5. Cấu trúc của đề tài
2.2.1.1.1 Phân tích theo chiều ngang
Tài sản lưu động
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong năm 2013 tăng so với năm 2012 là 7.104.890 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,53%. Nguyên nhân chủ yếu là tăng vốn bằng tiền 2.187.856 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 34,52%, tăng các khoản phải thu 2.950.194 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 31,84%, hàng tồn kho tăng 2.168.532 ngàn đồng tương đương tỷ lệ tăng 26,45%, chỉ có tài sản lưu động khác giảm 201.692 ngàn đồng tương đương với tỉ lệ giảm 78,84%. Cụ thể:
37
Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, năm 2013 vốn bằng tiền của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể: 2.187.856 ngàn đồng tương ứng tỷ đồng 34,52%, chủ yếu là tăng tiền gửi ngân hàng. Xem xét các tài liệu liên quan ta thấy sở dĩ vốn bằng tiền tăng là do năm 2013 công ty đã bán được nhiều hàng hóa, lại thu tiền trực tiếp được nhiều. Dựa vào bảng cân đối, nếu xét kĩ hơn ta thấy tỷ trọng TGNH chiếm trên 80% đây là điều hợp lý tránh tình trạng mất mát, an toàn lại giúp cho lãi suất tiền gửi của Công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem xét lãi suất TGNH với lãi suất hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi thấp hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, Công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền ứ đọng này vào sản xuất kinh doanh. Về khía cạnh thanh toán, lượng tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty.
Như vậy với mức tăng của quy mô vốn bằng tiền nói chung và tiền gửi ngân hàng nói riêng trong năm 2013 ta thấy khả năng thanh toán của Công ty được đảm bảo. Tuy nhiên, lượng tiền dự trữ không ổn định.
Khoản phải thu:
Khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngăn hạn và có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2013 tăng 2.950.194 ngàn đồng tương đương với 32% so với năm 2012. Trong đó, tăng chủ yếu là do khoản phải thu khách khàng. Nguyên nhân tăng nhanh là do công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng với chính sách bán chịu thoáng hơn, làm cho khoảng phải thu tăng nhanh nhưng doanh thu cũng tăng đáng kể. Nếu doanh nghiệp có chính sách thu hồi nợ hợp lí thì đây là một biểu hiện tích cực làm cho lợi nhuận tăng cao hơn.
Hàng tồn kho:
Trong cơ cấu VLĐ của Công ty, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2012 tỷ trọng hàng tồn kho chiếm 34.08 %. Đến năm 2013 hàng tồn kho giảm chỉ còn 33.27%. Qua các năm 2012, 2013 tỷ trọng hàng tồn kho biến động , có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.
Đi sâu vào cơ cấu hàng tồn kho ta thấy, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho. Năm 2012 giảm còn 43,53% đến năm 2013 tăng lên 49,56%. Nguyên vật liệu tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nguồn vốn bị ứ đóng, tăng các chi phí kho bãi,
38
chi phí bảo quản. Tuy nhiên, với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ, thì tỷ trọng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất như trên cũng là một điều hợp lý.
Tài sản lưu động khác:
Tài sản ngắn hạn khác trong Công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn lưu động của Công ty, dao động từ 0 đến 2% trong tổng vốn lưu động của Công ty. Chủ yếu là do thuế giá trị ghia tăng được khấu trừ.
Tài sản lưu động tăng cho thấy công ty có thể đáp ứng nhu cầu kịp thời cho kinh doanh và sản xuất trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu thời gian tới không nhận được đơn đặt hàng sẽ gây khó khăn, doanh nghiệp sẽ bị ứ động tài sản và quán, tăng chi phí bảo quản, tăng lãi vay…
Tài sản cố định
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2.280.121 ngàn tương ứng tỷ lệ tăng 10,55%. Trong đó mức tăng này chủ yếu từ tăng tài sản cố định hữu hình 1.909.067 ngàn do trong năm 2013 công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất. Việc mua sắm thêm tài sản cố định nếu sử dụng một cách hiệu quả và hợp lí sẽ làm tăng năng suất lao động từ đó sẽ hạ giá thành sản phẩm. Nó làm tăng tính cạnh tranh với các công ty khác về mặc giá bán.