Thường thức phòngtránh một số loại bom đạn 1 Tác hại của một số loại bom đạn.

Một phần của tài liệu Giáo án GDQP-AN 10 (Trang 37 - 39)

I. Mục đich, yêu cầu.

1. Thường thức phòngtránh một số loại bom đạn 1 Tác hại của một số loại bom đạn.

1.1 Tác hại của một số loại bom đạn.

Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bọn đế quốc đã dùng nhiều loại bom đạn để đánh phá ta, gây cho nhân dân ta nhữgn thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Hơn thế nữa, nó còn hủy hoại môi trường, để lại di chứng của chiến tranh cho các thế hệ kế tiếp.

Ngày ngay, nguy cơ của các cuộc chiến tranh trên thế giới chưa mất đi; vì vậy tìm hiểu để nắm được tác hại và tính năng cơ bản của một số loại bom, đạn từ đó có biện pháp phòng tránh tích cực là hết sức cần thiết đối với mỗi chúng ta.

Cần chú ý rằng, bom đạn khi nổ, ngoài việc gây sát thương, chết người bằng các mảnh vỏ được bay ra theo hình phễu thì lượng thuốc chứa trong bam đạn khi nổ sẽ tạo ra áp suất (sức ép) lớn phá hủy môi trường xung quanh, gây thiệt hại cho ngưòi và tài sản của nhân dân.

1.2 Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom đạn.

a) Quan sát, báo động.

Mục đích là nhắm phát hiện hoạt động đánh phá của địch, nhất là máy bay, để kịp thời phát tín hiệu báo động cho nhân dân phòng tránh. Tín hiệu báo động được phát bằng còi điện, loa truyền thanh (ở thành phố, trong các khu công nghiệp); loa, trống, kẻng (ở các vùng nông thôn).

b) Làm hầm hố phòngtránh bom đạn.

Mục đích nhằm tránh tác hại của:

- Nhà đổ, đất đá do bom đạn làm bắn lên.

- Cháy thường và cháy của chất hóa học trong bom đạn.

Tùy theo vật liệu hiện có và tình hình đất đai lmà làm các kiểu hầm hố khác nhau như: Hố ẩn nấp cá nhân, hầm ẩn nấp tập thể, hào ẩn nấp, hang hoặc nhà hầm địa đạo.

Cần có hầm tịa nơi ở, nơi sản xuất, công tác, trường học. Khi được báo động có máy bay địch, mọi người cần rời ngay nhà ở, nơi làm việc hoặc lớp học để đến nơi trú ẩn. Những người đang ở nơi công cộng (chợ, ga, nhà hát …) cần giữ trật tự, theo sự hướng dẫn để ới nơi trú ẩn. Chú ý các cụ già, phụ nữ có thai và các cháu nhỏ.

Khi vào hầm, hố trú ẩn phải giữ trật tự, không vì nghe thấy bom nổ gần mà bỏ nơi ẩn nấp chạy đi chỗ khác hoặc nhô ra khỏi hầm.

Khi không có hầm, hố hoặc không kịp tới nơi ẩn nấp mà nghe tiếng bom rít thì nhanh chóng nắm áp sát mặt đất cạnh các địa vật gần nhất (cống, rãnh, mô đất, bờ ruộng, cây to …). Khi nằm sấp, cần kê tay dưới ngực và hơi há miệng để giảm bớt ảnh hưởng của sức ép tới ngực và mang tai.

c) Che ánh sáng ngụy trang.

Nhằm hạn chế khả năng quan sát, đánh phá của địch; khi còi báo động có máy bay địch, trước khi ra khỏi nhà cần tắt hết đèn, lửa. Khi có việc phải đi trên quãng đường trống mà máy bay địch hay đánh phá thì cần phải ngụy trang cả người và phương tiện.

d) Sơ tán, phân tán người và phương tiện máy móc ở các vùng trọng điểm có thể đánh phá.

Nhằm giảm bớt tới mức thấp mật độ người và phương tiện, máy móc ở các trọng điểm. Căn cứ vào sự hoạt động đánh phá của địch, uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức sơ tán một bộ phận nhân dân, trước hết là các cụ già, em nhỏ, phụ nữ có mang, người đau ốm, học sinh và các phưong tiện máy móc cần thiết ra khỏi nơi đó, hoặc khi gấp cần phân tán tại chỗ các điểm dân cư, các lớp học, chợ …

e) Khắc phục hậu quả địch đánh phá.

- Cứu chữa người bị nạn: Đó là việc đào bới, cấp cứu người bị nạn và đưa học ra khỏi khu vực bị địch đánh phá.

- Dập tắt các đám cháy: Khi địch sử dụng bom cháy cỡ lớn gây ra cháy lớn, thì việc dập tắt thường do đội chữa cháy chuyên môn đảm nhiệm.

Trong khi chờ đợi, cần tìm cách cứu chữa người và cách li khu vực cháy, không cho lan rộng, dùng đất cát … để lấp những mảnh bom cháy dở.

Đối với bom Na-pan: Dùng đất, cát hoặc bao tải, chăn chiếu nhúng nước trùm lên đám cháy. Nếu đám cháy nhỏ thì dùng cành cây tươi để đạp tắt. Nếu na- pan đang cháy bám lên quần áo, da người thì dùng chăn, màn nhúng nước trùm lên chỗ bị cháy hoặc có thể nhanh chóng cởi quần áo.

Đối với bom Phốt pho: Phốt pho là chất độc, vì vậy khi chữa cháy cần chuẩn bị dụng cụ phòng độc như găng tay, khẩu trang. Dùng nước với lượng lớn dội liên tục để dập tắt hoặc dùng xẻng xúc các mảnh phốt pho cháy dở đổ vào hố, vũng nước …

- Chôn cất người chết, làm vệ sinh môi trường. - Giúp đỡ gia đinh có ngưòi bị nạn ổn định đời sống.

- Khi phát hiện bom đạn địch chửa nỏ cần đánh dấu bằng phương tiện đơn giản (cành cây, gạch, đá … ) nhanh chóng báo vcho ngời có trách nhiệm ở gần nhất, tuyệt đối không được tự ý xử lí.

- Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường.

Cần lưu ý rằng, hiện nay trê nđất nước ta, tuy chiến tranh đã đi qua nhưng bom đạn địch vẫn còn nằm lại tỏng lòng đất của khắp miền quê; nó có thể và thực tế đã gây đau thương, mất mát cho không ít gia đình. Vì vậy, khi phát hiện, phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan chức trách để xử lí kịp thời, tuyệt đối không được tự tiện xử lí.

Một phần của tài liệu Giáo án GDQP-AN 10 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w