5. Cấu trúc của đề tài
2.2.1.2 Phân tích khái quát về nguồn vốn
Căn cứ vào tài liệu của Công ty TNHH SX – TM Tân Thành Hòa. ta có bảng phân tích sau:
Bảng 2.6: Bảng phân tích tính biến động nguồn vốn
2.2.1.2.1 Phân tích theo chiều ngang
Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 8.667.094 ngàn tương ứng tỷ lệ tăng 34,49%, trong đó, khoản vay ngắn hạn tăng lên nhanh 7.667.094 ngàn tương ứng tỷ lệ 36,29%, nợ dài hạn tăng 1.000.000 ngàn tương ứng tỷ lệ tăng 25%.
Nợ ngắn hạn:
Đối với nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là người mua trả tiền trước. Tiếp theo là phải trả người bán. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty nhận được khoản tiên trả trước cao, đảm bảo được việc sản xuất hàng hóa một cách thuận lợi, giảm thiểu rủi ro cho các đơn đặt hàng mà khách hàng không nhận. Bên cạnh đó, khoản mục phải trả cho người bán cao cũng giúp công ty chiếm dụng vốn của người bán mà không mất chi phí lãi vay,
Đơn vị: ngàn đồng
NGUỒN VỐN
NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH Chênh
lệch tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Mức Tỷ lệ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 25.126.480 55,03 33.793.574 61,39 8.667.094 34,49 6,36 I. Nợ ngắn hạn 21.126.480 46,27 28.793.574 52,31 7.667.094 36,29 6,04 II. Nợ dài hạn 4.000.000 8,76 5.000.000 9,08 1.000.000 25,00 0,32 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 20.533.861 44,97 21.251.778 38,61 717.917 3,50 (6,36) I. Vốn chủ sở hữu 20.533.861 44,97 21.251.778 38,61 717.917 3,50 (6,36) TỔNG CỘNG 45.660.341 100,00 55.045.352 100,00 9.385.011 20,55 -
40
từ đó giúp vòng quay tài sản tăng, khả năng thanh khoản cao.
Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn tăng 1.000.000 ngàn đồng do vay dài hạn tăng.
Sự thay đổi nợ phải trả của công ty là điều hợp lý bởi lẽ công ty đang tập trung vào mở rộng sản xuất kinh doanh nên việc tăng nợ ngắn hạn vừa thể hiện sự đảm bảo cân đối được chế độ thanh toán trong ngắn hạn vùa phù hợp với việc đầu tư dài hạn phải được tài trợ từ vốn dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 717.917 ngàn tương ứng tỷ lệ tăng 3,5% chủ yếu là do phần lợi nhuận của năm 2012 mang lại. Như vậy, vốn chủ sở hữu tăng lên không đáng kể.
2.2.1.2.2 Phân tích theo chiều dọc.
Qua bảng 2.6 ta thấy, tất cả các khoản mục trong nguồn vốn đều tăng, nhưng vốn CSH tăng rất ít so với nợ phải trả. Làm cho cơ cấu nợ phải trả trong nguồn vốn tăng 6,36%, từ 25.126.480 ngàn đồng năm 2012 lên 33.793.574 ngàn đồng năm 2013. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 6,04% trong đó tỷ trọng trong các mục nợ ngắn hạn đều tăng. Nợ dài hạn tăng 0,32%. Nhự vậy, sự thay đổi cơ cấu nợ cũng phù hợp với phương hướng mở rộng kinh doanh hơn. Tuy nhiên, nợ tăng sẽ là gánh nặng đối với công ty về chính sách trả nợ và lãi vay.
2.2.1.2.3 Phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ xuất tài trợ của công ty
Để biết sâu hơn về tình hình tài chính về khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong khai thác các nguồn vốn ta phân tích 2 tỷ suất: tỷ suất đầu tư và tỷ suất tài trợ.
Căn cứ vào tài liệu của Công ty TNHH SX – TM Tân Thành Hòa, ta có bảng phân tích sau:
41
Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ suất tài trợ
Từ bảng 2.7, ta có thể vẽ được đồ thị 2.1:
Từ bảng 2.7 và đồ thị 2.1, ta thấy sự thay đổi tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của công ty theo xu hướng giảm đầu tư tài sản cố định, tăng đầu tư tài chính để chuyển
Đơn vị: ngàn đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH
Tài sản cố định 21.602.940 23.883.061 2.280.121
Vốn chủ sở hữu 20.533.861 21.251.778 717.917
Tổng tài sản 45.660.341 55.045.352 9.385.011
Tỷ suất đầu tư (lần) 0,47 0,43 (0,04)
Tỷ suất tài trợ TSCĐ (lần) 0,95 0,89 (0,06)
Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty TNHH SX – TM Tân Thành Hòa (2013)
0.47 0.43 0.95 0.89 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 1.00 NĂM 2012 NĂM 2013 lầ n
Tỷ suất đầu tư (lần)* Tỷ suất tài trợ (lần)#
42
vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù có sự giảm sút về tỷ suất đầu tư và tỷ suất tài trợ TSCĐ nhưng đây là vấn đề hợp lý về cơ cấu vốn của công ty trong giai đoạn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định và vốn chủ sở hữu vẫn tăng nhưng ít hơn vốn lưu động.
Tỷ suất đầu tư:
Nhìn vào kết quả tính tỷ suất trên, ta thấy cả đầu năm và cuối năm thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty khá ổn, đạt gần 50%.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguốn vốn cho nên doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với ngân hàng và các nhà cung cấp là cao. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ suất đầu tư năm 2013 giảm 4% so với năm 2012 do vốn chủ sở hữu tăng ít hơn so với tổng tài sản.
Tỷ suất tài trợ TSCĐ:
Tỷ suất tài trợ TSCĐ cao, TSCĐ được tài trợ chủ yếu là nhờ vốn CSH. Điều này cho thấy, khả năng về tự chủ tài chính của công ty tốt. Tuy nhiên, tỷ suất này lại có xu hướng giảm, cụ thể là giảm từ 0,95 xuống 0,89. Cho thấy công ty đã sử dụng nguồn tài trợ bằng vốn vay cho việc đầu tư vào máy móc thiết bị. Đây sẽ là biểu hiện nguy hiểm nếu công ty sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn.
2.2.1.2.4 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Thông qua sự biến đổi số liệu giữa hai năm 2012 và 2013, giữa tài sản và nguồn vốn có sự thay đổi, mặc dù sự tăng giảm này chưa phản ánh được thực chất hoạt động của công ty là tốt hay xấu nhưng nó là những chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn của công ty sử dụng trong kỳ, cũng như phản ánh khả năng huy động vốn của công ty.
Theo số liệu của công ty, ta có bảng so sánh tài sản và nguồn vốn trong năm 2013 như sau:
Bảng 2.8: Bảng so sánh tài sản và nguồn vốn trong năm 2013
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn
31.162.291 ngàn đồng 28.793.574 ngàn đồng
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nợ dài hạn
43 Trong năm 2013, ta thấy:
Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, đây là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
Tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu.
Như vậy phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn và phần chênh lệch giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ trong năm 2013, công ty vẫn giữ quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng nguồn vốn.
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh là xem xét, đánh giá biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của năm 2013 so với 2012 qua đó đề ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.
Căn cứ vào tài liệu của Công ty TNHH SX – TM Tân Thành Hòa, ta có bảng phân tích sau:
44
Bảng 2.9: Bảng phân tích tính biến động kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH
Chênh lệch tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Mức Tỷ lệ (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 123.585.017 100,00 131.288.980 100,00 7.703.963 6,23 0,00
1. Doanh thu thuần 123.585.017 100,00 131.288.980 100,00 7.703.963 6,23 0,00
2. Giá vốn hàng bán 108.113.847 87,48 113.045.376 86,10 4.931.529 4,56 (1,38)
3. Lợi nhuận gộp 15.471.170 12,52 18.243.604 13,90 2.772.434 17,92 1,38
4. Doanh thu hoạt động tài chính
5. Chi phí tài chính 756.954 0,61 819.358 0,62 62.404 8,24 0,01
Trong đó: Chi phí lãi vay 636.879 0,52 696.975 0,53 60.096 9,44 0,02
45
CHỈ TIÊU
NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH
Chênh lệch tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Mức Tỷ lệ (%)
7. Chi phí quản ly doanh nghiệp 3.597.532 2,91 3.955.697 3,01 358.165 9,96 0,10
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.671.389 4,59 7.490.927 5,71 1.819.538 32,08 1,12
9. Thu nhập khác
10. Chi phí khác 59.705 0,05 94.344 0,07 34.639 58,02 0,02
11. Lợi nhuận khác (59.705) -0,05 (94.344) -0,07 (34.639) 58,02 (0,02)
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.611.684 4,54 7.396.583 5,63 1.784.899 31,81 1,09
13. Thuế phải nộp 1.234.570 1,00 1.627.248 1,24 392.678 31,81 0,24
46
2.2.2.1 Phân tích biến động doanh thu.
Doanh thu của công ty năm 2013 tăng 7.703.963 ngàn so với năm 2012 từ 123.585.017 ngàn đồng lên 131.288.980 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 6,31%. Trong đó, giá vốn hàng bán tăng cùng chiều với doanh thu cho thấy giá vốn chịu ảnh hưởng của mức độ tăng lên hay giảm xuống của mức độ kinh doanh. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán chỉ tăng 4,56%, ít hơn doanh thu 1,38%. Đây là dấu hiệu tốt, làm lợi nhuận gộp tăng. Doanh thu tăng là điều đáng mừng, chứng tỏ công ty đã tăng quy mô hoạt động. Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền, thiết bị nên có sự cải tiến về quy trình sản xuất làm hạ giá thành sản phẩm tăng tính canh tranh hơn. Bên cạnh đó, chính sách bán hàng thoáng hơn cũng giúp công ty tăng doanh thu.
2.2.2.2 Phân tích biến động chi phí.
Các khoản mục chi phí đều tăng và tỷ lệ tăng cao hơn doanh thu bán hàng. Đây là dấu hiệu không tốt. Cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2013:
Chi phí tài chính tăng 62.404 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 8,24%, tuy nhiên chi phí tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp ( năm 2013 là 0,62% tăng 0,01% so với năm 2012), chủ yếu là chi phí lãi vay. Cho thấy, số tiền trả lãi vay là rất ít, công ty có khả năng tự chủ về tài chính tốt.
Chi phí bán hàng tăng 532.327 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 9,78%, mức tăng này có tỷ lệ tăng hơn 3,55% so với mức tăng doanh thu. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 358.169 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 9,96%. Tương tự chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp cũng có tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu, cụ thể là tăng hơn 3,37%. Đây là biểu hiện tiêu cực, làm giảm lợi nhuận của công ty. Cần có biện pháp khắc phục.
2.2.2.3 Phân tích tính biến động lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 tăng 1.819.538 ngàn tương ứng tỷ lệ tăng 32,08% so với năm 2012, giúp cho tỷ trọng cung tăng thêm 1,12%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 cũng tăng 1.784.899 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ tăng 31,81% so với năm 2012.
Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ phân tích các tỷ số sinh lợi ở phần phân tích các tỷ số tài chính được trình bày ở phần phân tích sau (phần 3.3.4).
47
2.2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính. chính.
2.2.3.1 Các tỷ số thanh toán.
2.2.3.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành.
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau:
Bảng 2.10: Bảng phân tích tỷ số thanh toán hiện hành
Từ bảng 2.10, ta có thể vẽ được đồ thị 2.2:
Đơn vị: ngàn đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH
Tài sản lưu động 24.057.401 31.162.291 7.104.890
Nợ ngắn hạn 21.126.480 28.793.574 7.667.094
Tỷ số thanh toán hiện hành 1,14 1,08 (0,06)
1.14 1.08 1.05 1.06 1.07 1.08 1.09 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 1.15 NĂM 2012 NĂM 2013 lần
Tỷ số thanh toán hiện hành
48
Ở năm 2012 tỷ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,14, ở năm 2013 tỷ số này đã giảm xuống còn 1,08. Tức là, năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có sẵn 1.08 đồng để có thể thanh toán ngay. Qua đó ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp chưa được tốt, lại có xu hướng giảm, chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn còn thấp. Tuy cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đếu tăng nhưng nợ ngắn hạn lại tăng nhiều hơn tài sản lưu động, làm cho tỷ số thanh toán hiện hành giảm.
Khả năng thanh toán hiện hành được tính toán dự trên giá trị tài sản lưu động, mà bản thân tài sản lưu động chứa đựng cả khoản mục hàng tồn kho và hàng tồn kho lại là một loại tài sản khó có thể chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng. Vì thế trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để đánh giá chính xác hơn chúng ta dùng chỉ số thanh toán nhanh.
2.2.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau:
Bảng 2.11: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Đơn vị: ngàn đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH
Tài sản lưu động 24.057.401 31.162.291 7.104.890
Hàng tồn kho, ròng 8.198.058 10.366.590 2.168.532
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho 15.859.343 20.795.701 4.936.358
Nợ ngắn hạn 21.126.480 28.793.574 7.667.094
49 Từ bảng 2.11, ta có thể vẽ được đồ thị 3.3:
Trong năm 2013, công ty có 0.72 đồng giá trị tài sản lưu động đã loại trừ đi hàng tôn kho để đảm bảo thanh toán nhanh cho 1 đồng nợ, giảm 0,03 so với năm 2012, tỷ số thanh toán nhanh của công ty vẫn còn thấp, công ty không có khả năng thanh toán lập túc toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, đây là dấu hiệu xấu cho các nhà đầu tư. Qua đó, có thể thấy rằng hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng, nếu tình hình này kéo dài công ty sẽ lâm vào khó khăn tài chính. Khả năng thanh toán này vẫn dựa trên giá trị của tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, do đó để chắc chắn hơn về khả năng thanh toán của công ty chúng ta cần xem xét về khả năng thanh toán bằng tiền.
2.2.3.1.3 Tỷ số thanh toán bằng tiền.
Tỷ số thanh toán bằng tiền = Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau: 0.75 0.72 0.71 0.71 0.72 0.72 0.73 0.73 0.74 0.74 0.75 0.75 0.76 NĂM 2012 NĂM 2013 lần
Tỷ số thanh toán nhanh
50
Bảng 2.12: Bảng phân tích tỷ số thanh toán bằng tiền
Từ bảng 2.12, ta có thể vẽ được đồ thị 2.4: