Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại việt nam Học viện Ngân hàng 2019

139 71 0
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại việt nam  Học viện Ngân hàng 2019

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và điều chuyển vốn. Ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, các vấn đề xung quanh lĩnh vực này luôn được xem xét một cách thận trọng vì có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng có đáp ứng được thanh khoản thì mới có thể đầu tư có hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tránh được nguy cơ phá sản. Thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại luôn gặp vấn đề về thanh khoản. Lãi suất trong ngắn hạn của nền kinh tế thường phụ thuộc vào hai yếu tố chính, đó là lạm phát và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lạm phát và khả năng thanh khoản của các NHTM không phải là hai yếu tố hoàn toàn độc lập nhau, đặc biệt là trong thời kì lạm phát cao. Tính thanh khoản của một ngân hàng phản ánh khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn. Rủi ro thanh khoản chủ yếu xuất hiện khi ngân hàng phải “lấy ngắn nuôi dài”, tức là dùng các khoản huy động ngắn hạn để tài trợ cho các khoản cho vay dài hạn hoặc đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản. Việc ổn định hệ thống tài chính là một hướng đi đúng, tuy nhiên biện pháp này có thể gặp vấn đề về tính khả thi của nó. Tại thời điểm học viên nghiên cứu năm 2011, trong môi trường lạm phát cao và khó dự báo được trước, lãi suất trần hiện tại là 14%, người gửi tiền không muốn thực hiện các hợp đồng dài hạn với lãi suất danh nghĩa cố định. Ngược lại, nếu phải trả mức lãi suất huy động vượt trần thì các NHTM lại không muốn huy động dài hạn. Do vậy, các khoản tiền huy động được của các NHTM thường là ngắn hạn và tạo ra sự lệch pha kì hạn giữa các khoản tiền gửi và cho vay. Kết cục là các NHTM thường phải tham gia vào các cuộc đua lãi suất huy động hoặc đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, nhiều lúc vượt 20%, nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời. Trong bối cảnh đó và trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt không những giữa các ngân hàng trong nước mà còn có cả nước ngoài thì việc quản lý nguồn vốn và tài sản nhằm đáp ứng thanh khoản cao lại càng cần thiết và trở thành một đề tài đang được các ngân hàng quan tâm. Đặc biệt trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam và tình hình lạm phát hiện nay của nước ta đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, các ngân hàng lâm vào tình trạng khan hiếm vốn, vấn đề quản trị khả năng thanh khoản được các ngân hàng thương mại quan tâm. Rủi ro tín dụng hay các rủi ro khác đều xảy ra thường xuyên và song hành cùng với hoạt động của ngân hàng, nếu mức rủi ro lớn có thể dẫn tới phá sản các ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro thanh khoản luôn tiềm ẩn mối đe doạ cho hoạt động của ngân hàng và có thể gây hiệu ứng lan truyền dẫn đến phá sản cao. Việc đảm bảo tính thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến tính an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tổng quan về ngân hàng, Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, những tồn tại và hạn chế trong lĩnh vực này và một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích và đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam gồm gồm 37 ngân hàng thương mại Việt Nam, thời điểm nghiên cứu 2010, 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên các phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng bảng biểu để minh họa. Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, các tài liệu ngân hàng, các bài báo về kinh tế tài chính ngân hàng để làm rõ đề tài nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHÍ THỊ PHƯỢNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI Hà Nội - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung và số liệu phân tích trên đây là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào Tác giả luận văn Phí Thị Phượng MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1 Những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 4 1.1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản 9 1.1.3 Cung và cầu về thanh khoản .10 1.2 Hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại 12 1.2.1 Khái niệm hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương mại 12 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM 24 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại 25 1.3.1 Nhân tố khách quan 25 1.3.2 Nhân tố chủ quan 25 1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại 26 1.4.1 Xây dựng một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản 26 1.4.2 Đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản 26 1.4.3 Quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn 27 1.4.4 Lập kế hoạch dự phòng 27 1.4.5 Quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ .28 1.4.6 Kiểm soát nội bộ trong quản trị thanh khoản 28 1.4.7 Công bố thông tin ra ngoài .29 1.4.8 Vai trò của ban kiểm soát 29 Kết luận Chương 1 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .27 2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .27 2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 27 2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 36 2.2 Thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 45 2.2.1 Vốn điều lệ .51 2.2.2 Hệ số H1 và H2 62 2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 65 2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay H4 68 2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 .69 2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 71 2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 72 2.2.8 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H8 74 2.3 Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) .75 2.3.1 Quy định về hoạt động quản trị thanh khoản: 75 2.3.2 Thanh khoản và quản trị thanh khoản tại BIDV .79 2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 87 2.4.1 Kết quả đạt được .87 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 89 Kết luận Chương 2 95 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 96 3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng chiến lược đến năm 2020 96 3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng chiến lược đến năm 2020 97 3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2015 và định 107 hướng chiến lược đến năm 2020 107 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 109 3.2.1 Giải pháp vĩ mô 109 3.2.2 Giải pháp vi mô của các ngân hàng thương mại .113 3.3 Kiến nghị 122 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 122 3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 123 KẾT LUẬN 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB BCTC BIDV CPI CTCK DNNN DTBB DTTT FCB HĐQT HĐV NHNN NHTM NHTMNN NHTMCP OECD SCB SHB TCTD TNB TT TDH WTO Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ số giá tiêu dùng Công ty chứng khoán Doanh nghiệp nhà nước Dự trữ bắt buộc Dự trũ thanh toán ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất Hội đồng quản trị Huy động vốn Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn Ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn Hà Nội Tổ chức tín dụng Ngân hàng thương mại Việt Nam Tín Nghĩa Thông tư Trung dài hạn Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 ngân hàng 34 Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2011 so với 2010 của các NHTM Việt Nam .49 Bảng 2.3: Vốn điều lệ các ngân hàng Việt Nam đến 31/12/2011 53 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn vốn và tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt Nam năm 2010 (%) .55 Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn vốn và tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt Nam năm 2011 60 Bảng 2.6: Hệ số H1 và H2 (thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011) 62 Bảng 2.7: Tiền gửi khách hàng; tiền gửi, vay từ TCTD khác; cho vay khách hàng, sử dụng vốn khác của Đại Á, Viet Capital bank, Kiên Long, Saigon bank, MDB, năm 2011 63 Bảng 2.8: Chỉ số trạng thái tiền mặt (thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011) 66 Bảng 2.9: Chỉ số năng lực cho vay (thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011) 69 Bảng 2.10: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011) 70 Bảng 2.11: Chỉ số chứng khoán thanh khoản (thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011) 71 Bảng 2.12: Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011) 72 Bảng 2.13: Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng: (thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011) 74 Bảng 2.14: Cơ cấu Tài sản Nợ - Có .82 Bảng 2.15: Các chỉ số an toàn về cân đối vốn của BIDV 83 Bảng 2.16: Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày của BIDV .85 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và điều chuyển vốn Ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, các vấn đề xung quanh lĩnh vực này luôn được xem xét một cách thận trọng vì có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đóng một vai trò đặc biệt quan trọng Ngân hàng có đáp ứng được thanh khoản thì mới có thể đầu tư có hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tránh được nguy cơ phá sản Thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại luôn gặp vấn đề về thanh khoản Lãi suất trong ngắn hạn của nền kinh tế thường phụ thuộc vào hai yếu tố chính, đó là lạm phát và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, lạm phát và khả năng thanh khoản của các NHTM không phải là hai yếu tố hoàn toàn độc lập nhau, đặc biệt là trong thời kì lạm phát cao Tính thanh khoản của một ngân hàng phản ánh khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn Rủi ro thanh khoản chủ yếu xuất hiện khi ngân hàng phải “lấy ngắn nuôi dài”, tức là dùng các khoản huy động ngắn hạn để tài trợ cho các khoản cho vay dài hạn hoặc đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản Việc ổn định hệ thống tài chính là một hướng đi đúng, tuy nhiên biện pháp này có thể gặp vấn đề về tính khả thi của nó Tại thời điểm học viên nghiên cứu năm 2011, trong môi trường lạm phát cao và khó dự báo được trước, lãi suất trần hiện tại là 14%, người gửi tiền không muốn thực hiện các hợp đồng dài hạn với lãi suất danh nghĩa cố định Ngược lại, nếu phải trả mức lãi suất huy động vượt trần thì các NHTM lại không muốn huy động dài hạn 2 Do vậy, các khoản tiền huy động được của các NHTM thường là ngắn hạn và tạo ra sự lệch pha kì hạn giữa các khoản tiền gửi và cho vay Kết cục là các NHTM thường phải tham gia vào các cuộc đua lãi suất huy động hoặc đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, nhiều lúc vượt 20%, nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời Trong bối cảnh đó và trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt không những giữa các ngân hàng trong nước mà còn có cả nước ngoài thì việc quản lý nguồn vốn và tài sản nhằm đáp ứng thanh khoản cao lại càng cần thiết và trở thành một đề tài đang được các ngân hàng quan tâm Đặc biệt trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam và tình hình lạm phát hiện nay của nước ta đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, các ngân hàng lâm vào tình trạng khan hiếm vốn, vấn đề quản trị khả năng thanh khoản được các ngân hàng thương mại quan tâm Rủi ro tín dụng hay các rủi ro khác đều xảy ra thường xuyên và song hành cùng với hoạt động của ngân hàng, nếu mức rủi ro lớn có thể dẫn tới phá sản các ngân hàng Tuy nhiên rủi ro thanh khoản luôn tiềm ẩn mối đe doạ cho hoạt động của ngân hàng và có thể gây hiệu ứng lan truyền dẫn đến phá sản cao Việc đảm bảo tính thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến tính an toàn của cả hệ thống ngân hàng Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình 2 Mục đích nghiên cứu của luận văn - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường - Tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 3 - Nghiên cứu thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt nam 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tổng quan về ngân hàng, Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, những tồn tại và hạn chế trong lĩnh vực này và một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích và đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam gồm gồm 37 ngân hàng thương mại Việt Nam, thời điểm nghiên cứu 2010, 2011 4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên các phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng bảng biểu để minh họa Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, các tài liệu ngân hàng, các bài báo về kinh tế tài chính ngân hàng để làm rõ đề tài nghiên cứu 5 Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 115 Oriol Aspachs, Erlend Nier, Muriel Tiesset về 57 ngân hàng nội địa Anh Quốc, giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2003, cho thấy có sự tác động qua lại giữa các điều kiện kinh tế vĩ mô và khả năng thanh khoản của ngân hàng Khi nền kinh tế ở thời kỳ suy giảm, các ngân hàng có xu hướng dự trữ nhiều tài sản thanh khoản; ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các tài sản dự trữ thanh khoản được giảm bớt đi 3.2.2.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các ngân hàng nước ngoài khi mở chi nhánh tại Việt Nam Tuy nhiên, ngoài việc tính bài toán chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tính đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí thấp nhất Muốn làm được điều này, cần có một nền tảng công nghệ (hệ thống ngân hang cốt lõi - core banking) hiện đại Do vậy, không còn cách nào khác, các ngân hàng cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin; tất nhiên, không dễ dàng gì để thực hiện được trong khi quy mô vốn tự có của các ngân hàng thương mại còn nhỏ như hiện nay Tuy nhiên, trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, phòng giao dịch và vốn được tập trung về hội sở chính; có như vậy mới dự báo, đo lường được nhu cầu thanh khoản một cách chính xác và từ đó có chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp Trường hợp BIDV, do hội sở chính không quy định cụ thể các giới hạn an toàn trong hoạt động đối với các chi nhánh, nên có nhiều thời điểm lượng vốn trên tài khoản tiền gửi của một số chi nhánh tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ở mức quá cao; trong khi nếu lượng vốn này được điều chuyển kịp thời về hội sở chính thì khả năng thanh khoản của toàn hệ thống 116 được tăng cường đáng kể Cơ chế chuyển vốn nội bộ còn phải tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn mà chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động Một chính sách giống nhau đối với mọi điểm giao dịch có thể dẫn đến việc mất thị phần không đáng có; chẳng hạn, lãi suất huy động tiền gửi ở các địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm lượng tiền gửi ở một số địa bàn có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Một chính sách phân biệt hoá phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế quy mô 3.2.2.4 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có” - tài sản “Nợ” Thực chất đây là việc áp dụng chiến lược cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” hay quản trị thanh khoản cân bằng Bất kỳ một sự mất cân đối nào giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến những rủi ro về thanh khoản Thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như dựa nhiều vào việc vay mượn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Trong thời gian qua, một số ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ đi vay trên thị trường liên ngân hàng rất lớn, chiếm tới 50% hoặc cao hơn so với dư nợ cho vay Do thị trường tiền tệ biến động phức tạp bởi chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, nên các ngân hàng này có nhiều thời điểm phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm và cá biệt tới 40%/năm, nhưng lãi suất cho vay chỉ có tối đa là 21%/năm Do vậy không những khả năng thanh khoản bị đe doạ mà còn ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận Ở thái cực khác, một số ngân hàng có nguồn vốn khả dụng tương đối, nhất là các ngân hàng mới thành lập, số vốn góp của các cổ đông tạm thời chưa sử dụng cho mục đích khác, thay vì cho khách hàng thông thường vay, đã cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tìm kiếm chêch lệch lãi suất cao hơn Như vậy, việc vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng thời gian qua với tỷ lệ và mức lãi suất cao như thế là không có lợi, gây mất an toàn cho 117 cả hệ thống và chính bản thân các ngân hàng Với phân tích, đánh giá, so sánh nêu trên, một tỷ lệ dưới 50% tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng có lẽ hợp lý cho các ngân hang thương mại Việt Nam Một vấn đề khác, các ngân hàng thương mại cũng cần quan tâm đó là duy trì tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn ở một mức hợp lý 3.2.2.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị Trong hoạch định chiến lược cũng như quản trị, điều hành thanh khoản hàng ngày cần gắn liền phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường Có như vậy, chiến lược quản trị đề ra mới có tính khả thi và hiệu quả cao Rủi ro thị trường là những thay đổi về giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ, ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của ngân hàng Trên thực tế, dạng rủi ro thị trường điển hình nhất đối với nhiều ngân hàng là rủi ro lãi suất Một thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới nhiều cách thức khác nhau: * Tăng lãi suất đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có phần thu nhập tăng thêm từ tài sản “Có” sinh lời và phải trả thêm một phần chi phí cho các khoản nợ Tuy nhiên, chi phí cho các khoản nợ thường có xu hướng tăng nhanh hơn phần thu nhập có được từ tài sản trong ngắn hạn; do đó lợi nhuận có thể bị giảm * Lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất Chẳng hạn, khi lãi suất tăng, giá trị của cả tài sản và nợ đều giảm; nhưng thông thường, tác động đến tài sản lớn hơn đối với nợ, dẫn đến sự giảm sút về giá trị ròng Mặc dù, những thay đổi này không tác động đến lợi nhuận, nhưng làm thay đổi trạng thái vốn của ngân hàng * Một loại rủi ro được xem là rủi ro cơ bản, đó là các mức lãi suất không thay đổi như nhau Tác động của thay đổi lãi suất đến vốn và thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào loại tài sản và khoản nợ mà ngân hang nắm giữ 118 và sự thay đổi lãi suất của loại tài sản và nợ này liên quan đến loại tài sản và nợ khác ra sao Đánh giá và quản lý rủi ro thị trường là một công việc khó khăn, phức tạp Nhìn chung, cấu trúc lại bảng cân đối tài sản, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất là các ý tưởng nên được xem xét, để làm dịu bớt tác động của thay đổi lãi suất không mong đợi theo cách chi phí và thu nhập phát sinh do thay đổi lãi suất sẽ cân bằng với nhau và ảnh hưởng thấp nhất đến trạng thái vốn của ngân hàng Thanh khoản và rủi ro thị trường là hai khái niệm tách biệt nhau; nhưng chúng có sự đan xen với nhau theo nhiều cách khác nhau Thường thì, nỗ lực quản lý rủi ro loại này sẽ giúp giảm nhẹ tổn thất do rủi ro loại kia gây ra; tất nhiên, đôi khi các hoạt động quản lý này có mâu thuẫn với nhau Hội đồng quản lý tài sản “Nợ” - tài sản “Có” (ALCO) của ngân hàng có trách nhiệm giám sát đồng thời hai loại rủi ro này Quá trình giám sát nên là chuỗi ra các quyết định kịp thời, chính xác làm cân bằng giữa nguồn vốn có thể khai thác tài trợ với nhu cầu thanh khoản; tài sản nhạy cảm lãi suất với khoản nợ nhạy cảm lãi suất; và hai loại tài sản, nợ nêu trên với mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng 3.2.2.6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ Hiện nay, phần lớn các ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro theo Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Theo kết quả của việc này là, ngân hàng có quỹ dự trữ cần thiết, tương ứng với mức độ rủi ro của từng khoản cho vay; đây cũng là nguồn tài trợ cho thanh khoản khi khoản vay gặp rủi ro Văn bản này sẽ hết hiệu lực khi thông tư số …/2012/TT - NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 Các nội dung của Quyết định trên nhìn chung đã tiếp cận được với cách phân loại nợ và trích lập dự phòng của các ngân hàng 119 trên thế giới Việc thực hiện Quyết định này đã giúp các ngân hàng thương mại đánh giá đúng, trung thực hơn chất lượng các khoản tín dụng; từ đó, trích lập dự phòng hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xãy ra Tuy nhiên với việc cơ cấu lại các khoản nợ vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo văn bản nhà nước 2056/NHNN–CSTT ngày 10/04/2012 trong thời gian qua trong quá trình thực hiện cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp không chuyển nhóm nợ nên khó khăn trong việc đánh giá thực chất chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy tình trạng nợ xấu của các ngân hang thực chất gia tăng nhưng được che dấu đi và khi nợ xấu chuyển nhóm một loạt khi đó các ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong vấn đề tín dụng và kéo theo là rủi ro thanh khoản 3.2.2.7 Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp Nhìn chung, các ngân hàng thương mại hiện nay đều có mô hình bộ máy tổ chức tương tự nhau: Hội sở chính và các chi nhánh ở tỉnh, thành phố Lợi thế dễ thấy nhất của một mạng lưới rộng khắp như Agribank, là thuận lợi trong thu hút tiền gửi và tăng trưởng tín dụng cùng dịch vụ Tuy nhiên, các chi nhánh thực sự là những ngân hàng nhỏ trong ngân hàng, cũng có chức năng của một ngân hàng thương mại độc lập: cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, quản lý rủi ro, Với mô hình đó, khi có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chi nhánh gửi hội sở chính; ngược lại, khi có thiếu hụt, chi nhánh vay hội sở chính Thực tế, chức năng này thường giao cho phòng kế hoạch thực hiện; cho nên, có lúc việc tính toán chưa kịp thời, chính xác gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn vốn không đáng có Bên cạnh đó, qua khảo sát chi nhánh của các ngân hàng, chức năng quản lý rủi ro bị phân tán: mỗi phòng thực hiện quản lý rủi ro thuộc nghiệp vụ của phòng mình, ví dụ phòng dịch vụ khách hàng quản lý các loại rủi ro thanh toán, phòng tín dụng quản lý rủi ro từ phía khách hàng không trả được nợ, phòng 120 kế hoạch nguồn vốn quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất… Do vậy, cần tập trung chức năng quản lý rủi ro về hội sở chính; các chi nhánh chỉ nên thực hiện hai chức năng cơ bản là marketing cung cấp các sản phẩm dịc vụ cho khách hàng và tác nghiệp Muốn thực hiện điều này, đòi hỏi các ngân hàng thiết lập được mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm, phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng mình 3.2.3.9 Quản trị rủi ro thanh khoản của mỗi ngân hàng thương mại Để đảm bảo khả năng chi trả mọi thời điểm, NHTM phải giám sát hàng ngày ngân quỹ/ dự trữ thanh khoản của mình Dự trữ thanh khoản bao gồm cả dự trữ bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN, tiền gửi các tổ chức tín dụng khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn/ tái chiết khấu; hạn mức tín dụng được cấp bởi tổ chức tài chính khác…) Ở khía cạnh này, một số ít NHTM đã không chú trọng/ không nắm giữ đủ một khối lượng những giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN do vậy TCTD rất bị động khi có biến động hơi bất thường về cung/ về cầu thanh khoản trong hoạt động; khi không thể vay nhanh chóng nguồn tín dụng tái cấp vốn, tái chiết khấu từ NHNN Mức độ dự trữ ngân quỹ/ dự trữ thanh toán cần thiết của mỗi NHTM là rất khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của NHTM trên thị trường, bao gồm cả thị trường liên ngân hàng và thị trường với tổ chức kinh tế, dân cư; chính sách tái chiết khấu, tái cấp vốn của NHNN; chất lượng tín dụng…v v Trong thực tiễn, một số NHTM không lượng định tốt hoặc không thể định lượng được mức độ dự trữ ngân quỹ/ dự trữ thanh toán cần thiết của mình; cơ cấu dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có hoặc trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi ở ngưỡng cao Tình huống sau có thể xảy ra: Những chỉ số tài chính giám sát thanh khoản của một NHTM riêng lẻ chỉ ở ngưỡng bình quân chung của ngành hoặc hơi thấp hơn, nhưng cũng đã là rất cao so với bản thân NHTM đó vì 121 (i) nguồn tiền gửi của NHTM không ổn định; (ii) khả năng vay NHNN, vay NHTM khác thấp; (iii) khả năng huy động vốn từ tổ chức kinh tế, dân cư thấp do màng lưới hạn chế hoặc chất lượng dịch vụ chưa đa dạng và chưa có chất lượng cao; (iv) rủi ro tín dụng cao, nhiều khoản vay đến hạn nhưng không được trả; (v) tỷ lệ cho vay trung dài hạn cao v v Thời gian qua, một số NHTM phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình, Ban lãnh đạo NHTM chạy theo mục tiêu lợi nhuận/hoặc để đảm bảo mức chi trả cổ tức cho cổ đông, trong khi nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào thu lãi cho vay v v thường rơi vào tình huống nêu trên Thông thường, với mục tiêu phát triển bền vững, khi hạ tầng cơ sở kinh doanh và khả năng cung ứng dịch vụ chưa tốt khi tăng vốn điều lệ thì Ban lãnh đạo cũng như cổ đông của NHTM phải biết chấp nhận mức tỷ suất sinh lợi/ mức chi trả cổ tức khiêm tốn, nếu không cái giá phải trả sẽ là rất đắt, thậm chí là khả năng phá sản Tiền lãi trả do phải vay nóng trên thị trường và rủi ro tín dụng sẽ triệt tiêu hết thu lãi cho vay, các khoản thu nhập khác có được 3.2.3.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới Do vậy, ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng Đặt nhân viên vào 122 những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm luôn hiểu rằng, biết rõ về sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng vị trí công tác là cơ sở của tất cả những nỗ lực trong hiện tại và tương lai Sự thiếu quan tâm hay thiếu hiểu biết về việc này có thể khiến ngân hàng tốn kém cả về thời gian và tiền bạc trong suốt quá trình hoạt động Các ngân hàng cũng nên xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho ngân hàng mình Một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và có bản sắc văn hoá riêng của ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viên nhiệt tình cống hiến, sáng tạo và luôn trung thành với ngôi nhà thứ hai của mình 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh: Trong đề án phát triển Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ chưa nêu rõ mô hình Ngân hàng Nhà nước sẽ theo mô hình nào: trực thuộc Chính phủ hay độc lập với Chính phủ Tuy nhiên, cho dù áp dụng mô hình nào đi nữa, vấn đề then chốt là phải nâng cao vị thế và tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước với Chính phủ Có như vậy Ngân hàng Nhà nước mới có thể đưa ra các quyết định điều hành chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và mang lại hiệu quả cao Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập: 1 Hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo 2 Tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngân hàng hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật 123 3 Tạo điều kiện và hỗ trợ các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng 4 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng 3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ: Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối cho đất nước, giữ mức lạm phát Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ thuộc điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khoá trong vòng kiểm soát của Bộ tài chính đôi lúc còn trái chiều, chưa đồng bộ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay Chúng ta có thể thấy rất rõ ở thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ Và dường như để thể hiện quyết tâm chống lạm phát đến cùng của mình, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh, trong đó việc phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng được xem là một biện pháp hành chính khá mạnh Kết quả, thị trường tiền tệ bị xáo trộn, các ngân hàng chạy đua lãi suất nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm, Thời điểm năm 2010, 2011 các biện pháp kiềm chế lạm phát đó là thắt chặt tín dụng dẫn đến 124 đẩy lãi suất cho vay cao dẫn đến một loạt các doanh nghiệp khó khăn dẫn đến tình trạng phá sản nhiều Tuy lạm phát có giảm nhưng hậu quả kinh tế Việt Nam ngày cang khó khăn Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh như thế trong một khoảng thời gian chưa đủ để thị trường thích ứng, nên được xem xét cẩn trọng hơn Hơn nữa, lạm phát không chỉ do nguyên nhân từ tiền tệ, cho nên, muốn kiềm chế thành công cơn tăng giá phải thực hiện nhiều gói giải pháp đồng bộ từ các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại: Có ý kiến cho rằng, hiện nay có quá nhiều ngân hàng thương mại hơn mức cần thiết tại Việt Nam; do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập các ngân hàng nhỏ Quan điểm của học viên, có nhiều hay không nhiều số lượng ngân hàng thương mại không phải là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ hơn và nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập các ngân hàng mới Làm sao cho các quy định, tiêu chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thước đo tương đối chính xác về năng lực của các sáng lập viên của một ngân hàng thương mại mới Việc quy định mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng khi thành lập ngân hàng thương mại là phù hợp; tuy nhiên, trong thời gian tới nên xem xét nâng dần mức vốn này, đồng thời, có thể ban hành các quy định chặt chẽ hơn, chẳng hạn quy định về việc góp vốn thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế lớn Đây là sự việc mà báo chí trong nước thời gian qua đề cập khá nhiều và được coi là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát và làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của chính ngân hàng được thành lập Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp 125 được các tiêu chuẩn chung; có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này Cuối năm 2011 và đầu năm 2012 cũng có nhiều một vài vụ sáp nhập ngân hang do hạn chế khả năng thanh khoản mà học viên đã đề cập NHNN cần rà soát lại tình trạng sức khoẻ của các ngân hàng và có biện pháp để quản lý, sáp nhập các ngân hàng làm ăn không hiệu quả cung với sự hỗ trợ quản trị ngân hàng để hệ thống NHTM Việt Nam phát triển với phương tram an toàn và vững chắc và hiệu quả Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại: Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á “Strengthening the banking supervision and liquidity risk management system of the people’s bank of China” có đưa ra một số gợi ý nhằm tăng cường hoạt động giám sát của ngân hàng trung ương như: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản Ngân hàng Nhà nước cần ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, sửa đổi những biểu mẫu chưa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các báo cáo này trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước 126 KẾT LUẬN Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học tại trường Học viện Ngân hàng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam, Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau đây: Phân tích nội dung cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản Đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số gợi ý nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới ở các ngân hàng thương mại Việt Nam Lịch sử ngành ngân hàng trên thế giới đã trải qua hàng mấy trăm năm Trong quãng thời gian ấy, loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng nhưng cũng không ít những lần thất bại Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, luôn kinh doanh bằng tiền của người khác: vay của công chúng, các TCTD, ngân hàng trung ương trong và ngoài nước Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ ngân hàng nào, nếu không được xử lý thông minh và khéo léo đều có thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng thương mại khác Cùng với bước thăng trầm trong hệ thống ngân hàng, lý thuyết về quản trị thanh khoản đã phát triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn biến động Vấn đề ở chỗ không phải sự thành công được mang lại từ việc thực thi chiến lược quản trị thanh khoản này ở một ngân hàng này cũng đem lại sự thành công tương tự cho một ngân hàng khác Đó là điều mà những nhà hoạch định chiến lược quản trị nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng của các ngân hàng cần phải quan tâm Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Để phát triển hiệu quả nền kinh tế, phải phát 127 triển vững chắc thị trường tài chính ngân hàng đáp ứng đủ vốn cho yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tuy nhiên, để phát triển bền vững và tiếp tục cung ứng vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vấn đề thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng cần được coi trọng hơn Luận văn chỉ mong góp phần nhỏ bé vào vấn đề cấp bách nêu trên Luận văn này được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Hoc viện Ngân hàng, sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết của T.S Nguyễn Thị Hồng Hải Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình huống cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong các quý thầy cô trong Hội đồng và các bạn cảm thông, cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý thầy cô 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tiếng Việt 1 Nguyễn Hải Bình (2008), “Niêm yết trên thị trường quốc tế - Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng 2 Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb thống kê, TP Hồ Chí Minh 3 Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb thống kê, TP Hồ Chí Minh 4 Huỳnh Thế Du (2008), “Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại: Việc cần làm ngay”, Tạp chí công nghệ ngân hàng (27), tr 10-14 5 Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 6 Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb lao động xã hội, Hà Nội 7 Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội 8 Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb thống kê, Hà Nội 9 Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb thống kê, TP Hồ Chí Minh 10 Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội 11 TS Nguyễn Kim Anh, Quản trị ngân hàng 12 PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Ngân hàng Thương mại II Tiếng Anh 13 ADB (2005), Financial Management and Analysis of Projects, Manila, Philippines 14 Benton E Gup, James W Kolari (2005), Commercial banking - The management of risk, John Wiley & Son, Inc 129 15 Denis G Uyemura, Donald R Van Deventer (1993), Financial risk management in banking, A bank line publication 16 Eddie Cade (1999), Banking risk - Reducing uncertainty to improve bank performance, Glenlake publishing company ltd 17 Evan Gatev, Til Schuermann, Philip E Strahan (2006), Managing bank liquidity risk: How deposit-loan synergies vary with market conditions, Financial institutions center 18 Joseph F Sinkey (1998), Commercial bank financial managemnet, Prentice Hall 19 Oriol Aspachs, Erlend Nier, Muriel Tiesset, Liquidity, banking regulation and the macroeconomy, Bis III Báo cáo thường niên các ngân hàng thương mại (2009, 2010, 2011) IV Các Website 1 http://www.vnexpress 2 http://www.sbv.gov.vn/ 3 http://vietnamnet.vn/ 4 http://www.vneconomy.vn/ ... thống ngân hàng thương mại Việt Nam Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngân hàng thực chức ngân hàng thương mại ngân hàng trung... ro khoản ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro khoản ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản trị rủi ro khoản ngân hàng thương mại Việt Nam. .. động vốn Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn Ngân hàng thương

Ngày đăng: 30/10/2019, 08:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

    • 1.1. Những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

      • 1.1.1. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

      • 1.1.2. Quản trị rủi ro thanh khoản

      • 1.1.3. Cung và cầu về thanh khoản

      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM

      • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

        • 1.3.1. Nhân tố khách quan

        • 1.3.2. Nhân tố chủ quan

        • 1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

          • 1.4.1. Xây dựng một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản

          • 1.4.2. Đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản

          • 1.4.3. Quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn

          • 1.4.4. Lập kế hoạch dự phòng

          • 1.4.5. Quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ

          • 1.4.6. Kiểm soát nội bộ trong quản trị thanh khoản

          • 1.4.7. Công bố thông tin ra ngoài

          • 1.4.8. Vai trò của ban kiểm soát

          • Kết luận Chương 1

            • 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

              • 2.1.1. Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

                • Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 ngân hàng

                • 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

                  • 2.1.1. Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

                  • Nói tóm lại, có nhiều sức ép đẩy CPI tăng trở lại trong năm 2010. Điều này cũng có nghĩa là mục tiêu CPI 7% mà Quốc hội đề ra cho năm 2010 sẽ không chắc đạt được. Quan trọng hơn, sự giằng co giữa mục tiêu CPI 7% và tăng trưởng GDP 6,5% có thể sẽ dẫn tới một số thay đổi đột ngột trong quỹ đạo chính sách của năm 2010.

                  • Một điều đã được nói nhiều lần nhưng vẫn cần nhắc lại, đó là sự thành công của chính sách vĩ mô phụ thuộc không chỉ vào sự đúng đắn của chính sách, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của các tác nhân thị trường với các cơ quan quản lý vĩ mô. Như vậy, việc lấy lại niềm tin của thị trường đối với các cơ quan này, và nhờ đó lấy lại hiệu lực cho chính sách vĩ mô của Chính phủ, cần được coi là một ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều này, một thái độ thực sự cầu thị, một hệ thống chính sách đúng đắn, nhất quán và một cơ chế giao tiếp thông tin chính xác, kịp thời với người dân, với thị trường là những điều kiện tiên quyết.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan