1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm KHKT của học sinh ở trường THCS yên tâm

23 170 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 7,33 MB

Nội dung

Cùng với ngành giáo dục nói chung, vấn đề khuyến khích học sinh trung họcKHKT; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giảiquyết những vấn đề thực tiễn là một trong

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Việt nam có truyền thống hiếu học nhưng hàng ngàn năm nay chúng ta chỉquen lối học “tầm chương trích cú”, xa rời thực tế chứ thiếu hẳn truyền thốngnghiên cứu thực nghiệm Trong lịch sử Việt Nam, số những người học hànhkhoa cử có nghiên cứu thực nghiệm quá ít, như Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn,

… và phạm vi ảnh hưởng không ra khỏi biên giới Việt Nam Trong thời gianchiến tranh, Nhà nước đã gửi một số lượng lớn những sinh viên đi đào tạo ở cácnước XHCN nhưng những nước này cũng không mạnh về nghiên cứu khoa họcthực nghiệm, mà thiên về nghiên cứu cơ bản Học sinh đa số tiếp thu kiến thứcthụ động, ỷ lại cho số ít bạn bè hoặc thầy cô hướng dẫn, không mạnh dạn đưa racác quan điểm ý tưởng của bản thân, chưa có khả năng vận dụng kiến thức đểgiải quyết những vấn đề thực tiển

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là họat động quan trọng và cần thiết củacông tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Cùng với quá trình hộinhập kinh tế thế giới, hội nhập về giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triểnphong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh là một yêu cầu bức thiết nhằmnâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ sáng tạo và năng động, một

tố chất rất cần thiết nhưng lại rất hạn chế trong trình độ học sinh - sinh viênViệt Nam hiện nay

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trong các trường phổ thônghiện nay có thể nói là một chủ đề mang tính tiềm năng nhưng còn nhiều điềuhạn chế Tính tiềm năng ở chỗ học sinh là một lực lượng còn rất trẻ nhưng cũngđầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, có thời gian và trí sáng tạo không ngừngđược phát triển dưới mái trường THPT Vấn đề còn hạn chế ở đây là do trình

độ tư duy còn hạn chế, học sinh chưa nhận thức được những lợi ích nào từnghiên cứu khoa học mà học sinh đạt được, khi học sinh còn ngồi trên ghế nhàtrường thì thời gian dành cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật là rất ít vàđang còn phụ thuộc vào gia đình Gần đây đại diện Vụ Khoa học Công nghệ,

Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận tỷ lệ học sinh - sinh viên nghiên cứu khoahọc vẫn còn thấp, chất lượng nhiều đề tài chưa cao, chưa bám sát yêu cầu củađời sống Nguyên nhân mấu chốt của vấn đề này là do kinh phí hỗ trợ cho họcsinh- sinh viên nghiên cứu khoa học còn thấp, nhiều trường thiếu trang thiết bị,

Trang 2

và khuyến khích thầy cô đóng góp tích cực cho nghiên cứu khoa học.

Vấn đề ở chỗ làm thế nào để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹthuật có hiệu quả? Đây là câu hỏi mà không ít giáo viên của các nhà trườnghiện nay còn đang cố gắng giải đáp Từ vấn đề này chúng ta hãy xem xét bakhía cạnh của nó: mục đích nghiên cứu khoa học của học sinh là gì? Vai tròhướng dẫn của giáo viên thể hiện ra sao? Và phương pháp nghiên cứu nào cầnthiết tối thiểu khi nghiên cứu khoa học?

Cùng với ngành giáo dục nói chung, vấn đề khuyến khích học sinh trung họcKHKT; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giảiquyết những vấn đề thực tiễn là một trong những mục tiêu được trường THCSYên Tâm đặt lên hàng đầu nhằm góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt độngdạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triểnnăng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Khai tháchiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có nănglực và kinh nghiệm nghiên cứu KHKT, giáo viên đã hướng dẫn học sinh KHKT,giáo viên đã thực hiện đề tài KHKT sư phạm ứng dụng

Vì vậy trong những lần học sinh tham gia cuộc thi KHKT luôn đạt thànhtích cao từ cấp huyện đến cấp tỉnh Là một giáo viên nhiều năm tham gia hướng

dẫn học sinh tham gia cuộc thi KHKT tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp “Một

số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm KHKT của học sinh ở trường THCS Yên Tâm”.

2 Mục đích nghiên cứu.

- Có một cơ sở khoa học trong công tác NCKH của nhà trường phổ thông

- Vạch ra được các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩmKHKT khi tham dự cuộc thi các cấp Từ đó:

+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh, nâng

cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường

+ Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu KHKT, vận dụng kiến thức đã

học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống

+ Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

+ Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn.

- Thông qua các biện pháp học sinh thấy được:

Nghiên cứa KHKT dành cho học sinh trung học là tạo cơ hội để học sinhtrung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi,

Trang 3

giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm KHKT của học sinh

- Các ý tưởng KHKT của học sinh

- Các sản phẩm KHKT của học sinh

4 Phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Tham khảo ý kiến của giáo viên: Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm

- Thăm dò ý kiến của học sinh

- Thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh

4.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Thống kê và xử lý số liệu kết quả nghiên cứu KHKT của học sinh trước và saukhi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

4.5 Phương pháp phân tích tổng hợp

- Căn cứ vào số liệu đã được khảo sát, kết hợp với luận chứng của đề tài Tôitiến hành lập kế hoạch thực nghiệm phương pháp phân tích để đạt hiệu quả caonhất

- Là phương pháp tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu qua các số liệu

đã khảo sát và thực nghiệm Đề xuất ý kiến về những biện pháp để nâng caochất lượng sản phẩm KHKT của học sinh

Trang 4

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong giai đoạn hiện nay khi cuộc cách mạng KHKT lần thứ 4 bùng nổ thìKHKT không chỉ bó hẹp trong các trường đại học, cao đẳng mà ngay từ khi họcsinh đang ngồi trên ghế nhà trương phổ thông

Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu KHKT; sáng tạo kĩ thuật,công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đềthực tiễn

Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức

và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất củahọc sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo địnhhướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Triển khai giáo dục vềkhoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong giáo dục phổ thôngtheo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường tiếp cận cuộccách mạng công nghiệp lần thứ 4

Khuyến khích các cơ sở giáo dục phổ thông, đại học, cao đẳng, cơ sở nghiêncứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinhtrung học

Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình;tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhậpquốc tế

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt, giúp cho con ngườitìm kiếm và cải tạo thực tiễn Đó chính là quá trình sáng tạo, khám phá nhữngquy luật và vận dụng những quy luật đó vào thực tiễn đời sống xã hội Bởi thế,công tác nghiên cứu khoa học của học sinh hiện nay được các trường phổ thôngđặc biệt chú trọng, không có nghiên cứu khoa học thì chất lượng đào tạo khôngthể cao

Đối với học sinh, nghiên cứu khoa học là quá trình trải nghiệm từ lý thuyếtđến thực tiễn, giúp học sinh bước đầu rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, tựkhám phá, tự bồi dưỡng kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường Học tập là

Trang 5

công việc cả đời, nghiên cứu khoa học sẽ giúp học sinh có kiến thức về phươngpháp học và tự học, hình thành và hoàn thiện nhân cách, có tư duy tích cực trongnhận thức và hành vi Đối với công tác đào tạo của nhà trường, nghiên cứu khoahọc giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học, góp phần nângcao chất lượng đào tạo trong nhà trường, biến quá trình đào tạo thành quá trình

tự đào tạo, giúp học sinh từng bước hoàn thiện kiến thức, tiếp cận các vấn đềkhoa học một cách thuận lợi hơn

Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà khoa học

kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là năng lực cạnh tranh của mỗiquốc gia nói chung, của mỗi nhà trường phổ thông nói riêng Vì vậy, kết quảnghiên cứu khoa học trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp hạng của cáctrường phổ thông hiện nay

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh tại trường phổthông nói chung, trường THCS Yên Tâm nói riêng còn nhiều hạn chế như họcsinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, còn gặpnhiều khó khăn trong vấn đề nghiên cứu… Do đó việc nâng cao hiệu quả côngtác nghiên cứu khoa học của học sinh là một vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKTsau khi khảo sát 164 em học sinh lớp 8 và 9 ở trường THCS Yên Tâm tôi nhậnthấy nổi lên một số vấn đề Đó là:

2.1 Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học

Chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, thái độ tham gia của học sinhphụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của họcsinh Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy học sinh cho rằng hoạt động nghiêncứu khoa học rất quan trọng chỉ chiếm 3,5%, quan trọng là 20,5% Trong khi đó

số học sinh cho rằng hoạt động này ít quan trọng là 28,5 %, không quan trọng là15,8 %, và vẫn còn tới 31,7% học sinh vẫn chưa xác định rõ thế nào là hoạtđộng nghiên cứu khoa học nên vẫn chưa đánh giá được tầm quan trọng của nó

Từ kết quả trên cho thấy học sinh trường phổ thông hiên nay chưa thật sựthấy được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với hoạt độnghọc tập do đó chưa có sự đầu tư cũng như tích cực tham gia vào hoạt động này

2.2 Một số nguyên nhân

Trang 6

Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh đã được đưa vào trongchương trình khung năm học của nhà trường, vậy tại sao vẫn có sự trì trệ, vẫn cónhững rào cản? Đây là do nhận thức của học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọngcủa nghiên cứu khoa học hay vì những nguyên nhân gì khác? Theo nghiên cứucủa chúng tôi, có thể kể ra các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Do nghiên cứu khoa học thực sự là công việc khó

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc biệt, nó là lao động của cáclao động Nó đặc biệt ở chỗ, đó là công việc tìm kiếm và khám phá những điềuchưa biết, kết quả tìm kiếm ra sao cũng không thể dự đoán chi tiết chính xácđược Do đó nếu lấy kết quả sản phẩm cuối cùng để đánh giá thì khó thỏa đáng.Hơn nữa việc nghiên cứu khoa học đối với học sinh mới trên cở sở là ý tưởngchưa có phương pháp nghiên cứu Đa số học sinh thiếu kiến thức, kinh nghiệmthực tế chưa có, do vậy các em không biết bắt đầu từ đâu, mục đích nghiên cứu

để làm gì và sử dụng công cụ phương pháp nghiên cứu nào có hiệu quả nhấtv.v…

Thứ hai: Do nhận thức của học sinh và hạn chế từ phương pháp giảng dạy và

nghiên cứu khoa học

Thứ ba: Do tài chính

Vấn đề tài chính luôn là bài toán nan giải đối với việc nghiên cứu khoahọc, thực tế cho thấy có rất nhiều các chi phí như: Chi phí cho việc tìm kiếm(mua dữ liệu), chi phí cho mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chạy thử, chiphí cho in ấn, chi phí cho điều tra khảo sát, chi phí thông tin liên lạc …

Công tác xã hội hóa để tạo nguồn kinh phí dành cho KHKT trong trường cònhạn chế

Thứ tư: Do thời gian bị hạn chế

Nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, lịch học của từng học kỳ khá nhiều,

do đó việc phân chia thời gian cho học tập và cho nghiên cứu khoa học càng khókhăn

Thứ năm: Do giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn vừa đóng vai trò người hỗ trợ hướng dẫn nghiên cứuvừa đóng vai trò chỗ dựa về tinh thần, tạo cảm hứng cho học sinh Nếu không có

sự định hướng cũng như hướng dẫn từ phía Thầy;Cô thì học sinh khó có thể tựmình xác định nội dung nghiên cứu cũng như hiểu được cách viết một báo cáokhoa học phải như thế nào Nhưng thực tế cho thấy hiện nay chính bản thân giáo

Trang 7

viên cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này Một số giáo viên vẫn còn phảicùng một lúc đảm nhiệm nhiều môn học nên không có nhiều thời gian để tậptrung nghiên cứu khoa học cũng như hướng dẫn học sinh của mình.

Thứ sáu: Chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền chủ trương chính sách và tầm

quan trọng của KHKT đến học sinh và cha mẹ học sinh

3 Một số giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm KHKT của học sinh.

3.1 Lên kế hoạch

Để có một sản phẩm chất lượng, hiệu quả thì lên kế hoạch cụ thể là rấtquan trọng Vì vậy hằng năm sau khi có kế hoạch của phòng giáo dục thì nhàtrường căn cứ vào kế hoạch của phòng để lên kế hoạch chi tiết cho công tácKHKT

- Đầu tháng 8 họp hội đồng giao nhiệm vụ cho trưởng ban

- Cuối tháng 8 khi học sinh tựu trường nhà trường tổ chức tuyên truyền về mụctiêu, vai trò của KHKT, lợi ích của học sinh khi tham gia KHKT đến giáo viên,học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội vào buổi chào cờ hoặc buổi sinhhoạt tập thể và họp phụ huynh nhà trường

- Tổ chức tìm hiểu, phổ biến các quy định, hướng dẫn của Bộ, Sở GDĐT về Cuộcthi

- Trong tháng 9 Sau khai giảng thu ý tưởng của học sinh tham gia thi KHKT

Tổ chức cuộc thi "Ý tưởng khoa học"

-Tổ chức “Chuyên đề khoa học của học sinh” cấp trường theo hình thức phùhợp với cuộc thi, điều kiện của nhà trường

- Tổ chức chuyên đề dành cho giáo viên toàn trường với chủ đề “Nghiên cứukhoa học và cuộc thi, bao gồm cả cuộc thi các cấp”, trao đổi về các ý tưởngnghiên cứu, những đề xuất cải tiến; GV trao đổi với HS về những vấn đề thời sự,khoa học, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khích các em suynghĩ, trao đổi để tìm hiểu, tìm giải pháp giải quyết

- Ban Giám khảo chấm cuộc thi “Ý tưởng khoa học”, trao giải và lựa chọn một

số ý tưởng có tính mới, cấp thiết, khả thi có trong danh mục các lĩnh vực dự thi

để triển khai nghiên cứu

- Lựa chọn “Ý tưởng khoa học” có ý nghĩa thực tiễn và có khả năng ứng dụng,

tiến hành cho HS thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo

Trang 8

- Phân công giáo viên hướng dẫn HS Chọn cử giáo viên có kinh nghiệm trongNCKH để hướng dẫn.

- Hướng dẫn học sinh lên kế hoạch nghiên cứu sản phẩm

- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện sản phẩm: Mua thiết bị cần thiết, phươngpháp nghiên cứu, thực nghiệm,

Thực hiện công văn phát động cuộc thi KHKT hằng năm của Phòng GD

& ĐT, ngay từ khi học sinh tựu trường vào thứ hai đầu tuần và họp phụ huynhđầu năm, trưởng ban tham mưu với ban giám hiệu lên chương trình tổ chứctuyên truyền về công tác NCKH trong các trường phổ thông của Bộ GD & ĐTđến cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh, để học sinh, phụ huynhhọc sinh thấy được tầm quan trọng của việc NCKH, quyền lợi của học sinh khitham gia NCKH, quyền lợi của cán bộ giáo viên tham gia hướng dẫn học sinhNCKH

Một số nội dung được ban tuyên truyền làm rõ tới cán bộ giáo viên, họcsinh, phụ huynh học sinh và xã hội

 Mục đích, ý nghĩa

Ngày nay mục đích nghiên cứu KHKT của học sinh, sinh viên nói trung vàhọc sinh THCS nói riêng được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ nghiêncứu KHKT của học sinh, sinh viên nhằm các mục đích:

- Góp phần đổi mới PP dạy học, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo của nhà trường

- Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu KHKT, vận dụng kiến thức

đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống

- Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

- Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn

Khuyến khích các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân

Trang 9

hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học.

Thông qua nghiên cứu khoa học, học sinh hiểu sâu hơn về những kiến thức

đã học trên lớp, đồng thời được bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách vở, vànhiều khi lại nhận ra những bài học tưởng chừng như cằn cỗi trong sách vở hóa

ra lại sinh động ở trong đời sống thực tế Quá trình đi khảo sát, điều tra, phỏngvấn, bố trí thí nghiệm, lấy mẫu hay quá trình phân tích mẫu… học sinh được làmnhững công việc của một kỹ sư, cử nhân thực thụ đang làm việc trong một công

ty, cơ quan nào đó Đây thực sự là một trải nghiệm mới về những điều học sinhquan tâm, yêu thích xung quanh nhằm khám phá bản thân Điều đó giúp học sinhphần nào hiểu được kiến thức là vô tận

 Lợi ích đối với học sinh tham gia cuộc thi KHKT

- KHKT là chất xúc tác thúc đẩy việc dạy và học các môn khoa học trong nhàtrường

- Đòi hỏi học sinh phải tham gia khoa học thực sự

- Sử dụng phương pháp khoa học và quá trình thiết kế kỹ thuật

- Nghiên cứu, thực nghiệm, giao tiếp giải thích và bảo vệ công trình nghiên cứucủa mình

Các em HS được tự tay hoàn thiện sản phẩm dự thi

Trang 10

- Học sinh tăng hứng thú học tập, hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kỹnăng cho học sinh.

- Tự tin vào bản thân, say mê KHKT

- Gặp gỡ bạn bè cùng chí hướng

- Được tận mắt chứng kiến những công trình khoa học

- Học được cách chấp nhận mạo hiểm

- Biết sử dụng giải quyết khoa học để sử lý những vấn đề bên ngoài khoa học

- Có cơ hội nghề nghiệp, cơ hội nhận được học bổng kinh phí học tập

- Có một số quyền lợi ưu tiên khi được giải trong các cuộc thi cấp quốc gia vàtrong công tác thi đua khen thưởng

Các em được gặp gỡ bàn bè có cùng chí hướng

Học sinh được thăm quan các sản phẩm khoa học

Trang 11

3.3 Chọn ý tưởng.

- Hướng dẫn, gợi ý HS tìm tòi ý tưởng, tập hợp các ý tưởng,

- Mỗi lớp tổ chức thuyết minh ý tưởng, chọn 02 ý tưởng tham dự thuyết minhcấp trường

- Tổ chức cuộc thi tuyết minh “Ý tưởng khoa học”, tuần lễ "Ý tưởng khoa học" với hình thức triển lãm Các ý tưởng được chọn từ các lớp được trình bày

trên giấy A0 để treo tập trung tại một khu để mọi người cùng tham quan, bình

chọn Tổ chức “Chuyên đề khoa học của học sinh” cấp trường theo hình thức

phù hợp với cuộc thi, điều kiện mỗi đơn vị

- Theo quy chế của cuộc thi thì chỉ dành cho học sinh lớp 8 và 9, song với nhàtrường luôn khuyến khích các em học sinh lớp 6 và 7 nếu có ý tưởng vẫn có thể

tham gia cuộc thi “Ý tưởng khoa học” cấp trường.

- Tổ chức chuyên đề dành cho giáo viên toàn trường với chủ đề “Nghiên cứukhoa học và Cuộc thi, bao gồm cả cuộc thi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia”, trao đổi vềcác ý tưởng nghiên cứu, những đề xuất cải tiến; GV trao đổi với HS về nhữngvấn đề thời sự, khoa học, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khíchcác em suy nghĩ, trao đổi để tìm hiểu, tìm giải pháp giải quyết

- Ban Giám khảo chấm cuộc thi “Ý tưởng khoa học”, trao giải và lựa chọn một

số ý tưởng có tính mới, cấp thiết, khả thi có trong danh mục các lĩnh vực dự thi

để triển khai nghiên cứu

- Lựa chọn Dự án dự thi cấp huyện, tiến hành cho HS thực hiện các bướcnghiên cứu tiếp theo

- Tập huấn phương pháp nghiên cứu cho các học sinh có đề tài nghiên cứu.

Học sinh được khen thưởng nếu có thành tích cao trong cuộc thi

Ngày đăng: 18/10/2019, 07:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w