Thị trường công cụ tài chính phái sinh. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các hoạt động của nền kinh tế diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau: đầu tư đi kèm với rủi ro, lợi nhuận tăng cao đồng nghĩa với việc rủi ro đối với nhà đầu tư ngày một gia tăng. Do đó để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính phái sinh ra đời. Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất…
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-BÀI BÁO CÁO
THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH
Lớp : 43K06.3 Nhóm : 3A Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lan Anh
Hồ Thị Mỹ Hiền Trần Quốc Long
Lê Bảo Ngọc Nguyễn Thị Anh Thư
Đoàn Thị Hồng Vân
Đà Nẵng, 19/03
Trang 2-BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Tên thành viên Phân công chi tiết công việc Nhóm đánh giá (Thái độ,
hoàn thành đúng hạn,…)
Nhóm xếp loại (theo thang 10)
điểm thị trường công cụ tài chính phái sinh Việt Nam Tổng hợp Word
Thái độ tích cực tham gia, hoàn thành đúng hạn, đáp ứng yêu cầu
10/10
niệm và phân loại và phân loại các thị trường công cụ tài chính phái sinh
Thái độ tích cực tham gia, hoàn thành đúng hạn, đáp ứng yêu cầu
10/10
điểm thị trường công cụ tài chính phái sinh Việt Nam
Thái độ tích cực tham gia, hoàn thành đúng hạn, đáp ứng yêu cầu
10/10
trường kỳ hạn và thị trường tương lai
Thái độ tích cực tham gia, hoàn thành đúng hạn, đáp ứng yêu cầu
10/10
Nguyễn Thị Anh Thư Tìm hiểu và soạn word về thị
trường kỳ hạn và thị trường tương lai
Thái độ tích cực tham gia, hoàn thành đúng hạn, đáp ứng yêu cầu
10/10
Đoàn Thị Hồng Vân Tìm hiểu và soạn word về thị
trường quyền chọn
Thái độ tích cực tham gia, hoàn thành đúng hạn, đáp ứng yêu cầu
10/10
Trang 3MỤC LỤ
I Khái niệm và phân loại các thị trường công cụ tài chính phái sinh 1
1 Giới thiệu các Công cụ tài chính phái sinh: 1
2 Khái niệm và phân loại thị trường công cụ tài chính phái sinh: 1
II Thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai 2
1 Thị trường kỳ hạn 2
2 Thị trường tương lai 2
3 Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng tương lai 3
III Thị trường quyền chọn 4
1 Các loại quyền chọn 5
2 Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng quyền chọn 5
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn bán 6
IV Thị trường hoán đổi 8
V Đặc điểm thị trường công cụ tài chính phái sinh Việt Nam 10
1 Quá trình hình thành và phát triển 10
2 Thị trường tập trung (Sở GD chứng khoán) 10
3 Thị trường OTC 14
VI Tài liệu tham khảo 17
Trang 4THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
I Khái niệm và phân loại các thị trường công cụ tài chính phái sinh
1 Giới thiệu các Công cụ tài chính phái sinh:
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các hoạt động của nền kinh tế diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau: đầu tư đi kèm với rủi ro, lợi nhuận tăng cao đồng nghĩa với việc rủi ro đối với nhà đầu tư ngày một gia tăng Do đó để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính phái sinh ra đời
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công
cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo
ra lợi nhuận Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất…
2 Khái niệm và phân loại thị trường công cụ tài chính phái sinh:
Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị phụ thuộc vào (hoặc bắt nguồn từ) giá trị của các tài sản cơ sở (là tài sản gốc trong những hợp đồng phái sinh)
Mô hình tổ chức thị trường công cụ chứng khoán phát sinh
Thị trường tập trung là thị trường trong đó các chủ thể giao dịch các hợp đồng được
chuẩn hóa bởi những quy định của Sở giao dịch Một số thị trường điển hình
Ví dụ: Sở giao dịch quyền chọn Chicago - The Chicago Board Options Exchange
Trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade (CBT) q Sở giao dịch hợp đồng tương lai Chicago Mercantile Exchange (CME)
Thị trường OTC Điện thoại và máy tính được kết nối giữa người mua người bán (các
hợp đồng không được thoả thuận tại sàn giao dịch)
Các hợp đồng thường là giữa hai định chế tài chính hoặc giữa một định chế tài chính và một khách hàng
Các điều kiện của HĐ không phải theo những điều kiện cụ thể của sở giao dịch, được thiết kế theo các yêu cầu của khách hàng
Rủi ro tín dụng liên quan đến thị trường OTC là rủi ro mà một đối tác không “trung thực” trong hợp đồng
Các loại hợp đồng phái sinh phổ biến:
Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở
một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại
Trang 5Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao
dịch chứng khoán
Hợp đồng quyền chọn: cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng
hàng hóa cơ sở nhất định với một mức giá xác định vào một thời điểm đã định trước Có hai loại quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option) Các hàng hóa
cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai
Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh
từ các công cụ tài chính trong tương lai Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể
Các công cụ chứng khoán phái sinh rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro bởi tính hiệu quả
về chi phí khi sử dụng các công cụ này
II Thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai
1 Thị trường kỳ hạn
Là nơi để mọi người sắp xếp trao đổi các HĐ kỳ hạn phù hợp với nhu cầu
HĐKH là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản cơ sở ở một mức giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai
Người mua HĐKH là người giữ vị thế mua và bắt buộc phải trả mức giá kỳ hạn để mua tài sản
cơ sở
Người bán HĐKH là người giữ vị thế bán và có trách nhiệm phải bán tài sản cho người mua HĐKH với giá kỳ hạn
Thời điểm tương lai mà người mua thanh toán cho người bán được gọi là ngày thanh toán (settlement date)
Thông thường cả hai đối tác bị giới hạn bởi những điều khoản của hợp đồng và không thể chấm dứt hợp đồng sớm trừ khi họ thương lượng lại hợp đồng trước khi nó đến hạn
2 Thị trường tương lai
Hợp đồng tương lai tương tự như hợp đồng kỳ hạn, cũng là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai
Về bản chất, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có nhiều đặc điểm giống nhau Tuy nhiên, hai hợp đồng này có những điểm khác nhau đáng kể, chúng được giao dịch ở các thị trường khác nhau
Trang 6a) Các công cụ trên thị trường tương lai
Thị trường tương lai có thể được bắt đầu với bất cứ loại chứng khoán, ngoại tệ hoặc hàng hóa nào
Ban đầu, các Sở giao dịch phát hành những hợp đồng tương tự nhau, hoặc một Sở giao dịch có thể mua bán nhiều hợp đồng tương tự nhau
Tuy nhiên, theo thời gian một hợp đồng có xu hướng được mua bán tập trung ở một số Sở giao dịch nhất định và trên một sở giao dịch việc mua bán cũng tập trung vào một số hợp đồng cụ thể b) Các chủ thể tham gia vào thị trường tương lai
Có 2 nhóm chủ thể chính tham gia: Những người phòng ngừa rủi ro (Hedgers) và những người đầu cơ (Speculators)
Những người phòng ngừa rủi ro cố gắng giảm rủi ro trong danh mục đầu tư hoặc các giao dịch tương lai bằng cách đảm bảo các mức giá mua, giá bán gần nhất với giá tương lai
Những người đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro trên thị trường tương lai Họ tham gia vào giao dịch tương lai với hi vọng giá thị trường sẽ theo hướng họ phán đoán
Những người giao dịch (traders) là cũng là một dạng đầu cơ, họ tận dụng những thay đổi giá trong ngắn hạn để đầu cơ Hầu hết hoạt động đầu cơ này diễn ra trên sàn giao dịch Họ sẽ thu được lợi nhuận từ những thay đổi giá trong ngắn hạn trên thị trường bằng cách mua và bán tức thời khi giá có xu hướng thay đổi
Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
3 Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng tương lai
Ta có phương trình lợi nhuận mua HĐTL y = ST – K trong đó K là giá thực hiện hợp đồng, T
là thời điểm giao dịch, ST là giá thị trường tại thời điểm T
Thu được sơ đồ lời lỗ ở hợp đồng tương lai
Trang 7Khi mua HĐTL Khi bán HĐTL
Lãi khi ST > K Lãi khi ST < K
Lỗ khi ST < K Lỗ khi ST > K
III Thị trường quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn cho phép người tham gia hợp đồng mua hoặc bán chứng khoán, hàng hóa hoặc các công cụ khác với mức giá xác định trước, gọi là giá thực hiện, vào hoặc trước ngày đến hạn
Không giống hợp đồng tương lai, người mua hợp đồng quyền chọn có quyền mua hoặc bán, nhưng không bắt buộc mua hoặc bán
Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một mức phí quyền chọn (an option premium)
Có hai kiểu quyền chọn:
Quyền chọn kiểu Mỹ: quyền chọn có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi đến hạn Quyền chọn kiểu Châu Âu: quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đến hạn
Trang 81 Các loại quyền chọn.
Quyền chọn mua (Call option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc) mua tài sản cơ sở tại giá thực hiện Người bán quyền chọn mua đồng ý bán tài sản cơ sở với giá thực hiện nếu người mua quyền thực hiện quyền chọn mua
Quyền chọn bán (Put option) cho phép người mua quyền (nhưng không bắt buộc) bán tài sản
cơ sở với mức giá thực hiện Người bán quyền chọn bán đồng ý mua tài sản cơ sở với mức giá thực hiện nếu người mua quyền chọn bán thực hiện hợp đồng để bán tài sản cơ sở
2 Lợi nhuận và lỗ của hợp đồng quyền chọn
a) Hợp đồng quyền chọn mua
Ta có phương trình lợi nhuận mua QCM y = ST – (K + c) trong đó k là giá thực hiện hợp đồng,
T là thời điểm giao dịch, ST là giá thị trường tại thời điểm T, c là phí trả quyền chọn mua
Thu được sơ đồ lời, lỗ hợp đồng quyền chọn mua
Lãi khi ST > K+ c Lãi khi ST < K + c
Lỗ khi ST < K + c Lỗ khi ST > K + c
Hòa khi ST = K + c Hòa khi ST = K+c
Trang 9b) Hợp đồng quyền chọn bán
Ta có phương trình lợi nhuận mua QCB y = (K - d) - ST trong đó K là giá thực hiện hợp đồng,
T là thời điểm giao dịch, ST là giá thị trường tại thời điểm T, d là phí trả quyền chọn bán
Thu được sơ đồ lời, lỗ hợp đồng quyền chọn bán
Lãi khi ST < K - d Lãi khi ST > K - d
Lỗ khi ST > K - d Lỗ khi ST < K - d
Hòa khi ST = K - d Hòa khi ST = K - d
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn bán
Giá thị trường – Giá thị trường của chứng khoán cơ sở càng cao, phí quyền chọn bán càng thấp, các nhân tố khác không đổi
Sự bất ổn định của chứng khoán – Tính bất ổn định của chứng khoán cơ sở càng cao, phí quyền chọn bán càng cao, các nhân tố khác không đổi
Thời gian đến hạn của quyền chọn – Thời gian đến hạn của quyền chọn càng dài, phí quyền chọn bán càng cao, các nhân tố khác không đổi
So sánh 3 hợp đồng trong các công cụ phái sinh
Lợi nhuận
K - d
Bán QCB, giá thực hiện K, phí d
ST
K d
0
K - d -d
Mua QCB, giá thực hiện K, phí d -(K – d)
Trang 10Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng kỳ hạn
Định nghĩa
Là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán
và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước
Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước Người bán hợp đồng quyền chọn phải có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng quyền chọn thực hiện quyền
Là một hợp đồng giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước
Điểm
giống nhau
Đều là công cụ phát sinh, thực hiện căn cứ vào tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước
Khác nhau
Tính chuẩn hóa: HĐTL
được niêm yết và giao dịch trên cơ sở giao dịch chứng khoán phái sinh Vì vậy, HĐTL được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị , khối lượng của tài sản cơ sở,
Không cần chuẩn hóa: HĐQC không cần
chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở tfai sản
cơ sở của HĐQC có thể là bất kỳ loại tài sản nào
Không cần chuẩn hóa: HĐKH không cần
chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở Tài sản cơ
sở của HĐKH có thể là bất kỳ loại tài sản nào
Được niêm yết: HĐTL
được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung
Giao dịch trên thị trường OTC: HĐTL
không niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC
Một vài hợp đồng có thể giao dịch trên thị trường tập trung
Giao dịch trên thị trường OTC: HĐKH
không niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC Do đó tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp hơn hợp đồng tương lai
Trang 11Bù trừ và ký quỹ:
HĐTL yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ
để đảm bảo việc nghĩa vụ thanh toán mang tính bắt buộc HĐTL được bù trừ
vè được hach toán theo giá thực tế hàng ngày và sẽ thông báo lãi ( lỗ) vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu
tư theo giá thực tế và gọi
ký quỹ bổ sung khi cần Do
đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia
Không cần ký quỹ:
Các bên tham gia HĐQC không cần thực hiện ký quỹ Bên mua quyền chọn sẽ phải trả phí sau khi kỹ hợp đồng Bên bán quyền chọn sẽ được nhận phí
và có nghĩa vụ thực hiện đối với bên mua
Không cần ký quỹ:
Các bên tham gia HĐQT không cần thực hiện ký quỹ
Dễ dàng đóng vị thế :
Nhà đầu tư tham gia HĐTL
có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với HĐTL tương tự Giúp người sở hữu HĐTL linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn
Các loại quyên chọn: Có hai loại
quyền chọn là quyền chọn mua và quyền chọn bán
Đóng vị thế : Nhà đầu
tư tham gia HĐKH có thể thực hiện đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược đối với HĐKH tương tự
Tính bắt buộc: Người
tham gia HĐTL có nghĩ vụ thực hiện tại ngày đáo hạn
Tính bắt buộc: Người
tham gia HĐQC có quyền thực hiện tại ngày đáo hạn, không
có tính nghĩa vụ
Không có tính bắt buộc
IV Thị trường hoán đổi
Trong hợp đồng hoán đổi truyền thống, hai chủ thể thỏa thuận để trao đổi những khoản thanh toán bắt buộc trên hai khoản nợ có giá trị ban đầu bằng nhau nhưng khác nhau cách thanh toán
Trang 12Hợp đồng hoán đổi giống hợp đồng kỳ hạn khi bảo đảm việc trao đổi giá trị giữa hai đối tác vào thời gian xác định trong tương lai
Tuy nhiên, không giống hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi thường chỉ chuyển giao phần vốn chênh lệch
Không giống hợp đồng kỳ hạn, các điều kiện của giao dịch thường được không xác định trước
mà thường thay đổi theo lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc một số mức giá tương lai khác
a) Hợp đồng hoán đổi lãi suật
Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi chuỗi các thanh toán tiền lãi
Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng hoán đổi lãi suất:
Vốn danh nghĩa (notional principal)
Lãi suất cố định
Lãi suất thả nổi
Kỳ hạn mỗi lần thanh toán
Thời hạn hợp đồng hoán đổi
Sử dụng HĐ hoán đỗi lãi suất cho việc phòng ngừa rủi ro Các định chế tài chính ở Mỹ có các khoản vốn huy động có lãi suất thả nổi nhiều hơn là các khoản cho vay có lãi suất thả nổi dễ bị tác động bất lợi khi lãi suất tăng Các định chế tài chính ở châu Âu huy động các nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định nhưng sử dụng chúng chủ yếu cho các khoản vay có lãi suất thả nổi sẽ gặp bất lợi khi lãi suất giảm HĐ hoán đổi lãi suất cho phép cả hai định chế tài chính này giảm rủi ro khi lãi suất biến động
Sử dụng hợp đồng hoán đổi cho việc đầu cơ Hợp đồng hoán đổi lãi suất đôi khi còn được sử dụng cho mục đích đầu cơ Ví dụ, một doanh nghiệp có thể tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất
để được hưởng lợi từ sự kỳ vọng lãi suất sẽ gia tăng, ngay cả khi hoạt động của DN này không liên quan đến sự biến động lãi suất Khi hợp đồng hoán đổi được sử dụng cho mục đích đầu cơ hơn là phòng ngừa rủi ro, thua lỗ từ hợp đồng hoán đổi có thể được bù đắp từ những khoản lợi nhuận do các hoạt động đầu tư khác mang lại
b) Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Khái niệm: là một sự thỏa thuận mà các loại tiền tệ được trao đổi ở một mức tỷ giá xác định vào các thời điểm cụ thể
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ thường được doanh nghiệp sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến động
tỷ giá