Dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua bài học còn giúp cho học sinh phát triển tính chủ động, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức từ văn bản văn học, từ đó biết áp dụng vào
Trang 11 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường, suy giảm đạo đức ở một bộ phận học sinh đang diễn ra rất nghiêm trọng, đây là thực trạng đáng báo động Nó không chỉ là vấn đề gây nhức nhối của riêng mỗi gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội Đăc biệt học sinh cấp THPT đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, song sự hiểu biết còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, ên các em dễ bị tác động bởi những yếu tố khách quan bên ngoài, đễ bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng, nhận thức tiêu cực, dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ cá nhân, thực dụng Việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em nhất
là “học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” là điều vô cùng cần thiết
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tư tưởng được kết tinh, phát triển từ những tư tưởng tốt đẹp của nhân dân ta Việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho các
em theo định hướng và chuẩn mực này là điều rất cần thiết, giúp các em có định hướng đúng đắn trong việc hoàn thiện nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp, trở thành những công dân tiến bộ, hữu ích cho tương lai
Trong tình hình giáo dục hiện nay, đạo đức cách mạng mà cụ thể là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một mục tiêu giáo dục quan trọng Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách
Xuất phát từ đặc trưng của môn Ngữ văn – một bộ môn KHXH và nhân văn, rất phù hợp để lồng ghép, tích hợp giáo dục cho học sinh kĩ năng sống, bồi đắp tâm hồn, tinh thần yêu nước, lòng tự hào về những truyền thống quí báu của dân tộc Giáo dục, rèn luyện nhằm hoàn thiện nhân cách đạo đức qua bài học được rút ra từ tác phẩm văn học Qua đó, giúp các em hiểu sâu sắc về một tác phẩm văn chính luận nhưng không hề khô khan, nặng chất giáo huấn mà vẫn thấm đẫm tính nhân văn, chất trữ tình sâu lắng, đồng thời qua bài học học sinh còn cảm nhận được một bản lĩnh cách mạng, một tâm hồn yêu nước, yêu dân của Bác
Dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua bài học còn giúp cho học sinh phát triển tính chủ động, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức từ văn bản văn học, từ đó biết áp dụng vào cuộc sống thực tiễn
Từ những lí do trên, tôi đi đến lựa chọn đề tài: “Giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 12 qua văn bản “Tuyên ngôn độc lập”
-Hồ Chí Minh”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới Tư tưởng và đạo đức của Người là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại
Trang 2Điều quan trọng là các thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác phù hợp với công việc, lứa tuổi, môi trường sống của bản thân Đối với học sinh cấp THPT nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 12 việc dạy học lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua tiết học trên lớp góp phần trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết, cơ bản, hình thành nhận thức đúng đắn, trên cơ sở đó, các em có được những hành vi tích cực, noi theo tấm gương đạo đức của Bác
Giáo dục nhận thức cho học sinh dựa trên nền tảng lấy tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh làm chuẩn mực, giúp các em hình thành những thói quen và nếp sống tốt Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng ứng xử tích cực, từ đó giúp các em sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với quê hương đấ nước Trong phạm vi đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa đến cho học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc những giá trị tích cực từ việc rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách thông qua dạy tích hợp kiến thức tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh từ văn bản “Tuyên ngôn độc lập” Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm
trong thực tế giảng dạy đạt hiệu quả, chất lượng Bên cạnh đó, bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thực hành giảng dạy trong những năm sau này Ngoài ra tôi mong muốn được trao đổi kinh nghiệm vời đồng nghiệp để cùng tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong giảng dạy theo hướng đổi mới – dạy học tích hợp
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài hướng tới việc dạy tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua bài
“Tuyên ngôn độc lập” – Ngữ văn 12 Đồng thời, nhằm hướng tới hình thành nhân cách tốt cho học sinh, đặc biệt là học sinh cấp THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng, giúp các em hiểu rõ về giá trị tư tưởng đạo đức cao đẹp của Bác
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Đây là phương pháp nhằm thu thập thông tin qua việc sưu tầm tài liệu, phân tích, tìm hiểu các thông tin
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Đây là phương pháp dựa vào thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thu thập, đức rút thông tin qua nội dung bài học
1.4.3 Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp này được tiến hành ngay trong giờ học, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh
1.4.4 Phương pháp phỏng vấn.
Giáo viên thu thập ý kiến của học sinh thông qua các câu hỏi dựa trên nội dung chính của bài học và khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh
1.4.5 Phương pháp thống kê, phân loại
Trang 3Phương pháp này nhằm thu thập số liệu và thống kê, phân tích để phân loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận.
Hoạt động dạy học là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung Đó là con đường cơ bản giúp người học có thể chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả, chất lượng nhất Hoạt động dạy học áp dụng những phương pháp sư phạm phù hợp, người giáo viên có thể nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi, đặc điểm nhận thức của người học Nhờ vậy, học sinh tự giác, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả
Hiện nay, dạy tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm và là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong các môn học đặc biệt là môn Ngữ văn Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học đây là cách làm tốt nhất để giáo dục học sinh mang lại rất nhiều lợi ích trong việc góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh
Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh Hoạt động này được triển khai theo hướng tích hợp vào bộ môn Ngữ văn, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu giáo dục, nội dung bài học, tạo sự gắn bó giữa nội dung bài học và thực tiễn cuộc sống Chính vì vậy, khi giảng dạy tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” cho học sinh lớp 12, việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất
to lớn, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời tạo được những thói quen, những hành
vi tốt cho học sinh trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn
Đối với thế hệ trẻ nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lí luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo một thế hệ trẻ có đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng, nhận thức đúng đắn, tích cực, đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt nam ngày một phát triển Như lời di chúc của Bác để lại: “Đoàn viên
và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần chăm lo đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa
“chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” (Hồ Chí Minh)
2.2 Thực trạng vấn đề.
2 2.1 Thuận lợi :
Cùng với các môn Lịch sử, GDCD, giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học Ngữ văn là rất quan trọng Vì văn chương là tâm hồn là tư tưởng của con người trước vẻ đẹp của tình người và tạo vật Dạy văn cũng phải dạy bằng
Trang 4cả tư tưởng và tâm hồn, giúp các em cảm nhận một cách sâu sắc và hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em đến đỉnh cao của chân, thiện,
mĩ Một trong những con người mang vẻ đẹp cao quí về nhân cách, tâm hồn mà mỗi chúng ta cần phải học tập đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực Những tư tưởng của Người là “ Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng với số lượng tiết học nhiều nhất trong tất cả các môn học, do vậy cơ hội giao tiếp, giáo dục học sinh có nhiều thuận lợi Tài liệu học tập phong phú, có thể học tập, sưu tầm, nghiên cứu trên tất cả các phương tiện đại chúng
Qua khảo sát thực tế có thể khẳng định:
- 95% học sinh THPT đều có nhưng hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, tiếp nhận những thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội
- Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của
Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi học sinh
2.2.2 Khó khăn :
Do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực, bên cạnh đó, một số phụ huynh lo làm ra tiền ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục, từ đó dẫn đến vấn đề suy thoái đạo đức trong một số thanh niên, học sinh hiện nay
Do một khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên Mà xem nhẹ các môn xã hội Điều đó ảnh hưởng không ít đến việc đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu văn học
Thực tế hiện nay cho thấy, một số lượng lớn học sinh trung học phổ thông hiểu biết về cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện Một phần nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu
về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để đối phó
Sự hiểu biết về Hồ Chí Minh và tư tưởng, đạo đức của Người ở học sinh phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao
Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế
đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác
Trang 5Từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy hơn lúc nào hết cần phải dạy học tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí minh cho học sinh trong các nhà trường nói chung và cấp THPT nói riêng và đặc biết học sinh lớp 12 là vô cùng quan trọng
và cần thiết Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, cần có những biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, làm thế nào để thông qua bài giảng các em dễ dàng nhận thức, thẩm thấu những giá trị to lớn từ tấm gương đạo đức của Người Từ đó việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh mới đạt hiệu quả cao
2.3 Các giải pháp thực hiện.
Giáo dục trong nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về
tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong nhà trường, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí là loại hình thông tin có ưu thế nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong các môn học đặc biệt là Ngữ văn, vì sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác động của
xã hội
2.3.1 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Giáo viên cần định hướng cho học sinh hiểu được ý nghĩa của giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay phù hợp với quy luật phát triển của xã hội
- Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc Việt Nam, là một nhà văn hóa lớn Tác phong đạo đức đã hun đúc nên những giá trị mới của đời sống và hình thành những chuẩn mực đạo đức thẫm mỹ cho dân tộc
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về đạo đức và văn hóa, tư tưởng cho Việt Nam và thế giới
- Hồ Chí Minh là người luôn chú ý đến việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ
để họ trở thành những con người có phẩm chất “vừa hồng vừa chuyên”
- Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh
- Trong nhà trường với đặc trưng môn học là khoa học xã hội và nhân văn, với tính giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thành nhân cách cho HS
Trang 6- Nội dung sách giáo khoa với việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
ở chương trình THPT có rất nhiều bài có nhiều nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và nhân cách, bản lĩnh cách mạng của Bác Với đề tài này tôi tập chung khảo sát văn bản “Tuyên ngôn độc lập”- sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 chương trình chuẩn
2.3.2 Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong bài học.
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh không phải đưa thêm thông tin, kiến thức
để làm nặng nội dung, mà vẫn đảm bảo nội dung bài học
Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn (không biến giờ Văn thành giờ kể chuyện đạo đức, dạy đạo đức Hồ chí Minh)
Sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
Không thể lấy việc giảng giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn, mà phải tiến hành tích hợp nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” của môn Ngữ văn ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh
Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học Ngữ văn, gây ra gây
ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm và mục tiêu của bài học Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh
Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn, tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập
Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học
Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả
2.3.3 Cách tiến hành.
Bước 1: Sự chuẩn bị của giáo viên
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao… Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Trang 7Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy,… Dùng hình ảnh
tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực…Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học Tuyệt đối giáo viên không được“tham” kiến thức, sa đà Tránh tình trạng biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
Bước 2: Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất
quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học
Bước 3: Tiến hành lồng ghép trong giờ học
Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn có thể thông qua nhiều hình thức Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nới của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh
Khi dạy văn bản “Tuyên ngôn độc lập” giáo viên định hướng cho học sinh
trọng tâm kiến thức và trọng tâm tích hợp của bài học Hoạt động này, trước hết cần được minh họa qua thiết kế bài học nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh:
Tiết 5,6: Đọc văn:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về
lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng
vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới
- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn
2 Kĩ năng
Đọc - Hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại
3 Thái độ
Bài học về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân
Trang 8=> Từ kiến thức, kĩ năng, thái độ như trên sẽ góp phần hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất sau: năng lực tư duy, thực hành và phẩm chất tự học, sáng tạo, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách tốt
B CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Chuẩn bị của GV.
- GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
2 Chuẩn bị của HS
- HS: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập
C PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
- Thảo luận nhóm cá nhân
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
- Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào? Cho ví dụ?
3 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV &
HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Cho học sinh nghe lại video về
Tuyên ngôn Độc lập
Hoạt động 2: Hình thành kiến
thức
Tìm hiểu chung
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho
học sinh:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu
các vấn đề liên quan đến tác
phẩm: hoàn cảnh ra đời, mục
đích và ý nghĩa, các giá trị, bố
cục của bản Tuyên ngôn độc
lập.
HS nghe và liên hệ bài học
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I Tìm hiểu chung
1 Hoàn cảnh ra đời
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh Trên toàn quốc nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền Ngày 26 - 8 -1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người
soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba
Đình, Hà Nội, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới
2 Mục đích và ý nghĩa
- Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy
Trang 9* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS căn cứ vào sgk và trả lời
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo
luận, sau đó nhận xét
* Bước 4: Kết luận và hình
thành kiến thức
Hướng dẫn HS Đọc – Hiểu
văn bản
Thao tác 1: GV hướng dẫn
học sinh đọc nêu bố cục tác
phẩm
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho
học
sinh:
- GV: Em hãy xác định bố cục
của tác phẩm và nội dung chính
của từng phần?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS căn cứ vào sgk và trả lời
- Bác bỏ luận điệu sai trái của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế
- Tranh thủ sự đồng tình của nhân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam
3 Các giá trị
- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là lời
tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do
- Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn độc lập là
một tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do
- Giá trị nghệ thuật: Tuyên ngôn độc lập là
một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn
II Đọc – hiểu văn bản
1 Đọc – tìm hiểu chung
* Đọc
* Bố cục
- Đoạn 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): Cơ
sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Đoạn 2 (từ Thế mà đến lập lên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa): Cơ sở thực tiễn của
bản tuyên ngôn
- Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam
2 Đọc – tìm hiểu chi tiết
a Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Tác giả Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên
Trang 10* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo
luận, sau đó nhận xét
* Bước 4: Kết luận và hình
thành kiến thức
Thao tác 2: GV hướng dẫn
học sinh tìm hiểu nội dung tác
phẩm
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho
học sinh:
- GV: Nếu Nam quốc sơn hà
mở đầu: “Sông núi nước
Nam ”; Đại cáo bình Ngô mở
đầu: “Như nước Đại Việt ”;
Tuyên ngôn độc lập mở đầu
bằng cách nào?
(Gợi ý: căn cứ vào đối tượng
mà Bác hướng tới để giải thích)
- GV: Việc trích dẫn hai bản
tuyên ngôn ấy có ý nghĩa như
thế nào?
- GV: Em có nhận xét gì về
cách lập luận của tác giả Hồ
Chí Minh ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS căn cứ vào sgk và trả lời
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo
luận, sau đó nhận xét
* Bước 4: Kết luận và hình
thành kiến thức
ngôn độc lập của nước Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
Cách mạng Pháp (1791)
- Ý nghĩa của việc trích dẫn
- Vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh
đề tiếp theo
- Tăng sức thuyết phục: tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới
- Ngầm vạch ra sự sai trái trong mưu toan xâm lược của thực dân Pháp
- Tăng tính chiến đấu: dùng kiểu lập luận
“gậy ông đập lưng ông”, dùng lời nói của tổ tiên nước Pháp để nói về thực dân Pháp hiện tại
- Sự sáng tạo: từ quyền bình đẳng và tự do của con người được khẳng định trong hai
bản tuyên ngôn, tác giả suy rộng ra quyền
bình đẳng và tự do của các dân tộc trên thế giới
- Nếu tuyên ngôn của Mĩ và Pháp xuất phát
từ quyền lợi tự nhiên (tạo hóa) để khẳng định quyền sống của con người, thì tác giả
Hồ Chí Minh lại
xuất phát từ chủ quyền của mỗi dân tộc để khẳng định quyền lợi của dân tộc đó
- Đặt ba cuộc cánh mạng, ba nền độc lập, ba bản tuyên ngôn ngang hàng, bình đẳng nhau
* Cách lập luận khéo léo, kiên quyết, ý tưởng sâu sắc trên cơ sở pháp lý được quốc
tế công nhận
HS thảo luận và hoàn thành câu trả lời