Khi các em được làm việc tập thể, được thể hiện sự hiểu biết của mình trên phiếu học tập thông qua các sơ đồ, qua những câu hỏi, trò chơi, nhiệm vụ mà giáo viên đề ra chắc chắn các em sẽ
Trang 11 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua Các nhà nghiên cứu phương pháp đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển hơn đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của con người Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực, đa dạng hóa hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên Việc thực hiện đổi mới phương pháp có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào việc sử dụng các phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học bao gồm các phương tiện truyền thống (bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, Atlat, bảng biểu…), các phương tiện hiện đại (máy chiếu, video…) đều góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Địa lí trong nhà trường, trong đó việc xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ, bảng biểu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Nó có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận thức, tạo hứng thú học tập của học sinh.Với chương trình sách giáo khoa mới, các loại sơ đồ được sử dụng rất nhiều Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của giáo viên chưa được thường xuyên và chưa cao Mặt nào đó, học sinh còn nhiều hạn chế trong việc dùng
sơ đồ để khai thác kiến thức Bản thân tôi là một giáo viên môn Địa lí, muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục, điển hình là trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Mặt khác căn
cứ vào thực tế học tập của các học sinh hiện nay, hầu hết các em rất ngại học môn Địa lí, mỗi giờ học càng trở nên nhàm chán nếu như học sinh chỉ ngồi nghe giáo viên giảng và ghi chép Khi các em được làm việc tập thể, được thể hiện sự hiểu biết của mình trên phiếu học tập thông qua các sơ đồ, qua những câu hỏi, trò chơi, nhiệm vụ mà giáo viên đề
ra chắc chắn các em sẽ thấy thoải mái, mỗi giờ học Địa lí sẽ không nặng nề mà trở nên sôi nổi, tích cực hơn
1
Trang 2Đối với giáo viên muốn sử dụng có hiệu quả các loại sơ đồ phải dựa vào cấu tạo, chức năng, tác dụng sơ đồ, đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh và phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên Qua thưc tiễn dạy học, tôi đã rút ra cho mình
được kinh nghiệm trong việc sử dụng sơ đồ Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài :“Một
số ví dụ về sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lý lớp 12 ở trường trung học phổ thông” làm
sáng kiến kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí lớp 12
- Đưa ra được các ví dụ cụ thể về cách thức sử dụng sơ đồ
- Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu cho giáo viên, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện tri thức cho học sinh
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức một cách dễ dàng và khoa học nhất
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Sách giáo khoa Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
- Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí 12
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp toán học
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Trang 3Trong sách giáo khoa môn Địa lí, các sơ đồ được sử dụng nhiều Tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên vào giảng dạy và học tập địa lí ở một số nơi vẫn còn nhiều hạn chế Việc sử dụng sơ đồ trong học tập địa lí đối với học sinh còn khó khăn, trừu tượng…điều
đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh
Nội dung của toàn bộ chương trình địa lí lớp 12 là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam, hầu hết các bài đều có thể sử dụng sơ đồ nhằm khái quát hóa kiến thức Có những bài sơ đồ đã có sẵn,
có những bài giáo viên phải tự xây dựng sơ đồ Tùy thuộc vào nội dung của từng bài học, tùy vào đối tượng học sinh của từng trường mà giáo viên có thể sử dụng các loại sơ đồ vào các mục đích khác nhau
Tuy nhiên, nếu bài nào cũng sử dụng sơ đồ sẽ rất dễ dẫn đến nhàm chán, học sinh sẽ ghi nhớ một cách máy móc Vì vậy, giáo viên cần phải biết lựa chọn những bài sử dụng sơ
đồ hiệu quả nhất Khi học sinh đã hình thành được kĩ năng sử dụng sơ đồ các em sẽ tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học tập, tự biết tìm tòi các kiến thức từ nhiều phương tiện khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn địa lí và tạo hứng thú học tập cho học sinh
2.2 Thực trạng của vấn đề
Hiện nay, việc sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí còn rất ít giáo viên thực hiện, vì khi
sử dụng sơ đồ cần nhiều thời gian và không phải đối tượng học sinh nào cũng sử dụng được Đối với bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy môn Địa lí, nhất là đối với học sinh lớp 12, tôi thường xuyên sử dụng sơ đồ trong các bài học và nhận thấy tính hiệu quả của
nó rất cao Học sinh không phải ghi nhớ nhiều, bài học sẽ ngắn gọn, trọng tâm hơn, nên tất
cả các học sinh đều rất hăng hái, nhất là khi tôi sử dụng sơ đồ để tổ chức trò chơi trong học tập Đặc biệt đối với việc đổi mới thi cử như hiện nay, nhất là hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Địa lí thì việc dạy học với sơ đồ sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực
2.3 Giải pháp thực hiện
2.3.1 Một số nét khái quát về sơ đồ địa lí
a Khái niệm sơ đồ địa lí
3
Trang 4Sơ đồ địa lí là hình vẽ sơ lược biểu hiện vị trí, cấu trúc, sự phân bố hoặc mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng Địa lí Đối với môn Địa lí thì sơ đồ chính là công cụ đắc lực
để dạy học các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ nhân quả
b Các bước xây dựng sơ đồ
Trong chương trình giáo dục phổ thông, một số sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên nhưng chủ yếu là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học Thông thường cấu tạo một sơ đồ gồm có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật, hiện tượng địa lí) Để xây dựng một sơ đồ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn nội dung, dạng bài có thể xây dựng sơ đồ phù hợp.
- Bước 2: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ (chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng)
- Bước 3: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan)
- Bước 4: Hoàn thiện (kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học, đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học và chính xác)
c Các cách sử dụng một sơ đồ trong dạy học Địa lí
Trong dạy học địa lí ta có thể sử dụng sơ đồ dạy học trong các hoạt động dạy học cụ thể như sau:
- Sử dụng sơ đồ để kiểm tra bài cũ
- Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng bài mới
- Sơ đồ dùng để dạy bài mới
- Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết kiến thức
- Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh
- Sơ đồ dùng để tổ chức trò chơi trong các hoạt động học tập
2.3.2 Các ví dụ về sử dụng sơ đồ địa lí trong dạy học
a Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học
Trang 5Trong một tiết học việc kiểm tra bài cũ là một vấn đề quan trọng để đánh giá ý thức học tập của học sinh ở nhà Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là đa phần học sinh đi học đều không thích bị kiểm tra bài cũ Có những học sinh vì sợ giáo viên kiểm tra nên những buổi đầu tiết học thường xin ra ngoài hay trốn học Vì vậy đổi mới cách thức kiểm tra là một việc làm quan trọng để tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra bài cũ là một việc làm mà tôi nhận thấy học sinh rất sôi nổi, tích cực Học sinh không cần học thuộc, nhớ các sự kiện máy móc mà chỉ cần học theo cách hiểu của mình, đó cũng là cách mở đầu khá tích cực, nhằm tạo ra hứng thú học tập của học sinh Mặt khác, phương pháp này không chỉ học sinh được kiểm tra chú ý trả lời mà tất cả các học sinh khác đều hứng thú Trong quá trình sử dụng sơ đồ để kiểm tra bài cũ tôi nhận thấy học sinh đều rất phấn khích, vui vẻ, thoải mái trước khi học bài mới
Ví dụ: Để kiểm tra bài số 8: “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển”, giáo
viên yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thiện sơ đồ sau trong 5 phút:
Giáo viên có thể gọi 2 học sinh lên bảng để kiểm tra cùng lúc Sau khi học sinh hoàn thiện, giáo viên trình chiếu kết quả phiếu học tập lên bảng cho tất cả các học sinh nhận xét Yêu cầu một học sinh ở dưới lớp nhận xét bài làm của bạn Giáo viên kết luận
và cho điểm
5
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Khí hậu Địa hình và Tài nguyên Thiên tai
hệ sinh thái
Trang 6Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi:
b Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng bài mới
Trong tất cả các bài học địa lí, việc định hướng và đưa ra sơ đồ của bài học là một việc làm rất cần thiết, giúp các em học sinh định hình được bài học, những nội dung mình cần tìm hiểu trong tiết học một cách dễ dàng, tích cực Từ sơ đồ, giáo viên yêu cầu học sinh huy động kiến thức, các phương tiện học tập để lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả nhất
Ví dụ: Trước khi học bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” giáo viên đưa ra cấu trúc bài học bằng sơ đồ để khởi động Giáo viên nói :“Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
là một trong bốn đặc điểm quan trọng của tự nhiên Việt Nam Vậy nguyên nhân, biểu hiện
và tác động của đặc điểm này như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài 9 và bài 10 Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung sau” Giáo viên trình chiếu sơ đồ lên
bảng:
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Khí hậu Địa hình và
hệ sinh thái
Tài nguyên Thiên tai
- Làm giảm
tính chất khắc
nghiệt của
thời tiết
- Làm cho khí
hậu Việt Nam
mang tính hải
dương, điều
hòa hơn
- Địa hình:
vịnh cửa sông, tam giác mài mòn, cồn cát, đầm phá…
- Hệ sinh thái:
rừng ngập mặn, rừng trên đảo
- Khoáng sản:
dầu mỏ, khí đốt, muối, cát thủy tinh,titan
- Thủy sản:
hơn 2000 loài
cá, 100 loài tôm, 70 loài cua, hàng nghìn nhuyễn thể
- Bão
- Sạt lở bờ biển
- Nạn cát bay, cát chảy
Trang 7Sau khi đưa ra sơ đồ giáo viên nói: Đối với đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa chúng ta sẽ tìm hiểu trong 2 tiết Tiết 1 tìm hiểu về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; tiết
2 tìm hiểu về các thành phần tự nhiên còn lại và ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
c Sử dụng sơ đồ trong việc giảng bài mới
Để tiến hành theo cách này giáo viên phải có sự chuẩn bị trước Chuẩn bị về sơ đồ, chuẩn bị về bố cục trình bày bảng Giáo viên đưa ra sơ đồ để học sinh giải thích sơ đồ trên
cơ sở nghiên cứu tài liệu ở nhà Giáo viên từng bước dùng sơ đồ để minh họa, khái quát, tóm tắt nội dung hoặc tổng kết bài giảng Giáo viên có sẵn sơ đồ (vẽ trước, bản in sẵn) để học sinh dựa vào đó, kết hợp với các phương tiện khác (bản đồ, tranh ảnh…) để trình bày, phân tích, so sánh và rút ra kết luận cho nội dung cần tìm hiểu
Ví dụ: Khi học bài 2: “Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ”, đến mục 2b, giáo viên đưa
ra sơ đồ lát cắt ngang vùng biển Việt Nam để giới thiệu về giới hạn vùng biển Việt Nam
để học sinh có thể nhìn rõ vị trí, ranh giới của từng bộ phận vùng biển nước ta, và ý thức
hơn về chủ quyền của vùng biển Việt Nam Giáo viên đặt câu hỏi: “Dựa vào sách giáo
7
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa
Các thành phần tự nhiên khác
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa
Nhiệt
đới
Ẩm Gió
mùa
Địa hình
Sông ngòi
Đất đai
Hoạt động sản xuất
Đời sống nhân dân Sinh
vật
Trang 8khoa và lát cắt ngang vùng biển Việt Nam em hãy cho biết vùng biển nước ta gồm có những bộ phận nào? Trình bày giới hạn của các vùng biển đó?”
Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
Qua sơ đồ học sinh nêu được giới hạn của từng bộ phận vùng biển Việt Nam Vùng biển Việt Nam gồm có 5 bộ phận: Vùng nội thủy (từ đường cơ sở vào đất liền - đường cơ
sở là đường nối liền tất cả các đảo gần bờ nhất); Vùng lãnh hải (rộng 12 hải lí); Vùng tiếp giáp lãnh hải (12 hải lí); Vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở); Thềm lục địa là phần ngầm dưới đáy biển
Qua việc trả lời câu hỏi của giáo viên học sinh sẽ hiểu sâu sắc và cụ thể hơn các bộ phận của vùng biển nước ta Tiếp đó giáo viên gọi một học sinh đứng tại chỗ căn cứ vào sách giáo khoa để trả lời ý nghĩa của các vùng biển Từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức
và trách nhiệm của bản thân học sinh trong việc bảo vệ vùng biển của Tổ quốc
d Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố, đánh giá cuối bài
Đây cũng là bước quan trọng trong việc giúp học sinh nắm chắc hơn mỗi đơn vị kiến thức hoặc cả bài học một cách có hệ thống Giáo viên đưa ra một sơ đồ chưa hoàn
Thềm lục địa
Trang 9chỉnh, yêu cầu học sinh tìm các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ
đồ Đối với các sơ đồ dùng để củng cố, đánh giá cuối bài đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các sơ đồ, các sơ đồ đưa ra cho học sinh phải ngắn ngọn và tường minh nhất để các
em điền thông tin Có như vậy mới lôi cuốn được học sinh Nếu sơ đồ đưa ra có nội dung không rõ ràng, hoặc khó điền thông tin thì sẽ khó tạo ra hứng thú trong học tập của các
em Vì vậy, giáo viên cần phải làm việc nghiêm túc để xây dựng sơ đồ có hiệu quả nhất
Ví dụ: Sau khi học xong bài 9: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” giáo viên yêu
cầu học sinh trình bày lại nội dung của bài học thông qua việc hoàn thành sơ đồ (sơ đồ này giáo viên phải chuẩn bị trước trên giấy A4)
9
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Nhiệt đới:
- Nhiệt trung bình
………
- Tổng nhiệt năm
………
- Số giờ nắng
………
- Lượng mưa trung bình
………
- Độ ẩm trung bình
………
- Cân bằng ẩm
………
Trang 10Giáo viên treo 2 tờ giấy A4 đã chuẩn bị sẵn các thông tin và yêu cầu 2 học sinh lên bảng, dùng bút lông điền vào dấu 3 chấm cho phù hợp Yêu cầu học sinh điền thông tin trong vòng 3 phút Giáo viên có thể cho học sinh dùng các bút khác màu để điền thông tin cho dễ quan sát
Giáo viên trình chiếu sơ đồ hoàn chỉnh lên bảng, yêu cầu cả lớp quan sát:
10
Gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc:………
- Hướng:………
- Phạm vi hoạt động:…
- Thời gian hoạt động:…
- Tính chất:
+ Đầu đông…………
+ Cuối đông…………
Gió mùa mùa hạ:
- Nguồn gốc:………
- Hướng:………
- Phạm vi hoạt động:…
- Thời gian hoạt động:…
- Tính chất:
+ Đầu hạ…………
+ Cuối hạ…………
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Lượng mưa trung bình
1500 - 2000 mm
- Độ ẩm trung bình
80 %
- Cân bằng ẩm
Trang 11Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh Vì nhóm rất đông nên giáo viên chỉ cho điểm 2 học sinh đại diện lên trình bày hoặc tuyên dương cả nhóm trước lớp
e Sử dụng sơ đồ để tổ chức trò chơi cuối giờ học
Tổ chức trò chơi trong dạy học là phương pháp được hầu hết các học sinh thích thú
và hưởng ứng rất nhiệt tình Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi cho học sinh tốn rất nhiều thời gian và công sức Vì vậy, các giáo viên rất ít khi sử dụng Việc tổ chức trò chơi gắn liền với việc dùng sơ đồ trong dạy học là phương pháp rất tích cực vừa tạo hứng thú học tập cho học sinh vừa làm tăng tính đoàn kết, vì tập thể của từng cá nhân học sinh Vì thế đây
là việc rất cần thiết
Ví dụ: Sau khi học xong bài 22: “Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta”, để kiểm tra
xem học sinh đã nắm rõ những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông
11
Nhiệt đới:
- Nhiệt trung bình
> 20 0 C
- Tổng nhiệt năm
8500 0 C
- Số giờ nắng
1400 - 3000h
Gió mùa mùa hạ:
- Nguồn gốc: cao áp xibia
- Hướng: Đông Bắc
- Phạm vi hoạt động: Miền Bắc
- Thời gian: Tháng V đến tháng X
- Tính chất:
+ Đầu hạ: mưa cho Tây Nguyên,
Nam bộ Khô nóng cho đông
Trường Sơn
+ Cuối hạ: Mưa cho cả nước, khô
nóng cho tây Trường Sơn
Gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc: cao áp cận chí tuyến
nam và cao áp bắc ấn độ Dương
- Hướng: Tây Nam
- Phạm vi hoạt động: cả nước
- Thời gian: tháng XI đến tháng IV
- Tính chất:
+ Đầu đông: lạnh, khô hanh + Cuối đông: Lạnh, ẩm mưa phùn