1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần địa lí kinh tế xã hội (địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết , tạo hứng thú học tập cho học

24 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tàiĐối với giáo dục phổ thông hiện nay, mục tiêu không chỉ là tập trung pháttriển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân cho học sinh… mà còn phải giúp h

Trang 1

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 2

1.1 Lí do chọn đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Điểm mới của đề tài 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4

2.1 Cơ sở lí luận của của sáng kiến 4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 6

2.3.1 Các giải pháp 7

2.3.2 Các biện pháp để tổ chức thực hiện 9

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18

3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20

3.1 Kết luận 20

3.2 Kiến nghị, đề xuất 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

DANH MỤC 23

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Đối với giáo dục phổ thông hiện nay, mục tiêu không chỉ là tập trung pháttriển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân cho học sinh…

mà còn phải giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, liên hệ thực tế,kết hợp học và hành với nhau để có thể phát triển khả năng sáng tạo, tự học,

khuyến khích học tập của học sinh

Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liênquan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế… là một trong những yêu cầu cầnthiết đối với môn Địa lí ở trường phổ thông trung học Trong đời sống xã hộihiện nay, mỗi ngày có nhiều thay đổi, nhất là những vấn đề về kinh tế - xã hội,nếu cứ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung, các số liệu sách giáo khoađưa ra cách đây 10 năm thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự củavấn đề cần tiếp thu

Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: hiện nay có nhiều giáo viêncòn chưa quan tâm đến vấn đề cập nhật các kiến thức mới, kiến thức từ thựctiễn, giảng dạy còn quá coi trọng, dập khuôn kiến thức từ sách giáo khoa (sgk).Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy - học còn thiên về cung cấp kiếnthức giáo khoa một cách thuần túy, giảng dạy chủ yếu theo lối “thông báo - táihiện” khiến cho tiết học trò nên nhàm chán Đồng thời, việc tự tìm tòi, cập nhậtkiến thức mới của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trườngđóng ở địa bàn kinh tế khó khăn như trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi Phầnlớn các em đang còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khámphá những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa Cho nên từ việc liên hệ thực tiễnnhững vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nộidung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội vàđiều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trìnhkhám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã

có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt Bởi kiếnthức không chỉ từ trong sách vở mà còn từ thực tế cuộc sống xung quanh chúngta

Chính vì những lý do trên, đề tài: “Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh”sẽ giúp cho học sinh và

giáo viên có được một số kiến thức bổ ích, từ đó giúp học sinh có cái nhìn kháchquan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của các hiện tượng, vấn đề mớitrong xã hội ngày nay, đồng thời góp phần cung cấp một số kinh nghiệm cũngnhư tài liệu giúp cho giáo viên giảng dạy thành công một số bài học trong phầnĐịa lí các ngành kinh tế - xã hội

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu đề tài tôi đã sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đếnphần kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội lớp 10 (chương trình chuẩn), qua đó thấyđược sự cần thiết phải vận dụng những kiến thức mới nảy sinh, liên hệ thực tếđến những nội dung của môn học để nhằm tăng thêm hiệu quả giảng dạy, thấyđược sự gắn kết giữa bài học với cuộc sống thực tế hàng ngày của các em, mởmang vốn kiến thức cho học sinh, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh

Việc vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tế giúp học sinh phát triển nănglực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thựctiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề, làm cho nộidung học tập sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú với việc học tập hơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhằm vận dụng, liên hệ các vấn đề mới

về kinh tế của thế giới, của quốc gia, trong chương trình Địa lí 10 mà sách giáokhoa chưa kịp cập nhật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, để họcsinh hiểu được sâu sắc hơn nội dung bài học

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:

Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Phương pháp quan sát

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

1.5 Điểm mới của đề tài

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017 được kế thừa và pháttriển trên cơ sở đề tài sáng kiến kinh nghiệm của hai năm học trước đó

Năm học 2014 – 2015 tôi thực hiện SKKN: “Lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào một số bài dạy Địa lí lớp 10 (phần tự nhiên) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.

Năm học 2015 – 2016 tôi thực hiện SKKN: “Vận dụng kiến thức thực tế vào một số bài dạy Địa lí 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”

Năm học 2016 – 2017 tôi thực hiện SKKN: “Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh”.

Điểm kế thừa là ở phần cơ sở lí luận của đề tài

Điểm mới của đề tài năm nay:

- đã nêu ra được những số liệu mới, hình ảnh mới, video mới được cập nhật, tạo

ra sự hứng thú trong quá trình tìm hiểu bài học trong sgk

- vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào phần Địa lí kinh tế - xã hội lớp10

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của của sáng kiến

Địa lí là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục quốc dân,nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học Địa lí, cũng nhưvận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường

tự nhiên, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thờiđại Việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học,trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho họcsinh (hs) sự hứng thú, hăng say trong học tập Đây còn là phương pháp giúp học

sinh hiểu bài và nhớ bài nhanh hơn

Liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học gópphần xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tíchcực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụngkiến thức vào cuộc sống Đồng thời giúp cho hs có được những hiểu biết về cácvấn đề kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia và khu vực hay ngay cảtình hình kinh tế - xã hội của địa phương mình đang sinh sống Học sinh nắmđược những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên vàngược lại nắm được tác động của tự nhiên lên các hoạt động kinh tế của conngười Từ đó, hs ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt

là đối với vấn đề môi trường xung quanh Bên cạnh đó còn góp phần xây dựngcho hs những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin Ngoài

ra còn góp phần phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giảithích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống

Việc dạy học địa lí 10, nhất là phần địa lí kinh tế - xã hội có liên quanthực tế hiện nay trong cuộc sống, nội dung chương trình phản ánh về các vấn đềkinh tế - xã hội chung – đây là một trong những nội dung khó, đại cương, là cơ

sở để hs học tốt kiến thức về kinh tế - xã hội trong chương trình Địa lí lớp 11 và

12 Tuy nhiên, nội dung chương trình sgk hiện nay chỉ cung cấp cho hs các kiếnthức cơ bản của các vấn đề, các số liệu trong sách giáo khoa có những nguồncách đây đã lâu không còn phù hợp với thực tế hiện nay, mà nhất là khi các vấn

đề về kinh tế đang thay đổi từng ngày, từng giờ Vì thế, để nâng cao hiệu quảtrong dạy học Địa lí Kinh tế - xã hội (Địa lí 10) cho hs, tôi đã vận dụng liên hệ

thực tế hiện nay qua các nguồn tư liệu (Internet, tivi, sách báo ) để cung cấp,

cập nhật những thông tin mới nhất cho học sinh, qua đó giúp các em hứng thúhơn trong học tập và cũng nâng cao hiệu quả trong việc dạy học của bộ môn.Đồng thời cũng giúp các em hs biết vận dụng các kiến thức của bài học với thực

tế cuộc sống, giúp các em áp dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đờisống sinh hoạt hằng ngày của chính bản thân Với cách này bài học sẽ trở nêngần gũi, dễ hiểu với học sinh và tự nó sẽ trở nên hấp dẫn với học trò

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

* Về phía giáo viên:

Hiện nay, nhiều giáo viên (Gv) đã và đang tích cực thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới như hoạt độngnhóm, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn, KWL… nhằm tạo hứng thú học

Trang 5

tập cho hs Nhiều Gv cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạyhọc bằng cách sử dụng các video, các hình ảnh trực quan sinh động làm cho hsthấy thích thú với tiết học hơn Tuy nhiên nhiều gv chưa khéo léo khi sử dụnggiải pháp này dẫn đến tình trạng lạm dụng các thiết bị dạy học, biến tiết học trởthành những giờ “xem phim” không mang lại hiệu quả giáo dục.

Vẫn còn nhiều gv chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng khi lên lớp.Giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coitrọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhậnthức của hs; nhiều gv thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, đôi khi chưa sát vớiđối tượng hs, chưa phân hóa được đối tượng hs Vì vậy, không kích thích đượcnăng lực tự lực, tự sáng tạo của hs, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đềhay, khó, mới, làm cho hs thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức Kiến thức vềĐịa lí kinh tế- xã hội luôn thay đổi, nếu gv chỉ dập khuôn máy móc theo SGK,không cập nhật những vấn đề mới và nóng của thế giới, của quốc gia thì chưaphản ánh đúng, đủ tình hình phát triển của các quốc gia và khu vực hay ngay cảcủa địa phương Từ đó việc yêu cầu hs liên hệ với nền kinh tế - xã hội nước nhà

sẽ gặp nhiều khó khăn, làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vậndụng kiến thức, trở thành những “chú gà công nghiệp” khi ra ngoài đời sốngthực tiễn

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều gv chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáodục: chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùngđồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò

là không ít Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành ngườicảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, chưa lấy hs làm trung tâm của quá trìnhlĩnh hội tri thức Giáo viên nên là người hướng dẫn hs chủ động trong quá trìnhlĩnh hội tri thức Địa lí

Đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế, cập nhật kiến thức mới là domột trong các lý do sau: thời gian không còn đủ, phần liên hệ được coi là phầnphụ, nhất là nó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, có

sự hiểu biết về thế giới xung quanh phong phú, đòi hỏi thường xuyên cập nhấtcác kiến thức mới có liên quan đến bài học

Đi đôi với cách giảng đó là cách kiểm tra, đánh giá hiện nay ở nhiềutrường phổ thông còn chủ yếu tập trung vào việc “tái hiện” kiến thức mà chưa

có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhất là khi hiệnnay việc kiểm tra đánh giá còn sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan càngkhiến cho nhiều gv bỏ quên việc liên hệ thực tế Vì vậy việc lúng túng trước cáccâu hỏi, tình huống thực tiễn của học sinh là điều dễ hiểu

* Về phía học sinh

Thông thường khi bắt đầu dạy về phần địa lí kinh tế - xã hội lớp 10 tôithường làm các phiếu điều tra nhỏ đối với các lớp tôi dạy để nắm được trình độcủa từng hs, từng lớp, để từ đó có phương pháp dạy thích hợp Kết quả khá bấtngờ khi tôi điều tra về các loại cây trồng ở địa phương trước khi dạy về Địa línông nghiệp Nhiều em hs chỉ biết kể tên các loại cây, thậm chí còn không biếtphân biệt cây lương thực và cây hoa màu khác nhau ở điểm nào Là 1 trường

Trang 6

đóng ở địa bàn nông thôn nên tôi thấy việc tiếp nhận kiến thức từ bên ngoài củacác em như vậy là rất hạn chế, nhất là kiến thức về phần Địa lí công nghiệp vàdịch vụ lại càng hạn chế hơn.

Khi được hỏi “Các em có thường hay xem tin tức thời sự không?” thì trên 95% các em HS được hỏi đều trả lời “không”, trong khi các em có thể bỏ nhiều

giờ đồng hồ để chơi game, lên facebook, zalo thậm chí ngay cả việc nắm bắtthông tin của địa phương các em cũng đang còn nhiều hạn chế

Một số hs còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắtkiến thức bộ môn Địa lí của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm,quy luật, hiện tượng… một cách máy móc Học sinh chưa biết vận dụng, chưa đisâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên các em hay nhàm chán.Các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức SGK, còn phần mở rộng thì hạn chếnhiều, đặc biệt là đối với những kiến thức kinh tế - xã hội lại liên tục thay đổi

Đặc biệt, với các em hs lớp 10 là lớp học đầu cấp vì vậy đa số các emchưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ mônchưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích gv nàothì thích học môn đó Mặt khác thực tế hiện nay tôi nhận thấy nhiều hs ở địa bàntrường tôi đóng đang có biểu hiện mất đi động cơ học tập Do sự nhận thứckhông đầy đủ của bản thân học sinh và sự thiếu quan tâm của phụ huynh dẫnđến tư tưởng chán học, bỏ học giữa chừng của một bộ phận không nhỏ hs đặcbiệt học sinh lớp 10 để vào Nam lập nghiệp hay đi làm công nhân

Qua quá trình theo dõi, đánh giá bằng phiếu học tập theo hình thức trắcnghiệm, bằng báo cáo tường trình trong học kỳ I năm học 2016 - 2017 của họcsinh lớp 10 (gồm 6 lớp) tôi thấy kết quả như sau:

Lớp

SL học sinh

Rất thích học Bình thường

10,4 25

52,1 18

37,5

10A2

40 6

15,0 24

60,0 10

25,0

10A3

46 12

26,1 22

47,8 12

26,1

10A4

41 10

24,4 20

48,8 11

26,8

10A5

43 8

18,6 19

44,2 16

37,2

10A6

48 9

18,8 20

41,7 19

39,5

Tổng 266

50 18,8

124 46,6

92 34,6

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện

Trong dạy và học Địa lí, việc đưa các câu hỏi thực tiễn vào trong giờ học

sẽ giúp môn học gần gũi với hs, tạo hứng thú học tập, đồng thời giúp các emhiểu biết hơn về cuộc sống Để thực hiện được, người gv cần nghiên cứu kỹ bàigiảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực

tế liên quan phù hợp với từng bài học, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sởthích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích

Trang 7

cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hàinhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn Địa lí

2.3.1 Các giải pháp

Trong quá trình dạy học, để vận dụng các kiến thức mới, liên hệ thực tiễnkiến thức kinh tế - xã hội tôi đã thực hiện các bước như sau:

Bước 1 Thu thập thông tin: Giáo viên và học sinh sưu tầm tư liệu thực tế qua

sách báo, tranh ảnh, chọn lọc thông tin qua mạng ôn lại những kiến thức đã học,giúp học sinh tiếp thu được những thông tin cần thiết về các vấn đề địa lí cầnhọc

Bước 2 Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn

học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết

Bước 3 Vận dụng, liên hệ: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận

dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức từ thực tiễn và vận dụng vào thực tiễn đểhiểu sâu bài hơn

Trong giới hạn đề tài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số giải pháp đểvận dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức thực tiễn trong quá trình giảng dạyphần Địa lí kinh tế - xã hội, chương trình sgk 10 cơ bản

- Ở Hàn Quốc: Hệ thống taxi tại thủ đô Seoul có ba loại với màu: trắng, đen và

cam Taxi bình dân có màu trắng và vàng nhưng những hãng taxi có màu vàng,tài xế có khả năng nói tiếng Anh khá thành thạo, taxi màu đen là loại cao cấp,chỗ ngồi rộng rãi, chất lượng phục vụ tốt Người Hàn Quốc chờ xe bus bằngcách xếp hàng trật tự Khi xe tới, họ từ từ bước lên quẹt thẻ, trả phí rồi ngồiđúng vị trí Thanh niên luôn có ý thức nhường chỗ cho người già, trẻ em và đặcbiệt là phụ nữ mang thai

- Ở Singapore: ấn tượng nhất ở đảo quốc sư tử cũng là hệ thống vận tải công

cộng với những ga tàu điện ngầm hiện đại, sạch sẽ, rộng mênh mông dưới lòngđất

- Ở Thái Lan: với điểm nổi bật hệ thống vận tải bằng xe tuk tuk Ngoài ra, người

dân cũng có thể lựa chọn tàu điện, taxi, xe bus, xe ôm hoặc ôtô cá nhân Điểmđáng lưu ý ở thủ đô Bangkok và các thành phố lớn khác tại Thái Lan, taxithường sử dụng nhiên liệu là gas thay cho xăng nên chi phí đi lại khá rẻ

- Ở Myanmar: có hệ thống giao thông lập dị so với nhiều quốc gia khác trên thế

giới Ôtô sử dụng cả tay lái thuận lẫn nghịch cùng lưu hành Trên các làn đường,

xe thô sơ đi ở giữa, ôtô đi hai bên Xe máy được sử dụng khá nhiều nhưng tuyệtđối bị cấm lưu thông ở trung tâm thành phố Phương tiện di chuyển công cộngchủ yếu của người dân Myanmar là những chiếc xe tải có thùng với hai hàngghế, mỗi bên 7 đến 8 hành khách Tuy nhiên, có tới hàng chục người leo lênđứng khổ sở, thậm chí đu bám phía sau xe với mục đích làm sao nhanh tới nơicần đến

Trang 8

- Ở Philippines: Nét khác biệt với các quốc gia khác của Philippines là sự lưu

hành loại xe Jeepney nhiều màu sặc sỡ, vốn được cải tiến từ xe Jeep của quânđội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh

- Người đi xe đạp ở Ba Lan sẽ di chuyển trên vỉa hè thay vì lòng đường như ở

nhiều quốc gia khác…

Ví dụ 2 Nếu như hiện nay người dân Nhật Bản đang có xu hướng chuyển về

sinh sống ở các vùng nông thôn thì ngược lại dân Việt lại di cư ra các thành phố

để sinh sống

* Phương pháp giảng giải:

Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề Giáo viên nêu ra các dẫn chứng

để làm rõ những kiến thức mới và khó về những biến động kinh tế, xã hội

Ví dụ: khi dạy về Địa lí ngành chăn nuôi Gv đưa ra câu hỏi:

“Liệu có còn cá dưới biển khơi hay không?”

* Phương pháp vấn đáp:

GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời

Ví dụ: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hiện nay có bao nhiêu thành viên?

trả lời: hiện nay WTO có 160 thành viên,

* Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề:

Giáo viên đưa ra một vấn đề và yêu cầu cả lớp giải quyết hoặc học sinh tựnêu ra vấn đề và cả lớp cùng giải quyết

Ví dụ 1: Tại sao nói Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu “dân số vàng”?

Ví dụ 2: Tại sao Trung Quốc lại phải thay đổi chính sách dân số?

Ví dụ 3 Tại sao hầu hết các máy bay lại được sơn màu trắng

* Phương pháp động não:

Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thờigian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó

Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm

Ví dụ 1: Tại sao hiện nay người ta chủ trương phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch?

Ví dụ 2: Tại sao lại là Nhật Bản mà không phải Mỹ, hay một đất nước khác? Yếu tố nào, kinh tế, chính trị hay điều gì đã đưa Nhật Bản trở thành cái tên gắn liền với công nghệ điện tử tin học?

* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:

Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó

là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy Việc sử dụng các phươngtiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh

Ví dụ 1: khi dạy về ảnh hưởng của chính sách dân số tới tỉ suất sinh thô, gv cho

hs xem các ảnh sau và đặt câu hỏi: Hãy nêu suy nghĩa của em qua các hình ảnh này?

Trang 9

giới vào năm 2050 Tình trạng này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy tiếp theo của xã hội,

từ đó tác động lên nhiều mặt của đời sống kinh tế

Ví dụ 2 Gv cho hs xem video Đô thị hóa và những tác động (Video đính kèm)

khi dạy về Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi

trường trong bài 24 Phân bố dân cư Các loại hình quần cư và đô thị hóa.

* Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập kĩ năng

Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đó học vào thực tế

Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau

TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1990 - 2016

Ví dụ 2 Dân số Việt Nam tính đến ngày 31/12/2016 là 97,2 triệu người Trong

đó dân số nam là 45,75 triệu người, dân số nữ là 46,95 triệu người Hãy cho biết

tỉ số giới tính và tỉ lệ giới nam so với giới nữ lần lượt là

A 49,4% và 87,4% B 49,4% và 97,4%

C 50,6% và 87,4% D 50,6% và 97,4%

2.3.2 Các biện pháp để tổ chức thực hiện

a Vận dụng kiến thức thực tiễn thay cho lời giới thiệu bài giảng mới.

Tiết học có gây sự chú của học sinh hay không nhờ vào người giáo viênrất nhiều Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta đặt ra một tìnhhuống thực tiễn và yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽcuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy

Cách 1: Vận dụng kiến thức thực tiễn thay cho lời giới thiệu bài mới bằng câu hỏi nêu vấn đề của GV

Trang 10

Ví dụ 1 Khi dạy về Địa lí ngành chăn nuôi, Gv vận dụng kiến thức mới đặt ra câu hỏi: Em có biết, năm 2016 ở nước ta đã xảy ra hàng loạt các sự cố môi trường, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thủy sản của nước ta hay không? Em hãy kể tên một số sự cố

môi trường đó.

Trả lời: Năm 2016 ở Việt Nam đã xảy

ra hàng loạt các sự cố môi trường tiêu

biểu như: sự cố môi trường biển do

công ty gang thép Fomosa (từ tháng

4.2016) – đây là sự cố môi trường

nghiêm trọng nhất, đe dọa đến kinh tế

biển của 4 tỉnh miền Trung; sự cố trên

Sông Bưởi, sông Lạch Bạng (Thanh

Hóa tháng 5.2016), sự cố trên Hồ tây,

hồ Linh Đàm (Hà Nội, tháng 10

năm 2016) làm cho cá chết hàng

loạt, trôi dạt vào hai bên bờ sông…

Các sự cố môi trường này không chỉ ảnh hưởng đến ngành thủy sản mà còn liênquan đến nhiều ngành kinh tế khác như du lịch, chế biến thủy sản… đe dọa trựctiếp đến đời sống của người dân

Ví dụ 2 Khi dạy về phần Địa lí các ngành công nghiệp, Gv vận dụng kiến thức mới đặt ra câu hỏi: Công nghiệp điện của Việt Nam được sản xuất từ những nguồn năng lượng nào?

Trả lời:

Ngoài thủy điện là ngành truyền thống, hiện nay Việt Nam đang rất thànhcông trong việc khai thác điện từ than, dầu mỏ, khí tự nhiên, mới đây nước ta đã

đi vào hoạt động nhà mày điện chạy bằng gió (Bình Thuận, Bạc Liêu) Đặc biệt

từ đầu năm 2017, Việt Nam đã cho ra đời nhà máy điện rác (Hà Nội) Việt Namcòn có các dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận, dự án điệnmặt trời ở Đắc Lăk Ngoài ra, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm xây dựngnhà máy điện sử dụng rơm rạ từ các nước In- đô – nê – xia, Thái Lan

Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tiễn thay cho lời giới thiệu bài mới bằng tranh ảnh, video minh họa

Gv sử dụng các tranh ảnh, video thực tế để minh họa thay cho lời giớithiệu bài học

Ví dụ 1 Khi dạy bài 32 Địa lí các ngành công nghiệp (tiết 2) GV giới thiệu bài mới bằng cách đưa ra một số hình ảnh và nêu câu hỏi: Những hình ảnh này cho

ta biết đến các ngành công nghiệp nào?

Ảnh hưởng của sự cố môi trường Fomosa tới hoạt động của ngành thủy sản Nguồn: Google.com

Trang 11

Nguồn: Google.com

Ví dụ 2 Gv cho hs xem hình ảnh về lịch sử phát triển ngành giao thông vận tải (video đính kèm) để giới thiệu bài học khi dạy bài 36 Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải,

b Dùng để dẫn dắt, chuyển ý (chuyển sang các mục khác nhau) trong bài học

Thực tế cho thấy một trong những yếu tố làm cho bài giảng cuốn hútngười nghe là do cách dẫn dắt, chuyển ý để các nội dung bài học có sự logic,liền mạch Có thể có rất nhiều cách dẫn dắt khác nhau trong đó tôi nhận thấyviệc dùng các câu hỏi thực tiễn liên quan đến kiến thức chuẩn bị truyền thụ tớihọc sinh để gợi mở vấn đề là một cách hay

Ví dụ 1: Trong bài 22 Dân số và sự gia tăng dân số, khi chuyển đến mục tỉ suất sinh thô, Gv có thể đặt câu hỏi: “Vì sao đàn ông lấy vợ?”

Ví dụ 2: Trong bài 27 Vai trò Đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển

và phân bố nông nghiệp Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khi

chuyển sang dạy mục các nhân tố

ảnh hưởng tới sự phát triển và phân

bố nông nghiệp, Gv có thể đặt câu

hỏi: Năm 2016 ở Việt Nam chúng ta

đã xảy ra những đợt thiên tai lớn

nào?

Hs có thể trả lời: Trong năm 2016,

rét đậm, rét hại trên diện rộng ở

miền núi phía Bắc, mưa lũ, ngập lụt

nghiêm trọng ở miền Trung, khô hạn

ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở

Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh

hưởng nặng nề tới sản xuất và đời sống của dân cư

Gv: Thiệt hại trong năm 2016 đã làm cho 258,3 nghìn ha lúa, 113,2 nghìn hahoa màu và 49,8 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng; 52,1 nghìncon gia súc, 1.679,5 nghìn gia cầm và hơn 1 nghìn tấn thủy sản các loại bị chết.Không chỉ thiên tai mà còn có nhiều nhân tố có ảnh hưởng tới phát triển và phân

bố nông nghiệp cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực

c Vận dụng kiến thức mới, liên hệ các vấn đề thực tiễn trong quá trình dạy học bài mới

Đây là biện pháp tổ chức quan trọng nhất, cần được áp dụng thườngxuyên liên tục trong thực tiễn dạy học Bằng việc sử dụng các phương pháp và

Những cánh đồng nứt nẻ, lúa khô héo

để bò ăn ở Tây Nguyên.

Nguồn: Google.com

Trang 12

hình thức dạy học tích cực, GV vận dụng liên hệ các vấn đề kinh tế vào trongnội dung bài học mà chương trình SGK chưa kịp cập nhật Thông qua việc liên

hệ giúp HS hiểu được những biến động về tình hình kinh tế, các vấn đề nóng,quan trọng của thế giới, từ đó các em có thể vận dụng vào tình hình kinh tế củaViệt Nam cũng như của địa phương

Ví dụ 1 Trong bài 23 Cơ cấu dân số, sau khi dạy về các kiểu tháp dân số cơ

bản, Hv cho hs xem các hình ảnh sau:

1989

0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84 85+

6 4 2 0 % 0 2 4 6

NAM NỮ

2009

0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84 85+

6 4 2 0 % 0 2 4 6

NA M NỮ

Nguồn: Google.com

Gv: Tháp dân số của Việt Nam năm 1989 và 2009 thuộc kiểu tháp dân số nào?

Đến năm 2016 tháp dân số của Việt Nam thuộc kiểu tháp nào?

Trả lời:

- Năm 1989 tháp dân số nước ta thuộc kiểu mở rộng

- Năm 2009, tháp dân số nước ta thuộc kiểu thu hẹp, đến năm 2016 tháp tiếp tụcthu hẹp hơn Với tốc độ như vậy, tháp dân số của Việt Nam nhanh chóng tiến tớitháp ổn định

Ví dụ 2 khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển

và phân bố công nghiệp trong bài 27 Vai trò và đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp Gv đưa ra câu hỏi: Tại sao các

loại nông sản của nước ta thường xuyên xảy ra tình trạng “ được mùa thì mất

giá”?

Trả lời: do tác động của yếu tố thị trường, nhất là thị trường bên ngoài

Gv đưa ra ví dụ cụ thể như: vụ dưa hấu năm nay do thị trường Trung Quốc đượcđảm bảo từ nguồn cung trong nước nên ít nhập khẩu từ bên ngoài đã làm chodưa hấu của nước ta giảm giá nhanh chóng, có thời điểm chỉ còn 10.000 kg/3 kg,thậm chí người dân phải đổ cho bò ăn, hay do Trung Quốc siết chặt việc nhậpkhẩu, giá thịt lợn đã giảm mạnh, có thời điểm chỉ còn 28.000/kg, làm cho ngườinông dân bị lỗ nghiêm trọng, và còn nhiều loại nông sản khác nữa…

Giá lợn hơi xuống thấp, nhiều hộ, Dưa hấu 10.000 đồng/3kg

Ngày đăng: 13/10/2017, 22:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ví dụ 2. Gv cho hs xem hình ảnh về lịch sử phát triển ngành giao thông vận tải (video đính kèm) để giới thiệu bài học khi dạy bài 36 - Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần địa lí kinh tế xã hội (địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết , tạo hứng thú học tập cho học
d ụ 2. Gv cho hs xem hình ảnh về lịch sử phát triển ngành giao thông vận tải (video đính kèm) để giới thiệu bài học khi dạy bài 36 (Trang 12)
Hình ảnh về một số ứng dụng của dầu mỏ trong thực tiễn - Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần địa lí kinh tế xã hội (địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết , tạo hứng thú học tập cho học
nh ảnh về một số ứng dụng của dầu mỏ trong thực tiễn (Trang 15)
gv cho hs xem một số hình ảnh về phương tiện vận tải công cộng tiêu thụ ít nhiên liệu, bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới. - Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần địa lí kinh tế xã hội (địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết , tạo hứng thú học tập cho học
gv cho hs xem một số hình ảnh về phương tiện vận tải công cộng tiêu thụ ít nhiên liệu, bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới (Trang 15)
Ví dụ 1: Khi dạy bài 29. Địa lí ngành chăn nuôi, Gv cho bảng số liệu sau: - Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần địa lí kinh tế xã hội (địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết , tạo hứng thú học tập cho học
d ụ 1: Khi dạy bài 29. Địa lí ngành chăn nuôi, Gv cho bảng số liệu sau: (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w