1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án GDQP-AN 10

43 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 505,5 KB

Nội dung

Bài 1. Việt Nam đánh giặc giữ nước Tiết 4 – 7 I. Mục đích, yêu cầu. Mục đích: Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được nội dung cơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, góp phần xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ. Yêu cầu: Có thái độ học tập tốt, đủ nội dung của bài tiếp tục học tập góp phần giữ gìn, kế thừa, phát triển truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ngày nay. II. Tổ chức. Tổ chức: Lên lớp lí thuyết tập trung. Trao đổi giáo viên, học sinh ở lớp. Phương pháp: Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa, thông qua tư liệu lịch sử, kiểm tra. Đối với học sinh: Giờ lên lớp ghi chép đầy đủ các nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra. Trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình. III. Địa điểm. Ở trong lớp học. IV. Nội dung giảng dạy. 1. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tập trung 7 nội dung. 1.1 Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên. Cuộc kháng chiến chống quân Tần (tk III, TCN, khoảng 214-208 TCN). - Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địa bàn Văn Lang, do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo. - Quân Tần: 50 vạn do tướng Đồ Thư chỉ huy. - Sau khoảng 5-6 năm chiến đấu, quân Tần thua, tướng Đồ Thư bị giết. Đánh quân Triệu Đà (tk II, 184-179 TCN). - Nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo, xây thành Cổ Loa, chế tạo nỏ Liên Châu đánh giặc. - An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu địch (truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy). - Đất nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì Bắc thuộc). 1.2 Các cuộc chiến tranh giành độc lập (tk I đến tk X) Từ tk II TCN đến tk X: Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương đến nàh Tùy, nhà Đường. Đây là thời kì thử thách, nguy hiểm đối với sự mất, còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành lại bằng được ĐLDT. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu, cụ thể là. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, mùa xuân năm 40, lật đổ nền thống trị của nhà Đông Hán. Chính quyền độc lập Trưng Vương được thành lập, nền ĐLDT được khôi phục và giữ vững trong 3 năm. - Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh năm 248 chống nhà Ngô. - Phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. - Những cuộc khởi nghĩa chống nhà Tùy: + Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687. + Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 772. + Khởi nghĩa của Phùng Hưng năm 766-791. - Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường năm 905. - Hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ năm 931 và Ngô Quyền năm 938. Với chiến thắng Bạch Đằng (938), dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. 1.3 Các cuộc chiến tranh giữ nước (tk X đến cuối tk XIX) Nước Đại Việt thời Lý - Trần với kinh đô Thăng Long (Hà Nội). - Là một quốc gia thịnh vượng ở châu Á. Thời kì văn minh Lý - Trần, văn minh Đại Việt. Dân tộc ta phải đứng lên đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là: - Các cuộc kháng chiến chống quân Tống: Lần thứ nhất do Lê Hoàn lãnh đạo năm 981 và lần thứ hai dưới triều Lý, tiêu biểu là Lý Thường Kiệt năm 1075- 1077. - Các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258-12880: Lần thứ nhất năm 1258, lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba 1287-1288. - Cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu tk XV): do Hồ Quý Ly lãnh đạo năm 1406-1407 nhưng không thành công, Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo năm 1418-1427. - Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh (cuối tk XVIII): chống quân Xiêm năm 1784-1785 và chống quân Mãn Thanh năm 1788-1789. Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự (tk X đến cuối tk XIX) Tập trung 4 vấn đề. - Chủ động đánh trước, phá kế hoạch địch (tiên phát chế nhân – Nhà Lý chống quân Tống lần hai) - Lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chuỗ yếu của địch (nhà Trần chống quân Mông – Nguyên). - Lấy yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ, lấy ít địch nhiều hay dùng mai phục (Lê Lợi, Nguyễn Trãi chống quân Minh). - Rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng tạo thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn quyết định tiêu diệt địch (trong chống quân Xiêm – Mãn Thanh). 1.4 Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến (tk XIX đến 1945). Tháng 9-1858, thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta, Triều Nguyễn đầu hàng Pháp. Năm 1884 Pháp chiếm cả nước ta, nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp kêin cường. Năm 1930, Đảng Cộng sả Việt Nam ra đời do lẫnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Dưới sự lãnh đạo cảu Đảng, cách mạng Việt Nam trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn: - Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. - Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa năm 1940-1945, đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám năm 1945 lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. 1.5 Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Ngày 23-09-1945 thực dân Pháp xâm lược nước ta lần hai. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Quân dân ta liên tục mở rộng đòn tiến công Pháp: - Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. - Chiến dịch Biên Giới năm 1950. - Chiến thắng Đông Xuân năm 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải kí kết hiệp định Giơ ne vơ và rút quân về nước, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. 1.6 Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) Đế quốc Mĩ thay tực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, lập căn cứ quân sự của chúng, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Nhân dân ta đứng lên đánh Mĩ: - Đồng khởi, thành lập Mặt trận dân tộc Giải phón miên Nam năm 1960. - Đánh bài chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” năm 1961-1965. - Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” năm 1965-1968. - Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” năm 1968-1973, cùng với chiến thắng của quân và dân Lào, Campuchia đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 tại Hà Nội, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri, rút quân Mĩ về nước. - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên CNXH. 1.7 Chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau năm 1975. Biên giới Tây Nam. Biên giới phía Bắc. 2. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. 2.1 Dựng nước đi đôi với giữ nước. Dựng nước đi đối với giữ nước là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta: - Từ cuối thế kĩ III TCN đến nay, dân tộc ta phải tiến hnàh gần 20 cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng số thời gian dân tộc ta có chiến tranh dài hơn 12 thế kĩ. - Chúng ta đã đẩy lùi quân xâm lược, đập tan bọn tay sai giữ vững nền ĐLDT. Bởi vì: + Thời kì nào chúng ta cũng cảnh giác, chuẩn bị mọi mặt đề phòng giặc ngay từ thời bình. + Khi chiến tranh xảy ra, thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất. + Giặc đến cả nước đánh giặc, thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với mưu đồ của giặc. Mọi người dân đều xác định: nhiệm vụ đánh giặc giữ nước hầu như thường xuyên, cấp thiết và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Đất nước giàu mạnh là điều kiện có ý nghĩa quyết định ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược của kẻ thù. 2.2 Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra, về so sáng lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, kể thù thường đông quân hơn ta gấp nhiều lần: - Cuộc kháng chiến chống Tống: ta có 10 vạn, địch có 30 vạn. - Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên: ta có 20 – 30 vạn, địch có 50 - 60 vạn. - Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh: ta có 10 vạn, địch có 29 vạn. - Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ quân địch đều lớn hơn ta nhiều lần. Chúng ta biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc giữ nước. Lấy nhỏ đanh lớn, lấy ít địch nhiều là mọt tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. 2.3 Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hi sanh vì độc lập, tự do. Cơ sở tạo nên lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu: - Nhân dân ta nhận thức sâu sắc, mình là chủ của đất nước và đất nước là tài sản chung của mọi người dân. - Nhân dân ta có tình cảm sâu sắc đối với quê hương, đất nước, luôn gắn bó thiết tha với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. - Nhân dân ta luôn nắm vững và giải quyết đúng đắn mối quan hệ tổ quốc và gia đình , xã hội và con ngưòi, nước mất thì nhà tan. Trong lịch sử đánh giặc giữ nước, dân tộc ta có biết bao anh hùng dám sả thân vì nền ĐLDT. Tinh thần chiến đấu hi sinh của các anh hùng dân tộc trở thành biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, mãi mãi trong kí ức ngưòi Việt Nam chúng ta khắc sâu tinh thần đó: Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. “Không có gì quý hơn dân tộc tự do”. 2.4 Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện. Cả nước chúng sức đánh giặc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lược có lực lượng vật chất lớn hơn ta. Thời Trần 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên, chủ yếu vì “bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuân, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”. Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh bởi vì “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”. Chúng ta thắng thực dân PHáp, đế quốc Mĩ chủ yếu bởi vì, “quân, dân nhất trí, mỗi ngưòi dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là một chiến trường giết giặc”, “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì ngưòi già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nớc”. 2.5 Thắng giặc bằng trí thông minh, bằng tài nghệ thuật quân sự độc đáo. Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc thông qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có để tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như: - Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. - Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. - Phát huy uy lực của mọi thứ vũ khí có trong tay. - Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp linh hoạt. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là NTQS của CTND Việt Nam, NTQS toàn dân đánh giặc. Trí thông minh sáng tọa, NTQS độc đáo được thể hiện trong lịch sử đánh giặc của dân tộc. Tiêu biểu như: - Lý Thường Kiệt: tiến công trước, phòng ngự vững chăc, chủ động phản công đúng lúc “Tiên phát chế nhân”. - Trần Quốc Tuấn: biết chế ngự sức mạnh kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi “Dĩ đoản chế trường”. - Lê Lợi: đánh lâu dài, tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi “Lấy yếu chống mạnh. - Quang Trung: biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến 29 vạn quân Thanh không kịp trở tay. - Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng: + Tổ chức LLVT ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng mọ phương tiện và hình thức. + Kết hợp đánh địch trên các mặt trận, quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận. +Kết hợp đánh du kịch và đánh cchính quy tác chiến của LLVT đại phương với các binh đoàn chủ lực. Đánh cđịch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị. + Tạo ra hình thái chiến tranh cài răng lược, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tác, đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta. Chúng phải thua. 2.6 Đoàn kết quốc tế. Chúng ta đoàn kết với các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước trên thế giới. Mục đích đoàn kết vì ĐLDT của mỗi quốc gia, cùng chống lại sự thống trị của kẻ thù xâm lược. Đoàn kết quốc tế được biểu hiện trong lịch sử: - Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, có sự hỗ trợ cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia ở phía Nam; có sự tham gia của một đội quân người Trung Quốc trong đạo quân của Trân Nhật Duật cùng chống sự thống trị của Mông – Nguyên. - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, nhân dân ta đã được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế lớn lao. 2.7 Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trời đại Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đứng lên lật đổ ách thóng trị của chế dộ phong kiến, thực dân: Cách mạng tháng Tám thành công, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập, thống nhất tổ quốc, đưa cả nước lên CNXH. Trong giai đoạn cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo cảu Đảng, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Kết luận bài Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đầy gian khổ nhưng rất vinh quang. Dân tộc Việt Nam có một truyền thống đánh giặc giữ nước rất vẻ vang, rất đáng tự hào. Truyền thống cao quý của dân tộc đã và đang được các thế hệ người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ ngày nay giữ gìn, kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn mới. Bài 4. Động tác đội ngũ không có súng. Tiết 1 – 3, tiết 9 – 12 và 29 – 31 I. Mục đích, yêu cầu. Mục đích: Giới thiệu cho học sinh những nội dung cơ bản của động tác đội ngũ từng người không có súng, thứ tự động tác tập hợp các đội hình cơ bản và đổi hướng đội hình của tiểu đội, trung đội làm cơ sở để vận dụng trong các hoạt động của nhà trường. Yêu cầu: - Biết hô khẩu lệnh và làm được các động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ, đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân, động tác ngồi xuống, đứng dậy, tiến, lùi, qua trái, qua phải, động tác chào, chạy đều và đứng lại. - Biết hô khẩu lệnh và thứ tự động tác của người chỉ huy, động tác của chiến sĩ khi tập hợp đội hình và đổi hướng đội hình của tiểu đội, trung đội. - Tích cực, tự giác luyện tập để nắm được các động tác, học đến đâu vận dụng ngay đến đó. II. Tổ chức, phương pháp. Tổ chức. Lấy lớp học để lên lớp. Lấy tổ học tập để luyện tập động tác từng người và đội hình của tiểu đội. Lấy lớp học để luyện tập đội hình trung đội. Phương pháp. Đối với giáo viên: Phần đội ngũ từng người không có súng giáo viên lên lớp theo phương pháp làm mẫu. Đối với học sinh: Nghe, quan sát động tác mẫu, tiến hành luyện tập theo 03 bước để nắm nội dung các động tác. III. Địa điểm. Ở sân thể dục của nhà trường. IV. Nội dung giảng dạy. Động tác đội ngũ từng người không có súng. 1. Động tác nghiêm. Khẩu lệnh: “Nghiêm” không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Nghiêm”, hai gót chân đặt sát nhau, nằm trên một đường thẳng, hai bàn chân mở rộng 45 0 (tính từ mét trong hai bàn chân), hai gối thẳng sức nặng toàn thân dồn vào hai chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng. 2. Động tác nghỉ. Khẩu lệnh: “Nghỉ”, không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Nghỉ” đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn như khi đứng nhiêm, khi mỏi trở về tư thế nghiêm rồi chuyển sang đầu gối phải hơi chùng. 3. Động tác quay tại chỗ. Động tác quay bên phải. Khẩu lệnh: “Bên phải … quay” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Quay” làm hai cử động. Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiênm lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, phối hợp với sức xoay của người quay toàn thân sang phải 90 0 , sức nặng toàn thân dồn vào chân phải. Cử động 2: Đưa chân trái lên thành tư thế đứng nghiêm. Động tác quay bên trái. Khẩu lệnh: “Bên trái … quay” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Quay” làm hai cử động. Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiênm lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với sức xoay của người quay toàn thân sang trái 90 0 , sức nặng toàn thân dồn vào chân trái. Cử động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm. Động tác đằng sau quay. Khẩu lệnh: “Đằng sau … quay” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Quay” làm hai cử động. Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiênm lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với sức xoay của người quay toàn thân sang bên trái về sau 180 0 , khi quay sức nặng toàn thân dồn vào chân trái. Quay xong đặt cả bàn chân xuống đất. Cử động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm. 4. Động tác tiến, lùi, qua trái, qua phải. Động tác tiến. Khẩu lệnh: “Tiến x bước … bước” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước trước rồi đến chân phải bước tiếp theo (độ bước như đi đều), hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi tiến đủ số bước quy định thì đứng lại, đưa chân phải (trái) lên đặt sát chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm. Động tác lùi. Khẩu lệnh: “Lùi x bước … bước” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái lùi trước rồi đến chân phải, hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi lùi đủ số bước quy định thì đứng lại, đưa chân phải (trái) về đặt sát chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm. Động tác qua phải. Khẩu lệnh: “Qua phải x bước … bước” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước” chân phải bước sang rộng bằng vai (tính từ mép ngoài của hai mép gót chân), sau đó kéo chân trái về thành tư thế nghiêm rồi chân phải mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bước quy định thì dừng lại. Động tác qua trái. Khẩu lệnh: “Qua trái x bước … bước” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước sang trái rộng bằng vai (tính từ mép ngoài hai gót chân), sau đó kéo chân phải về thành tư thế đứng nghiêm, rồi chân trái bước tiếp bước khác, bước đủ số bước quy định thì đứng lại. 5. Động tác ngồi xuống, đứng dậy. Động tác ngòi muống. Khẩu lệnh: “Ngồi xuống” không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh làm hai cử động. Cử động 1: Chân trái đứng nguyên, chan phải bắt chéo qua chân trái, bàn chân phải đặt sát bàn chân trái, gót bàn chân phải đặt ngang khoảng ½ bàn chân trái về phía trước. Cử động 2: Ngồi xuống, hài chân bắt chéo nhau, hai đầu gối mở rộng bằng vai hoặc hai chân mở rộng bằng vai (hai bàn chân và hai đầu gối mở rộng bằng vai), hai cánh tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên, mu bàn tay hướng lên trên khi mỏi thì đổi bàn tay phải nắm cổ tay trái. Động tác đứng dậy. Khẩu lệnh: “Đứng dậy” không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh làm hai cử động. Cử động 1: Người đang ở tư thế ngồi, hai chân bắt chéo nhau (nếu ngồi ở tư thế hai chân mở rộng bằng vai thi phải trở về tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau), hai bàn tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn thay hướng về phía trước) phối hợp với hai chân đẩy người đứng thẳng dậy. Cử động 2: Đưa chân phải về vị trí cũ đặt sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm. 2.6 Động tác chào (thực hiện khi có mũ). Khẩu lệnh: “Chào” và “Thôi” không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Chào”, tay phải đưa lên phía trwocjs theo đưòng gần nhất và đặt đầu ngón tay giữa vào vành mũ bên phải, năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về phía trước. Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên cao ngang tầm vai. Đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào. Động tác thôi chào: Nghe dứt động lệnh “Thôi”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất về tư thế đứng gnhiêm. 2.7 Động tác đi đều, đứng lại, giậm chân, đổi chân. Động tác đi đều. Khẩu lệnh: “Đi đều … bước” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước” làm hai cử động. Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 60 cm (tính từ gót chân nọ đến gót chân kia), đặt gót rồi đến cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập lại và hơi nâng lên, cánh tay dưới gân thành đường thăng bằng, nắm tay hơi úp xuống, mép dưới nắm thay cao ngang mép trên thắt lưng to (nếu lấy khớp xương thứ ba ngón tay trỏ làm chuẩn thì cao ngang khoảng giữa cúc thứ 3 và thứ 4 cổ áo mở không có cúc cổ) khớp xương thứ 3 ngón tay trỏ cách thân người 20 cm thẳng với đường khuy áo, tay trái đánh về sau thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong mắt nhìn thẳng. Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60 cm tay trái đánh ra phía trược như tay phải, tay phải đánh ra phía sau như tay trái. Cứ như vậy, chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ khoảng 110 bước trong 1 phút. Động tác đứng lại. Khẩu lệnh: “Đứng lại … đứng” có dự lệnh và động lệnh (đều rơi vào chân phải). Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm hai cử động. Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước (bàn chân đặt chếch sang bên trái 22,5 0 ). Cử động 2: Chân phải đưa lên đặt sát với chân trái (bàn chân đạt chếch sang bên phải 22,5 0 ). Hai tay đưa về tư thế đứng nghiêm. Động tác đổi chân trong khi đi. Khẩu lệnh hô trong đi đều là “Một” rơi vòa chân trái khi bàn chân chạm đất, “Hai” rơi vào chân phải khi bàn chân chạm đất. Khi thấy mình đi sai với khẩu lệnh thì phải làm động tác đổi chân ngay. Động tác: làm ba cử động. Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước. Cử động 2: Chân phải bước tiếp 1 bước ngắn (bước đệm) đặt sau gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về trước một bước ngắn (lúc này tay phải đánh về trước tay trái đánh về sau có dừng lại). Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợ vói đánh tay, đi theo nhịp bước thống nhất. Chú ý: Khi đổi chân không nhảy lò cò, tay chân phối hợp nhịp nhàng. Động tác giậm chân tại chỗ. Khẩu lệnh: “Giậm chân … giậm”, có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Đang đứng gnhiệm khi nghe dứt động lệnh “Giậm” chân trái co lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống, đồng thời tay phải đánh về phía trước, tay trái đánh về phía sau như đi đều. Chân phải nhấc lên rồi đặt xuống như chân trái, đồng thời tay trái đánh về phía trước, tay phải đánh về phía sau như đi đều. Cứ như vậy phối hợp chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ. Động tác giậm chân trong khi đi. Khẩu lệnh: “Giậm chân … giậm” có dự lệnh và động lệnh (khi hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải). Động tác: Đang đi đều nghe dứt động lệnh “Giậm” chân trái bước lên 1 bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống (vẫn đánh tay như đi đều), chân trái nhấc lên rồi đặt xuống. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ. Động tác đổi chân trong khi giậm chân. Khi thấy mình giậm chân sai so với nhịp giậm chân của phân đội, phải làm động tác đổi chân ngay. Động tác đổi chân làm ba cử động. Cử động 1: Chân trái giậm 1 bước, dừng lại. Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 bước tại chỗ (tay trái đánh về phía trước, tay phải đánh về phía sau có dừng lại). Cử động 3: Chân trái giậm tiếp 1 bước, rồi hai chân thay nhau giậm theo nhịp thống nhất. Động tác đứng lại khi đang giậm chân. Khẩu lệnh: “Đứng lại …đứng” có dự lệnh và động lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm hai cử động. Cử động 1: Chân trái giậm tiếp 1 bước (tay vẫn đánh như đi đều). Cử động 2: Chân phải đưa về đặt sát chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều. [...]... thời tay phải đánh ra phía trước, cánh tay dưới hơi chếch vào trong người, nắm tay thẳng đường khuy túi áo ngực phải kéo xuống, khuỷu tay không quá thân người Tay trái đánh về phía sau, nắm tay không quá thân người, thân trên thẳng Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60 cm Tay trái đánh ra phía trước như tay phải, nắm tay thẳng đường khuy túi áo ngực trái kéo xuống Tay phải đánh về phía sau... tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ 1 lần vào sáng thứ 2 hàng tuần Cấp trung đoàn, nàh trường khi đóng quân doanh trại tập trung, tổ chức chào cờ duyệt đội ngũ 1 lần vào sáng thứ 2 tuần đầu tháng Cơ quan sư đoàn, các cục của cơ quan quân khu, quân chủng, binh chủng và tương đương, cơ quan quân sự địa phương (huyện, tỉnh) tổ chức chào cờ 1 lần vào sáng thứ 2 đầu tháng Trong tuần, đơn vị cấp dưới đã tham gia... lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh” “QĐND Việt Nam đã chiến đấu hết sức anh dũng, trong những hoàn cảnh vô cùng gian khổ, đã lập được nhiều chiến công rực rỡ ghi vào lịch sử kháng chiến vĩ đại cảu dân tộc những tranh sử oanh liệt nhất, do đó đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi to lớn ngày nay” 1.3 Thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược, thống nhất... dân đánh giặc: + Cùng nhân dân đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ + Đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ, bảo vệ miền Bắc XHCN + Mùa xuân 1975, quân dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh Thực hiện trọn vẹn Di chúc cảu Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho... cấp trên 4 Chế độ làm việc và sinh hoạt Quân nhân phải thực hiện 10 chế độ trong ngày và 3 chế độ trong tuần a) 10 Chế độ trong ngày - Thức dậy Có hiệu lệnh “Thức dậy” mọi quân nhân phải dậy ngay, rời phòng ngủ để ra sân tập thể dục hoặc chuẩn bị công tác - Thể dục sáng Đúng giờ quy định mọi quân nhân trong đơn vị pahỉ tâp jthể dục sáng, trừ người làm nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép... đại đội là đơn vị tổ chức tập - Kiểm tra sáng Tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ) Tổ chức kiểm tra ở tiểu đội, trung đội Nộ dung kiểm tra thống nhất theo lịch trong tuần của đại đội, kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành Thời gian kiểm tra 10 phút - Học tập Chỉ huy hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục, báo cáo giáo viên Quân nhân ngồi trong hội trường... phải quay mặt * Chỉnh đốn hàng ngũ”: Khẩu lệnh, động tác của trung đội trưởng và động tác của các cán bộ, chiến sĩ trong đội hình thực hiện như chỉnh đốn hàng ngũ ở đội hình tiểu đội 1 hàng ngang * Giải tán: - Khẩu lệnh: “Giản tán”, không có dự lệnh - Nghe dứt động lệnh các chiến sĩ nhanh chóng tản ra, nếu đáng đứng nghỉ phải trở về tư thế nghiêm rồi mới tản ra b) Đội hình trung đội 2 hàng ngang Ý nghĩa:... đội trưởng và động tác của các cán bộ, chiến sĩ trong đội hình thực hiện như chỉnh đốn đội hình trung đội 1 hàng ngang Những điểm khác: - Cả hai hàng đểu phải quay mặt gióng hàng, các chiến sĩ đứng ở dưới vừa gióng hàng ngang, vừa dùng ánh mắt để gióng hàng dọc Người làm chuẩn của từng hàng nhìn thẳng Thứ tự sửa của trung đội trưởng, từ hàng trên đến hàng dưới * Giải tán: Thực hiện như ở đội hình trung... người luyện tập trong đội hình tổ học tập Phương pháp: Đối với giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, dùng mô hình tranh vẽ để minh họa, chứng minh Dùng động tác mẫu, đội mẫu để giảng phần động tác Đối với học sinh: Nghe, ghi kết hợp quan sát động tác mẫu của giáo viên, đội mẫu để nắm nội dung, động tác, tiến hành luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên III Địa điểm Lên lớp phần lí thuyết và thực hành ở... thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Và được nhân dân tin yêu tặng danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” - Những nét tiêu biểu cảu truyền thống đó là: + Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam XHCN, với Đảng, Nhà nước và nhân dân + Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biếtthắng + Gắn bó máu thịt với nhân dân + Nội bộ đoàn kết, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, . kháng chiến chống Mông - Nguyên: ta có 20 – 30 vạn, địch có 50 - 60 vạn. - Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh: ta có 10 vạn, địch có 29 vạn. - Cuộc kháng. Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện. Cả nước chúng sức đánh giặc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện,

Ngày đăng: 13/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w