1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các nước ASEAN

78 270 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 713 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đây là một xu thế mang tính tất yếu khách quan với những biểu hiện mới về vai trò của thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ,… Quá trình này đã có tác động rất lớn đối với nền kinh tế thế giới và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Kết quả là tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất, trong đó thương mại nội bộ ngành đã đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của mậu dịch quốc tế. Trong bối đó, Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, gia nhập WTO năm 2007… đã thể hiện mục tiêu và ý chí của mình trong việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo hướng tự do và hội nhập quốc tế. Những biến đổi tích cực này đã góp phần mang lại nhiều thành tựu cho Việt Nam. Thực tế đã cho thấy, trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia thì thương mại nội bộ ngành ngày càng trở nên quan trọng. Thương mại nội bộ ngành có thể được hiểu là xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời thời hàng hoá trong cùng một nhóm ngành. Để xác định mức độ thương mại nội bộ ngành các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình mà mở rộng cạnh tranh không hoàn hảo sang một nền kinh tế mở với các giả định về lợi thế theo quy mô, khác biệt hoá sản phẩm và sở thích của người tiêu dùng về nhiều loại hàng hoá (Krugman, 1979; Lancaster, 1980). Trên thực tế, tỷ trọng thương mại nội bộ ngành giữa các quốc gia trong cùng một khối liên kết, các quốc gia có sự tương đồng về mức thu nhập hoặc giữa các quốc gia tồn tại cầu chồng chéo thường lớn hơn so với tỷ trọng tương ứng giữa các quốc gia không cùng một khối liên kết do tận dụng được lợi thế theo quy mô. Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tới khoảng hơn 20% GDP,kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2015 đạt 30,45 tỷ USD đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia và là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Trong đó những sản phẩm nông sản như gạo, cafe, rau quả là những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của thương mại nội bộ ngành nông sản đến tăng trưởng, thúc đẩy phát triển thương mại cho các quốc gia. Xuất phát từ những điều trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các nước ASEAN”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu, khái quát lý thuyết thương mại nội bộ ngành nói chung và thương mại nội bộ ngành hàng nông sản nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đo lường mức độ thương mại nội bộ ngành hàng nông sản hiện nay giữa việt Nam và Asean ở một số mặt hàng chủ yếu rồi đưa ra các Giải pháp để thúc đẩy phát triển thương mại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý thuyết thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và Asean Hàng nông sản: Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến chương XXIV và một số sản phẩm cụ thể thuộc các chương khác trong Hệ thống mã HS trừ cá và sản phẩm cá. Như vậy, nông sản bao gồm: -Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; -Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; -Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô… - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam như gạo, café, rau quả và trong khối Asean + Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2012-2016 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chủ yếu vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng để đánh giá mức độ thương mại nội bộ ngành giữa Việt Nam và Asean dựa trên những cơ sở thu thập thông tin, số liệu từ những báo cáo về tình hình xuất khẩu trên website Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, ASEAN.org, Aseanstat, UN comtrade trên một số cuốn sách, tạp chí khoa học và một số trang web khác... rồi từ đó vận dụng từ lý thuyết để thúc đẩy thương mại nội bộ ngành hàng nông sản của Việt Nam với một số mặt hàng chủ yếu. Trong đó phương pháp định tính thì sử dụng chỉ số Grubel-Lloyd để tính toán mức độ thương mại nội bộ ngành hàng nông sản. 5. Kết cấu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại nội bộ ngành hàng nông sản Chương 2: Thực trạng thương mại nội bộ ngành nông sản giữa việt nam và các nước Asean Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển thương mại nội bộ ngành nông sản giữa việt nam và các nước Asean

Trang 1

LÃ HÙNG ANH

NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI NỘI BỘ NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ

CÁC NƯỚC ASEANCHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGÔ THỊ TUYẾT MAI

Hà Nội - 2017

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong họcthuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tựthực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Lã Mạnh Hùng

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI BỘ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu về thương mại nội bộ ngành hàng nông sản 4

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 4

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 5

1.2 Lý thuyết thương mại nội bộ ngành 6

1.2.1 Khái niệm 6

1.2.2 Phân loại lý thuyết thương mại nội bộ ngành 6

1.2.3 Các câu hỏi nghiên cứu và nội dung lý thuyết 8

1.2.4 Nguyên nhân thương mại nội bộ ngành 8

1.2.5 Đo lường thương mại nội bộ ngành 10

1.2.6 Đánh giá chung về lý thuyết thương mại nội bộ ngành 11

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới thương mại nội ngành hàng nông sản 12

1.3.1 Trình độ phát triển kinh tế giữa hai quốc gia 13

1.3.2 Quy mô thị trường 14

1.3.3 Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia 15

1.3.4 Hội nhập kinh tế 15

1.3.5 Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của từng quốc gia 16

1.3.6 Lợi thế so sánh 18

1.3.7 Chất lượng nông sản 22

1.3.8 Khoa học công nghệ 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI BỘ NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN 25

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành nông sản của Việt Nam với các nước Asean 25

2.1.1 Trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước Asean 25

2.1.2 Chất lượng nông sản 27

2.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế 29

2.1.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 31

2.1.5 Sự phát triển của khoa học công nghệ 32

Trang 4

nước Asean 36

2.3 Phân tích thương mại nội bộ ngành nông sản giữa Việt Nam với các nước ASEAN theo các chỉ số 41

2.3.1 Chỉ số thương mại nội ngành mặt hàng gạo 41

2.3.2 Chỉ số thương mại ngành hàng café 44

2.3.3 Chỉ số thương mại ngành hàng rau quả 46

2.4 Đánh giá chung về kết quả thương mại nội bộ ngành nông sản giữa Việt Nam với các nước ASEAN 49

2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 49

2.4.2 Những hạn chế 50

2.4.3 Nguyên nhân 52

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN 55

3.1 Quan điểm phát triển thương mại nội bộ ngành nông sản giữa Việt Nam và các nước ASEAN 55

3.2 Giải pháp chung 56

3.2.1 Giải pháp Nâng cao chất lượng nông sản 56

3.2.2 Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu 57

3.2.3 Giải pháp vượt qua rào cản thương mại 57

3.2.4 Giải pháp nâng cao các lợi thế so sánh của Việt Nam 59

3.2.5 Diện tích đất nông nghiệp 60

3.2.6 Giải pháp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế 60

3.3 Giải pháp cụ thể với một số mặt hàng nông sản 61

3.3.1 Với mặt hàng gạo 61

3.3.2.Với mặt hàng cà phê 62

3.3.3 Với mặt hàng rau quả 62

3.4 Một số kiến nghị 65

3.4.1 Đối với Nhà nước 65

3.4.2 Đối với Bộ, ngành 66

3.4.3 Đối với các Hiệp hội 66

KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng việt

ATTP An toàn thực phẩm

CMH Chuyên môn hóa

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nước

Trang 6

AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do

ASEAN

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn dàn hợp tác kinh tế châu Á

Food and Agriculture Organization

of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc

FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội

GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia

GVC Global Value Chain Chuỗi giá trị toàn cầu

ICO International Coffee Organization Tổ chức cà phê thế giới

IIT Intra Industry Trade Thương mại nội bộ ngành

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

Bảng 2.1: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của

Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2016 29Bảng 2.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn

2012-2016 41Bảng 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu gạo giữa Việt Nam và Asean giai

đoạn 2012-2016 42Bảng 2.4 Chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam và các quốc gia

Asean giai đoạn 2012-2016 43Bảng 2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu café giữa Việt Nam và Asean giai

đoạn 2012-2016 44Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu café của Việt Nam với các đối tác chính

trong khối Asean giai đoạn 2012-2016 45Bảng 2.7 Chỉ số ITT ngành cafe giữa Việt Nam và Indonesia giai đoạn

2012-2016 46Bảng 2.8 Kim ngạch xuât khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2012-2016.47Bảng 2.9 Kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả giữa Việt Nam và Asean giai

đoạn 2012-2016 48Bảng 2.10 Chỉ số ITT giữa Việt Nam và một số quốc gia trong khối ASEAN 49

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Giá trị GDP các nước Asean năm 2015 26Biểu đồ 2.2 Giá trị GDP bình quân đầu người của các nước Asean năm 2015 .27Biểu đồ 2.3 Giá trị xuất khẩu một số nông sản chính của Việt Nam giai đoạn

2012-2016 37Biểu đồ 2.4 Các thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn

2015-2016 38Biểu đồ 2.5 Kim ngạch nhập khẩu của một số nông sản chính của Việt Nam

giai đoạn 2012-2016 38

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hoá và hội nhậpquốc tế đã và đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trên thế giới Đây là một xu thếmang tính tất yếu khách quan với những biểu hiện mới về vai trò của thươngmại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ,… Quá trình này đã cótác động rất lớn đối với nền kinh tế thế giới và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợicho thương mại quốc tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu Kết quả là tốc

độ tăng trưởng của thương mại quốc tế lớn hơn nhiều so với tốc độ tăngtrưởng sản xuất, trong đó thương mại nội bộ ngành đã đóng góp đáng kể vàotốc độ tăng trưởng của mậu dịch quốc tế

Trong bối đó, Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998,gia nhập WTO năm 2007… đã thể hiện mục tiêu và ý chí của mình trong việcđiều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo hướng tự do và hội nhập quốc

tế Những biến đổi tích cực này đã góp phần mang lại nhiều thành tựu choViệt Nam

Thực tế đã cho thấy, trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia thìthương mại nội bộ ngành ngày càng trở nên quan trọng Thương mại nội bộngành có thể được hiểu là xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời thời hàng hoátrong cùng một nhóm ngành Để xác định mức độ thương mại nội bộ ngànhcác nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình mà mở rộng cạnh tranh không hoànhảo sang một nền kinh tế mở với các giả định về lợi thế theo quy mô, khácbiệt hoá sản phẩm và sở thích của người tiêu dùng về nhiều loại hàng hoá(Krugman, 1979; Lancaster, 1980)

Trên thực tế, tỷ trọng thương mại nội bộ ngành giữa các quốc gia trongcùng một khối liên kết, các quốc gia có sự tương đồng về mức thu nhập hoặc

Trang 9

giữa các quốc gia tồn tại cầu chồng chéo thường lớn hơn so với tỷ trọng tươngứng giữa các quốc gia không cùng một khối liên kết do tận dụng được lợi thếtheo quy mô.

Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển với tỷ trọng ngành nôngnghiệp chiếm tới khoảng hơn 20% GDP,kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷsản năm 2015 đạt 30,45 tỷ USD đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia

và là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến Trong đó những sảnphẩm nông sản như gạo, cafe, rau quả là những mặt hàng xuất khẩu chiếnlược của Việt Nam

Qua đó, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của thương mại nội bộngành nông sản đến tăng trưởng, thúc đẩy phát triển thương mại cho cácquốc gia Xuất phát từ những điều trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên cứu thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và

các nước ASEAN”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tìm hiểu, khái quát lý thuyết thương mại nội bộ ngành nóichung và thương mại nội bộ ngành hàng nông sản nói riêng trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam Đo lường mức độ thương mại nội bộ ngành hàng nông sảnhiện nay giữa việt Nam và Asean ở một số mặt hàng chủ yếu rồi đưa ra cácGiải pháp để thúc đẩy phát triển thương mại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý thuyết thương mại nội bộngành hàng nông sản giữa Việt Nam và Asean

Hàng nông sản: Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản làtất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến chương XXIV và một số sảnphẩm cụ thể thuộc các chương khác trong Hệ thống mã HS trừ cá và sảnphẩm cá

Trang 10

Như vậy, nông sản bao gồm:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa,động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;

- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sảnphẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam như gạo,café, rau quả và trong khối Asean

+ Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2012-2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chủ yếu vận dụng phương pháp nghiêncứu định tính kết hợp với định lượng để đánh giá mức độ thương mại nội bộ ngànhgiữa Việt Nam và Asean dựa trên những cơ sở thu thập thông tin, số liệu từ nhữngbáo cáo về tình hình xuất khẩu trên website Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống

kê, ASEAN.org, Aseanstat, UN comtrade trên một số cuốn sách, tạp chí khoa học

và một số trang web khác rồi từ đó vận dụng từ lý thuyết để thúc đẩy thương mạinội bộ ngành hàng nông sản của Việt Nam với một số mặt hàng chủ yếu

Trong đó phương pháp định tính thì sử dụng chỉ số Grubel-Lloyd đểtính toán mức độ thương mại nội bộ ngành hàng nông sản

5 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại nội bộ ngành hàng nông sảnChương 2: Thực trạng thương mại nội bộ ngành nông sản giữa việt nam

và các nước Asean

Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển thương mại nội bộ ngànhnông sản giữa việt nam và các nước Asean

Trang 11

sự tương đồng GDP giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tích cực tới thương mạinội bộ ngành Christodoulou (1992) đo lường chỉ số IIT trong ngành côngnghiệp thịt và chế biến thịt (thịt lợn và thịt bò) ở các nước EC năm 1988 Kếtquả cho thấy sự đa dạng về sở thích của người tiêu dùng và sự cạnh tranhkhông hoàn hảo là những nhân tố quan trọng nhất tác động tới thương mại nội

bộ ngành các mặt hàng nghiên cứu Qasmi và Fausti (2001) đã nghiên cứuảnh hưởng của NAFTA đối với thương mại nội bộ ngành trong các sản phẩmthực phẩm nông nghiệp ở Bắc Mỹ và phần còn lại của thế giới Các tác giảnày cũng chỉ ra rằng IIT trong các mặt hàng thực phẩm nông nghiệp ở Mỹ vàphần còn lại của thế giới tăng lên kể từ khi Hiệp định NAFTA nhưng chưađưa ra được lời giải thích cho vấn đề này Chan và cộng sự (2001) nghiên cứu

về các yếu tố tác động tới thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữa ĐàiLoan và Asean-5 bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tronggiai đoạn 1970-1995 Theo kết quả của nghiên cứu này, quy mô thị trường có

Trang 12

tác động tích cực đối với IIT và tác động gián tiếp phát sinh từ thu nhập và sự

ưa thích của người tiêu dùng có thể là yếu tố quyết định chính trong việcquảng bá thương mại nông sản trong nội bộ các nước châu Á Leităo vàFaustino (2008) đã phân tích các yếu tố quyết định IIT giữa Bồ Đào Nha và

EU (EU-15) trong ngành chế biến thực phẩm bằng cách sử dụng phươngpháp phân tích số liệu hỗn hợp trong giai đoạn 1996-2003 Nghiên cứu này

đã sử dụng cả đặc tính của ngành và các quốc gia cụ thể như các biến giảithích Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, tính kinh tế của quy mô và sựkhác biệt giữa các sản phẩm là những yếu tố quyết định chính của thươngmại nội bộ ngành

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam nghiên cứu về thương mại nội bộ ngành còn khá mới vàchỉ có một số học giả nghiên cứu về vấn đề này như tác giả Nguyễn Thị Hiệp(2012) với nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến thương mại nội bộ ngành chếbiến của Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đếnthương mại nội bộ ngành bao gồm: GDP bình quân đầu người, sự khác biệt vềGDP giữa hai quốc gia, sự khác biệt về GDP bình quân đầu người giữa haiquốc gia, khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia, mất cân bằng trongthương mại giữa hai quốc gia, mức độ tập trung thương mại, độ mở của nềnkinh tế, có đất liền bao quanh Nghiên cứu của Võ Thy Trang(2013) về “Vậndụng mô hình trọng lực trong đo lường thương mại nội bộ ngành hàng chế biếngiữa Việt Nam với một số nước thành viên thuộc APEC” Tác giả đã đưa ra kếtluận rằng sự gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế APEC đem lại tác động tích cựccho thương mại nội bộ ngành giữa Việt Nam và các quốc gia trong khối này.Trần Nhuận Kiên và Trần Thị Phương Thảo(2016) với nghiên cứu “Xác địnhthương mại nội bộ ngành trong công nghiệp chế tạo” nhằm đo lường mức độthương mại nội bộ ngành công nghiệp chế tạo với các đối tác chính trong giai

Trang 13

đoạn 2000-2013 và từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách.

Qua các nghiên cứu trên có thể thấy Việt Nam chưa có nghiên cứu vềthương mại nội bộ ngành hàng nông sản Đó là cơ sở để tác giả tiến hành thựchiện bài nghiên cứu này

1.2 Lý thuyết thương mại nội bộ ngành

1.2.1 Khái niệm

Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, đã có nhiều lý thuyết mới được xâydựng để bổ sung cho các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổđiển Theo lý thuyết của Heckscher-Ohlin, khác biệt về sự dồi dào các yếu tốsản xuất là nguồn gốc của lợi thế so sánh Trong khi đó, lợi thế so sánh làmột yếu tố quyết định đến thương mại quốc tế Do vậy, thương mại quốc tếdựa trên lợi thế so sánh là thương mại liên ngành Tuy nhiên, trên thực tế môhình của Heckscher- Ohlin đã không giải thích được hiện tượng thương mạigiữa các quốc gia tương đồng nhau với sự dồi dào các yếu tố sản xuất nhưnhau Đây chính là điểm xuất phát của lý thuyết thương mại mới, thương mạinội bộ ngành (IIT)

Khái niệm Thương mại nội bộ ngành đã được Balassa(1966) đưa ra vàđược thừa nhận rộng rãi như sau:

Thương mại nội bộ ngành: là các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩuđồng thời các sản phẩm và dịch vụ tương đồng nhau Tương đồng được hiểu

là hàng hóa và dịch vụ được phân chia là cùng loại Để hiểu rõ hơn ta có thểlấy ví dụ về mặt hàng ô tô Thương mại nội bộ ngành diễn ra đó là Đức xuấtkhẩu ô tô từ Nhật Bản và đồng thời cũng nhập khẩu ô tô từ Ý

1.2.2 Phân loại lý thuyết thương mại nội bộ ngành

Có rất nhiều lý thuyết về thương mại nội bộ ngành và có thể chia chúngthành hai loại là thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc (HIIT) và thương

Trang 14

mại nội bộ ngành theo chiều ngang (VIIT)

1.2.2.1 Thương mại nội bộ ngành theo chiều ngang

Một số tác giả nghiên cứu lý thuyết về loại thương mại nội ngành theochiều ngang bao gồm Lancaster (1980), Krugman (1981), Helpman (1981, 1987)

và Bergstrand (1990) và đưa ra khái niệm như sau: Thương mại nội bộ ngànhtheo chiều ngang: là thương mại xuất hiện khi xuất khẩu và nhập khẩu về mộtsản phẩm có chất lượng tương tự nhau, nhưng lại có đặc điểm khác nhau trongcùng thời điểm (khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang)

Ví dụ về thương mại nội bộ ngành theo chiều ngang: như Hàn Quốcxuất khẩu và nhập khẩu điện thoại thành phẩm Các sản phẩm này được chếtạo với các công nghệ tương tự nhau, có các tính năng giống nhau và đượcxếp chung một dòng sản phẩm Tuy nhiên, các sản phẩm điện thoại do SamSung xuất khẩu vẫn có những điểm khác biệt về hình dáng cũng như một sốđặc tính đặc trưng so với điện thoại Nokia nhập khẩu để phục vụ nhu cầu củangười tiêu dùng trong nước

Theo mô hình nghiên cứu của Mora(2002) các quốc gia càng có nguồnlực giống nhau thì thị phần của thương mại nội bộ ngành theo chiều ngangcàng lớn

1.2.2.2 Thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc

Cơ sở lý thuyết cho loại thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc đượcmột số tác giả như Falvey (1981), Falvey và Kierzkowski (1987) nghiên cứu

và đưa ra

Khái niệm: Thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc: là thương mại vềnhững sản phẩm có chất lượng khác nhau (khác biệt hóa sản phẩm theo chiềudọc) Ví dụ với mặt hàng máy tính- linh kiện điện tử thì Trung Quốc nhậpkhẩu các chi tiết linh kiện điện tử và tận dụng lợi thế có nguồn lao động giá rẻ

để gia công lắp ráp rồi xuất khẩu máy tính thành phẩm sang các quốc gia như

Trang 15

Mỹ hay Châu Âu

Thương mại nội bộ ngành theo chiều dọc thường diễn ra giữa các nướcphát triển với nước đang phát triển do các quốc gia này có sự khác biệt nhau

về nguồn lực cũng như yếu tố sản xuất

1.2.3 Các câu hỏi nghiên cứu và nội dung lý thuyết

Thương mại nội bộ ngành đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu mà lý thuyếtcủa Heckscher-Ohlin chưa thể trả lời đó là

Câu hỏi 1: Tại sao một quốc gia xuất khẩu ô tô mà lại nhập khẩu ô tô

mà không sử dụng nguồn lực đó để nhập khẩu mặt hàng khác như thực phẩm,máy bay…

Câu hỏi 2: Tại sao các hàng hóa khác nhau lại được gộp chungthành một loại, ví dụ trong ô tô thì xuất khẩu xe Volkswagen khác vớinhập khẩu Ferraris

Nội dung lý thuyết

Thương mại nội bộ ngành dựa trên cơ sở sự thay thế lẫn nhau để tốithiểu chi phí tao lợi ích lớn hơn thúc đẩy quan hệ, học tập lẫn nhau, mua bán

bí quyết sản xuất, tối ưu hóa chất lượng sản phẩm

1.2.4 Nguyên nhân thương mại nội bộ ngành

Để giải thích cho hai câu hỏi trên, nghiên cứu của Grubel và Lloy(1975) là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về thương mại nội

bộ ngành giữa các nước phát triển có mức độ dồi dào các yếu tố sản xuấttương tự như nhau Nghiên cứu của họ tập trung vào giải thích tính đa dạng

về thị hiếu là nguồn gốc của thương mại Hai công trình nghiên cứu lý thuyếtkhác cũng ra đời sau công trình của Grubel và Lloyd, đó là nghiên cứu củaDixit và Stiglitz vào năm 1977 Họ cũng tập trung vào “tính đa dạng của sảnphẩm” (product variety) và việc sản xuất mang tính độc quyền hơn là “cạnhtranh hoàn hảo” Lancaster (1997) cũng có một mô hình “tính đa dạng của sản

Trang 16

phẩm” Trong mô hình này, sản phẩm có hàng loạt các đặc điểm khác nhau vàngười tiêu dùng cũng đề ra hàng loạt đặc tính của sản phẩm họ ưa chuộngnhất Do đó có thể thấy người tiêu dùng có thói quen tiêu thụ rất đa dạng Đểđáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, nhà cung ứngphải cung cấp nhiều loại sản phẩm với mẫu mã, kích cỡ, công dụng,… khácnhau, nhưng do điều kiện và khả năng của mỗi quốc gia khác nhau nên họ chỉ

có thể sản xuất hiệu quả một vài sản phẩm đặc trưng của họ, và để đáp ứng sởthích của các khách hàng còn lại thì buộc họ phải nhập khẩu từ nước ngoài, vìthế khác biệt hóa sản phẩm đã tạo nên thương mại nội bộ ngành

Ngoài ra để giải thích cho hoạt động thương mại nội bộ ngành còn dolợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (internal economies of scale), chỉ mộtvài người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm lý tưởng (ideal products), một

số khác mua được “sản phẩm khác biệt hóa” tương đương với hình mẫu sảnphẩm được họ ưa chuộng nhất Phương pháp của Dixit-Stiglitz và Lancaster

về “sự khác biệt hóa sản phẩm” dựa vào “lợi tức tăng dần theo quy mô”(increasing returns to scale) và “cạnh tranh độc quyền” Tính kinh tế nhờ quymô: có nghĩa là khi quy mô sản xuất tăng lên thì chi phí sản xuất sẽ giảm.Chính từ nguyên lý này mà mỗi nước sẽ dựa vào nguồn lực sẵn có của mình

mà chuyên môn hóa sản xuất một hay một vài loại mặt hàng, sau đó sẽ traođổi buôn bán với các nước còn lại, thu lợi từ việc tăng quy mô, giảm chi phí.Đây là một nguyên nhân quan trọng tạo nên thương mại nội bộ ngành Hơnnữa, tính kinh tế nhờ quy mô động sẽ giúp củng cố và thức đẩy thương mạinội bộ ngành giữa các nước Tính kinh tế nhờ quy mô động là chi phí sảnxuất trung bình giảm khi sản lượng sản xuất cộng dồn theo thời gian tănglên, hay nói cách khác chi phí sản xuất càng thấp khi sản lượng tích lũy hiệntại càng cao

Phân phối thu nhập khác nhau: mức thu nhập có tác động đến nhu cầu

Trang 17

tiêu dùng, thu nhập khác nhau sẽ có nhu cầu về hàng hóa khác nhau Các nhàsản xuất dựa vào mức thu nhập của người dân mà sản xuất ra loại hàng hóaphù hợp và được nhiều người ưa chuộng, còn số ít người còn lại thì sử dụnghàng hóa được nhập khẩu từ các nước khác Vì thế, sự phân phối trong thunhập khác nhau giữa hai nước có cùng mức thu nhập có thể dẫn đến thươngmại nội bộ ngành, do cơ cấu cầu giữa hai quốc gia càng giống nhau thì khảnăng thương mại nội bộ ngành giữa hai quốc gia đó càng mạnh (BurenstamLinder, 1961, p.94).

1.2.5 Đo lường thương mại nội bộ ngành

Balassa (1966) đã đề xuất chỉ số thương mại nội bộ ngành đầu tiên để

đo lường mức độ thương mại nội bộ ngành – đồng thời nhập khẩu và xuấtkhẩu hàng hóa trong cùng một ngành với một đối tác:

Bj: chỉ số thương mại nội bộ ngành với đối tác j

Xi: Giá trị xuất khẩu của sản phẩm i với đối tác j

Mi: Giá trị nhập khẩu của sản phẩm i với đối tác j

Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa thương mại ròng trên tổng thương mại, cókhoảng dao động từ 0 đến 1, khi Bj = 0 thì thương mại chồng chéo hoàn hảo,

do đó thương mại nội bộ ngành là thuần túy, trong khi 1 đại diện cho thươngmại liên ngành thuần túy Mặc dù bản chất của chỉ số này vẫn còn nguyên vẹncho đến ngày nay, nhưng một chỉ số đo lường thương mại nội bộ ngành mà lạicho giá trị thương mại nội ngành thuần túy một giá trị bằng 0 thì nhìn khôngđược hấp dẫn

Do đó Grubel-Lloyd(1975) đã đề xuất một công thức thay thế và trởthành phương pháp phổ biến nhất để đo lường mức độ thương mại nội bộngành (ITT) Chỉ số Grube-Lloyd này là cách tính toán phổ biến và thích hợp

Trang 18

nhất để phân tích cơ cấu thương mại nội bộ ngành của một ngành hàng trongmột thời điểm nhất định Khi đã có thông tin về giá trị xuất khẩu và nhậpkhẩu của một ngành hàng xác định với một đối tác và khoảng thời gian xácđịnh ta có thể tính toán như sau:

Trong đó:

GL: Chỉ số thương mại nội bộ ngành của sản phẩm i với đối tác j

Xi: Giá trị xuất khẩu của sản phẩm i với đối tác j

Mi: Giá trị nhập khẩu của sản phẩm i với đối tác j

Công thức Grubel-Lloyd cho thấy một quốc gia nếu chỉ có xuất khẩuhoặc nhập khẩu với đối tác thì sẽ không có thương mại nội bộ ngành diễn ra,trong công thức thì giá trị của vế phải sẽ bằng 0 Còn trong trường hợp xuấtkhẩu bằng với nhập khẩu thì giá trị vế phải sẽ bằng 1 Cho nên chỉ số Grubel-Lloyd chỉ có giá trị từ 0 (không có thương mại nội bộ ngành) đến 1(có thươngmại nội bộ ngành hoàn toàn)

1.2.6 Đánh giá chung về lý thuyết thương mại nội bộ ngành

1.2.6.1 Ưu điểm của lý thuyết thương mại nội bộ ngành:

Trong thương mại quốc tế ngày nay, thương mại nội bộ ngành có vaitrò ngày càng quan trọng giữa các nước Qua thực tế cho thấy, các nước sẽhưởng lợi ích khi trao đổi buôn bán hàng hóa với nhau

Thứ nhất, nhà sản xuất có thể tìm kiếm được một thị trường cung ứngđầu vào với chi phí thấp và dồi dào từ các nước khác

Thứ hai, tận dụng thương mại nội bộ ngành, mỗi nhà sản xuất của cácquốc gia chỉ việc chuyên môn hóa sản xuất một loại sản phẩm khác biệt với

Trang 19

qui mô lớn, điều đó giúp vận dụng được lợi thế theo quy mô.

Ngoài ra, thông qua thương mại nội bộ ngành, sản phẩm của nhà sảnxuất có cơ hội cung ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước Hơn nữa,người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ thương mại nội bộ ngành, có thể muahàng với giá thấp hơn từ việc tính kinh tế theo quy mô và thỏa mãn được nhucầu tiêu dùng từ việc khác biệt hóa sản phẩm Cuối cùng, thương mại nội bộngành còn tác động đến sự dịch chuyển và phân phối thu nhập của các yếu tốsản xuất tương đối nhỏ, bởi vì các yếu tố sản xuất chỉ dịch chuyển trong cùngmột ngành, nên không đòi hỏi chi phí thích ứng và thay đổi lớn

1.2.6.2 Nhược điểm của lý thuyết thương mại nội bộ ngành:

Lý thuyết này vẫn chưa giải thích được các trường hợp các quốc giasản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mặt hàng đó không có thị trường trongnước ví dụ như Nhật Bản và Hàn Quốc là các nước xuất khẩu cây thông Nô-

en nhân tạo Trong khi đó các nước này là quốc gia không theo đạo thiênchúa( tức là mặt hàng không có thị trường trong nước)

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới thương mại nội ngành hàng nông sản

Trong phần trước chúng ta đã đề xuất chỉ số G-L để đo lường thươngmại nội ngành Mặc dù có một vài khó khăn và vấn đề trong việc đo lườngthương mại nội ngành, nhưng đã có một sự nhất quán chung trong tài liệu vềviệc đo lường cái gì Tuy nhiên điều đó chưa thể hiện được các yếu tố quyếtđịnh thương mại nội bộ ngành nói chung hay thương mại nội bộ ngành hàngnông sản nói riêng

Kể từ khi các mô hình đầu tiên về thương mại nội ngành xuất hiện, thìnhiều loại mô hình khác nhau cũng đã được tạo ra, có cả về thương mại nộingành theo chiều ngang và chiều dọc cũng như các cấu trúc thị trường thaythế như cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm Một số trong những môhình này thì có phân biệt sự khác nhau của các nhân tố quyết định, trong khi

Trang 20

những mô hình khác thì gặp khó khăn khi phân biệt giữa chúng Bất chấpnhững khó khăn này, vô số cuộc nghiên cứu thực nhiệm đã tìm cách để xácđịnh các đặc điểm chung cho tất cả hoặc hầu hết các mô hình này Và dĩnhiên, những đặc điểm chung này là đối tượng của các sai số khi đo lường, vànằm trong phần lớn các biến đại diện, một số trong những vấn đề lường ở trên

mà nó tác động đến, thì dường như không đáng kể Những đặc điểm này đạikhái được phân loại như các nhân tố quyết định quốc gia cụ thể và các nhân tốquyết định ngành công nghiệp cụ thể (Greenaway và Milner, 1989) Và vớithương mại nội bộ ngành nông sản, theo ý kiến tác giả có thể tính đến các yếu

tố sau:

1.3.1 Trình độ phát triển kinh tế giữa hai quốc gia

Phát triển kinh tế được cho là một nhân tố quyết định của thương mạinội ngành giữa hai quốc gia trong hai cách: thứ nhất là mức độ phát triển kinh

tế, thứ hai là sự khác nhau trong phát triển kinh tế Mức phát triển kinh tế caothì có lợi cho thương mại nội ngành, bởi vì các nền kinh tế phát triển cao cókhả năng để phát triển và sản xuất các sản phẩm khác biệt hóa, tương ứng vớikhả năng sản xuất các sản phẩm khác biệt hóa là một nhu cầu khác biệt lớn.Các biến số phổ biến nhất được dùng để xác định yếu tố quyết định này làtổng thu nhập quốc nội (quốc dân) bình quân đầu người, GDP/đầu người Tỷ

lệ vốn – lao động cũng được sử dụng khi các nền kinh tế phát triển cao đượcgiả định có tổng lượng vốn trên đầu người lớn hơn

Theo lý thuyết kinh tế, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuấttrong lãnh thổ một quốc gia tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng tănglên và cơ hội xuất khẩu hàng hóa sẽ nhiều hơn Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởngcủa nhân tố này đối với KNXK của từng nước và mặt hàng khác nhau lại có

sự khác nhau Chẳng hạn: với nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực pháttriển thì KNXK và GDP có quan hệ chặt chẽ với nhau Song, với nền kinh tế

Trang 21

không lấy xuất khẩu làm mục tiêu chính thì lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất

ra trong nước chưa hẳn đã phục vụ cho hoạt động xuất khẩu - tức là KNXK

và GDP ít có liên quan tới nhau Còn khi khả năng sản xuất tăng, giá trị sảnxuất của quốc gia giảm xuống thì trường hợp này GDP sẽ có tác động ngượcchiều với KNXK Về mặt lý thuyết có thể đưa ra nhiều tình huống khác nhauvới mức độ tác động của quy mô nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu đếnKNXK Song trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hai nhân tố này chothấy mối quan hệ cùng chiều và chặt chẽ với nhau

1.3.2 Quy mô thị trường

Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến kim ngạchthương mại giữa hai quốc gia Tức là, GDP của nước nhập khẩu lớn sẽ chothấy nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của nước đó tăng lên Tuynhiên, khi GDP của một quốc gia tăng cho thấy khả năng sản xuất của quốcgia đó tăng theo Vì thế cơ hội cạnh tranh của sản phẩm ngoài nước với sảnphẩm trong nước sẽ càng gay gắt Không chỉ vậy, mức cầu nước nhập khẩucủa một quốc gia là cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức thiết yếu của từngloại hàng hóa khác nhau Chẳng hạn, với những hàng hóa thứ cấp khi mứcsống tăng, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm Với hàng hóa thông thường khi thunhập tăng, cầu về hàng hóa đó cũng tăng theo song cùng với nó là sự tăng lêncủa chất lượng sản phẩm Song, với hàng hóa xa xỉ thì cầu và thu nhập lại tỷ

lệ thuận với nhau Tuy vậy, việc xác định hàng hóa thứ cấp, hàng hóa thiếtyếu hay hàng hóa xa xỉ lại còn tùy thuộc vào quốc gia đó là xuất khẩu haynhập khẩu Đây là nguyên nhân dẫn đến KNNK của quốc gia đó tăng haygiảm? Trên thực tế rất khó để khẳng định rõ ràng được tác động của quy mônền kinh tế nước nhập khẩu với KNXK là tác động cùng chiều hay ngượcchiều Tuy nhiên, do nông sản là mặt hàng thiết yếu nên hầu hết các quốc giađều quan trọng thứ hàng hóa này để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người

Trang 22

dân Điều này có nghĩa khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì quốc gia đó đãtập trung sản xuất để gia tăng sản lượng và nâng cao chất lượng nông sảntrong nước - đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm đi Khi đó,tác động của quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu tới KNXK là tác độngngược chiều.

1.3.3 Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia

Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tớicước phí vận chuyển hàng hóa cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyểnhàng hóa nói chung và nhóm nông sản nói riêng Khi khoảng cách giữa haiquốc gia càng xa, chi phí vận chuyển càng lớn kết hợp với đặc thù của hàngnông sản là tươi sống nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nông sản.Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian thực hiệnhợp đồng, thời điểm ký hợp đồng,… do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọnnguồn hàng, lựa chọn thị trường cũng như lựa chọn mặt hàng để xuất khẩu.Qua phân tích cho thấy, khoảng cách địa lý có tác động lớn đến hoạt độngxuất khẩu của một quốc gia Đây là lý do khiến các quốc gia thường chútrọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước có chung đườngbiên giới hoặc các nước trong cùng khu vực Thêm vào đó, khoảng cách địa

lý còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa Tuy rằng với mỗimặt hàng khác nhau thì mức độ tác động có thể là nhiều hay ít Song vớinhóm hàng nông sản thì khoảng cách địa lý có ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng xuất khẩu nông sản của một quốc gia

1.3.4 Hội nhập kinh tế

- Độ mở của nền kinh tế của từng quốc gia

Ðộ mở nền kinh tế được sử dụng như một nhân tố đại diện cho chínhsách ngoại thương của một quốc gia, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạchxuất nhập khẩu so với GDP Chính sách ngoại thương càng theo hướng tự do

Trang 23

hóa, độ mở của nền kinh tế càng lớn khiến cho quy mô xuất nhập khẩu hànghóa càng tăng Như vậy, độ mở nền kinh tế có tác động cùng chiều đến hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng.

- Các quan hệ kinh tế quốc tế

Trong quá trình hội nhập KTQT, các mối quan hệ kinh tế quốc tế cóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nôngsản nói riêng của một quốc gia Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó

có nghĩa là hàng hóa đã xâm nhập vào một thị trường khác và nhà xuất khẩu sẽphải đối mặt với những rào cản như thuế nhập khẩu hay vấn đề về hạn ngạchnhập khẩu Các rào cản này là chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc rất nhiều vàoquan hệ kinh tế song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Trong khi đó, với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay đã tạođiều kiện cho nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau như ASEAN,APEC, EU,…được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương, đaphương giữa các nước và các khối kinh tế đã được ký kết với mục tiêu là giảmthuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá và thúc đẩy hoạt động thương mạitrong khu vực và toàn thế giới ngày càng phát triển Đây sẽ là tác nhân tích cựchay là rào cản với một quốc gia khi thâm nhập vào thị trường khác hoàn toànphụ thuộc vào các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia Như vậy, với mộtquốc gia nếu có được những mối quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng, bền vững vàtốt đẹp sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trongnước nhằm tăng KNXK Song để làm được điều này thì quốc gia đó cần tăngcường tham gia vào các liên minh kinh tế cũng như việc ký kết các hiệp địnhthương mại song phương hoặc đa phương với các khối và các quốc gia khác

1.3.5 Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của từng quốc gia

- Chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu

Các nhân tố về chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu có tác

Trang 24

động lớn đến KNXK và KNNK của một quốc gia Song, tùy vào các công cụ

sử dụng khác nhau mà các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc giántiếp đến XK và NK của một quốc gia Các chính sách tác động đến xuất khẩukhá đa dạng nên trong khuôn khổ của Luận văn sẽ chỉ tập trung vào nhữngchính sách tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốcgia Cụ thể:

+ Chính sách thuế quan và phi thuế quan

Rào cản thương mại quốc tế bao gồm các biện pháp thuế quan và phithuế quan Tuy nhiên hiện nay trong xu thế hội nhập KTQT với hàng loạt cácFTA được ký kết thì các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuếquan không còn khả thi thì các quốc gia sẽ thiết lập hàng loạt các rào cản kỹthuật nhằm ngăn chặn nông sản NK Có thể kể tới hàng loạt các yêu cầunghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng hay quy chuẩn nguồn gốc xuất xứ củathị trường Nhật Bản, Mỹ hay EU Kết quả sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kểlàm giảm KNXK hàng hóa của một quốc gia Ngược lại, khi các rào cản nàygiảm đi (tức là quốc gia tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết cáchiệp định hợp tác kinh tế, giảm thuế, quy định tiêu chuẩn linh hoạt…) làmgiảm đi tác động của hàng rào thuế quan sẽ khiến hàng nông sản có nhiều sẽtạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu quốc tế (thúc đẩy KNXK hàng hóacủa một quốc gia)

+Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này so với đồng tiền khác Cónhiều cách tiếp cận đến tỷ giá hối đoái nhưng Luận văn sẽ dừng lại ở khíacạnh nghiên cứu sức mua của đồng tiền với các loại hàng hóa nông sản Dovậy, tỷ giá được đề cập đến chính là tỷ giá thực của đồng tiền ngoại tệ so vớiđồng tiền nội tệ (ER).Thực tế cho thấy, tác động của chính sách tỷ giá hốiđoái tới KNXK về mặt bản chất là do những thay đổi trong mức tỷ giá hối

Trang 25

đoái gây ra Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá hàng xuất khẩu - yếu tốquan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường Khi đồng nội tệ củamột quốc gia giảm giá so với các đồng ngoại tệ khác tức là giá cả của hànghóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ giảm, khi đó cầu của hàng hóa này tănglàm cho sản lượng xuất khẩu tăng Ngược lại, nếu đồng nội tệ giảm giá so vớingoại tệ thì sẽ khiến cho sản lượng xuất khẩu giảm Tuy nhiên, đó mới chỉ làtác động của tỷ giá tới khối lượng xuất khẩu, còn tác động của tỷ giá đếnKNXK như thế nào thì còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng xuất khẩuđối với giá Nếu cầu hàng hóa là co giãn đối với giá thì khi tỷ giá ngoại tệ sovới nội tệ tăng lên sẽ khiến tổng KNXK tính theo ngoại tệ tăng lên Nếu cầuhàng hóa ít co giãn thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến KNXK tính theo ngoại tệ giảm

đi Đối với các nhóm hàng khác nhau có mức độ co giãn của cầu theo giá làkhông đồng nhất, tác động từ tỷ giá hối đoái cũng sẽ không đồng đều Bêncạnh tác động vào nhân tố cầu tại nước nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái cũng cótác động đến cung hàng xuất khẩu Khi tỷ giá thay đổi khiến doanh thu củadoanh nghiệp tăng, chi phí đầu vào giảm sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất, tăngcung hàng cho xuất khẩu Bên cạnh việc tỷ giá tăng hay giảm có những tácđộng trực tiếp trái chiều nhau tới KNXK thì biến động tỷ giá của các đồngtiền cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia Trong một sốtrường hợp, khi tỷ giá biến động thì nhà xuất khẩu phải tiến hành các biệnpháp đề phòng rủi ro (tức là chi phí họ phải bỏ ra cao hơn) khiến cho động lựcxuất khẩu giảm Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp ngừng xuất khẩu do rủi ro tỷgiá thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí rút lui khỏi thị trường Với kếtluận về hai chiều tác động này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tối đa hóa lợinhuận và lựa chọn tăng hay giảm xuất khẩu là khác nhau

1.3.6 Lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau về mặt lý

Trang 26

thuyết do nhận thức và quá trình chứng minh khác nhau.Phát huy lợi thế sosánh là yêu cầu cơ bản của thương mại quốc tế Lợi thế so sánh bao gồm lợithế so sánh tự nhiên và lợi thế so sánh tự tạo Lợi thế so sánh tự nhiên có từcác nguồn lực sẵn có như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động và nguồnvốn Các cơ hội thị trường mở ra cũng có khả năng tạo ra những lợi thế mới.Lợi thế so sánh tự tạo được hình thành từ chính sách đầu tư của chính phủ vàdoanh nghiệp thông qua chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộngành Tuy nhiên, việc xem xét các yếu tố cấu thành nên lợi thế so sánh còn ởdạng đơn giản là lao động và vốn nói chung mà chưa chỉ ra cụ thể cơ cấu củalao động như lao động phải có tay nghề cao, hàm lượng tri thức lớn đặc biệt làđội ngũ chuyên gia và các doanh nhân giỏi Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư vàcông nghệ phải đạt trình độ cao, các loại dịch vụ sản xuất phải đạt trình độđẳng cấp quốc tế như dịch vụ ngân hàng, tài chính Cơ sở hạ tầng của sảnxuất và thương mại cần đạt đến trình độ cao về giao thông vận tải, viễn thông,thương mại điện tử để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của các giao dịchthương mại quốc tế Như vậy, việc các quốc gia có thể tận dụng và phát huytốt những lợi thế so sánh (tự nhiên và tự tạo) của mình sẽ giúp các quốc gia đónâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Đồng thời đây lànhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng thị trường tiêu thụ qua đó góp phần

mở rộng quy mô KNXK hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của mộtquốc gia

Ví dụ: Như các yếu tố như dân số hay diện tích đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp nước xuất khẩu

Đây là diện tích đất đai dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất nôngnghiệp của một quốc gia Do vậy, diện tích đất nông nghiệp lớn hay nhỏkhông chỉ quyết định đến quy mô sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng tớichiến lược xuất nhập khẩu nông sản tại quốc gia đó Về mặt tổng quát, khi xét

Trang 27

với nước xuất khẩu thì diện tích đất nông nghiệp sẽ có tác động cùng chiềuvới KNXK nông sản Tức là, khi diện tích đất nông nghiệp tăng, quy mô sảnxuất được mở rộng, sản lượng hàng hóa nhiều làm cho lượng cung hàng xuấtkhẩu tăng lên và nhu cầu nhập khẩu nông sản giảm.Tuy nhiên, việc nghiêncứu nhân tố này cần căn cứ vào thực tế hiện nay đó là quá trình đô thị hóa nóichung đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến khả năng để tăng về mặt quy mô diệntích là rất khó Hơn nữa, việc tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp sẽ chothấy tác động rõ hơn đến từng loại nông sản cụ thể (nông sản khác nhau sẽphù hợp với điều kiện đất đai khác nhau).

Diện tích đất nông nghiệp của nước nhập khẩu

Tương tự như nghiên cứu với nước xuất khẩu, diện tích đất nôngnghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của mộtquốc gia nói chung và quốc gia nhập khẩu nói riêng Đối với nước nhập khẩu,khi quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn tức là quy mô sản xuất nông nghiệpđược mở rộng làm sản lượng nông sản tăng lên Khi đó, nhu cầu nhập khẩunông sản từ các quốc gia khác giảm tức là KNXK của đối tác giảm Điều này

có nghĩa tác động của diện tích nông nghiệp nước nhập khẩu đến KNXKnông sản của nước đối tác là ngược chiều Song sẽ chính xác hơn khi nghiêncứu cho từng mặt hàng nông sản cụ thể vì đất đai ở như khu vực khác nhau sẽmang những đặc điểm khác nhau

Dân số nước xuất khẩu

Dân số là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất củamột quốc gia Mức độ tác động của dân số đến KNXK hàng hóa nói chung vànông sản nói riêng có thể phân tích ở các góc độ khác nhau cụ thể như sau:

+ Ở góc độ nguồn lao động, khi dân số tăng thì quy mô nguồn lao độngtăng góp phần tăng khả năng sản xuất và tăng lượng hàng xuất khẩu Tuynhiên, việc tăng lượng hàng hóa xuất khẩu tạo nên sức ép cạnh tranh giữa các

Trang 28

doanh nghiệp nhiều hơn Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp trongnước cần phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và đadạng hóa sản phẩm góp phần làm lượng cung hàng tăng lên và do đó xuấtkhẩu sẽ có điều kiện phát triển Bên cạnh đó còn đòi hỏi nguồn lao độngkhông chỉ tăng về mặt số lượng mà còn phải nâng cao về chất lượng Khoahọc kỹ thuật ngày càng phát triển, nguồn lao động có trình độ cao sẽ dần thaythế lao động phổ thông Vì thế, khi xem xét nhân tố này cần có sự kết hợp cả

số lượng và chất lượng thì kết quả phản ánh mới đầy đủ và chính xác.Nhưvậy, ở góc độ này dân số nước xuất khẩu (nguồn lao động) có tác động cùngchiều với KNXK

+ Ở một góc độ khác, khi dân số tăng nhanh đại diện cho quy mô thịtrường lớn (cầu hàng hóa trong nước tăng) sẽ gây ra ảnh hưởng đến việc bánhàng ra thị trường quốc tế, làm giảm tính năng động của các doanh nghiệptrong nước dẫn đến kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất khẩu Điều này

có nghĩa, hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trongnước (ít quan tâm đến xuất khẩu) Vì thế, trường hợp này dân số có tác độngngược chiều với KNXK hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng

Như vậy, trên phương diện lý thuyết dân số nước xuất khẩu có thể tácđộng cùng chiều hoặc ngược chiều với KNXK nông sản của một quốc gia

Dân số nước nhập khẩu

Tương tự như nghiên cứu với dân số nước xuất khẩu, khi quy mô dân

số tăng sẽ kéo theo cầu hàng hóa mà đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu nhưnông sản tăng lên, gây ra những ảnh hưởng nhất định đến KNXK của quốcgia đối tác Tuy vậy, mức độ tác động của nhân tố này là cùng chiều hayngược chiều lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như chất lượng nguồnlao động của mỗi quốc gia Cụ thể:

(i) Dân số tăng cũng tức là lượng cầu tăng khiến cho nhu cầu nhập

Trang 29

khẩu hàng hóa tăng tức là KNXK của đối tác tăng

(ii) Dân số tăng khiến quy mô lao động trong nước tăng làm tăng khảnăng sản xuất dẫn tới tăng quy mô và kết quả sản xuất Khi đó, sản xuất trongnước cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước dẫn đếnKNNK hàng hóa giảm (cũng tức là KNXK của quốc gia đối tác giảm)

Qua phân tích trên cho thấy xu hướng tác động của dân số nước nhậpkhẩu và dân số nước xuất khẩu là giống nhau Đó là không thể biết đượcchiều tác động mà phải tùy thuộc với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể

1.3.7 Chất lượng nông sản

Chất lượng nông sản có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu củamột quốc gia Tại một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ chấtlượng nông sản được đề cập đến như một tiêu chí quyết định đến việc chophép hay không cho phép hoạt động nhập khẩu mặt hàng này Bên cạnh đó,quá trình toàn cầu hóa làm cho các quốc gia luôn phải nỗ lực cải thiện về chấtlượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh trước các đối thủ Trong khi

đó chất lượng nông sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

- Tính thời vụ

Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản luôn mang tính thời

vụ bởi các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhấtđịnh Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu làm cho mỗiloại cây trồng có sự thích ứng riêng, tạo nên những mùa vụ khác nhau trongsản xuất.Vào khoảng thời gian chính vụ, nông sản thường dồi dào, phong phú

về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ.Ngược lại, khi trái vụ thìnông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao

- Điều kiện tự nhiên

Nông sản chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là cácđiều kiện về đất đai, khí hậu và thời tiết Đa phần các nông sản đều rất nhạy

Trang 30

cảm với các nhân tố ngoại cảnh Do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tựnhiên đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển bìnhthường, cho sản lượng thu hoạch cao, chất lượng tốt Ngược lại, nếu điều kiện

tự nhiên không thuận lợi như: nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hánhoặc bão lụt… sẽ gây sụt giảm về năng suất và sản lượng cây trồng

- Chất lượng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe ngườitiêu dùng

Chất lượng nông sản luôn là tiêu chí đầu tiên được người tiêu dùngquan tâm khi quyết định mua hàng Tại các quốc gia phát triển, đối với hoạtđộng nhập khẩu nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe đặt ra về chấtlượng, vệ sinh ATTP, kiểm dịch, xuất xứ,…của loại hàng hóa này Nguyênnhân chính là do chất lượng của nông sản sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sứckhỏe của người sử dụng Vì vậy, khi đời sống người dân được nâng lên thìchất lượng nông sản cũng cần được cải thiện tương ứng

- Tính tươi sống

Nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời giandài.Ngoài ra, nhân tố thời vụ của nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa sảnxuất và tiêu dùng, cho nên cần quan tâm đến khâu chế biến và bảo quản cho tốtđặc biệt với nông sản xuất khẩu Bên cạnh đó, nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc,biến chất,… do đó chỉ cần để một thời gian ngắn trong môi trường không bảođảm về độ ẩm, nhiệt độ là nông sản sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng

- Tính đa dạng

Nông sản có đặc điểm đa dạng cả về chủng loại và chất lượng Bởi,nông sản được sản xuất ra từ các địa phương khác nhau, với các nhân tố vềđịa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ, mỗi trang trại có phương thứcsản xuất khác nhau với các giống nông sản khác nhau cho nên chủng loại

Trang 31

cũng khác nhau Đây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng nông sảnkhông có tính đồng đều, do đó vấn đề quản lý chất lượng nông sản thườnggặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện riêng biệt về thời tiết, khíhậu, thổ nhưỡng,… để phát triển một số loại nông sản nhất định Quá trìnhtoàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏimỗi quốc gia cần có những sáchlược và cách làm phù hợp nhằmchuyển các nhân tố thuận lợi thành các lợi thếriêng của mình trong cạnh tranh quốc tế

1.3.8 Khoa học công nghệ

Trong lĩnh vực KTXH, khoa học công nghệ (KHCN) đã thực sự thúcđẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhucầu tiêu dùng ngày càng cao của con người KHCN đã trực tiếp tác độngnâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giáthành sản xuất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,… Nhiều sảnphẩm mới với mẫu mã phong phú, đa dạng, đa năng, đã được ra đời Trongnông nghiệp, việc nghiên cứu cho ra những giống cây trồng, vật nuôi mới hayviệc phát minh ra công nghệ sản xuất, chế biến mới đã tạo ra các sản phẩm cónăng suất, chất lượng cao Những yếu tố này có vai trò quan trọng trong việcnâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường quốc tế qua đóảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia Như vậy,KHCN là nhân tố có tác động mạnh đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinhdoanh quốc tế của một quốc gia

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI NỘI BỘ NGÀNH NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành nông sản của Việt Nam với các nước Asean

2.1.1 Trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước Asean

Trong 30 năm qua Việt Nam đã đạt thành tích phát triển đáng ghi nhận.Bắt đầu từ năm 1986, cải cách kinh tế và chính trị thời kì Đổi mới đã thúc đẩykinh tế tăng trưởng nhanh chóng và biến Việt nam từ một trong các nướcnghèo nhất thế giới trở thành nước thu nhập trung bình thấp

Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh Kể từ năm 1990, Việt Nam làmột trong những nước có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanhnhất thế giới, trung bình 6.4%/năm trong những năm 2000 Mặc dù môitrường toàn cầu còn nhiều bất ổn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì sứcbật tốt Triển vọng trung hạn vẫn thuận lợi, với mức tăng trưởng GDP là 6%trong năm 2017, và các nền tảng tăng trưởng – gồm cầu trong nước và côngnghiệp chế tạo hướng xuất khẩu – vẫn mạnh và ổn định

Thành quả tăng trưởng đã được phân phối đồng đều, trong đó tỉ lệnghèo đã giảm mạnh, và phúc lợi xã hội cũng được tăng cường đáng kể Vàothời điểm năm 1993, hơn một nửa dân số sống dưới mức 1,90 USD/ngày.Ngày nay, tỉ lệ nghèo cùng cực đã giảm xuống còn 3% Tỉ lệ dân số sống dướichuẩn nghèo quốc gia (do Ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê xác định)giảm xuống còn 13,5% trong năm 2014, trong khi tỉ lệ này năm 1993 là 60%.Trong hai thập kỷ vừa qua, hơn 40 triệu người dân Việt Nam đã thoát nghèo

Việt Nam đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ cơ

Trang 33

bản Người dân Việt Nam ngày nay có dân trí cao hơn và sức khỏe tốt hơn sovới cách đây 20 năm—và những tiến bộ này được chia đều trong toàn xã hội.Thành tích giáo dục đạt mức cao, kể cả giáo dục tiểu học Tỉ lệ tử vong trẻ sơsinh và trẻ dưới 5 tuổi đã giảm mạnh trong 20 năm qua xuống còn 19 và 24phần nghìn vào năm 2012 Tỉ lệ còi xương cũng giảm rõ rệt từ 61% vào năm

1993 xuống còn 23% vào năm 2012 Tuổi thọ tự nhiên bình quân hiện nay là

76 tuổi, so với 71 tuổi vào năm 1993

Tuy nhiên, khi so sánh với các đối tác trong khu vực Asean thì nền kinh

tế Việt Nam vẫn còn ở mức phát triển thấp

Biểu đồ 2.1 Giá trị GDP các nước Asean năm 2015

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Tính đến hết năm 2015, GDP của Việt Nam chỉ xếp thứ 6/10 trong khuvực Asean đứng trên các quốc gia Lào, Bru-nây, Campuchia và Myanmanhưng giá trị GDP Việt Nam chỉ bằng 2/3 so với quốc gia đứng ngay trên làPhilippin Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức phát triển trung

Trang 34

bình trong khu vực Asean.

Một chỉ số quan trọng khác có thể minh chứng cho điều này đó là chỉ

số GDP bình quân đầu người

Biểu đồ 2.2 Giá trị GDP bình quân đầu người của các nước Asean năm 2015

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Việt Nam chỉ đứng thứ 7/10 nước Asean với GDP bình quân đầu ngườiđạt 2.110 USD chỉ bằng ½ so với GDP/người của Thái Lan, bằng 1/15 so vớiBru-nây, hay 1/25 so với Singapore

Như đã phân tích ở chương 1, trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởngcùng chiều với thương mại nội ngành hàng nông sản, do đó với nền kinh tếViệt Nam đang phát triển ở mức thấp thì cơ hội mở rộng thương mại nộingành với các nước Asean vẫn còn nhiều hạn chế

2.1.2 Chất lượng nông sản

Chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang có những chuyểnbiến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu nông sản thô và tăng tỷtrọng nông sản chế biến sâu Điển hình có thể thấy ở ngành hồ tiêu, 95%

Trang 35

trong tổng số lượng hồ tiêu xuất khẩu đều được chế biến theo các tiêu chuẩnASTA, ESA, JSSA.Tính đến năm 2016, ngành hồ tiêu đã có 18 nhà máy chếbiến hiện đại, công suất lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chế biến được các sảnphẩm đặc trưng như tiêu đen, tiêu trắng, tiêu đỏ, tiêu nghiền bột, tiêu hữu cơtheo công nghệ sạch, chất lượng cao Hoặc với ngành cà phê, hiện nay cảnước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê bột (cà phêrang, xay) và 8 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất Năm 2013, tỷ lệ

cà phê chế biến chiếm 1,7% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam;đến năm 2014 tỷ lệ này đã tang một cách ấn tượng (11,2%).Tuy nhiên, xétmột cách toàn diện thì tỷ trọng chế biến sâu của nông sản Việt Nam nói chungchỉ đạt 25-30% tổng sản lượng nông sản xuất khẩu Trên thực tế, chất lượngnông sản chưa thật sự được quan tâm ngay từ khâu giống gieo trồng, chămsóc, thu hoạch đến bảo quản, chế biến Nhiều nông sản được đưa đi xuất khẩuchỉ ở dạng sơ chế hoặc chế biến thô nên giá bán không cao và không cạnhtranh được với sản phẩm của các đối thủ Đây là nguyên nhân chính của tìnhtrạng “sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thu về thấp” của nông sản ViệtNam trong thời gian vừa qua.Tới đây, khi các rào cản kỹ thuật tại các thịtrường nhập khẩu được thiết lập nhiều và tinh vi hơn thì vấn đề nâng cao chấtlượng nông sản ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiếthơn đối với xuấtkhẩu của Việt Nam

Bên cạnh đó, tình trạng các lô hàng nông sản bị từ chối, trả về của cácnước nhập khẩu cũng đang có xu hướng tăng Nguyên nhân là do khi kiểm travẫn còn tồn dư hoạt chất bảo vệ thực vật khá cao, chất lượng nông sản khôngđồng đều hoặc việc đóng bao bì chưa đúng quy cách,… Đây không chỉ là hậuquả của việc thiếu kiểm soát về chất lượng nông sản mà còn cho thấy khảnăng giữ uy tín của các doanh nghiệp trong nước trước các khách hàng

Nhìn chung, chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều

Trang 36

cải thiện song vẫn tồn tại nhiều vấn đề nằm ở tất cả các khâu từ sản xuất đếntiêu thụ.Khi quá trình hội nhập ngày một sâu rộng hơn, đây sẽ là vấn đề cấpbách cần giải quyết nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng để từng bướckhẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

2.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh gia nhập APEC, Asean tiếp tục là một trong những thịtrường chủ yếu của Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu của toàn khốiASEAN bình quân hàng năm khoảng 1.329 tỷ USD và xuất khẩu đạt 1.460,8

tỷ USD Trong đó, Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 7,36% kim ngạch xuấtkhẩu và 8,5% kim ngạch nhập khẩu

Bảng 2.1: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của

Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2016

Thị trường

Trị giá (Tỷ USD)

So với 2015 (%)

Trị giá (Tỷ USD)

So với 2015 (%)

Trị giá (Tỷ USD)

So với 2015 (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia Asean với trị giá18,47 USD, Asean là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Hoa

Trang 37

Kỳ và EU, tăng 4,4% so với năm trước Trong quý đầu năm nay, con số nàyđược ước tính ở mức 4,7 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước

Xét với từng thị trường trong khu vực, hiện tại, Singaporere là đối tácnhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 33% tổng kim ngạch nhập khẩu củaViệt Nam với ASEAN trong năm 2012 Nếu tách riêng Singaporere khỏiASEAN thành một đối tác riêng, thậm chí quốc gia này còn xếp trong top 4những nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam sau Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc

Theo phân tích, hợp tác song phương Việt Nam – Singaporere đã cónhững bước phát triển vượt bậc là do hai nước đã ký kết Hiệp định Khung vềKết nối hai nền kinh tế Hơn nữa, so với các thị trường trong khu vực,Singaporere là quốc gia có chính sách thương mại tự do với mức độ mở cửalớn nên hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào thị trường này đều được miễnthuế hoàn toàn

Trong khối ASEAN, nếu Singaporere là đối tác nhập khẩu lớn nhất thìMalaysia là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu của ViệtNam vào thị trường Malaysia đã tăng gấp 40 lần, từ 110,6 triệu USD năm

1995 lên đến 4,5 tỷ USD năm 2012 Đặc biệt, cán cân thương mại hàng hóacủa Việt Nam trong buôn bán với Malaysia năm 2012 đã chuyển sang trạngthái thặng dư với mức xuất siêu là 1,08 tỷ USD sau nhiều năm thâm hụt

Sau Singaporere và Malaysia, Thái Lan là đối tác thương mại quantrọng thứ ba của Việt Nam cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu Hợp tác thươngmại giữa Việt Nam và Thái Lan tăng trưởng mạnh từ mức 541,1 triệu USDnăm 1995 tới 8,6 tỷ USD năm 2012 Trong đó, xuất khẩu tăng gấp 28 lần vànhập khẩu tăng gấp 13 lần

Các nước còn lại trong khu vực như Lào, Campuchia, Philippines mớichỉ có mức trao đổi thương mại với Việt Nam dưới 3 tỷ USD/năm Myanma

Trang 38

là nước có mức độ hợp tác thương mại với Việt Nam thấp nhất trong khối.

Việc thúc đẩy tự do lưu chuyển hàng hóa đã được ASEAN triển khaithực hiện không chỉ với thương mại nội khối mà còn được mở rộng với nhiềuđối tác thông qua các FTA của ASEAN với các đối tác này Là thành viên củaASEAN, Việt Nam đang nỗ lực cùng các nước ASEAN triển khai thực hiệncác Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,Australia, New Zealand và Ấn Độ Các FTA ASEAN+1 đang và sẽ đem lạinhững tác động nhiều chiều, nhất là trong dài hạn, đối với thương mại và đầu

tư của Việt Nam Thông qua các FTA, phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam

đã, đang và sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% Thực tế cho thấy AEC

và các FTA đã góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam vớiASEAN và với các đối tác của ASEAN Như vậy, thúc đẩy xuất khẩu là tácđộng lớn nhất và quan trọng nhất mà các FTA này mang lại Điểm qua mộtloạt các FTA đa phương của ASEAN với các đối tác lớn cho thấy, Việt Nam

đã được hưởng những tác động tích cực từ hiệu ứng lan tỏa của việc thực hiện

tự do hóa thương mại mà lộ trình hướng tới thành lập AEC mang lại Đó lànhững cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu từ hiệu ứng của việc cắt giảm thuếtheo cam kết trong FTA bởi trong tất cả các cuộc đàm phán FTA, mục tiêu

mà Việt Nam luôn hướng tới là khơi thông và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụ của Việt Nam ra thị trường thế giới

Từ những thuận lợi đó, thương mại nội bộ ngành nông sản Việt Nam có

cơ hội mở rộng với các đối tác không chỉ trong mà còn cả ngoài khu vực Asean

2.1.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt độngxuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng Trong những năm qua,cùng với chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước là hàng loạt các côngtrình giao thông, trạm vận chuyển, kho, bến bãi,… được xây dựng và hoàn

Trang 39

thành Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh và khá năng động, đáp ứng tốt cácdịch vụ khi doanh nghiệp có nhu cầu Đây được xem là nhân tố thuận lợi giúpquá trình lưu thông, vận chuyển nông sản giữa Việt Nam và đối tác đượcnhanh chóng và dễ dàng hơn Tính đến hết năm 2016, cả nước có492.892/570.448 km đường nhựa, chiếm 86,6% chiều dài toàn bộ mạng lướiđường bộ, cũng có 220.000/492.892 km đường giao thông nông thôn đượccứng hoá25.Tuy nhiên, việc đầu tư nhìn chung còn dàn trải, chất lượng cáccông trình giao thông ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập Thêm vào đó,tình trạng khai thác sử dụng các bến bãi chưa thật sự hiệu quả Nếu so sánhvới các đối thủ trong cùng khu vực Thái Lan, Indonesia,… thì hệ thống cơ sở

hạ tầng của Việt Nam không phải là kém nhất song vẫn còn một khoảng cáchkhá xa Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nông sản,qua đó làm giảm khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trườngthế giới

2.1.5 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng nôngsản nhằm đáp ứng trình độ ngày càng cao của người tiêu dùng Theo phântích gần đây của Ngân hàng Thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, tiến bộ côngnghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ởcác nước đang phát triển Tại Hàn Quốc, đột phá trong KHCN giúp KTXHnước này phát triển mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1040USD (1977) lên 3360 USD sau 10 năm Đầu tư cho KHCN của nước này tăngnhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần Với Trung Quốc, đầu tưcho KHCN tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên 1,43% GDP (2007) đã tạođòn bẩy đưa GDP bình quân đầu người tăng từ 1.047 USD lên 2.604 USD.Tại Việt Nam, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đóng góp của KHCN vàotăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình quân đầu người từ

Ngày đăng: 18/10/2019, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Balassa B. (1966), “Trade liberalization and revealed comparative advantages”, The Manchester School of Economic and Social Studies 33(2), pp. 91-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade liberalization and revealed comparativeadvantages
Tác giả: Balassa B
Năm: 1966
12. Idsardi E. (2010), “The Determinants of Agricultural Export Growth in South Africa”, African Association of Agricultural Economists, Third Conference 48th Conference, September 19-23, 2010, Cape Town, South Africa Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants of Agricultural ExportGrowth in South Africa
Tác giả: Idsardi E
Năm: 2010
13. Wangjing and partner (2010), “Intra industry trade in Agricultural product: The case of China”,Working Paper, WP 06/2010/DE/SOCIUS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intra industry trade in Agriculturalproduct: The case of China”,"Working Paper
Tác giả: Wangjing and partner
Năm: 2010
14. Yayin Gelis Tahiri & Yayinlanma Tahiri(2016), “Measurement of vertical and horizontal intra industry trade in agricultural product: case of Brazil and China”, The journal of academic social science studies, Number 42, p 145-154, WinterIII 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measurement ofvertical and horizontal intra industry trade in agricultural product: case ofBrazil and China”, "The journal of academic social science studies
Tác giả: Yayin Gelis Tahiri & Yayinlanma Tahiri
Năm: 2016
15. Balassa B. (1977), “Revealed Comparative Advantage Revisited”, The Manchester School 45, pp. 327-344 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Revealed Comparative Advantage Revisited
Tác giả: Balassa B
Năm: 1977
16. Stefan Bojnec & Imre Ferto(2016),”Patterns and Driver of the Agri- food Intra industry trade of European Union countries”, International food and agribusiness Management Review, Volume19 issue 2,2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International foodand agribusiness Management Review
Tác giả: Stefan Bojnec & Imre Ferto
Năm: 2016
11. Grubel H.G. and Loyd P.J. (1975), Intra-industry Trade, the Theory and Measurement of International Trade in Differentiated Products, New York Khác
17. Nuno carlos Leitao(2011),”Intra industry trade in the agriculture sector: The experience of United states”, African Jounals of Agriculture Research, Vol 6 pp.186-190 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w