1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào một số bài dạy hoá học lớp 11 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

18 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế đó và với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Hoá học, Tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Hoá của Học sinh, từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn Hoá ở trường phổ

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chúng ta đang sống ở đầu thế kỷ 21 là thế kỷ đi vào nền văn minh trí tuệ với các xu thế đã rõ ràng, sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, xã hội học tập Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công việc đổi mới này Cùng với những thay đổi về nội dung, sự đổi mới về nền giáo dục cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học

Môn Hóa học ở trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh Mục đích của môn học là giúp học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới con người thông qua các bài học, giờ thực hành của Hóa học Tuy nhiên, đối với môn Hoá học: Các khái niệm, định luật, hiện tượng, bản chất Hoá học nhiều khi rất trừu tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt với những học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ

bộ môn này Xuất phát từ thực tế đó và với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Hoá học, Tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Hoá của Học sinh, từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn Hoá ở trường phổ thông hiện nay, người giáo viên ngoài việc phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hoá học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau Có những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán,

xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp Từ những lí do

đó tôi chọn đề tài “Lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào một số bài dạy Hoá học lớp 11 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lựa chọn đề tài “Lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào một

số bài dạy Hoá học lớp 12 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” và phương pháp sử dụng chúng theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực nhận thức tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp đạy học ở trường phổ thông

3 Đối tượng nghiên cứu

Lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào một số bài dạy Hoá học lớp 11 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên học sinh thực hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy trình sau:

Thu thập thông tin: thông qua việc tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu, xem

Trang 2

tranh ảnh, ôn lại những kiến thức đã học, học sinh sẽ thu được những thông tin cần thiết về các hiện tượng hóa học cần học

Xử lí thông tin: thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết

B PHẦN NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

1 Cơ sở lí luận của vấn đề:

Đối với học sinh THPT các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách lồng ghép giải thích các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em

Tuy nhiên tùy thuộc vào từng bài giảng cụ thể giáo viên có thể lồng ghép giải thích các hiện tượng trong thực tế vào bài dạy của mình cho phù hợp

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

a) Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường

- Đội ngũ giáo viên môn Hoá đều trẻ, nhiệt tình trong công việc

- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt

b) Khó khăn:

- Bản thân kinh nghiệm giảng dạy cũng như quản lý học sinh còn nhiều hạn chế

- Một số học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn hóa học của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, định luật… một cách máy móc Học sinh chưa biết và vận dụng… chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên các em hay nhàm chán

- Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận

- Nhà trường chưa có phòng thực hành bộ môn nên các tiết thực hành chỉ dừng lại ở mức độ thí nghiệm biểu diễn của giáo viên vì vậy không tạo được mục tiêu thúc đẩy ý thức học tập cũng như sự yêu thích bộ môn cho học sinh

Để xem Học sinh có thích học môn Hoá hay không, Tôi đặt ra câu hỏi: Em có thích học môn Hoá không?

SL học sinh

Điểm dưới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi

Trang 3

3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện:

Trong dạy và học Hoá học, việc đưa các câu hỏi thực tiễn vào trong giờ học sẽ giúp hoá học gần gũi với học sinh, tạo hứng thú đồng thời giúp các em hiểu biết hơn về cuộc sống Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu

kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn

đề thực tế liên quan phù hợp với từng người học Đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn

hoá học Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém

đi hiệu quả ăn uống”.

3.1 Các giải pháp

3.1.1 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường lồng ghép vào cuối bài học Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo

3.1.2 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học Cách nêu vấn đề này có thể

sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh Mặc dù vấn

đề được giải thích có tính chất rất phổ thông

3.1.3 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập

3.1.4 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích Vì muốn giải được bài toán hóa đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?

3.1.5 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá

3.1.6 Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình … sau khi đã học bài giảng Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc

Trang 4

bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn

3.1.7 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày

3.2 Các biện pháp để tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn những nội dung, hiện tượng trong thực tế có liên quan đến các bài học trong chương trình hóa học 11 CB

và phân bố chúng vào cụ thể từng bài học như sau:

Bài 2: axit, bazơ, muối

VD: Tại sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay

Giải thích: Các nhà khoa học khuyến cáo, ăn trái cây phải một giờ sau

mới được đánh răng Chất chua ( tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải tấn công vào các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi Bởi vậy người ta phải đợi đến khi nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho và chanh

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần thảo luận tính chất

hoá học của axit khi tác dụng với bazơ

Bài 3: Sự điện li của H 2 O PH

VD: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi?

Giải thích: Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3 Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Bài 7: Nitơ

VD: Ca dao Việt Nam có câu:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu này mang hàm ý của khoa học như thế nào, có liên quan đến hóa học hay không ?

Giải thích : Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Khi lúa đang trổ đòng

đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này

Trang 5

Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:

N2 + O2  t0p,xt 2NO

Sau đó: 2NO + O2  2NO2

Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:

4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3

HNO3 trong nước mưa phân ly ra H+ , 

3

NO theo theo nươc mưa xuống đất nhờ đó mà cây trồng hấp thụ được một lượng đạm tự nhiên( 

3

NO ) nên phất triển nhanh

Áp dụng: Đây là một hiện tượng mang một ý nghĩa thực tiễn, được ông

cha ta đúc kết lại bằng câu ca dao

(Sấm chớp cung cấp năng lượng cho phản ứng giữa N2 và O2)

Bài 8: Amoniac và muối amoni

VD: Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được

Giải thích: (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân huỷ tạo thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở

(NH4)2CO3 → NH3↑ + CO2↑ + H2O↑

Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào phần củng cố cuối bài

Bài 9: Axit nitric:

VD: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?

Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ô

tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi và

to

Trang 6

hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit H2SO4 và axit nitric HNO3

2SO2 + O2 + 2 H2O → 2 H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit

Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Áp dụng:Ngày nay mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những

hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển Vấn đề

ô nhiễm môi trường đang được cả thế giới quan tâm Việt Nam chúng ta cũng đang rất chú trọng đến vấn đề này Do vậy Giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(Tác hại của mưa axit)

Bài 10: Photpho

VD 1: Thuốc chuột là chất gì? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hơn hay lâu hơn?

Giải thích: Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2 Sau khi ăn, Zn3P2

bị thủy phân rất mạnh, tạo thành khí PH3 (photphin) rất độc:

Trang 7

Zn3P2 + H2O → PH3 + Zn(OH)2

Vì thế hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước Chính PH3 đã giết chết chuột Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3

thoát ra càng nhiều → chuột càng nhanh chết Nếu không có nước, chuột càng lâu chết hơn

Áp dụng: Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là

con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên Trong quá trình diệt chuột bằng thuốc có thể tìm xác con chuột ở chỗ nhiều nước Nhưng đây là loại thuốc rất độc nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết cơ chế diệt chuột của thuốc chuột nhằm biết cách sử dụng an toàn

VD 2: Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?

Giải thích: “Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể

(xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P2H4 (Điphotphin), khí PH3

không tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường mà do P2H4 tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiều nhiệt Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy tạo thành khối cầu khí bay trong không khí

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính

Áp dụng : Vấn đề này phải được đề cập trong bài giảng về Phot pho để giải

thích hiện tượng trong đời sống “Ma trơi” Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh Hiện tượng này giáo viên có thể đề cập trong phần củng cố bài

Trang 8

Hiện tượng “ma trơi”

VD 3 : Ứng dụng của bom napan trong quan sự?

Giải thích: Trong chiến tranh Việt Nam, phốt pho trắng được Mỹ sử dụng với

số lượng khá lớn để phá hủy môi trường, làng mạc, với mục tiêu phá hủy các

cơ sở và nơi ẩn náu của Quân giải phóng cũng như thực hiện chính sách bình định của chính quyền ngụy Sài Gòn

Khi bị phốt pho trắng bám lên da, nạn nhân sẽ bị bỏng ngay lập tức, ở nhiệt độ 3.000 độ C phốt pho sẽ nhanh chóng ăn xuyên qua da thịt và ăn xuyên qua cả xương và có thể giết chết nạn nhân tại chỗ hoặc do nhiễm trùng sau đó

Áp dụng: Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe để các em thầy được tội ác

của thức dân Mỹ cũng như những kho khăn vất vả mà ông cha ta đã trải qua

Từ đó kích thích tình yêu quê hương đất nước của các em

Trang 9

Bài 12: Phân bón hoá học

VD 1: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?

Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

VD2: Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn… sống trong đất, nước giảm đi rất nhiều.

Giải thích: Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại

này Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/ m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn Hiện tượng dễ thấy

là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như trước đây nữa

Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng phần tích hợp bảo vệ môi trường

trong bài

Bài 15: cacbon

VD: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ?

Giải thích: Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của

cơm làm cho cơm đở mùi khê

Áp dụng: Đây là mẹo vặt thường được dùng khi không may cơm bị khê.

Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần tính chất vật lí hoặc trong phần nêu ứng dụng của cacbon trong bài “Cacbon”( tiết 23 lớp 11CB) cho học sinh suy nghĩ rồi sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung

Bài 16: Hợp chất của cacbon

VD1: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH 4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?

Giải thích : Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có

nhiều khí độc CO, CH4 và thiếu oxi Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng

có nhiều khí độc

Áp dụng: Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô Mọi người không

hề biết được sự nguy hiểm khi xuống giếng sâu Thực tế là đã có nhiều cái chết thương tâm xảy ra mà báo đài đã nêu trong thời gian qua Giáo viên cần

Trang 10

đưa vào bài giảng để nhắc nhở học sinh và mọi người Vấn đề này có thể xen vào phần tính chất vật lý của CO

VD2 : Tục ngữ có câu “ Nước chảy đá mòn” mang hàm ý khoa học hóa học

như thế nào?

Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 trong nước tồng tại phương trình điện li:

CaCO3  Ca2+ + 2

3

CO

(*) Khi nước chảy cuốn theo các iôn Ca2+, 2

3

theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm nồng độ Ca2+, 2

3

nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần

Lĩnh vực áp dụng: Hiện tượng này thừơng thấy những phiến đá ở những

dòng chảy đi qua nếu không để ý trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng không ít, góp phần hiểu được dụng ý của khoa học hóa học qua câu tục ngữ làm cho hóa học trở nên gần gũi

VD3: “Hiệu ứng nhà kính” là gì ?

Giải thích: Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên

140000 Å bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất

ấm lên Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 40 C

Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính

Áp dụng: Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có

ảnh hưởng mang tính toàn cầu Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy phần Cacbon đioxit

Bài 17: Silic và hợp chất của Silic

VD: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?

Giải thích: Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy,

nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi

SiO2 + 4HF → SiF4 ↑ + 2H2O

Ngày đăng: 21/10/2019, 20:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. sách giáo khoa Hoá học 11, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: sách giáo khoa Hoá học 11
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
2. sách giáo viên hoá học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: sách giáo viên hoá học 11
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Nguyễn Xuân Trường, 2006, 385 câu hỏi và đáp về hoá học với đời sống, Nhà xuất bản giáo dục, 136 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: 385 câu hỏi và đáp về hoá học với đờisống
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
4. Từ Văn Mặc, Từ Thu Hằng, 2001, Bộ sách tri thức tuổi hoa niên thế kỉ XXI hoá học, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, 200 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ sách tri thức tuổi hoa niên thế kỉXXI hoá học
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hoá thông tin
5. Từ Văn Mặc, Trần Thị Ái, 2002, Chìa khóa vàng hoá học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 196 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chìa khóa vàng hoá học
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học Quốc Gia Hà Nội
6. Vũ Bội Tuyền, 2001, Hoá học thật diệu kỳ, Nhà xuất bản thanh niên, 121 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học thật diệu kỳ
Nhà XB: Nhà xuất bản thanh niên

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w