Phân tích biến động chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH SX - TM Tân Thành Hòa (Trang 59)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.2Phân tích biến động chi phí

Các khoản mục chi phí đều tăng và tỷ lệ tăng cao hơn doanh thu bán hàng. Đây là dấu hiệu không tốt. Cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2013:

Chi phí tài chính tăng 62.404 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 8,24%, tuy nhiên chi phí tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp ( năm 2013 là 0,62% tăng 0,01% so với năm 2012), chủ yếu là chi phí lãi vay. Cho thấy, số tiền trả lãi vay là rất ít, công ty có khả năng tự chủ về tài chính tốt.

Chi phí bán hàng tăng 532.327 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 9,78%, mức tăng này có tỷ lệ tăng hơn 3,55% so với mức tăng doanh thu. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 358.169 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 9,96%. Tương tự chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp cũng có tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu, cụ thể là tăng hơn 3,37%. Đây là biểu hiện tiêu cực, làm giảm lợi nhuận của công ty. Cần có biện pháp khắc phục.

2.2.2.3 Phân tích tính biến động lợi nhuận.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 tăng 1.819.538 ngàn tương ứng tỷ lệ tăng 32,08% so với năm 2012, giúp cho tỷ trọng cung tăng thêm 1,12%.

Lợi nhuận trước thuế năm 2013 cũng tăng 1.784.899 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ tăng 31,81% so với năm 2012.

Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ phân tích các tỷ số sinh lợi ở phần phân tích các tỷ số tài chính được trình bày ở phần phân tích sau (phần 3.3.4).

47

2.2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính. chính.

2.2.3.1 Các tỷ số thanh toán.

2.2.3.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành.

Tỷ số thanh toán hiện hành =

Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.10: Bảng phân tích tỷ số thanh toán hiện hành

Từ bảng 2.10, ta có thể vẽ được đồ thị 2.2:

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Tài sản lưu động 24.057.401 31.162.291 7.104.890

Nợ ngắn hạn 21.126.480 28.793.574 7.667.094

Tỷ số thanh toán hiện hành 1,14 1,08 (0,06)

1.14 1.08 1.05 1.06 1.07 1.08 1.09 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 1.15 NĂM 2012 NĂM 2013 lần

Tỷ số thanh toán hiện hành

48

Ở năm 2012 tỷ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,14, ở năm 2013 tỷ số này đã giảm xuống còn 1,08. Tức là, năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có sẵn 1.08 đồng để có thể thanh toán ngay. Qua đó ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp chưa được tốt, lại có xu hướng giảm, chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn còn thấp. Tuy cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đếu tăng nhưng nợ ngắn hạn lại tăng nhiều hơn tài sản lưu động, làm cho tỷ số thanh toán hiện hành giảm.

Khả năng thanh toán hiện hành được tính toán dự trên giá trị tài sản lưu động, mà bản thân tài sản lưu động chứa đựng cả khoản mục hàng tồn kho và hàng tồn kho lại là một loại tài sản khó có thể chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng. Vì thế trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để đánh giá chính xác hơn chúng ta dùng chỉ số thanh toán nhanh.

2.2.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.11: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh =

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Tài sản lưu động 24.057.401 31.162.291 7.104.890

Hàng tồn kho, ròng 8.198.058 10.366.590 2.168.532

Tài sản lưu động - Hàng tồn kho 15.859.343 20.795.701 4.936.358

Nợ ngắn hạn 21.126.480 28.793.574 7.667.094

49 Từ bảng 2.11, ta có thể vẽ được đồ thị 3.3:

Trong năm 2013, công ty có 0.72 đồng giá trị tài sản lưu động đã loại trừ đi hàng tôn kho để đảm bảo thanh toán nhanh cho 1 đồng nợ, giảm 0,03 so với năm 2012, tỷ số thanh toán nhanh của công ty vẫn còn thấp, công ty không có khả năng thanh toán lập túc toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, đây là dấu hiệu xấu cho các nhà đầu tư. Qua đó, có thể thấy rằng hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng, nếu tình hình này kéo dài công ty sẽ lâm vào khó khăn tài chính. Khả năng thanh toán này vẫn dựa trên giá trị của tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, do đó để chắc chắn hơn về khả năng thanh toán của công ty chúng ta cần xem xét về khả năng thanh toán bằng tiền.

2.2.3.1.3 Tỷ số thanh toán bằng tiền.

Tỷ số thanh toán bằng tiền = Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau: 0.75 0.72 0.71 0.71 0.72 0.72 0.73 0.73 0.74 0.74 0.75 0.75 0.76 NĂM 2012 NĂM 2013 lần

Tỷ số thanh toán nhanh

50

Bảng 2.12: Bảng phân tích tỷ số thanh toán bằng tiền

Từ bảng 2.12, ta có thể vẽ được đồ thị 2.4:

Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty năm 2013 là 0,296, tức là công ty có 0,296 đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn, giảm 0,004 đồng so sánh với năm 2012, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt khá thấp và xu hướng giảm. Nếu tình hình kinh tế tài chính ổn định thì có thể chấp nhận được nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ công ty không đảm bảo tiền cho thanh toán. Vì vậy công ty cần cải thiện vốn bằng tiền đáp ứng cho nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, nếu dự trữ tiền quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng là sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Tiền 6.338.256 8.526.112 2.187.856

Nợ ngắn hạn 21.126.480 28.793.574 7.667.094

Tỷ số thanh toán bằng tiền 0,300 0,296 (0,004)

0.300 0.296 0.294 0.295 0.296 0.297 0.298 0.299 0.300 0.301 NĂM 2012 NĂM 2013 lần

Tỷ số thanh toán bằng tiền

51

2.2.3.1.4 Tỷ số thanh toán lãi vay

Tỷ số thanh toán lãy vay = Lợi nhuận trước thuế và Lãi vay Lãi vay

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.13: Bảng phân tích tỷ số thanh toán lãi vay

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận trước thuế 5.611.684 7.396.583 1.784.899

Lãi vay 636.879 696.975 60.096

Tổng cộng 6.248.563 8.093.558 1.844.995

Tỷ số thanh toán lãi vay 9,81 11,61 1,80

Từ bảng 2.13, ta có thể vẽ được đồ thị 2.5:

Tỷ số thanh toán lãi nợ vay của công ty qua các năm đều rất cao. Cụ thể, năm 2013 là 11,61 lần tăng 1,8 lần so với mức 9,81 lần năm 2012. Điều này chứng minh khả năng thanh toán lãi nợ vay khá tích cực tại công ty. Tuy nhiên, chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.

9.81 11.61 8.50 9.00 9.50 10.00 10.50 11.00 11.50 12.00 NĂM 2012 NĂM 2013 lần

Tỷ số thanh toán lãi vay

52

2.2.3.2 Phân tích các tỷ số hoạt động kinh doanh. 2.2.3.2.1 Số vòng quay các khoản phải thu.

Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu

Căn cứ vào số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.14: Bảng phân tích số vòng quay các khoản phải thu

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Doanh thu thuần 123.585.017 131.288.980 7.703.963

Các khoản phải thu 9.265.258 12.215.452 2.950.194

Số vòng quay các khoản phải thu (lần) 13,34 10,75 (2,59) Từ bảng 2.14, ta có thể vẽ được đồ thị 3.6: 13.34 10.75 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 NĂM 2012 NĂM 2013 lần

Số vòng quay các khoản phải thu (lần)

53

Trong năm 2013, tốc độ luân chuyển nợ phải thu là 10,75 lần so với tốc độ luân chuyển năm 2012 giảm 2,59 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty giảm do trong năm 2013 công ty áp dụng chính sách bán chịu có thoáng hơn năm 2012 nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhưng nhìn chung, vòng quay khoản phải thu của công ty khá lớn, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất; doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn (ít phải cấp tín dụng cho khách hàng và nếu có cấp tín dụng cho khách hàng thì chất lượng tín dụng cao). Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp sẽ bị sụp giảm doanh số.

2.2.3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân.

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân ngày

Căn cứ vào số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.15: Bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Các khoản phải thu 9.265.258 12.215.452 2.950.194

Doanh thu thuần 123.585.017 131.288.980 7.703.963

Doanh thu thuần bình quân ngày* 338.589.09 359.695.84 21.107 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 27,36 33,96 6,60

54 Từ bảng 2.15, ta có thể vẽ được đồ thị 2.7:

Kỳ thu tiền các khoản phải thu năm 2013 là 33,96 ngày tăng so với năm 2012 là 6,60 ngày. Điều này cho thấy do công ty công ty năm 2013 mất lâu hơn 6,60 ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Nguyên nhân là do công ty áp dụng chính sách bán chịu thoáng hơn năm 2012 nên kỳ thu tiền bình quân lâu hơn. Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp. Điều cần lưu ý khi phân tích kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu này có thể được đánh giá là tốt, thậm chí rất tốt nhưng cũng cần phân tích định kỳ những khoản phải thu, do kỹ thuật tính toán có thể đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các khoản phải thu để có các biện pháp xử lý kịp thời.

2.2.3.2.3 Số vòng quay hàng tồn kho.

Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho

Căn cứ vào số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có bảng phân tích sau: 27.36 33.96 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 NĂM 2012 NĂM 2013 ng ày

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

55

Bảng 2.16: Bảng phân tích số vòng quay hàng tồn kho

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Doanh thu thuần 123.585.017 131.288.980 7.703.963

Hàng tồn kho 8.198.058 10.366.590 2.168.532

Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 15,07 12,66 (2,41)

Từ bảng 2.16, ta có thể vẽ được đồ thị 2.8:

Qua bảng tính trên, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2013 giảm 2,41 lần so với năm 2012. Hàng tồn kho của công ty năm 2013 là 12,66 vòng có nghĩa là khoảng 28 ngày một vòng giảm 4 ngày so với năm 2012. Hệ số này giảm cho thấy hàng tồn kho năm 2013 ứ đọng nhiều hơn năm 2012, làm giảm tính thanh khoản của tài sản lưu động, gây lãng phí, có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. 15.07 12.66 11.00 11.50 12.00 12.50 13.00 13.50 14.00 14.50 15.00 15.50 NĂM 2012 NĂM 2013 lần Số vòng quay hàng tồn kho (lần)

56

Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều khiện thực tế của từng doanh nghiệp.

2.2.3.2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.17: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Doanh thu thuần 123.585.017 131.288.980 7.703.963

Tài sản cố định 21.602.940 23.883.061 2.280.121

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 5,72 5,50 (0,22)

Từ bảng 2.17, ta có thể vẽ được đồ thị 2.9: 5.72 5.50 5.35 5.40 5.45 5.50 5.55 5.60 5.65 5.70 5.75 NĂM 2012 NĂM 2013 lầ n

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012 cứ một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 5,72 đồng doanh thu. Nhưng đến năm 2013 hiệu quả sử dụng tải sản cố định không còn bằng năm trước nữa, cứ một đồng tài sản cố định chỉ còn tạo ra được 5,50 đồng doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm 0,22 đồng so với năm 2012, Điều này cho thấy công ty tuy có đầu tư thêm vào tài sản cố định nhưng chưa được khai thác một cách hiệu quả làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm.

2.2.3.2.5 Hiệu xuất sử dụng toàn bộ tài sản.

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =

Doanh thu thuần Toàn bộ tài sản

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.18: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Đơn vị: ngàn đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH

Doanh thu thuần 123.585.017 131.288.980 7.703.963

Tổng tài sản 45.660.341 55.045.352 9.385.011

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 2,71 2,39 (0,32)

Từ bảng 2.18, ta có thể vẽ được đồ thị 2.10: 2.71 2.39 2.20 2.30 2.40 2.50 2.60 2.70 2.80 NĂM 2012 NĂM 2013 lầ n

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

58

Số liệu trên cho thấy năm 2012, cứ một đồng tài sản tham gia quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 2,71 đồng doanh thu thuần. Năm 2013 tỷ số này được giảm, cứ 1 đồng tài sản tham gia quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra 2,39 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty năm 2013 giảm 0,32 lần so với năm 2012. Nhưng nhìn chung cả 2 năm đều cao, hiệu suất của 2 năm lớn hơn 1. Trong đó, việc giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH SX - TM Tân Thành Hòa (Trang 59)