Thường thức phòng chống một số thiên tai 1 Đặc điểm gây hại của một số thiên tai.

Một phần của tài liệu Giáo án GDQP-AN 10 (Trang 39 - 41)

I. Mục đich, yêu cầu.

2. Thường thức phòng chống một số thiên tai 1 Đặc điểm gây hại của một số thiên tai.

2.1 Đặc điểm gây hại của một số thiên tai.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có nhiều sông ngòi nên chịu nhiều tác động của thời tiết và các hiện tượng tự nhiên. Những tác động của tự nhiên gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như môi trường và điều kiện sống của con người gọi chung là thiên tai. Chúng ta cần nắm đặc điểm gây hại và nguyên nhân của một số loại thiên tai để có biện pháp phòng chống hiệu quả, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại mà thiên tai gây ra.

a) Áp thấp nhiệt đới

Là hiện tượng thay đổi áp suất lớn trong không khí, tạo sự chuyển động mạnh của không khí (gió) từ nơi có áp suất cáo đến nơi có áp suất thấp, với sức gió từ cấp 6 đến cấp 7 (từ 39-61 km/h). Áp suất nhiệt đới làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, nó thường phát triển thành bão có kèm theo mưa lớn.

b) Bão

Được hình thành giống như áp thấp nhiệt đới nhưng có sức gió mạnh hơn (từ 62 km/h trở lên). Bão thường được hình thành từ áp thấp nhiệt đới, gió đổi chiều nhanh, sức giật mạnh có kèm theo mưa lớn. Trong một cơn bão lớn đã hình thành, khu vực gió mạnh có đường kính từ 800-1000km.

Bão thường gây ngập lụt, sức giật của bão đe dọa sinh mạng của con người, tàn phá nhà cửa, các công trình công cộng và tài sản của nhân dân. Ở vùng nen biển, nơi tâm bão đi qua tạo ra những con sóng lớn “sóng thần” nhấn chìm tàu thuyền và các phương tiện giao thông trên biển.

c) Lũ quét

Là hiện tượng xuất hiện nhanh ở các vùng núi với tốc độ dòng chảy cực lớn. Lũ quét tán phá, hủy diệt môi sinh trên đường nó đi qua.

Phạm vi ảnh hưởng của lũ quét không lớn óng sức tán phá của nó lại rất nặng nề. Nó có thể cuốn trôi cả một bản, một công trình … nơi nó đi qua. Việc phá rừng gây xói mòn đất là nguyền nhân cơ bản của các trận lũ quét.

d) Lụt

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều sông lớn; hàng năm vào mùa mưa, ở một số địa phương nước ta thường xảy ra lũ, lụt. Các trân lụt lớn với thời gian dài và phạm vi rộng, gây thiệt hại lớn về người và của, phá haọi mùa màng, các công trình văn hóa, công cộng.

e) Động đất

Là hiện tượng phá hủy các vùng thạch quyển do kiến tạo của Trái Đất. Sự phân vùng cấu tọa của vỏ Trái Đấtlầ nguyên nhân xảy ra động đất thường xuyên ở một số nơi trên thế giới. Có những trận động đất lớn đã gây tai họa khủng khiếp cho con người; nó có thể phá hủy cả một vùng rộng lớn. Các nhà khoa học đã tìm

thấy dấu tích của những thành phố cổ chìm trong lòng đất, họ cho rằng đó là tảm họa của các trận động đất lớn.

Người ta xác định chấn động do năng lượng của động đất gây ra tại vùng chấn tâm bằng độ rích-te. Việc tính toán xác định địa chấn sẽ làm giảm tối thiểu những thiệt hại do động đất gây ra.

Ở nước ta, do cấu tạo của vỏ Trái Đất, tuy chưa có những trận động đất lớn, song phải hét sức đề phòng, Khi có dự báo, cần rời nhà, xưởng, công sở (lưu ý giúp đỡ cụ già, em nhỏ và phụ nữ có thai) để trước hết tránh nguy hại đối với con người.

2.2 Một số biện pháp phổ thông phòng, chống bão lụt.

a) Tích cực thực hiện việc bảo vệ đê

Mọi người đều có trách nhiệm và tích cực tham gia việc hộ đê thường xuyên. Tuyệt đối không tự động kích, chèn, đóng, mở cửa cống; không đào bới, xây dựng, làm nhà cửa vi phạm vào hành lang bảo vệ an toàn đê; không rãy cỏ, chất đống rơm rạ, củi rác ở để; Chấp hành nghiêm các quy định bảo vệ đê.

b) Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng

Diện tích rừng của nước ta khá lớn, song những năm gần đây do công tác bảo vệ chưa tốt và do ý thức của một số người chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt đã đang tâm phá đi nhiều khu rừng có giá trị rất lớn về kinh tế và sinh thái của đất nước. Rừng không những chống được xói mòn, rửa trối đất mà còn hạn chế rất lớn các trận lũ quét, bão lụt cho đất nước. Biết cách khai thác rừng và tích cực trồng rừng sẽ dem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, giữ đượn cân bằng sinh thái, góp phần hạn chế thiên tai đối với con người.

c) Theo dõi chặt chẽ các bản tin báo bão và mực nước ở các triền sông

Bình tĩnh và nghiêm chỉnh thực hiện các điểm quy định của ban chỉ huy phòng chống bão, lụt các cấp.

Học sinh phải nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống bão lụt của nhẳtờng và giúp gia đình là mnhwngx việc tiết thực để chống bão, lụt.

Khi có bão cần chú ý không đứng gần các công tơ điện, cột điện và tránh xa nơi có dây điện đứt.

d) Tổ chức sơ tán người và tài sản ở khu vực trọng điểm

Từng người và gia đình ở trong khu vực này, cần chuẩn bị sẵn sảng theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương để có thể sơ tán nhanh chóng khi có lệnh, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

e) Khắc phục hậu quả bão, lụt

Cấp cứu người bị nạn.

Làm vệ sinh môi trường, chốn cất người chết. Giúp đỡ gia đình có người bị nạn ổn định đời sống. Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Giáo án GDQP-AN 10 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w