5. Cấu trúc của đề tài
1.4.3.2.3 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là số lần bình quân mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán trong kì chia cho bình quân hàng tồn kho. Cách tính Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Trong đó Hàng tồn kho bình quân = HTK đầu kì + HTK cuối kì 2 Ý nghĩa
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay
17
vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, nếu tỷ số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Vì vậy, số vòng quay hàng tồn kho cần phải phù hợp để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều khiện thực tế của từng doanh nghiệp.
1.4.3.2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp.
Cách tính
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Giá trị TSCĐ ròng bình quân
Trong đó
Giá trị TSCĐ bình quân =
TSCĐ ròng đầu kì + TSCĐ ròng cuối kì 2
18
Ý nghĩa
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là nó cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu số vòng quay tài sản cố định lớn, có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn.
1.4.3.2.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Cách tính
Hiệu suát sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Giá trị tổng tài sản bình quân
Trong đó
Giá trị tổng tài sản bình quân =
Tổng tài sản đầu kì + Tổng tài sản cuối kì 2
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
1.4.3.2.6 Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu qảu sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu.
Cách tính
Vòng quay vốn chủ sở hữu =
Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu
19
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
1.4.3.3 Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính 1.4.3.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Hay Tỷ lệ nợ trên tài sản, Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ D/A) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tài sản =
Tổng nợ
x 100% Tổng tài sản
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tạo ra từ vốn đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.
1.4.3.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số nợ D/E, Tỷ số D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
20
Cách tính
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ x 100% Giá trị vốn chủ sở hữu Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
1.4.3.3.3 Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được được tính bằng cách chia nợ dài hạn cho vốn chủ sở hữu.
Cách tính
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu =
Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu
Trong đó nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo tài chính kỳ gần nhất (quý gần nhất hoặc năm gần nhất).
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới.
21
Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).
1.4.3.4 Tỷ số sinh lời
1.4.3.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
Cách tính
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu thuần trong kỳ. Đơn vị tính là %.
Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu thuần đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
x 100% Doanh thu thuần
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
22
1.4.3.4.2 Tỷ số lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị vốn cố định của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị vốn cố định được lấy từ bảng cân đối kế toán.
Cách tính
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định =
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Ý nghĩa
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay dài hạn trên thị trường trong kỳ hoặc tỷ suất lợi nhuận đã cam kết trong dự án đầu tư tài sản cố định.
1.4.3.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (Còn được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng
23
hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.
ROA =
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
x 100% Bình quân tổng giá trị tài sản
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:
ROA = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Ý nghĩa
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
1.4.3.4.4 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hũu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hũu (Còn được gọi là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.
Cách tính
Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm,
24
hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ thông.
ROE =
Lợi nhuận ròng
x 100% Bình quân vốn cổ phần phổ thông
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau:
Tỷ số lợi huận trên vốn
chủ sở hữu. = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài hính
Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên:
ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông
25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM TÂN THÀNH HÒA
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành. 2.1.1 Lịch sử hình thành.
2.1.1.1 Sơ lượt về công ty TNHH SX – TM Tân Thành Hòa.
- Tên công ty: Công ty TNHH SX – TM Tân Thành Hòa. - Tên tiếng anh: Tan Thanh Hoa Co., Ltd.
- Trụ sở đặt tại: e15A-B. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.