1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT vài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO dục tư TƯỞNG, đạo đức hồ CHÍ MINH NHẰM PHÁT TRIỂN đạo đức, NHÂN CÁCH CHO học SINH lớp 10a6 TRƯỜNG THPT TRIỆU sơn 4

23 79 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

MỤC LỤC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NHẰM PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC

Trang 1

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NHẰM PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH LỚP 10A6

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4.

Người thực hiện: Lê Thị Thoa Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA NĂM 2019

Trang 2

NỘI DUNG Trang

2.1.1.Vai trò của đạo đức trong sự tồn tại và phát triển của xã hội 2

2.1.2.Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những

nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện

đại

2

2 2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2

2.3.1 Quan sát, thống kê những biểu hiện lệch lạc, khiếm khuyết, vi phạm

đạo đức của học sinh ngay từ đầu năm học để kịp thời có kế hoạch giáo dục 4

2.3.2 Tổ chức cuộc, thi kể chuyện về Bác trong buổi sinh hoạt 10 phút

2.3.3 Phối hợp với BCH Đoàn trường tổ chức thi hát, kể chuyện về

Bác vào các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 7

2.3.4 Bổ sung vào tủ sách tham khảo của lớp cuốn sách về chuyên đề

tư tưởng, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh 82.3.5 Nghe những bài giảng của giáo sư Hoàng Chí Bảo về tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh vào tiết sinh hoạt cuối tuần 9 2.3.6.Tích hợp lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua

2.3.7 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giải quyết các tình

huống thực tế của lớp chủ nhiệm 12

2.3.8 Phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo

3 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học, với bản thân,

Trang 3

1 Kết luận 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài.

Giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi chế độ xãhội, nhất là thế hệ trẻ Sinh thời Chỉ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai

Trang 4

trò của đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục nhân cách - đạo đức trong

sự nghiệp “trồng người” Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” [ 1 ] Vì vậy cùng vớiviệc dạy tri thức là giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh (HS) để tạo nênlớp công dân có đủ cả tài lẫn đức là rất cần thiết cho sự phát triển của gia đìnhcũng như toàn xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục hiện nay mà mỗi ngườigiáo viên (GV) cần hiểu, biết và làm

Là một GV với gần 20 năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, tôi luôntrăn trở làm thế nào mỗi lứa học trò trưởng thành từ mái trường THPT là nhữngcon người đủ tài, đức để tự tin bước vào đời sống Đặc biệt tôi luôn chú trọngviệc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống góp phần hình thành nhân cách cho HS làđiều rất cần thiết Một trong những biện pháp giáo dục đạo đức cho HS là tạođiều kiện cho HS thấm nhuần từ tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Sau một thời gian

áp dụng, tôi thấy việc làm này đã thu được kết quả rất khả quan Tôi xin chia sẻ

với đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả

giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm phát triển đạo đức, nhân cách cho học sinh lớp 10A6 trường THPT Triệu Sơn 4”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lớp chủ nhiệm trong nhà trường

- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống cần thiết, giúp các em vững vàng,tự tin bước vào đời

- Hình thành cho HS đạo đức, lối sống, nhân cách tốt

- Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách cho

HS trong nhà trường phổ thông

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- 44 HS lớp 10A6 trường THPT Triệu Sơn 4

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- PP thống kê, xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận.

2.1.1 Vai trò của đạo đức trong sự tồn tại và phát triển của xã hội

Mỗi xã hội hình thành và phát triển đều dựa trên một nền tảng nhất định cả

về vật chất và tinh thần, kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hội Sự phát triển củaxã hội Việt Nam cũng vậy, nó đòi hỏi phải có nền tảng vật chất và tinh thần chosự phát triển lâu dài, bền vững, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức

Trang 5

Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, không phải là điều một sớm,một chiều, dễ dàng có được, mà phải trải qua một quá trình tu dưỡng, rèn luyệnđạo đức Đó chính là quá trình trên cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò củađạo đức, sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, mỗi người trở thành chủthể của quá trình tự giáo dục đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theonhững chuẩn mực chung của xã hội.

2.1.2 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên

tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện đại

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị đạo đức truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, chứa đựng những hạt nhân hợp lý, chắt lọc từ tinh hoagiá trị đạo đức nhân loại, phù hợp với những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thểcủa Việt Nam, hướng tới những giá trị mang tầm thời đại Tư tưởng đạo đức HồChí Minh chính là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho việc xây dựng nền đạođức Việt Nam hiện nay và mai sau Vì vậy, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cáchtheo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, cũng như lâudài trong tương lai của nhân dân Việt Nam nói chung, của tất cả HS nói riêng.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản chỉ đạoquá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người, Người đã nêu gươngthực hành những nguyên tắc đó trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn hóamới, nền đạo đức mới của Việt Nam Đó là các nguyên tắc nói đi đôi với làm,phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.2.1 Thực trạng chung hiện nay:

Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái, xuốngcấp về đạo đức xã hội trong một bộ phận dân cư không chỉ do thiếu sự nhận thứcđúng đắn và thống nhất về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội, vềcác chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn có một phần nguyên nhân do chưa có sự

tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đúng đắn và thống nhất trên cả phương diện lýthuyết và thực hành Qua khảo sát thực tế, qua tin tức báo chí những năm gầnđây, chúng ta nhận thấy những biểu hiện về sự suy thoái đạo đức của giới trẻngày càng đáng báo động Số đông thanh niên, học sinh không có động cơ họctập, thích sống hưởng thụ, sống vô cảm, thiếu tinh thần trách nhiêm, ăn chơiđàm đúm…

Ngày càng nhiều thanh niên, học sinh có biểu hiện về lối sống vi phạmđạo đức, đi ngược lại thuần phong mĩ tục của người Việt Nam: yêu thử, sốngthử, bệnh ngôi sao, thích nổi tiếng, ích kỷ, thậm chí là lập dị Đáng buồn hơnnhiều em thanh niên có suy nghĩ lệch lạc, khiếm khuyết, bệnh hoạn Ví dụ nhưhiện tượng Khá Ảnh với các hành động gây sốc, không lành mạnh được ghi hình

và phát tán trên mạng được nhiều người theo dõi và ấn like, đã có ảnh hưởngkhông nhỏ tới giới trẻ, đặc biệt là HS hiện nay nhất là các em nhỏ Hay em HS

Trang 6

lớp 10 ở Phú Thọ đã làm cho 4 bạn gái mang bầu đang gây xôn xao dư luận hiệnnay…

Bên cạnh đó, cách giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh của giáo viên chủnhiệm chưa thực sự linh hoạt GVCN chỉ có thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ

và 45 phút sinh hoạt cuối tuần để triển khai công việc nên vấn đề uốn nắn, giáodục đạo đức cho HS còn gặp nhiều khó khăn

2.2.2 Thực trạng lớp 10A6:

Đây là lớp đầu cấp THPT, các em mới từ cấp 2 lên đang phải làm quen vớingôi trường, với những nội quy, quy định của nhà trường Mặt khác, các emđang ở trong tuổi dậy thì, đang phát triển mạnh về tâm sinh lí lứa tuổi Có thể

gọi đây là “giai đoạn nổi loạn” của tuổi trẻ bồng bột nên vi phạm rất nhiều nội

quy quy định của nhà trường, các quy tắc giao tiếp ứng xử thông như HS nữ thìnhuộm tóc, sơn móng, đeo trang sức, mặc quần bò cào rách…, HS nam nhuộmtóc, nghiện thuốc lá, nghiện game… Khá nhiều em thường hay quên nói lờichào, lời cảm ơn hay nói tiếng xin lỗi Tình trạng nói tục, chửi bậy vẫn diễn rahàng ngày…

Kết quả xếp loại hạnh kiểm của 44 HS 10A6 năm lớp 9 (2017 - 2018) vàtháng đầu của năm lớp 10 (tháng 9 năm học 2018 - 2019) như sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Quan sát, thống kê những biểu hiện lệch lạc, khiếm khuyết, vi phạm đạo đức của học sinh ngay từ đầu năm học để kịp thời có kế hoạch giáo dục:

Như đã nói ở trên, các em lúc này đang ở trong giai đoạn tuổi dậy thì, đangphát triển mạnh về tâm sinh lí lứa tuổi Ở lứa tuổi này các em có thích thể hiện

mình, thường không nghe lời khuyên răn của người lớn Có thể gọi đây là “giai đoạn nổi loạn” của tuổi trẻ bồng bột Chính vì thế các em đã và đang có những

biểu hiện lệch lạc, khiếm khuyết trọng nhận thức; vi phạm những chuẩn mựcđạo đức của dân tộc Tôi đã tiến hành quan sát và thống kê được một số biểuhiện điển hình Đó là:

- Lối sống tự do, nói năng thô lỗ, xô bồ, nói tục, chửi bậy

- Trang phục không phù hợp: quần cào rách, áo ngắn, màu sắc và họa tiếtthiếu mĩ cảm

Trang 7

- Nhộm tóc, đánh móng tay chân, đeo trang sức, có HS nam để tóc trônggiống dân bụi đường phố.

- Thích thể hiện mình, ứng xử thiếu chuẩn mực với thầy cô và bạn bè, bắtnạt các bạn yếu

- Thiếu trung thực trong học tập và kiểm tra

- Trốn tránh trách nhiệm, lười hoạt động, không có mục tiêu, lí tưởng trongcuộc sống và học tập

- HS nam nghiện Game, hút thuốc lá

- Không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung của lớp, trường

- Không có ý thức tiết kiệm, có tư tưởng hưởng thụ…

Từ kết quả thu được như trên, tôi đã lập kế hoạch để rèn luyện đạo đức, hìnhthành nhân cách tốt đẹp cho HS, giảm tỉ lệ hạnh kiểm Trung bình trong lớp

2.3.2 Tổ chức cuộc, thi kể chuyện về Bác trong buổi sinh hoạt 10 phút đầu giờ

Thời gian 10 phút đầu giờ mỗi buổi học là khoảng thời gian dành cho lớpsinh hoạt nhanh, giúp các em nhanh chóng ổn định để chuẩn bị vào học chínhthức Phần lớn các GVCN thường giành thời gian này để cho HS chữa bài tậpkhó hay nhắc nhở những công việc chung

Với mục đích giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách tốt cho HS, vào cácngày thứ 3,5,7 trong tuần tôi tổ chức cho các em thi hát và kể chuyện về Bác.Cuộc thi này tất cả 44 HS đều phải tham gia Mỗi em một mẩu chuyện về Báchay hát một bài về Bác Điều kiện là không được trùng với các bạn khác Aikhông thực hiện được là thua, bị phạt làm trực nhật 02 ngày

Đây là một hình thức sinh hoạt lành mạnh, có hiệu quả rèn luyện đạo đứcbởi qua mỗi câu chuyện kể của các em, cả lớp lại được một lần thảo luận vàđược một lần học tập một tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được một lần cảmnhận về sự vĩ đại của Người và tự nhận thức hướng theo bài học từ Người

Ví dụ 1: Câu chuyện của Trần Trường Giang: Bài học về sự tiết kiệm

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bácxem Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy.Sau đấy Thông tấn xã in haimặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc Sang năm 1969,sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặtđể Bác đọc cho tiện Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Ngườichuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặcdùng làm giấy viết Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản

Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 5-1969 Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị:Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, cònnhững việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn củanăm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của

Trang 8

Bác Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mờimọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết Bác không đồng ýđưa ngày 19/5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau Hiện nay, các cháu thanhthiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyêntruyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa vàmua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Trần Trường Giang kể chuyện về Bác trong tiết sinh hoạt 10 phút

=>Bài học kinh nghiệm: Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta phải biết tự

nhìn lại mình, phải sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, nhắc nhở bản thân cầnphải ra sức phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, đấu tranh chống lại lốisống tham ô lãng phí Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí,bừa bãi, phô trương, hình thức Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán,xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất,trong hoạt động nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Trong thực tế chúng ta đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn,khóa lại một vòi nước khi không sử dụng; tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian,một tờ giấy, một cây viết, cũng là học tập theo tấm gương của Bác chỉ đơngiản những việc đấy cũng làm góp phần giữ gìn tài sản của công góp phần giúpdân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh

Ví dụ 2: Câu chuyện của Lê Hồng Vân: Bác Hồ với tinh thần tự học

Trang 9

Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm

đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứunước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp Vì thế, nếu không biết tiếng Phápthì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”.Bácđã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bácđã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn,

Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên VănBa) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàuđể học đọc và viết tiếng Pháp Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếngPháp Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp nhưthế nào, Bác đều chỉ tay hỏi Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mớivào.Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tậpviết thành từng bài dài Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp đểxin được viết bài đăng báo Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi ngườitrong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng,nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi” Sau mỗi lầnbài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn củanhững chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết củamình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết

di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích

Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủđọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiếnthức Bác tập viết những bài phóng sự Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc Dù trời nóng hay rét Bác cũngkhông nản chí Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thànhchủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng Tên báo bằng tiếngPháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bácviết Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bácphải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo

=>Bài học kinh nghiệm: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về

tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trìnhđộ mọi mặt của bản thân Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết

lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí

và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi đểhọc Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận chomỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay

2.3.3 Phối hợp với BCH Đoàn trường tổ chức thi hát, kể chuyện về Bác vào các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần

Trang 10

Cuộc thi này là một hình thức sinh hoạt lành mạnh, là một cách rèn luyệnđạo đức nhân cách cho HS trong toàn trường Từ mô hình của một lớp đã đượcnhân rộng ra toàn trường

Để lựa chọn tiết mục dự thi hát và kể chuyện về Bác do Đoàn trường tổchức, 4 tổ đã trải qua 4 buổi thi để lựa chọn ra 01 tiết mục xuất sắc Các thànhviên trong tổ phải thảo luận với nhau để thống nhất lựa chọn câu chuyện bài hátdự thi; lựa chọn người trình bày Kết quả đã tạo được phong trào thi đua sôi nổigiữa các tổ và các thành viên trong lớp Chính những ca khúc và những câuchuyện về Bác đã khơi dậy ý thức, kỹ năng sống và tình yêu quê hương đất nướctrong mỗi học sinh

Tiết mục dự thi đạt giải ba cuộc thi hát, kể chuyện về Bác năm 2019 lớp 10A6

2.3.4 Bổ sung vào tủ sách tham khảo của lớp cuốn sách về chuyên đề tư

tưởng, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh.

Học sinh hiện nay không có nhiều đam mê đọc sách Đa số các em cầntham khảo nội dung nào đều sử dụng điện thoại thông minh để vào mạng tìmkiếm Thậm chí có những em không còn có thói quen đọc sách, thấy xa lạ vớinhững cuốn sách Nếu có đọc thì chỉ đọc truyện tranh hoặc tiểu thuyết ngôn tình Trước tình trạng đó, mấy năm gần đây Trường THPT Triệu Sơn 4 đã phátđộng phong trào tủ sách lớp học Mỗi lớp có một tủ sách riêng Tùy vào đặctrưng của lớp học theo khối nào thì học sinh mua sách để tham khảo phù hợp.Với lớp 10 A6 là lớp học sinh chủ yếu theo khối D nên trong tủ sách của lớp chủyếu là sách tham khảo Văn, Toán, Tiếng anh

Để công việc bồi dưỡng đạo đức lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm, tôi đãmạnh dạn bổ sung thêm một lượng lớn những cuốn sách về tư tưởng, đạo đức,

lối sống, phong cách của Hồ Chí Minh Đặc biệt bộ sách “Bác Hồ và những bài

Trang 11

học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp10, lớp 11, lớp 12 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành Những cuốn sách này học sinh sẽ đọc trong

các giờ ra chơi, hoạt động ngoại khóa

Kết quả: Việc bổ sung những quyển sách chuyên đề này vào tủ sách của

lớp có tác dụng tạo thói quen đọc sách cho học sinh nhằm nâng cao tri thức, bồidưỡng tâm hồn, trau dồi ngôn ngữ, có lối sống lành mạnh Đồng thời đọc sáchcũng giúp kết nối các thành viên trong lớp, các em tranh luận, thảo luận nhữngvấn đề hay vừa đọc được nhất là những câu chuyện về đạo đức của Người

Tủ sách của lớp 10A6

Ngày đăng: 21/10/2019, 19:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w