Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Đa dạng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cận Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Đề Tài:
ĐA DẠNG QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT ĐÁY KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ TRUNG BÌNH VÀ TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG SỐNG TỰ DO TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ,
Trang 2Nhằm thực hiện đúng theo quy định chung của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – trường Đại học Thái Nguyên về việc thực hiện đề tài tốt
nghiệp Tôi xin cam đoan đề tài: “Đa dạng quần xã động vật đáy không xương
sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” do chính
tôi thực hiện Những phần sử dụng trong đề tài hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2008
Học viên
Nguyễn Thị Lan Anh
Trang 3Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đa dạng quần xã động vật đáy không
xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô cùng gia đình và bạn bè
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô tại viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh Vật, đồng kính gửi các thầy cô tại trường Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Đình Tứ và cô ThS Nguyễn Thị Xuân Phương đã luôn tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thực
tế, phương pháp luận, các chuyên môn về phòng thí nghiệm và góp ý trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Nghiên cứu này được tài trợ bởi dự án “Nghiên cứu Sinh thái học và
chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Đông Nam Á” (JEAI EFESE
project) và Hợp phần nhánh số 1 “Điều tra đa dạng thành phần loài các quần
xã Tuyến trùng ký sinh thực vật thủy sinh, Tuyến trùng sống tự do, Meiofauna và vai trò của chúng ở các hệ sinh thái biển Việt Nam”, thuộc Dự
án Điều tra cơ bản, mã số VAST.ĐA47.12/16-19
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Đề tại được thực hiện tại phòng Tuyến trùng học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi thiếu sót Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn /
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Lan Anh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Nội dung nghiên cứu 4
4 Ý nghĩa khoa học 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 Tổng quan về rừng ngập mặn 6
1.2 Tổng quan về động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tuyến trùng 9
1.2.1 Tổng quan về động vật đáy không xương sống cỡ trung bình 9
1.2.2 Tổng quan về tuyến trùng 12
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Phương pháp thu nhập tài liệu 17
2.2.3 Phương pháp tiến hành thu mẫu 18
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1.Các đặc điểm cơ giới trầm tích tại các điểm thu mẫu (tỉ lệ phần trăm) tại các địa điểm thu mẫu 24
3.2 Thành phần loài và độ đa dạng của nhóm ĐVĐKXSTB 30
3.3 Cấu trúc quần xã Tuyến trùng sống tự do tại địa điểm nghiên cứu 33
3.3.1 Mật độ cá thể của tuyến trùng biển sống tự do tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 33
3.3.2 Thành phần loài tuyến trùng tại các địa điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 36
3.3.3 Cấu trúc giới tính của quần xã tuyến trùng 45
3.3.4 Độ đa dạng sinh học của tuyến trùng 45
Trang 53.3.5 Cấu trúc và phân bố của các quần xã tuyến trùng 48
1 KẾT LUẬN 61
2 KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 63
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 65
Trang 6DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2 1 Địa điểm và tọa độ các điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần Thành Phố Hồ Chí Minh 16
Giờ-Bảng 3 1 Tỉ lệ phần trăm hạt độ của trầm tích tại các điểm thu mẫu (%) 24
Bảng 3 2 Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐKXSTB tại các địa điểm thu mẫu 32
Bảng 3 3 Mật độ tuyến trùng tại từng điểm thu mẫu và mật độ tuyến trùng trung bình tại ba trạm thu mẫu (cá thể/10cm²) 33
Bảng 3 4 Kết quả phân tích ANOSIM (giá trị thống kê R và ý nghĩa từ các cặp
kiểm tra hoán vị) về sự khác biệt cấu trúc của quần xã tuyến trùng giữa hai khu
vực Mono và Mix 35
Bảng 3 5 Các chỉ số đa dạng về số lượng loài (S), chỉ số Margalef (d), chỉ số Shannon-Wienner (H’) và chỉ số cân bằng (J’) 46
Trang 7DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA
Hình 1 1 Hình ảnh của nhóm ĐVĐKXSTB (Theo Higgins, 1988) 10
Hình 1 2 Cấu tạo và giải phẫu cơ thể giun tròn (Theo Platt & Warwick, 1988) 13
Hình 2 1 Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại RNM Cần Giờ 17
Hình 2 2 Thu mẫu ngoài thực địa với 3 lần lặp lại 19
Hình 2 3.Hình ảnh sàng lọc mẫu ĐVĐKXSTB, tuyến trùng 20
Hình 2 4.Làm trong tuyến trùng Hình 2 5.Bộ tiêu bản tuyến trùng 22
Hình 3 1 Biểu đồ phần trăm hạt độ của trầm tích tại các điểm thu mẫu 25
Hình 3 2 Biểu đồ tỉ lệ phần trăm hạt độ của trầm tích tại từng điểm thu mẫu 29 Hình 3 3 Tỉ lệ % các nhóm ĐVĐKXSTB tại các địa điểm thu mẫu tại RNM Cần Giờ, TP HCM 33
Hình 3 4 Biểu đồ mật độ trung bình của tuyến trùng (cá thể/10cm²) tại các điểm thu mẫu 35
Hình 3 5.Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các họ tuyến trùng tại các địa điểm thu mẫu 44 Hình 3 6.Biểu đồ cấu trúc giới tính quần xã tuyến trùng tại các điểm thu mẫu 45 Hình 3 7 Biểu đồ các chỉ số Margalef (d), chỉ số cân bằng (J’) và Shannon-Wiener (H) tại các điểm thu mẫu 47
Hình 3 8.Đường cong k – dominance (đường cong chỉ số đa dạng) 47
Hình 3 9.Phân tích về độ tương đồng (Cluster) trong thành phần loài giữa các địa điểm nghiên cứu 48
Hình 3 10 Độ tương đồng trong thành phần loài giữa các địa điểm nghiên cứu thể hiện bằng biểu đồ 2D-MDS 48
Hình 3 11.Độ tương đồng trong thành phần loài giữa các địa điểm nghiên cứu thể hiện bằng biểu đồ 3D-MDS 49
Hình 3 12 Sự ưu thế của loài Polygastrophorasp tại kiểu rừng ngập mặn có nhiều loại cây (Mix) 50
Hình 3 13 Sự ưu thế của loài Halichoanolaimus sp tại kiểu rừng ngập mặn có nhiều loại cây (Mix) 51
Hình 3 14 Sự ưu thế của loài Neochromadora sp tại kiểu rừng ngập mặn có nhiều loại cây (Mix) 52
Hình 3 15 Sự ưu thế của loài Ptycholaimellus arenicilus tại kiểu rừng ngập mặn có nhiều loại cây (Mix) 52
Hình 3 16 Sự ưu thế của loài Desmodora vietnamica tại hai kiểu rừng ngập mặn có một loại cây (Mono) và nhiều loại cây (Mix) 53
Hình 3 17 Sự ưu thế của loài Metachromadora sp tại hai kiểu rừng ngập mặn
Trang 8Hình 3 18 Sự ưu thế của loài Viscosia sp.1 tại hai kiểu rừng ngập mặn có một
loại cây (Mono) và nhiều loại cây (Mix) 54
Hình 3 19 Sự ưu thế của loài Halalaimus sp.1 tại hai kiểu rừng ngập mặn có
một loại cây (Mono) và nhiều loại cây (Mix) 54
Hình 3 20 Sự ưu thế của loài Oxystomina paraclaicaudatus tại hai kiểu rừng
ngập mặn có một loại cây (Mono) và nhiều loại cây (Mix) 55
Hình 3 21 Sự ưu thế của loài Sphaerolaimus sp tại hai kiểu rừng ngập mặn có
một loại cây (Mono) và nhiều loại cây (Mix) 55
Hình 3 22 Sự ưu thế của loài Daptonema sp.1 tại hai kiểu rừng ngập mặn có
một loại cây (Mono) và nhiều loại cây (Mix) 56
Hình 3 23 Sự ưu thế của loài Aegianoalaimus sp tại kiểu rừng ngập mặn có
một loại cây (Mono) 59
Hình 3 24 Sự ưu thế của loài Syringolaimus sp tại kiểu rừng ngập mặn có một
loại cây (Mono) 59
Trang 9
đa dạng sinh học cao và là hệ sinh thái đặc trưng của đường bờ biển nhiệt đới và
cận nhiệt đới RNM không chỉ cung cấp các sản phẩm có giá trị như gỗ, than,
củi, tanin, thức ăn, thuốc thảo dược… mà còn là nơi sống và ươm giống của nhiều loại hải sản, chim nước, chim di cư và một số động vật có ý nghĩa kinh tế
lớn như khỉ, lợn rừng, cá sấu, kỳ đà, chồn, trăn RNM có tác dụng to lớn trong
việc bảo vệ bờ biển, cửa sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển,
bảo bệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá
của gió mùa, bão, nước biển dâng [71] RNM còn được biết đến như là nơi lắng
tụ chất phù sa, lắng đọng các chất hữu cơ tạo điều kện cho hệ thực vật, động vật phát triển, làm nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật trên cạn và thủy sinh vật [53]
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh Trong chiến tranh rừng ngập mặn Cần Giờ bị bom đạn và chất độc hại khai hoang rải
xuống làm cho rừng bị hủy diệt Sau khi chiến tranh kết thúc, UBND huyện Duyên Hải (nay thuộc huyện Cần Giờ) đã quyết tâm phục hồi lại hệ sinh thái
rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm cải thiện môi trường và cảnh quan cho hệ sinh thái Cần Giờ và tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thực vật và động
Trang 10trú của các loài động vật, thủy sinh vật và đặc biệt là động vật đáy Hệ sinh thái
của rừng ngập mặn Cần Giờ mang lại những giá trị quý báu vô cùng to lớn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, từ đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Động vật đáy không xương sống cỡ trung bình (ĐVĐKXSTB) tên tiếng anh
là meiofauna, là thuật ngữ để chỉ một nhóm các sinh vật đáy có thể đi qua lưới kích thước mắt 1mm nhưng được giữ lại bởi lưới kích thước mắt 40µm [43] Môi trường sống của ĐVĐKXSTB rất đa dạng có thể sống trong cả môi trường
biển và nước ngọt Chúng có thể được tìm thấy trong trầm tích, sống bám trên
tảo và ở các thực vật thủy sinh khác Hầu hết ĐVĐKXSTB khá là nhỏ và có thể nhìn dưới kính có độ phóng đại lớn ĐVĐKXS là một thành phần quan trọng
của sinh cảnh đáy do kích thước nhỏ, đa dạng về loài, năng suất cao trong nhiều môi trường trầm tích và đóng vai trò quan trọng trong lưới thức ăn của sinh vật đáy [18] Sự phân bố và tính chất của ĐVĐKXSTBchịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố vật lý, hóa học như kích cỡ hạt, khả năng oxy hóa khử, chế độ thủy triều [10], [17] Cấu trúc quần xã của ĐVĐKXSTB thay đổi theo điều kiện cửa sông và
nồng độ muối [62] Sự đa dạng và số lượng loài của ĐVĐKXS có xu hướng
giảm theo hướng từ biển vào nước ngọt tại các vùng cửa sông [17] Trong nhóm ĐVĐKXSTB thì Tuyến trùng (Giun tròn – Nematoda) là loài động vật đa dạng
sống trong một phạm vi rộng lớn tại các môi trường khác nhau [33] Chúng sống
hầu hết ở các hệ sinh thái nước biển (nước mặn) đến nước ngọt, cửa sông và mặt đất, từ vùng cực đến vùng nhiệt đới [16] Nhờ sự phong phú và đa dạng sinh học cao, tuyến trùng được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cũng như chức năng của hệ sinh thái biển [26], [28] Tuyến trùng chiếm ưu thế về số lượng loài trong nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình [58], chúng thường chiếm từ 90-95% tổng số cá thể và từ 50-90% sinh khối của ĐVĐKXSTB[31] Theo Bonger
và Ferris (1999) tuyến trùng được sử dụng như công cụ đánh giá chất lượng môi trường vì mức độ phân bố rộng rãi, mật độ cao, dễ thu mẫu với độ chính xác cao
Trang 11về định lượng, tính đa dạng cao, vòng đời ngắn, khả năng di chuyển hạn chế nên
dễ sử dụng để đánh giá môi trường và khá nhạy cảm với sự thay đổi môi trường [15]
Tuyến trùng sống tự do ở các rừng ngập mặn đã được tiến hành trong khoảng mười năm trở lại đây tại viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật ở một số rừng
ngập mặn tiêu biểu như rừng ngập mặn cửa sông Tiên Yên [48], [49], rừng ngập
mặn Cần Giờ [40] Các nghiên cứu này không những tập trung vào phân loại
học mà còn tập trung nghiên cứu về sinh thái học tuyến trùng trong mối tương quan với các yếu tố môi trường Một số công trình tiêu biểu đáng chú ý như: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng sống tự do ở vịnh Hạ Long của Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Đình Tứ ( 2003) [7] Nghiên cứu mô tả loài mới thuộc giống
Nghiên cứu nhóm ĐVĐKXSTB ở Cần Giờ của Lại Phú Hoàng (2007) [40], Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã theo mùa và không gian tại rừng ngập
mặn Cần Giờ của Nguyễn Đình Tứ (2009) [47]
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung trên diện rộng, mà chưa có nghiên cứu nào về sự phân bố của các nhóm ĐVĐKXSTB giữa các khu vực phân bố có 1 loại cây với khu vực có sự phân bố của nhiều loài cây Chính vì
những lý do trên,tôi đã đề xuất thực hiện đề tài: “Đa dạng quần xã động vật đáy
không xương sống cỡ trung bình và tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã
Minh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về độ đa dạng của nhóm ĐVĐKXSTB và tập trung vào cấu trúc
quần xã tuyến trùng sống tự do tại hai sinh cảnh khác nhau bao gồm sinh cảnh
chỉ xuất hiện 1 loại cây Bần trắng (Mono) và sinh cảnh với sự hiện diện của nhiều loại cây gồm Bần trắng và Mắm trắng (Mix) ngập mặn thuộc rừng ngập
Trang 12Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra độ đa dạng của nhóm ĐVĐKXSTB tại rừng ngập mặn Cần Giờ, bao gồm các nhóm: Tuyến trùng (Nematodes), Giáp xác đáy chân chèo (Hapacticoid – Copepod), Giun nhiều tơ (Polychate), Giun ít tơ (Oligochate)
- Tập trung nghiên cứu cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại rừng ngập
mặn Cần Giờ bao gồm sự đa dạng và phân bố của các quần xã tuyến trùng tại hai sinh cảnh khác nhau Mono và Mix
3 N ội dung nghiên cứu
ngập mặn Cần Giờ
độ đa dạng của các quần xã tuyến trùng sống tự do tại hai sinh cảnh thuộc rừng
ngập mặn Cần Giờ
tại hai sinh cảnh:chỉ xuất hiện 1 loại cây Bần trắng (Mono) và sinh cảnh với sự
hiện diện của nhiều loại cây Bần trắng và Mắm trắng (Mix) tại rừng ngập mặn
Cần Giờ thông qua các chỉ số như: Số lượng cá thể (N), số lượng loài (S), các
chỉ số đa dạng sinh học (d, H’, J’), loài ưu thế
4 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thông tin về đa dạng sinh học nhóm ĐVĐKXSTB và đặc biệt là
cấu trúc quần xã tuyến trùng ở rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh từ
đó bổ sung thông tin về phân bố, đa dạng sinh học cho cơ sở dữ liệu sinh học
biển
- Đề tài là tài liệu phục vụ cho các nghiên cứu về đa dạng nhóm ĐVĐKXSTB và tuyến trùng
Trang 13- Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung thêm các công trình nghiên cứu về tuyến trùng,
hoạch định chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ Hệ sinh thái, giám sát
sức khỏe sinh thái, môi trường biển
Trang 14CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 T ổng quan về rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) như là một hệ cây rừng ven biển của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới [61] Vì thế thuật ngữ rừng ngập mặn “mangrove” được
sử dụng để chỉ các cây sống trong bùn, đất ướt ở vùng thủy triều nhiệt đới hoặc
á nhiệt đới Nói một cách tổng quát rừng ngập mặn là những cây thân gỗ và cây
bụi mọc dưới mức triều cao của thủy triều vì vậy hệ thống rễ của chúng thường xuyên bị ngập trong nước
Rừng ngập mặn là một trong số những hệ sinh thái quan trọng và có năng
suất cao nhất và chúng phân bố dọc theo các khu vực ven biển và hải đảo Chúng là nguồn cung cấp thực phẩm và là nơi cư trú cho nhiều loài động vật
thủy sinh Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn góp phần ổn định đường bờ biển
và chúng có vai trò cung cấp một rào cản tự nhiên để chống chống bão và các tác nhân tự nhiên khác Thêm vào đó, rừng ngập mặn cũng đã cung cấp các vật
liệu xây dựng, thuốc thảo dược và các sản phẩm rừng khác
Tổng diện tích rừng ngập mặn trong năm 2000 là 137.760 km2
tại 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới Khoảng 75% rừng ngập mặn trên thế giới chỉ có ở 15 quốc gia [27] Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới hai bán cầu, trong khoảng 32º Bắc và 38º Nam, dọc bờ biển Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Á
và Châu Mỹ
RNM là một trong những hệ sinh thái có mức đa dạng sinh học cao và là hệ sinh thái đặc trưng của đường bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.RNM không chỉ cung cấp các sản phẩm có giá trị như gỗ, than, củi, tanin, thức ăn, thuốc thảo dược… mà còn là nơi sống và ươm giống của nhiều loại hải sản, chim nước, chim di cư và một số động vật có ý nghĩa kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, cá sấu,
kỳ đà, chồn, chăn
Trang 15RNM ổn định chất lượng nước ven biển bằng cách duy trì các nhân tố vô sinh, hữu sinh, loại bỏ cũng như vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất ô nhiễm đến từ đất liền Cụ thể, các cây ngập mặn giúp lọc bỏ các vật liệu khỏi nước trước khi chúng tiếp cận các môi trường sống Hệ thống rễ ngập mặn còn làm chậm dòng nước tạo điều kiện cho lắng đọng trầm tích diễn ra [60]
RNM có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, cửa sông, điều hòa khí
hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, ngăn
cản các chất thải rắn trôi ra biển, bảo bệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió mùa, bão, nước biển dâng [71] RNM còn được biết đến như là nơi lắng tụ chất phù sa, lắng đọng các chất hữu cơ tạo điều
kiện cho hệ thực vật, động vật phát triển, làm nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật trên cạn và thủy sinh vật [53]
Rừng ngập mặn có vai trò như lá phổi xanh lọc thải khí CO2 từ khí quyển
So với các loài cây khác, cây rừng ngập mặn thực hiện việc này còn tốt hơn nhiều Trong một số báo cáo của nhóm giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lâm Nghiệp Quốc tế (CIFOR), cùng một diện dích rừng ngập mặn có khả năng
dự trữ cacbon nhiều gấp 5 lần so với các rừng khác trên đất liền [36]
Vào năm 1945, Maurand ước tính diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam có khoảng 408.500 ha [44] Trong suốt hai cuộc chiến tranh Việt Nam cùng với quá trình khai thác quá mức và phá rừng để lấy đất dành cho nông nghiệp và ao nuôi tôm của con người, diện tích rừng ngập mặn đã giảm mạnh Hiện nay, tổng diện tích của các vùng ngập mặn có khoảng 154.300 ha [41]
Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh Đây là khu vực chịu nhiều tác động của thuỷ triều, dòng chảy của các sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái rất quan trọng ở Việt Nam bởi chức năng sinh thái và dịch vụ du lịch mà nó đem lại Theo thống kê của UBND TP Hồ Chí Minh, vào năm 2009 thì dân số của
Trang 16Lý Nhơn, Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An) khoảng 68.213 người (website: www.Can Gio.hochiminhcity.gov.vn)
Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu vực chịu nhiều tác động của thủy triều, dòng
chảy của các sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, điển hình với 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5-10, mùa khô
từ tháng 11- 4 Nhiệt độ trung bình 25.8ºC Lượng mưa thấp từ 1400mm/năm Rừng ngập mặn Cần Giờ là hệ sinh thái trung gian giữa nước
1300-mặn và nước ngọt, dưới sự ảnh hưởng của biển nên có 1 hệ sinh thái vô cùng phong phú về hệ thực vật và động vật, đồng thời cũng là nơi cung cấp thức ăn, nuôi dưỡng và là nơi cư trú của các loài động vật, thủy sinh vật và đặc biệt là động vật đáy Hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ mang lại những giá trị quý báu vô cùng to lớn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, từ đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành nhằm giữ gìn,
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Từ 1964-1970, trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hàng loạt
chất diệt cỏ xuống rừng ngập mặn Cần Giờ (665.666 gallon chất độc da cam, 343.385 gallon chất da trắng và 49.200 gallon chất da xanh) Hệ quả là 57% diện tich rừng ngập mặn đã bị phá hủy [59] Ở một số vùng khác thảm thực vật đã được hoàn toàn biến mất Chỉ Avicennia và Dừa đã có thể tồn tại và tái sinh sau khi phun thuốc diệt cỏ Năm 1978, một chương trình của VAST về việc tái trồng
rừng đã được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Cho đến nay, các nỗ lực tái trồng rừng đã mang lại những cải tiến lớn đến môi trường sinh thái Động vật hoang dã như khỉ, trăn, lợn hoang dã, cá sấu và các loại khác nhau của loài chim đã quay trở lại rừng Ngày nay, khoảng 220 loài thực vật, thuộc 60 họ [8] được tìm thấy trong rừng ngập mặn Cần Giờ, bao gồm các họ như: Họ Cúc: 8 loài; Họ Thầu dầu: 9 loài, Họ Đước: 13 loài, Họ Cói: 20 loài, Họ Hòa thảo: 20 loài và Họ Đậu: 29 loài
Trang 17Ngoài ra còn có 34 loài thuộc 19 họ trong nhóm Giun nhiều tơ đã được phân loại Nhuyễn thể có 18 loài thuộc 12 họ, trong khi lớp 2 mảnh vỏ có 11 loài từ
18 họ Trong lớp giáp xác có 27 loài thuộc 9 họ Macrura và 25 loài trong 5 họ
của Brachyura đã được tìm thấy cho đến nay [13]
1.2 Tổng quan về động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tuyến trùng
1.2.1 T ổng quan về động vật đáy không xương sống cỡ trung bình
Giống với hệ sinh thái cửa sông lớp trầm tích của rừng ngập mặn là môi trường sống của hầu hết các nhóm động vật đáy không xương sống cỡ trung bình Chúng phân bố trên toàn thế giới [67],[38],[68],[70],[54],[66],[34], [52],[45],[9], [11], [46], [40]
Động vật đáy cỡ trung bình – Meiofauna (hay meiobenthos): Khái niệm về
ĐVĐKXSTB đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ 19 [43] là những động vật không xương sống nhỏ ở nền đáy, sống trong môi trường nước biển và nước ngọt, có kích thước từ 0.1 đến 1 mm, thường sống ở trong cát hay bùn
Loại này gồm động vật nhuyễn thể, những con giun rất nhỏ, vài nhóm giáp xác
nhỏ (bao gồm chân chèo đáy) và một số động vật không xương sống ít quen thuộc
Hầu hết ĐVĐKXSTB khá là nhỏ và có thể nhìn dưới kính có độ phóng đại
lớn ĐVĐKXS là một thành phần quan trọng của sinh cảnh đáy do kích thước
nhỏ, đa dạng về loài, năng suất cao trong nhiều môi trường trầm tích và đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới của sinh vật đáy [18] Meiofauna ăn vi sinh vật đáy, vi sinh vật khác và là nguồn thức ăn cho các loài tôm, cá trong cùng môi trường sống tạo nên mạng lưới thức ăn để nâng cao năng suất và tái chế các chất dinh dưỡng
Trang 18Hình 1 1 Hình ảnh của nhóm ĐVĐKXSTB (Theo Higgins, 1988)
Sự phân bố và tính chất của ĐVĐKXSTB chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vật
lý, hóa học như: kích cỡ hạt, khả năng oxy hóa khử, chế độ thủy triều [10],[17]
Cấu trúc quần xã của ĐVĐKXSTB thay đổi theo điều kiện cửa sông và nồng độ
muối [62] Sự đa dạng và số lượng loài của ĐVĐKXSTB có xu hướng giảm theo hướng từ biển vào nước ngọt tại các vùng cửa sông [16] Vào năm 1999 Kenedy và Jacoby đã đưa ra công bố về việc ĐVĐKXSTB làm công cụ chỉ thị môi trường hiệu quả [36] Tác động ô nhiễm trên meiofauna đã được chứng
Trang 19minh là phụ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm sinh học của các sinh vât, mức phơi nhiễm và môi trường
Tuyến trùng và Giáp xác thường chiếm hơn 80% trong tổng số nhóm ĐVĐKXSTB và là một trong các nhóm được quan tâm và phân loại nhiều nhất Nhóm Turbellaria thường ít khi được nghiên cứu mặc dù chúng cũng có thể chiếm đa số về số lượng cũng như tỉ lệ phần trăm [9] Nhóm ĐVĐKXSTB tại
rừng ngập mặn nhiệt đới đã được nghiên cứu trước những năm 80 của thế kỷ 20 Trong một nghiên cứu về sự phân bố của nhóm ĐVĐKXSTB trong trầm tích
rừng ngập mặn ở Transkei, Nam Phi Dye (1983a) cho thấy mật độ nhóm ĐVĐKXSTB là lớn nhất ở lớp bề mặt của trầm tích rừng ngập mặn Trong đa số các trường hợp đã được nghiên cứu thì nhóm Tuyến trùng chiếm đa số (khoảng 80%) Các nhóm tiếp theo như Giun ít tơ, và Gastrotrichs xuất hiện với số lượng
ít hơn là nhóm Giun nhiều tơ, kinorhynchs, Giáp xác và ấu trùng côn trùng [23] Alongi (1987a) đã nghiên cứu tác động của thuỷ triều và theo mùa đến nhóm ĐVĐKXSTB tại rừng ngập mặn cửa sông trên bán đảo Cape York (Úc) Nghiên
cứu này đã chỉ ra rằng mật độ cá thể ĐVĐKXSTB tăng dần trong mùa hè và giảm dần trong mùa đông [9] Một vài nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương
tự như nghiên cứu của Heip dọc bờ biển Châu Âu [30] Trong nghiên cứu của Ngô Xuân Quảng về nhóm ĐVĐKXSTB tại khe Nhàn thuộc khu vực rừng ngập
mặn Cần Giờ [46] thì mật độ của nhóm ĐVĐKXSTB tại các địa điểm nghiên cứu dao động 1156 đến 2082 cá thể/10 cm2 Trong đó thì nhóm Tuyến trùng là chiếm ưu thế hơn cả (84,6%) Cũng trong một nghiên cứu khác về ĐVĐKXSTB tại rừng ngập mặn Cần Giờ [40], mật độ trung bình của nhóm ĐVĐKXSTB dao động từ 1303 cá thể/10cm2
tại rạch Nàng Hai đến 2440 cá thể/10 cm2
tại rạch Khe Nhàn Nhóm Tuyến trùng cũng có mật độ cao nhất với tỷ lệ trung bình là 91,1% (ở Khe Nhàn) đến 93,0% (ở rạch Nàng Hai) Thêm vào đó, đã có rất nhiều các nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố môi trường sinh thái như
ệt độ v.v [35], [9],[24], [29]
Trang 20dạng nhất sống trong một phạm vi rộng lớn tại các môi trường phân biệt [33] Tuyến trùng sống hầu hết ở các hệ sinh thái trong sông, cửa sông, ven biển cho đến biển sâu, từ cùng cực cho đến vùng nhiệt đới Tuyến trùng sống chủ yếu ở các môi trường nước ngọt, ven biển, cửa sông và mặt đất [16] Nhờ sự phong
phú và đa dạng sinh học cao, tuyến trùng được đánh giá là đóng vai trò quan
trọng trong cấu trúc cũng như chức năng của hệ sinh thái biển [26], [28] Tuyến trùng chiếm ưu thế về số lượng loài trong nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình [56] Chúng thường chiếm từ 90-95% tổng số cá thể và từ 50-90% sinh khối của ĐVĐKXSTB [72] Theo Bonger và Ferris năm 1999 tuyến trùng được sử dụng như công cụ đánh giá chất lượng môi trường vì mức độ phân bố rộng rãi, mật độ cao, dễ thu mẫu với độ chính xác cao về định lượng, tính đa dạng cao, vòng đời
ngắn, khả năng di chuyển hạn chế nên dễ sử dụng để đánh giá môi trường và khá
nhạy cảm với sự thay đổi môi trường [15]
Trang 21Hình 1 2.Cấu tạo và giải phẫu cơ thể giun tròn (Theo Platt & Warwick, 1988)
A con đực: 1 lông đầu; 2 khoang miệng; 3 amphid; 4 lỗ bài tiết; 5 vòng thần kinh; 6 thực quản; 7 diều sau thực quản; 8 cardia; 9 tuyến bên bụng; 10 lông somatic; 11 tinh hoàn trước; 12 ruột; 13 cấu tạo vùng bên; 14 vòng cutin; 15 tinh hoàn sau; 16 ống dẫn tinh; 17 các nhú sinh học; 18 gai sinh dục; 19 trợ gai sinh dục; 20 lỗ huyệt; 21 đuôi; 22 lông mút đuôi; 23(a) tuyến đuôi; 23 lỗ
đổ B con cái; C lát cắt vùng thực quản; D lát cắt tại ruột
Trang 22Tuyến trùng ở rừng ngập mặn được phân bố tại 2 vùng chính: (1) tại những vùng trầm tích nghèo chất dinh dưỡng, khu vực rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc ôn đới ở Úc [22],[52],[29] và Brazil [45], và (2) rừng ngập mặn nhiệt đới ở Úc [9], [11], Ấn Độ [39], Malaysia [24],[66] và phía đông châu Phi [54], [55] Nhóm truyến trùng này phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và số lượng cá thể bắt gặp nhiều nhất tại vùng triều của rừng ngập mặn [54], [66] Số lượng các loài tuyến trùng khác nhau khi phân bố ở các vùng địa lý khác nhau, chaẳng hạn tại rừng ngập mặn Merbok tại Malaysia (có 107 loài [66]), tại rừng ngập mặn ở Zanzibar (94 giống [54]), tại rừng ngập mặn ở Brazil (94 loài, 86 giống [45]), tại khu rừng ngập mặn Rhizophora tại Selangor, Malaysia (29 loài [63] hoặc phía Nam Úc: 21 loài, [29] ) Trong các nhóm Tuyến trùng phân bố ở rừng ngập mặn
thì có một số giống Tuyến trùng được đa số phát hiện như Diplolaimelloides,
[24],[66]), tại Châu Phi [54] và bang Florida [35]
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tuyến trùng sống tự do ở các rừng ngập
mặn đã được tiến hành trong khoảng mười năm trở lại đây tại viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ở một số rừng ngập mặn tiêu biểu như rừng ngập mặn cửa sông Hồng [7], rừng ngập mặn Cần Giờ [5] Các nghiên cứu này không những
tập trung vào phân loại học mà còn tập trung nghiên cứu về sinh thái học tuyến trùng trong mối tương quan với các yếu tố môi trường Một số công trình tiêu
biểu đáng chú ý như: “Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng sống tự do ở vịnh Hạ Long” của Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Đình Tứ ( 2003) [7], [48],“Nghiên cứu
mô tả loài mới Daptonema pumilus ở Việt Nam”Nguyễn Vũ Thanh và cs (2005)
[51], “Nghiên cứu nhóm ĐVĐKXSTB ở Cần Giờ” của Lại Phú Hoàng (2007) [40], “Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã ĐVĐKXSTB theo mùa và không gian tại rừng ngập mặn Cần Giờ” của Nguyễn Đình Tứ (2009) [47]
Ngoài ra, một số nghiên cứu về tuyến trùng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm ra số lượng loài đa dạng và phong phú, đặc biệt là loài ưu thế ở các khu vực
Trang 23thuộc rừng ngập mặn Vào những năm gần đây, ở nhiều hệ thống sông ngòi, hệ sinh thái rừng ngập mặn đã bước đầu được các nhà nghiên cứu điều tra về mức
độ đa dạng sinh học quần xã tuyến trùng và nghiên cứu khả năng sử dụng chúng như các sinh vật chỉ thị trong đánh giá về chất lượng sinh học nguồn nước [2]
Trang 24CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhóm ĐVĐKXSTB và tập trung nghiên cứu vào quần xã tuyến trùng
sống tự do ở rừng ngập mặn thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ, TP HCM
2.1.2 Ph ạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Rừng ngập mặn Cần Giờ
- Địa điểm thu mẫu: Bãi bồi trước rừng ngập mặn khi triều rút của 2 sinh
cảnh lần lượt là: Khu vực chỉ xuất hiện 1 loại cây ngập mặn Bần trắng (Mono)
và khu vực xuất hiện nhiều loại cây ngập mặn Bần trắng và Mắm trắng (Mix)
B ảng 2 1 Địa điểm và tọa độ các điểm thu mẫu tại rừng ngập mặn Cần
Giờ-Thành Phố Hồ Chí Minh
hi ệu Điểm thu m ẫu Vĩ độ Bắc
Kinh độ Đông
Mono S1 10o 29.035’ 106o 55.405’
1 Sinh cảnh xuất hiện 1
loại cây Bần trắng Mono Mono S2 10o 29.972’ 106o 55.410’
Mono S3 10o 29.906’ 106o 55.413’ Mix S1 10o 30.683’ 106o 54.871’
2
Sinh cảnh xuất hiện
nhiều loại cây Bần
Trang 25Hình 2 1.Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại RNM Cần Giờ
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu nhập tài liệu
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu nhập các tài liệu thứ cấp bao gồm: điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các công trình nghiên cứu về động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tuyến trùng trên sách, báo đã được công bố
Trang 262.2.3 Phương pháp tiến hành thu mẫu
• Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Trước hết, khảo sát các địa điểm tại bãi bồi trước rừng ngập mặn sau khi triều rút tại các khu vực nghiên cứu
• Thu m ẫu phân tích cơ giới trầm tích
Các mẫu phân tích cơ giới trầm tích được thu bằng việc sử dụng các ống
nhựa đường kính 3,6 cm x10cm Các ống nhựa này được cắm ngập trong bùn, sau đó toàn bộ ống nhựa chứa trầm tích bên trong được cho vàohộp
nhựa có dán nhãn
• Thu m ẫu ĐVĐKXSTB và tuyến trùng
Sau khi khảo sát bãi bồi trước rừng ngập mặn khi triều rút, tiến hành thu
mẫu Dùng ống nhựa trong suốt, dài 40 cm và đường kính là 3,6 cm cắm nhẹ
xuống lớp bùn sâu khoảng 10 cm, sau đó dùng nắp đậy chặt lại phía trên ống,
vừa kéo vừa xoay nhẹ với mục đích thu được trầm tích để không làm ảnh hưởng đến bề mặt phần trên của lớp trầm tích Sau khi mẫu được lấy xong, dùng pit-ton đẩy nhẹ nhàng từ phía dưới lên trên với mục đích không làm
mất quần xã động vật đáy Tất cả các mẫu này đựng trong lọ nhựa có dán nhãn ghi lại các địa điểm thu mẫu và cố định bằng dung dịch foc-ma-lin nóng 5% để tiến hành các bước phân tích tiếp theo Quá trình này lặp lại 3 lần tại
mỗi vị trí thu mẫu Mẫu sau khi thu được mang về phòng Tuyến trùng học,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để phân tích
Trang 27Hình 2 2 Thu mẫu ngoài thực địa với 3 lần lặp lại
2.3 Phương pháp tiến hành trong phòng thí nghiệm
• Phân tích c ấu trúc cơ giới trầm tích
- Trầm tích được sấy tại 60-80o
C trong 24 giờ để thu được tổng trọng lượng khô (DW) Chú ý mẫu trầm tích dùng để phân tích nên có tổng trọng
lượng khô trong khoảng 100 g
- Ngâm lượng trầm tích thu được sau khi làm khô bằng nước trong khoảng 30 phút cho tan hoàn toàn
- Loại bỏ những hạt nhỏ hơn 63 μm bằng lọc qua rây có kích thước lỗ 63
μm dưới vòi nước
- Làm khô phần trầm tích còn lại dưới nhiệt độ 60-80o
C
- Sử dụng hệ thống rây lắc để tách lọc từng nhóm hạt trầm tích: >2000
μm, >1000 μm, 1000-500 μm, 500-250 μm, 250-125 μm, 125-63 μm và < 63 μm
[14]
Trang 28- Cân lượng trầm tích sau khi phân loại hạt Xác định cấu trúc trầm tích theo tỉ lệ phần trăm các hạt trên tổng trọng lượng khô
• Tách l ọc ĐVĐKXSTB từ mẫutrầm tích
Thêm nước vào mẫu đến đủ 1 lít trong một xô nhựa, khuấy đều, cho qua rây có lỗ 1 mm tách loại bớt đá, cuội và các mảnh vật liệu to Những gì không qua được rây nằm lại trên rây được rửa sạch và bỏ đi, phần qua rây 1 mm được cho thêm nước tới khi đầy khoảng 5 lít Dùng tay khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ, để lắng trong 10 giây rồi tiếp tục đổ qua rây lọc 40μm, quá trình gạn lọc này tiến hành 10 lần Loại bỏ phần cát thô lắng ở đáy xô và phần bùn mịn có kích thước nhỏ hơn 40 μm nhưng giữ lại phần trên rây Sau khi mẫu được lọc sạch cát thô và bùn, tiến hành tách lọc Tuyến trùng bằng dung dịch Ludox TM50 (với tỉ trọng d = 1,18 g/l) theo phương pháp của Heip (1985) [30] Toàn
bộ mẫu trên rây 40 μm được cho vào cốc đong 250ml, thêm Ludox ít nhất gấp khoảng 3 lần thể tích so với lượng mùn đã thu được Dùng đũa thuỷ tinh khuấy cho đều và để lắng 45 phút, sau khi để lắng, đổ lượng dung dịch phía trên lớp cát
lắng qua rây 40 µm, dùng bình tia rửa nhẹ phần trên rây và cố định bằng dung
dịch FAA (Foocmalin Acid Acetic), quá trình này được lặp lại 3 lần
Hình 2 3.Hình ảnh sàng lọc mẫu ĐVĐKXSTB, tuyến trùng
Trang 29• Phương pháp xử lý mẫu và lên tiêu bản
* Đối với nhóm ĐVĐKXSTB:
Số lượng và thành phần các nhóm ĐVĐKXSTB được đến và phân loại đến từng nhóm dưới kính lúp theo tác giả Higgins (1988) [32]
* Đối với tuyến trùng:
Trước tiên, mẫu được đếm sử dụng buồng đếm, máy đếm và kim gắp để
thực hiện Sau đó, nhặt ngẫu nhiên khoảng 200 cá thể/mẫu (hoặc tất cả tuyến trùng nếu số lượng cá thể tuyến trùng nhỏ hơn 200 cá thể) Quá trình làm trong tuyến trùng theo phương pháp của De Grisse (1969) [19] tuyến trùng được gắp
và cho vào đĩa thuỷ tinh có chứa dung dịch I (99 phần dung dịch formalin 4% và
1 phần gliycerine nguyên chất) và cho vào bình cồn bão hòa etanol 96% để trong tủ ấm ở nhiệt độ 40o
C trong vòng 24h Ngày tiếp theo đĩa thủy tinh được
lấy ra khỏi bình cồn và thêm 3-4 giọt dung dịch II (95 phần dung dịch cồn 96%
và 5 phần glycerine nguyên chất) quá trình này được lặp lại sau mỗi 2h, khuôn
thủy tinh được che một phần và giữ ở 40oC để cồn bay hơi từ từ Tuyến trùng ở trong glixerin tinh khiết được kiểm tra vào ngày hôm sau.Mẫu tuyến trùng được
bảo quản trong glycerin bao phủ bằng sáp ong trên tiêu bản Tiêu bản được bảo
quản và lưu giữ tại bộ mẫu thuộc phòng tuyến trùng học, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Trang 30Hình 2 4.Làm trong tuyến trùng Hình 2 5.Bộ tiêu bản tuyến trùng
• Phương pháp định loại tuyến trùng
Tuyến trùng được sắp xếp theo hệ thống phân loại của De Ley và Blaxter (2002) [21], Lorenzen (1994) [40] và định danh dựa vào khóa phân loại bằng hình ảnh củaPlatt and Warwick (1988) [56],Platt và cs (1983) [57], cơ sở dữ liệu Nemys (www.nemys.ugent.be), Động vật chí Việt Nam tập 22 (Nguyễn Vũ Thanh, 2007) [1] và các bài báo công bố loài mới liên quan
• Phương pháp thống kê sinh học
Dữ liệu tuyến trùng được nhập vào Excel để tính toán mật độ cá thể (trên 10
cm2± sai số) Các số liệu phân tích và tính toán các chỉ số đa dạng sinh học được thực hiện trên phần mềm là PRIMER VI Các chỉ số đa dạng sinh học gồm: Chỉ
số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’); Chỉ số đa dạng loài Margalef (d), Chỉ số cân bằng Peilou (J’)
• Chỉ số đa dạng sinh học Shannon - Wiener, 1949được tính theo công
ni n
i
1 '
∑
=
−
=
Trang 31N: tổng số cá thể trong mẫu vật thu được
• Chỉ số Margalef - chỉ số về độ phong phú về loài của quần xã được tính
theo công thức (d):
hoặcTrong đó:S: là số loài
Sử dụng phương pháp phân tích đa biến MDS (Multi-Dimensional
Scaling analysis), phân tích theo nhóm thứ bậc (hierarchical Cluster analysis),
phân tích một chiều về độ tương đồng ANOSIM (Analysis of SIMilarity), và ma
trận về độ tương đồng (Bray-Curtis), ta thấy được sự khác biệt hoặc sự tương
đồng về thành phần loài tuyến trùng giữa 2 khu vực Khi sử dụng MDS và dùng
BUBBLE sẽ thể hiện được loài ưu thế Sự đóng góp khác nhau của các loài
tuyến trùng lên sự tương đồng hoặc không tương đồng được đánh giá bằng
phương pháp SIMPER (SIMilarity PERcentage-species contribution) Tất cả các
phương pháp này đều được tiến hành trên phần mềm PRIMER VI [69]
Trang 32CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các đặc điểm cơ giới trầm tích tại các điểm thu mẫu (tỉ lệ phần trăm)
t ại các địa điểm thu mẫu
B ảng 3 1 Tỉ lệ phần trăm hạt độ của trầm tích tại các điểm thu mẫu (%)
Trang 33Hình 3 1 Biểu đồ phần trăm hạt độ của trầm tích tại các điểm thu mẫu Qua bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy tỉ lệ phần trăm hạt nhỏ hơn 63µm chiếm nhiều nhất tại các điểm thu mẫu từ (38.7% đến 80.4%) Tỉ lệ phần trăm hạt độ
cỡ 63µm tại điểm Mix S2R1 chiếm ít nhất 1.6%, điểm Mono S3R2 chiếm nhiều
nhất 4.2% Tiếp đến, tỉ lệ phần trăm hạt độ cỡ 125µm tại điểm Mix S2R1 có ít
nhất 3.2%, điểm nhiều nhất là Mono S3R1 là 8.2% Cỡ hạt 250µm tại điểm Mono S2R2 chiếm tỉ lệ phần trăm ít nhất 5.2%, tại điểm nhiều nhất là Mix S1R2 chiếm 11.2% Cỡ hạt 500µm tại điểm Mono S2R2 chiếm tỉ lệ phần trăm ít nhất
là 5.7%, tại điểm nhiều nhất là Mix S1R2 là 15% Hạt độ cỡ 1000µm tại điểm Mono S2R2 chiếm ít nhất 5.8%, nhiều nhất tại điểm Mix S1R2 là 14.1% Cuối cùng là tỉ lệ phần trăm hạt độ cỡ 2000µm ở điểm Mix S2R1 chiếm tỉ lệ phần trăm ít nhất là 3.1% và nhiều nhất tại điểm Mono S3R3 là 12.8%
Thành phần hạt tại hai điểm thu mẫu Mono và Mx đều chiếm tỉ lệ nhỏ, ngoài ra cấu trúc hạt độ của trầm tích tại các điểm thu mẫu đều tương tự nhau về
tỉ lệ (tăng dần theo hướng từ hạt độ lớn về hạt độ nhỏ và mịn) Điều này có thể
Trang 34thường xuyên nên nhận được rất nhiều phù sa bồi đắp nên trầm tích tại điểm thu
mẫu có chiều hướng mịn và nhỏ
Theo hình 3.2 tại cả 2 khu vực rừng ngập mặn Mono và Mix đều có số lượng hạt nhỏ hơn 63µm là lớn nhất Số lượng hạt 63µm là nhỏ nhất Vì cấu trúc thành phần trầm tích và môi trường tại mỗi khu vực thu mẫu có sự khác nhau nên có sự chênh lệch về kích cỡ hạt của trầm tích
Trang 35< 63µm
Mono S1 R2
2000µm 1000µm 500µm 250µm 125µm 63µm
< 63µm
Mono S2 R2
2000µm 1000µm 500µm 250µm 125µm 63µm
< 63µm
Mono S2 R3
Trang 36< 63µm
Mono S3 R3
2000µm 1000µm 500µm 250µm 125µm 63µm
< 63µm
Mix S1 R2
2000µm 1000µm 500µm 250µm 125µm 63µm
< 63µm
Mix S1 R3
Trang 37Hình 3 2.Biểu đồ tỉ lệ phần trăm hạt độ của trầm tích tại từng điểm thumẫu
< 63µm
Mix S2 R1
2000µm 1000µm 500µm 250µm 125µm 63µm
< 63µm
Mix S3 R3
2000µm 1000µm 500µm 250µm 125µm 63µm
< 63µm
Mix S3 R2
Trang 383.2.Thành phần loài và độ đa dạng của nhóm ĐVĐKXSTB
Tại hai khu vực rừng ngập mặn Mono và Mix đã tìm ra 7 nhóm
ĐVĐKXSTB bao gồm: Nematode, Harpacticoid – Copepods, Polychates,
thể dễ dàng thấy nhóm Nematode (tuyến trùng) chiếm tỉ lệ lớn nhất (khoảng 99%) số lượng cá thể trong tổng số cá thể của mẫu Tiếp theo là nhóm Harpacticoid – Copepods và các nhóm còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp
Tại điểm rừng ngập mặn có nhiều loại cây (Mix), mật độ cá thể tại điểm Mix S1 là 1033±134 các thể /10cm² Nhìn vào bảng 3.2 ta dễ dàng nhận thấy nhóm Nematode (Tuyến trùng) chiếm tỉ lệ lớn nhất về số lượng cá thể (1023 ±
126 cá thể/10cm²), chiếm tỉ lệ 99% trong tổng số lượng cá thể của mẫu Tại điểm Mix S2 mật độ cá thểĐVĐKXSTB là 1027 ± 140 cá thể/10cm², mật độ cá
thể Tuyến trùng chiếm áp đảo 1011 ± 130 cá thể/10cm², chiếm tỉ lệ 98% trong
tổng số lượng cá thể của mẫu Tại điểm Mix S3 mật độ cá thể ĐVĐKXSTB là
2060 ± 57 cá thể/10cm², mật độ cá thể Tuyến trùng chiếm áp đảo 2032 ± 40 cá
thể/10cm², chiếm tỉ lệ 98% trong tổng số lượng cá thể của mẫu Mật độ cá thể
của nhóm Harpacticoid – Copepodstại điểm Mix S1 là 5 ± 5, tại điểm S2 là 7 ±
3, tại đểm S3 là 16 ± 8 chiếm tỉ lệ lớn thứ 2 trong tổng số lượng cá thể của mẫu Còn lại các nhóm Polychates, Oligochates, Kinorhynchs, Acari, Ostracodes,
vào bảng 3.2, ta thấy 7 nhóm ĐVĐKXSTB Nematode, Harpacticoid –
Copepods, Polychates, Oligochates, Kinorhynchs, Acari, Ostracodes,
Tại điểm rừng ngập mặn có một loại cây ngập mặn (Mono), mật độ cá thể ĐVĐKXSTB tại điểm Mono S1 là 785 ± 171 các thể /10cm² Nhìn vào bảng 3.2
ta dễ dàng nhận thấy nhóm Nematode(Tuyến trùng) chiếm áp đảo về số lượng cá
thể (773 ± 166 cá thể/10cm²), chiếm tỉ lệ 98% trong tổng số lượng cá thể của
mẫu Tại điểm Mono S2 mật độ cá thể là 1392 ± 344 cá thể/10cm², mật độ cá thể
Trang 39Tuyến trùng chiếm áp đảo 1382 ± 337 cá thể/10cm², chiếm tỉ lệ 99% trong tổng
số lượng cá thể của mẫu Tại điểm Mono S3 mật độ cá thể ĐVĐKXSTB là 905±
154 cá thể/10cm², mật độ cá thể Tuyến trùng chiếm áp đảo 894 ± 146 cá
thể/10cm², chiếm tỉ lệ 98% trong tổng số lượng cá thể của mẫu.Tại khu vực có
một loại cây ngập mặn (Mono), mật độ cá thể của nhóm Harpacticoid –
chiếm tỉ lệ lớn thứ 2 trong tổng số lượng cá thể của mẫu Còn lại các nhóm
lệ % số lượng cá thể trên mẫu rất thấp dưới 1% Dựa vào bảng 3.2, ta thấy nhóm
ĐVĐKXSTB Kinorhynchs và Turbelaria đềucó mật độ cá thể tại các điểm là 0
nên 2 nhóm này không xuất hiện ở sinh cảnh rừng ngập mặn có 1 loại cây (Mono)
Trang 40B ảng 3 2.Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐKXSTB tại các địa điểm thu mẫu
Địa điểm Nem Harp Poly Oligo Tên các nhóm ĐVĐKXSTB Kinor Aca Ost Tur