Trong nhiều nămqua, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua môn GDCD đã đượcngành giáo dục rất coi trọng, các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biếnđược thực hiện đa dạng,
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.1.Thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay 4
2.2 Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS hiện nay 6 3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 8
3.1 Giải pháp chung 8
3.2 Giải pháp riêng 10
4 Kết quả đạt được 14
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17
1 Kêt luận 17
2 Kiến nghị 18
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1 Lý do chọn đề tài.
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáodục đạo đức, tôn trọng pháp luật cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyếtcủa Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo Luật giáodục 2013 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Luật giáo dục 2013).
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề
mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tếquốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lốisống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục củadân tộc Hiện nay, một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có dấu hiệu sa sútnghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trongquan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không
có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu
Ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số họcsinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thànhbăng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động Trong nhiều nămqua, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua môn GDCD đã đượcngành giáo dục rất coi trọng, các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biếnđược thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chươngtrình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm,sân khấu hóa… đã đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhậnthức của đa số học sinh về các quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụcủa mỗi học sinh trong đời sống xã hội
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng vi phạm đạo đức, phápluật trong học sinh có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêmtrọng của vấn đề, hành vi phạm pháp của các em trở nên thường xuyên hơn, đadạng hơn, tạo nên những bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân , nguyênnhân không chỉ là do thiểu hiểu biết về đạo đức, pháp luật, mà còn là sự bất chấppháp luật, thậm chí “lách luật” để vi phạm… Thực trạng đó đang đặt ra nhữngyêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến
và giáo dục pháp luật cần có những thay đổi về quan điểm, cách làm; đổi mớimạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục, giảng dạy cho phù hợp với nhữngthay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lý học sinh Đó là: chuyển mạnhquá trình trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất cho các em,đặc biệt chú trọng khâu giám sát diễn biến tâm lý, biểu hiện thái độ, hành vitrong và ngoài nhà trường của các em; lấy sự tiến bộ về đạo đức, lối sống làm
Trang 3tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tập của học sinh; tránh tình trạngchỉ tập trung vào tuyên truyền, phổ biến mà coi nhẹ hoạt động giáo dục, kiểmtra, đánh giá, kiểm soát dẫn đến sự đánh giá kết quả học tập không chính xác,khách quan
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dụcđạo đức, pháp luật cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễncông tác giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn Lang Chánh, tôi nhận thấy việcnắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục ý thức đạo đức,tôn trọng pháp luật cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Đó
là lý do tại sao tôi chọn đề tài "Giáo dục ý thức đạo đức, tôn trọng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Thị Trấn Lang Chánh"
2 Mục đích nghiên cứu:
- Bước đầu tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục đạo đức và thực trạng giáo dục
pháp luật cho học sinh trường THCS trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó đềxuất một số biện pháp kịp thời, có hiệu quả trong học tập và rèn luyện để uốn nắncác em trở thành người công dân tốt
- Rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân
3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thái độ học tập, ý thức đạo đức và ý thức thực hiện những quyđịnh của trường lớp, những quy định pháp luật của học sinh Trường THCS ThịTrấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sửdụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra: Trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên
bộ môn về ý thức học tập, đạo đức của học sinh, cũng như thông qua học bạ,
sổ điểm, sổ liên lạc để điều tra một cách khách quan không lựa chọn, khôngbắt buộc để thu thập các thông tin chính xác và sử dụng một số kết quả thuthập được sau khi điều tra
- Phương pháp quan sát: Quan sát các em trong giờ học, giờ ra chơi để biết thái
độ đạo đức của các em, cách ứng xử của các em với bạn bè, thầy cô
- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với học sinh qua việc tiếp xúc,
nói chuyện với các em, đặt ra các câu hỏi có liên quan để tìm hiểu nhận thức củacác em về đạo đức, pháp luật để cho các em trả lời đúng với suy nghĩ của mình
- Trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm: Nhằm tìm hiểu từng đối tượng học sinh
để nắm bắt được tính cách, hành vi đạo đức của các em
- Phương pháp trắc nghiệm: Dùng phiếu có ghi các câu hỏi và đáp án trả lời,
trong đó có nhiều cách trả lời nhưng chỉ có một cách đúng nhất
- Phương pháp thực nghiệm: Theo dõi, đánh giá xem học sinh có tiếp thu được bài trong các tiết học không Tác động đến đối tượng học sinh bằng việc khống
chế thời gian, không gian trong kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra 1 tiết
Trang 4PHẦN II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo
dục “Tiên học lễ, hậu học văn “, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề“ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc quan trọng Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có
đức chỉ là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" [5]
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học ” Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân
cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, lànhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh[5]
Nhiệm vụ của giáo dục ngày nay, ngoài giáo dục đạo đức gắn chặt vớigiáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc vănhóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, các giáo viên còn cónhiệm vụ định hướng cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trướcnhững tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống giúp cho các em có khảnăng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năngchống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống Giáo dục lí thuyết luôn gắnliền với kĩ năng thực hành, từ đó mới có thể tạo nên những con người pháttriển toàn diện
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây
dựng những con người chủ nghĩa xã hội Người nhấn mạnh “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” Trong đó con người mới
xã hội chủ nghĩa là những con người có đạo đức và tri thức, là những con ngườivừa “hồng” vừa “chuyên” Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa 8) đã khẳng định: “
Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹ dục” trong đó đạo đức là cái gốc để con người phát triển
toàn diện Về mặt đạo đức, các em được giáo dục tốt sẽ biết đối xử có văn hoávới mọi người, biết tôn trọng nơi công cộng, các di sản văn hoá của dân tộc.Giáo dục đạo đức tốt làm giảm các vụ phạm pháp trong xã hội Thực hiện lờidạy của Bác và để góp phần nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh thì nhàtrường ngoài việc giảng dạy học tập bộ môn văn hóa, học tập kiến thức còn phải
tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng,
kỹ năng ứng xử cho học sinh
Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con ngườidường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải
Trang 5quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luônđặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác Nguyên nhân sâu xa
là do giáo dục lệch lạc Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạthấp giáo dục đạo đức Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâmkhông đầy đủ vấn đề đạo đức của người học Người học chỉ quan tâm đến tiếpthu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm Giáo dục – Đào tạo ítnhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiếnthức, xem nhẹ giáo dục đạo đức Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắncủa người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh
tế thị trường Nền giáo dục sẽ đi về đâu khi đào tạo ra những học sinh không cótài cũng không có đức Đó là lí do để giáo dục cần đẩy mạnh nội dung giáo dụcđạo đức và pháp luật cho học sinh
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã làmcuộc sống con người con người thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần đượcnâng lên, con người sống đầy đủ hơn, đàng hoàng hơn Bên cạnh đó mặt trái củanền kinh tế thị trường đã chi phối làm ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức nhâncách con người, trong đó có những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường Họcsinh thông minh hơn, hiểu biết nhiều hơn nhưng sống thực dụng, thiếu ước mơ
và hoài bão, mờ nhạt về lý tưởng
Nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Lang Chánh là một huyện nghèo miềnnúi - nơi có đường cửa khẩu biên giới qua Lào, dân cư thưa thớt, tiếp giáp vớinhiều địa bàn phức tạp, các tệ nạn xã hội xảy ra nhiều như nghiện ma tuý, đánh
cờ bạc, do đó dễ có điều kiện nảy sinh các loại tội phạm Một số phụ huynhthường xuyên đi làm ăn xa, ít quan tâm dạy dỗ con cái, phó mặc cho ông bà, nhàtrường Các tụ điểm Internet mọc lên, hoạt động thường xuyên, thiếu sự kiểmsoát của chính quyền địa phương Một bộ phận học sinh chưa có ý thức tráchnhiệm về hành vi của mình dẫn đến vi phạm nội quy của nhà trường
Xuất phát từ thực tế khách quan và nguyên nhân chủ quan vấn đề giáodục đạo đức nhân cách của học sinh đã có lúc, có nơi trở thành vấn đề nóng của
xã hội nói chung, của trường THCS Thị Trấn nói riêng Trong điều kiện có thểtôi đã đúc rút thành những kinh nghiệm cho bản thân và mong muốn chia sẻ vớiđồng nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong quá trình công tác, đặc biệt là giúp họcsinh trường THCS Thị Trấn nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện LangChánh nói chung ý thức được những hành vi, việc làm của mình
2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Có thể nói, hiện nay trong trường học giáo dục đạo đức chưa được coitrọng Do lượng kiến thức quá nhiều nên người giáo viên chỉ chú ý việc dạy chữ,
lo hoàn thành những chỉ tiêu chất lượng trên giao Trường học đã quá coi trọngviệc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng làdạy cho học sinh “ Học làm người” Chương trình học quá tải, học kín lịch trong
Trang 6ngày, học nhiều nghỉ ngơi ít nên học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán trường, chánlớp Tinh thần căng thẳng, không được vui chơi giải trí, áp lực học tập quá lớn,nên dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ.
Về phía học sinh: Ngoài thời gian học ở trường, thời gian còn lại các em
lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việcxảy ra xung quanh, lạnh lùng vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình Một bộ phậnhọc sinh xưng hô với người lớn trống không, thiếu lễ phép, thái độ ngỗ ngược,nói tục, phát ngôn thiếu văn hóa Thật đáng buồn là một bộ phận học sinh gặpthầy cô trong sân trường, lên xuống cầu thang cũng không chào hoặc chào miễncưỡng với thầy cô dạy môn mình mà thôi Tệ hại hơn có học sinh còn vô lễ vớithầy cô, xúc phạm danh dự người khác Một bộ phận học sinh khi nhìn nhận sựviệc là lảng tránh, thờ ơ, chưa nhận ra sự sai trái của mình Tinh thần thái độ họctập chưa tốt, một số học sinh thiếu chuyên cần trong học tập Một số học sinh cóbiểu hiện gian lận trong thi cử, thiếu trung thực với bạn bè Thật đáng buồn khi
ý thức cộng đồng của một số em rất kém, chưa có ý thức bảo vệ của công và giữgìn vệ sinh nơi công cộng nên bàn ghế, tường còn bị viết bậy, bôi bẩn, ghi chépcâu từ thiếu văn hóa, nhà vệ sinh thì ném đá, que vào bồn cầu, bẻ vòi nước Một bộ phận ăn mặc lố lăng, quần ngắn, khoét rách ở đầu gối, đầu tóc khôngphù hợp với tuổi học trò
Về phía gia đình: Có gia đình xung đột bạo hành, cha mẹ ly hôn, buông
lỏng việc quản lý con cái, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy” … Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân cách
cho các em Có gia đình quá nuông chiều con cái, luôn đáp ứng mọi yêu cầu khicác em đòi hỏi mà không cần biết đòi hỏi đó có thật sự cần thiết và phù hợp haykhông Nhiều gia đình sử dụng quyền uy một cách cực đoan, sử dụng vũ lựctrong việc dạy dỗ con cái Một số hoàn cảnh quá éo le, cha mẹ bươn chải trongcuộc sống mưu sinh dẫn đến bỏ quên con cái
Về phía xã hội: Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt sự ra đời
của dòng điện thoại thông minh kết nối GPRS cùng các trang mạng xã hội pháttriển mạnh như Facebook đã thu hút thời gian của các em ngoài thời gian trênlớp Nền văn hóa ngoại lai đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các em Có thểnói ở lứa tuổi này các em bắt chước làm người lớn nhưng chưa có kinh nghiệmsống, kỹ năng sống, suy nghĩ và hành động chưa đúng đắn, chưa phân biệt đượctốt xấu đúng sai rõ ràng, chưa tự chủ nên dễ bị lôi kéo
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ
Những hạn chế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”…có cơ hội xâm nhập Đâu
đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích
chạy theo lối sống thực dụng “sống nhanh, sống gấp”, thậm chí những hành động phạm pháp của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh Các tệ
nạn xã hội có nơi, có lúc, đã xâm nhập vào trong học đường mặc dầu là con số ítnhưng cũng chứng tỏ nó đã làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, gây nỗiđau, đáng lo ngại cho các bậc làm cha, làm mẹ Nó đã tác động xấu tới các gíá
Trang 7trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dụcđạo đức, pháp luật cho học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.
Trên thực tế sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn thiếu chặt chẽ,thiếu thường xuyên Cha mẹ gặp gỡ thầy cô chỉ vào những dịp họp phụ huynhcòn giáo viên gặp gỡ phụ huynh cũng ít dần và hình như thiếu sự thân thiện Sựliên hệ phụ huynh và giáo viên chủ yếu trao đổi qua điện thoại, qua vnedu điềunày ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục đạo đức học sinh
Về phía Nhà trường và giáo viên: Đôi khi nhà trường và giáo viên nhận
xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện thiếu khách quan và chưa công bằng
Uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” bị nhìn
nhận một cách méo mó, vật chất hóa Một số giáo viên chủ nhiệm còn non vềnghiệp vụ và chuyên môn Do bộn bề công việc lo toan cho cuộc sống nên sựquan tâm đến trò còn hạn chế, khoảng cách thầy trò ngày càng cách xa Mặtkhác, ở một số nhà trường sự luân phiên trong công tác chủ nhiệm cũng ít nhiềugây khó khăn trong cách quản lí lớp, thầy cô chưa hiểu được tâm tư tình cảmcủa học sinh vì vậy uốn nắn học sinh chưa kịp thời, các em gặp vướng mắctrong cuộc sống chưa được chia sẻ
Bài giảng của giáo viên chưa hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêngtrong giờ học Một số học sinh vi phạm những điều cấm như nói tục, chửi thề,hỗn láo với thầy cô, ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt Kết quả là học sinh ý thức rènluyện và tu dưỡng đạo đức chưa cao vẫn còn học sinh hạnh kiểm trung bình, yếu
2.2 Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS hiện nay.
Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS đãđược ngành giáo dục rất coi trọng; các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổbiến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vàochương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọađàm, sân khấu hóa… đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhậnthức của đa số học sinh về các quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ củamỗi học sinh trong đời sống xã hội
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Từ phía các cấp quản lí: Nội dung giáo dục pháp luật đang có sự “quá
tải” khi có rất nhiều ngành luật được tuyên truyền, tích hợp trong giảng dạy ởnhà trường thông qua các hình thức như: tích hợp, lồng ghép, chuyên đề, màthiếu đi sự lựa chọn nội dung trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh Điềunày dẫn tới sự lúng túng trong xây dựng chương trình, quá nhiều nội dung tíchhợp đưa vào môn Giáo dục công dân như tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dụcmôi trường, phòng chống HIV/AIDS, tích hợp kĩ năng sống, tích hợp tư tưởng
Hồ Chí Minh
Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp giáo dục pháp luật ở các trườngTHCS còn có những hạn chế Ban Giám hiệu ở các nhà trường chưa nhận thấyhết vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh, vẫncoi việc dạy học môn GDCD như bao môn học khác: chỉ hoàn thành tiết dạytheo thời khóa biểu, kiểm tra cho điểm đạt yêu cầu là xong Môn GDCD, trong
Trang 8đó nội dung giáo dục pháp luật chiếm tới 1/2 thời lượng chương trình, mà giáodục pháp luật là hoạt động giáo dục có ý thức, mục đích, kế hoạch nhằm bồidưỡng cho công dân tương lai những phẩm chất về tri thức, tư tưởng, đạo đức,hành vi, lối sống cũng như những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống sau này;
là một quá trình giáo dục tiếp nối từ giảng đường đến đời sống, từ học lý thuyếtđến kiểm soát hành vi
Nhiều trường chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức trong và ngoàiđơn vị tham gia vào hoạt động giáo dục pháp luật Sự phối hợp giữa nhà trường
và cơ quan công an trong giáo dục pháp luật chỉ ở phạm vi giải quyết vụ việc đãxẩy ra chứ chưa có các hoạt động, phối hợp giáo dục, trao đổi thông tin thườngxuyên giữa các bên để tìm các giải pháp nhằm giáo dục hiệu quả Cá biệt còn
có trường hợp học sinh vi phạm pháp luật đã bị cơ quan công an xử lý nhưngkhông có thông báo đến các nhà trường, để có biện pháp phối hợp giáo dục
Từ phía giáo viên: Phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho học
sinh còn nhiều hạn chế, bất cập nên chưa tạo được những đột phá trong thay đổinhận thức học sinh – mặc dù đã có những đổi mới bước đầu như: đa dạng hóacác hình thức tuyên truyền, giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá môn GDCDtheo hình thức vừa bằng cách cho điểm, vừa bằng cách đánh giá biểu hiện hành
vi thông qua xếp loại hạnh kiểm
Sự nặng nề trong Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinhTHPT (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011)quy định giáo viên môn GDCD phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánhgiá xếp loại hạnh kiểm ghi vào học bạ của học sinh Đây là điểm mới so vớitrước đây, tuy nhiên, có thực tế một giáo viên dạy môn GDCD nếu không kiêmnhiệm các công tác khác sẽ phải dạy 19 tiết/1 tuần (tương ứng với 19 lớp) - tức
là trong một tuần, giáo viên phải tiếp cận với đông đảo học sinh như vậy màgiáo viên chỉ có 45 phút tiếp cận thì làm sao họ có thể nắm bắt được diễn biếntâm lý, biểu hiện hành vi của học sinh để đánh giá, xếp loại ghi vào học bạ?
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy giáo viên còn phải kiêm nhiệm thêm rất nhiềucác công việc khác như: GVCN, Tổ trưởng, Tổng phụ trách, Y tế học đường,công tác trực ban điều đó cũng làm giáo viên không còn thời gian chuyên tâmvào việc giảng dạy, không có thời gian để nghiên cứu sâu về chuyên môn
Hơn nữa, trong phương pháp giảng dạy một số giáo viên chưa phân biệtđược giữa “dạy học pháp luật” và “Giáo dục pháp luật” Đa số giáo viên hiệnnay vẫn còn nặng về tuyên truyền, trình bày giải thích cặn kẽ, giúp học sinh tiếpthu, nắm vững về pháp luật Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểubiết pháp luật nhưng lại chưa giáo dục được ý thức, thái độ, hành vi, kỹ năngcho học sinh dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật ở các em có chiều hướng giatăng ngay khi chúng ta đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Từ phía phụ huynh:
Gia đình chưa thật quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con em, việcgiao tiếp, ứng xử trong gia đình chưa được quan tâm đúng mức, tình cảm của cánhân, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng, mâu
Trang 9thuẫn trong quan điểm, lối sống với sự tính toán làm ăn đã làm mai một đinhững phẩm chất và truyền thống tốt đẹp.
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1 Giải pháp chung.
Trong những năm gần đây Ban giám hiệu nhà trường nói chung và cáccán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường THCS Thị Trấn nói riêng, đã rấtquan tâm đến nâng cao chất lượng đạo đức và giáo dục ý thức sống và học tậptheo pháp luật cho học sinh Theo sự điều động của cấp trên, từ năm học 2014 –
2015 tôi giảng dạy tại trường THCS Thị Trấn, bản thân tôi luôn chú ý giảng dạy
về kiến thức cũng như bồi dưỡng cho các em về các kĩ năng thực hành phápluật, cụ thể bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:
3.1.1 Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh cho học sinh THCS: Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc củangười cách mạng”, giáo dục để cho học sinh nhận thức đúng các giá trị chân,thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhà trường, gia đình,các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phảithường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên những tình cảm caođẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”,
“thương người như thể thương thân”, “quên mình vì nghĩa lớn”… Từ đó hìnhthành cho các em lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trongsáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại Để việcgiáo dục đạo đức và bồi dưỡng pháp luật có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phongtrào, hoạt động tập thể mà tiêu biểu là phong trào: “Rung chuông vàng”, “Tròchơi dân gian”, “Ngày hội nói tiếng anh”, …
3.1.2 Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh.Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằmphát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục,rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, hình thành phẩm chất cao đẹp của conngười mới XHCN Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thốngtốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh Gia đình
là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực,làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ Hiện nay do sức
ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưusinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặckhoán trắng cho nhà trường và xã hội Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc viphạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn,phòng ngừa Để giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức,
nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đóngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ concháu Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người Giáo dục lýtưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và
Trang 10phải đặc biệt coi trọng Học sinh ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thôngtin, đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế
đó Vì vậy các tổ chức, đoàn thể cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi
để học sinh phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận,đoàn thể, nhất là tổ chức Đoàn – Đội cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đadạng để thu hút, rèn luyện các em theo các chuẩn mực đạo đức và những quy địnhcủa pháp luật Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắnnhững thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống củathanh thiếu niên
3.1.3 Phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống tuân thủ những quy định của pháp luật của học sinh:Ở độ tuổi từ 12 – 15 tuổi, các
em tiếp thu rất nhanh với cái mới, cái tiến bộ cho nên trước hết phải hình thànhcho học sinh nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người
có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình Cầntạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phảithường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho các
em Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của các em về vật chất, tinhthần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý sẽtạo điều kiện tốt để các em rèn luyện đạo đức, lối sống Để các em phải xác định
rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khátkhao vươn tới cái mới, cái tiến bộ Bản thân các em tự giác rèn luyện, biết tựkiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực trong xã hội, những biểu hiệncủa chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người Điều đó một lầnnữa khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục, giáo dục là trụ cột của một quốcgia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội, xây dựng một xã hộilành mạnh, văn minh, tiến bộ
3.1.4 Cải tiến chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho Hs
THCS: Tình trạng học sinh xuống cấp về đạo đức và vi phạm pháp luật ngày
càng tăng, trong khi chương trình giáo dục lại chưa thể hiện được vai trò củacác môn học này
Ở cấp tiểu học, mỗi tuần học sinh học một tiết đạo đức Học sinh lớp 3được học bài đạo đức tựa đề “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”, học sinh lớp 5 họcbài “ Tìm hiểu về Liên hợp quốc” Lên cấp THCS, với 75 bài học từ lớp 6 đến lớp
9, thời lượng cho môn giáo dục công dân cũng chỉ 26 tiết/năm, trong số đó tiếtđạo đức chỉ có 12 – 15 tiết Học sinh lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở,học sinh lớp 8 học về quyền sở hữu tài sản, học sinh lớp 9 học về quyền tự dokinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân, viphạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí với nhiều từ khó hiểu, trừu tượng, khôngphù hợp và chưa cần thiết với lứa tuổi 12 – 15 Các kiến thức về pháp luật sơ sài,qua loa, nội dung sách giáo khoa nghèo nàn … chính điều này làm học sinh thiếuhứng thú và hiện quả giáo dục không cao
Về chương trình giáo dục đạo đức chưa xác định rõ những phẩm chất cơbản của nhân cách con người Việt Nam như thế nào Các bài học nặng về lý
Trang 11thuyết, thiếu kỹ năng sống, thiếu thực tế, chưa tạo được dấu ấn trong lòng họcsinh, các em dễ quên lãng sau khi học, hình thành nhân cách không rõ nét, họcsinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội
Đối với các nội dung pháp luật nhằm trang bị cho các em về nhà nước vàpháp luật nói chung, về quyền và nghĩa vụ của công dân nói riêng; đồng thờigiới thiệu khái quát một số lĩnh vực pháp luật thiết yếu làm cơ sở cho các emtiếp tục tìm hiểu và vận dụng pháp luật trong thực hiện hành vi, trong cuộc sốngcòn nặng về lí thuyết mà chưa có tính thực tế
Chương trình giáo dục pháp luật chính khóa đã góp phần quan trọng trongviệc trang bị cho HS những kiến thức pháp luật cơ bản, giúp từng bước hìnhthành ý thức pháp luật, niềm tin vào pháp luật cho giới trẻ Tuy vậy, chươngtrình giáo dục pháp luật cũng bộc lộ những vấn đề cần xem xét, chương trìnhnặng lý thuyết và còn mang tính chung chung không cụ thể cho từng đối tượng
và thiếu tính ứng dụng trong thực tiễn
Ví dụ như khi dạy bài: Thực hiện Trật tự an toàn giao thông (GDCD 6),ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản có liên quan, Hs chưa có điều kiệm để quansát trực quan về một số nội dung như: Vạch kẻ đường, phân làn đường, hệ thốngbiển báo còn hạn chế … Nội dung bài dạy còn trên hình thức lí thuyết qua tranhảnh, video …Những tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương chủ yếumang hình thức tìm hiểu về lí thuyết, cần phải được thay bằng quan sát trực quan
về nội quy, quy định của nhà trường Đặc biệt quan tâm chú ý các quy định như: + Nghiêm cấm học sinh gây gổ đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh thiếuniên ngoài nhà trường
+ Nghiêm cấm việc tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí
có khả năng gây sát thương cao
+ Nghiêm cấm việc tự ý tổ chức đi chơi, tham quan, tắm ao hồ, sông suối,tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực
+ Nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội
3.2.2 Cần tăng cường giáo dục pháp luật và đạo đức trong trường học.
Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trịchân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con người và xã hội Phápluật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quyđịnh các quyền và nghĩa vụ của chủ thể Các quy phạm pháp luật quy định chi tiếtcác hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán Đồng thời, chúng còn xác định cụthể cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm Ngoài ra, phápluật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắtbuộc, cưỡng chế từ bên ngoài Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan
Trang 12hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong Do vậy cóthể nói, pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn là môitrường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức Bên cạnh đó, đạođức là gốc của pháp luật cho nên việc con người thực hiện tốt các quy phạm, cácchuẩn mực đạo đức cũng là một bước để thực thi tốt pháp luật.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức và pháp luật,Trường THCS Thị Trấn đã tiến hành một số một số biện pháp sau:
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt theo “5 điều Bác Hồ dạy”, thực hiện tốt nộiquy học sinh
- Giáo dục học sinh biết yêu thương, đoàn kết, biết vâng lời và kính trọng thầy,
cô giáo
- Giáo dục học sinh truyền thống cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước, lòng
tự hào, biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu, biết ơn các anh hùng liệt sỹ
- Xây dựng môi trường học lành mạnh “không có tệ nạn xã hội” Giáo dục giớitính và các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
- Tổ chức tốt các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
để học sinh tham gia với tinh thần “Vui mà học, học mà vui”
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận, các tổ chức trong nhàtrường: Ban giám hiệu – giáo viên chủ nhiệm – Đoàn Đội – Hội cha mẹ họcsinh trong việc giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, giáo dục đạo đức không thể thay thế giáo dụcpháp luật, cũng như giáo dục pháp luật không thể thay thế giáo dục đạo đức, vìmỗi loại hình giáo dục có mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp riêng.Bên cạnh đó tùy từng lứa tuổi mà chúng ta có những nội dung giáo dục đạo đức
và pháp luật phù hợp để mỗi loại hình phát huy được vai trò của mình trong việcgiáo dục nhân cách của con người Việt Nam
3.2.3 Đối với công tác quản lí.
Từ đầu những năm học Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, Đoànthanh niên trường THCS Thị Trấn Lang Chánh đã quán triệt các Chỉ thị, Nghịquyết của các cấp, ngành đặc biệt là đối với công tác giáo dục đạo đức lối sống,phòng chống bạo lực học đường đến học sinh và thể cán bộ giáo viên Ban giámhiệu xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, pháp luật, phòng chống bạo lực họcđường trong nhà trường, giao cho Ban chấp hành Đoàn trường và giáo viên chủnhiệm, giáo viên bộ môn quán triệt và phổ biến rộng rãi đến từng học sinh.Thông qua các giờ học môn Giáo dục công dân, giờ sinh hoạt dưới cờ thứ 2 vàcác hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa theo chủ đề
Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cườnggiáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên vànhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”; Là năm học thứ ba thực hiện đề án trườngchất lượng cao với chức năng phát hiện, bồi dưỡng học sinh có tố chất thôngminh, ý tưởng sáng tạo trong từng lĩnh vực, môn học ở các lớp chất lượngcao cho toàn huyện và giáo dục đại trà của Thị Trấn Lang Chánh
Trang 13Để thường xuyên giữ gìn trật tự, an ninh trong và ngoài trường tổ chứcĐội trong nhà trường đã thành lập đội xung kích về an ninh trật tự, an toàn giaothông, đội cờ đỏ do cô giáo Phạm Thị Mai - Tổng phụ trách làm đội trưởng, độixung kích hoạt động thường xuyên có hiệu quả cả trước, trong và sau buổihọc, các thành viên đội xung kích luôn phát hiện, ngăn chặn các vụ việc lộn xộntrong và ngoài cổng trường và kịp thời báo cáo cho bảo vệ, các thầy cô giáongăn chặn và xử lí kịp thời.
Nhà trường xây dựng tủ sách pháp luật tại thư viện của nhà trường đểcán bộ giáo viên và học sinh có tài liệu để thường xuyên nâng cao nhận thứcpháp luật, thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phầngiáo dục học sinh thực hiện tốt đạo đức lối sống Nhà trường còn đang tiếnhành xây dựng "Thư viện xanh" nhằm phục vụ việc đọc và tìm hiểu thêm kiếnthức pháp luật của học sinh
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha
mẹ học sinh, phụ huynh học sinh và tổ chức Đoàn – Đội nhằm giáo dục đạo đứclối sống cho học sinh Vào đầu năm học, kết thúc học kỳ I, giữa học kỳ II vàcuối năm học nhà trường tổ chức cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh,họp phụ huynh học sinh các lớp để thống nhất các biện pháp giáo dục đạo đứccho học sinh Tổ chức Đoàn - Đội ngay từ đầu năm học đã đưa ra các tiêu chí thiđua cho học sinh thực hiện hàng tuần, trong đó chú trọng đến việc giáo dục nềnếp, đạo đức lối sống và phòng chống bạo lực học đường cho học sinh
Ban giám hiệu cùng các tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các phongtrào do ngành Giáo dục và các ban, ngành liên quan phát động như: "Nét đẹphọc đường", "Rung chuông vàng", "Quay sổ số học tập" vẽ tranh: "An toàn thựcphẩm", "an toàn giao thông", "Thi gói bánh chưng"… Tham gia thực hiện tốtcông tác đền ơn đáp nghĩa như quét dọn khu nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi các giađình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng
Nhà trường đã thực hiện tốt công tác khen thưởng - kỷ luật học sinh; thựchiện tốt việc bình xét và tôn vinh các tấm gương học sinh xuất sắc, học sinh giỏi,học sinh nghèo vượt khó tiêu biểu
Bên cạnh đó, còn thường xuyên tăng cường tuyên truyền giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh trong toàn trường qua các giờ học ngoại khóa và tuyên truyềnthông qua việc treo khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật trong khuôn viên nhà trường
Nhà trường thực hiện tốt hát quốc ca trong các tiết sinh hoạt dưới cờ đầutuần, các buổi tổ chức kỷ niệm các ngày lễ đối với tất cả giáo viên và học sinh Nhà trường luôn thực hiện và duy trì hoạt động thể dục giữa giờ, múa hátsân trường và hô khẩu ngữ sau tập theo hướng dẫn
Ban lao động thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh lớp học
và khuôn viên nhà trường, chăm sóc bồn hoa cây cảnh đảm bảo trường xanh sạch - đẹp hàng ngày
-Nhà trường thực hiện tốt việc giáo dục quy tắc ứng xử cho học sinh, CBGVthông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp vàhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua hệ thống loa phát thanh
Trang 14Nhà trường thường tổ chức họp cán bộ giáo viên và đội ngũ giáo viên chủnhiệm theo kế hoạch Nhà trường tổ chức ký cam kết thực hiện tốt luật giao thôngđường bộ, đón tết an toàn, phòng chống bạo lực học đường, trường học không matúy … đến toàn thể can bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh trong nhà trường.
3.2.4 Thường xuyên duy trì tốt hoạt động của đội xung kich, đội cờ đỏ.
Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định của học sinh hàng ngày
Cụ thể:
+ Việc chấp hành về nề nếp, trang phục, đầu tóc, giày dép…
+ Phát hiện và ngăn ngừa học sinh mang hung khí, điện thoại đến trường + Kiểm tra chuẩn bị đồ dùng học tập, bài vở của học sinh trước khi vào học + Kiểm tra việc giao tiếp hàng ngày của các em, tránh hiện tượng nói tục,chửi bậy
+ Kiểm tra thời gian ra vào lớp của các em, tránh hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết
3.2.5 Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
+ Nhà trường phổ biến và triển khai đến toàn thể các bậc phụ huynh toàntrường về nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh
+ Lập hồ sơ theo dõi đối với những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy.Thông tin kịp thời tới gia đình học sinh để phối kết hợp trong việc giáo dụcnhững học sinh vi phạm kỉ luật
3.2.6 Phối hợp với chính quyền địa phương.
- Phối hợp với công an địa phương ngăn chặn kịp thời những học sinh có biểuhiện vi phạm pháp luật
- Phối hợp với địa phương, cung cấp danh sách những học sinh vi phạm cho
cơ quan chức năng để phối hợp giáo dục và có sự răn đe khi cần thiết
3.2.7 Tổ chức kí cam kết giữ nhà trường, phụ huynh học sinh, học sinh.
Tổ chức ký cam kết giữa giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và họcsinh về việc “Nói không với hành vi bạo lực học đường” kèm theo các quy định
xử lý cụ thể, trên cơ sở đó các lớp theo dõi làm cơ sở bình xét thi đua, xếp hạnhkiểm hàng tháng, học kỳ và năm học Ban giám hiệu kiên quyết xử lý các trườnghợp vi phạm nội quy nhà trường Nhà trường phối kết hợp với công an Thị TrấnLang Chánh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật tới toàn thểcán bộ giáo viên và học sinh, tiếp tục giáo dục đạo đức cho các em học sinh
3.2.8 Giáo dục đạo đức thông qua rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với căng thẳng để hạn chếnhững câu nói gây mất lòng bạn bè, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là bạn - tôi,mình - tớ …
- Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạttới giá trị nhân văn cao nhất
- Rèn luyện kĩ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén, biết sống baodung độ lượng với mọi người
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao đểtạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện Thông