thế lai được biểu hiện ở đời và sau đó được duy trì ổn định ở các đời tiếp theo.F1
(2) Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai
(3) Nếu sử dụng con lai làm giống thì sẽ gây ra hiện tượng thoái hoá giống vì con lai có kiểu gen dị F1 F1 hợp
(4) Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại
(5) ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây ra thoái hoá giống
(6) ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây ra thoái hoá giống
Trong 6 phát biểu nói trên, có bao nhiêu phát biểu đúng
Câu 24: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương
pháp nào sau đây?
C Lai tế bào xôma khác loài D Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
Câu 25: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen
B tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
C tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu
D tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu
Câu 26: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi
cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con Các bò con này
Trang 7A khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con
B có kiểu gen giống nhau
C không thể sinh sản hữu tính
D có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau
Câu 27: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của
mỗi phương pháp
1 Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng
2 Cấy truyền phôi ở động vật b Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử
về tất cả các cặp gen
3 Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật c Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?
A lb, 2c, 3a B la, 2b, 3c C lb, 2a, 3c D lc, 2a, 3b
Câu 28: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp
(2) Sử dụng enzim nổi đế gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Thứ tự đúng của các bước trên là
A 3 2 4 5 1 B 4 3 (2) 5 1
C 3 2 4 1 5 D 1 4 3 5 2
Câu 29: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại
(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp carôten trong hạt
(4) Tạo giống dưa hấu tam bội
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
A (1) và (3) B (1) và (2) C (3) và (4) D (2) và (4)
Câu 30: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát
biểu nào sau đây là đúng?
A Nếu không có thể truyền plasmid thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận
B Nhờ có thể truyền plasmid mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận
C Nếu không có thể truyền plasmid thì tế bào nhận không phân chia được
D Nhờ có thể truyền plasmid mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận
Câu 31: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là
giả thuyết siêu trội
B Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách
tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau
Trang 8C Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống
D Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu
cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai
Câu 32: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội,
sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 33: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng
hợp insulin của người như sau:
(1) Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người
(2) Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người
Trình tự đúng của các thao tác trên là
A 2 4 3 1 B 1 2 3 4
C 2 1 3 4 D 1 4 3 2
Câu 34: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây
A Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính
B Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
C Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
D Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen
Câu 35: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân
B sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân
C sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân
D quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ
Câu 36: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng
A Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống
B Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
C Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn
D Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp
Câu 37: Bệnh phêninkêto niệu
A do đột biến trội nằm trên NST thường gây ra
B cơ thể người bệnh không có enzim chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin
C nếu áp dụng chế độ ăn có ít phêninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh nhưng đời con vẫn có gen
bệnh
D do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính gây ra
Câu 38: Người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21 được phát sinh do sự kết hợp giữa
A một giao tử n 1 có 2 NST số 21 và một giao tử n có 1 NST số 21
B một giao tử n 1 có 2 NST số 21 và một giao tử n 1 có 2 NST số 21
Trang 9C một giao tử n 1 có 2 NST số 23 và một giao tử n 1 có 2 NST số 19
D một giao tử n 1 có 2 NST số 23 và một giao tử n có 1 NST số 23
Câu 39: ở người, xét các bệnh và hội chứng nào sau đây:
(1) bệnh ung thư máu (2) bệnh máu khó đông
(3) hội chứng Đao (4) hội chứng Claiphentơ
(5) bệnh bạch tạng (6) bệnh mù màu
Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?
Câu 40: Cho biết ỏ người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường
tương ứng là H và M Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai
mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào?
A Chồng X Y,mH vợ X XMh mh B Chồng X Y,mh vợ X XmH mh hoặc X XMh mH
C Chồng X Y,MH vợ X XMH MH D Chồng X Y,MH vợ X XMh mH hoặc X XMH mh
Câu 41: Xét các kết luận sau đây:
(1) Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định
(2) Bệnh máu khó đông và bệnh mù màu biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ
(3) Bệnh phêninkêtô niệu được biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ
(4) Hội chứng Tơcnơ do đột biến sốlượng NST dạng thể một
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Câu 42: Vật chất di truyền của HIV là
A ADN sợi đơn B ADN sợi kép C ARN sợi kép D ARN sợi đơn
Câu 43: Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm
A bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ
B bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh
C bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh
D mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh
Câu 44: Xét một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định Đặc điểm di truyền của bệnh
này là
A Bệnh được di truyền theo dòng mẹ
B Chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tất cả đời con đều bị bệnh
C Nếu bố bị bệnh thì tất cả con trai đều bị bệnh
D Bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh
Câu 45: Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây?
A Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ
B Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh
C Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh
D Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh
Câu 46: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm
sắc thể dưới kính hiển vi
Trang 10B Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây
đầu độc tế bào thần kinh
C Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh
sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn
D Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit
amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể
Câu 47: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây
A Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp carôten ở trong hạt
B Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao
C Tạo ra chủng vi khuẩn E coli có khả năng sản xuất insulin của người
D Tạo ra cừu Đôly
Câu 48: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?
A Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
B Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời của phép lai khác dòngF1
C Ưu thế lai có thể được duy trì và cũng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần
D Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giũa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau
Câu 49: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định
B Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21
C Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi hemôglôbin mất một axit amin
D Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính
Câu 50: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe Người ta sử dụng công nghệ tế bào để
tạo ra các cây con từ hai cây này Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe (2) Nuôi cấy hạt phân riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe
Câu 51: Trong các quy trình sau, có mấy quy trình có thể được sử dụng để tạo ra loài mới hoặc giống
mới có đặc tính di truyền khác biệt?
(1) Dung hợp tế bào trần của hai loài thành tế bào lai rồi nuôi cấy cho chúng phân chia và tái sinh thành
cơ thể rồi nhân lên thành dòng
(2) Nuôi cấy mẩu mô của một giống cây trồng trong ống nghiệm thành rất nhiều mô sẹo rồi cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh
(3) Nuôi cấy hạt phấn cho phát triển thành cây đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa rồi nhân lên thành dòng
(4) Gây đột biến, chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn rồi nhân lên thành dòng