DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTCAT Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degradin
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Mã số:
9.38.01.02
LUẬN
ÁN TIẾN
SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
P G S T S
N g u y ễ n
T h ị
V i ệ t
H ư ơ n g
Hà Nội, 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác Các số liệu, thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án
Ngô Thị Thu Hoài
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ THU HOÀI
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM
Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số:
9.38.01.02
LUẬN
ÁN TIẾN
SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
P G S T S
N g u y ễ n
T h ị
V i ệ t
H ư ơ n g
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CAT Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn
bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác (Convention against Torture
and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment)
GS.TS Giáo sư, tiến sĩ
ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (International
Convenant on civil and Political Rights – ICCPR)
KHXH Khoa học xã hội
Nxb Nhà xuất bản
UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948 (Universal
Declaration of Human Rights)
XHCN Xã hội chủ nghĩa
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ THU HOÀI
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM
Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số:
9.38.01.02
LUẬN
ÁN TIẾN
SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
P G S T S
N g u y ễ n
T h ị
V i ệ t
H ư ơ n g
Hà Nội, 2019
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
1.2.Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 20
1.3.Những vấn đề đặt ra liên quan đến chủ đề luận án 23
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 27
2.1.Khái niệm, nội dung và các thuộc tính của bảo đảm pháp lý về quyền con người 27
2.2.Đặc điểm bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam 37
2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam 56
Chương 3 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM 70
3.1.Thực trạng quy định về quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam 70
3.2.Thực trạng các quy định bảo vệ quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam 97
3.3.Thực trạng các quy định nhằm hỗ trợ thực hiện quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam 102
Chương 4 GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KẾ THỪA, KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM 122
4.1.Giá trị đương đại và phương hướng kế thừa những ưu điểm của pháp luật bảo đảm quyền con người trong thời kỳ phong kiến Việt Nam 122
4.2.Những hạn chế của pháp luật phong kiến Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người và bài học rút ra với việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay 134
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Quyền con người là một trong những thành tựu phát triển của xã hội loàingười, là một giá trị trong hệ các giá trị của nhân loại Mức độ tôn trọng và bảo đảmquyền con người đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sựtiến bộ của một xã hội Hiện nay, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang mởrộng giao lưu, hợp tác về nhiều mặt thì việc xây dựng một nền văn hóa quyền conngười mang tính toàn cầu đi kèm với những cơ chế bảo đảm là điều hết sức cầnthiết và có ý nghĩa lớn
Tuy vậy, trong quá trình giao lưu, hội nhập cũng cần khẳng định một vấn đề
có tính nguyên tắc là: tất cả các quyền con người đều mang tính phổ biến đồng thời
có tính đặc thù, và nhấn mạnh “phải luôn luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dântộc ”[114, tr.87] Đó là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết khi nghiên cứu về bảođảm quyền con người ở Việt Nam Quyền con người vốn dĩ là sản phẩm mang tínhlịch sử, được biểu hiện dưới các sắc thái khác nhau cùng với những đặc thù, khácbiệt về truyền thống văn hóa, chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế của mỗiquốc gia Pháp luật quy định quyền con người vì vậy cũng phải giữ gìn và phát huytruyền thống dân tộc, hơn nữa “nhà làm luật không thể vay mượn, trong những phápchế ngoại lai những điều luật không phù hợp với khung cảnh xã hội và nguyện vọngcủa dân chúng.”[57, tr.7]
Trong quá trình hội nhập với quốc tế và khu vực, làm sao chúng ta có thểtiếp thu, có thể vận dụng được những tinh hoa văn hóa chính trị pháp lí trên thếgiới, học hỏi được những kinh nghiệm nước ngoài nhưng vẫn có thể giữ đượcnhững cái gì là bản sắc, là cốt tinh, là giá trị riêng có giúp cho chúng ta tạo nênđược những dấu ấn riêng để hòa nhập mà không hòa tan Cách thức mà cha ông
ta đã hội nhập với khu vực và quốc tế từ nhà nước và pháp luật trong quá khứchính là những bài học kinh nghiệm giúp chúng ta có thể vận dụng và kế thừatrong bối cảnh hiện nay
Để góp phần giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, việc nghiên cứu kinh nghiệmthực tiễn trong lập pháp của cha ông để kế thừa và đúc rút những bài học bổ ích cho
Trang 6đất nước ngày hôm nay là việc làm cần thiết vì "những trang Cổ luật Việt Namchính là những trang sử vinh quang ghi chép sức sống dũng mãnh của các chế độgia đình và xã hội, cũng như các phong tục lành mạnh của dân tộc mà chúng ta cầnphải tìm hiểu"[58, tr.49] Trong đó, việc nghiên cứu, kế nối những giá trị đương đạicủa pháp luật phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ chắc chắn sẽ góp phầntích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả giáo dục,thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay Đây còn là việclàm thiết thực thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là: “Tiếp tục xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.
Xuất phát từ những ý nghĩa, giá trị đó, nên nhà nước và pháp luật phong kiếnViệt Nam đã trở thành đối tượng được nghiên cứu khá sớm ở nước ta Nhìn chung,các công trình khoa học đã chỉ ra một cái nhìn tổng quan về sự phát triển của nhànước và pháp luật phong kiến Việt Nam Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, cáccông trình chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu và đặt trọng tâm vào việc tìm hiểupháp luật thời kỳ này với việc bảo đảm quyền con người trong một tổng thể thốngnhất gắn chặt với các điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội mà nó ra đời để
từ đó chỉ ra những giá trị đương đại của cổ luật đối với vấn đề bảo đảm pháp lý vềquyền con người Vì vậy, đây là những vấn đề cần được làm sáng tỏ và cũng là lí do
NCS đã quyết định lựa chọn chủ đề Bảo đảm quyền con người trong pháp luật
phong kiến Việt Nam để triển khai nghiên cứu trong quy mô luận án tiến sĩ luật học
với mong muốn góp phần giải mã một cách toàn diện và có hệ thống các nội dungliên quan đến chủ đề được lựa chọn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận án là nhằm xây dựng các luận cứ khoa học choviệc đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm tiếp thu, kế thừa các giá trị đương đại vàbài học kinh nghiệm về bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến ViệtNam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Trang 72.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu này, luận án tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau:Thứ nhất, hệ thống hóa nhận thức lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền conngười nói chung Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảmpháp lý về quyền con người trong chế độ phong kiến Việt Nam và chỉ ra những yếu tốtác động đến bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Thứ hai, tìm hiểu, đưa ra những ý kiến đánh giá thực trạng bảo đảm quyềncon người trong pháp luật phong kiến Việt Nam Từ đó chỉ ra những giá trị tiến bộ,nhân văn vị con người đồng thời cũng cho thấy những hạn chế do yếu tố thời đại,lịch sử đến vấn đề bảo đảm quyền con người của thời kỳ này
Thứ ba, đề xuất hệ thống giải pháp kế thừa các giá trị bảo đảm quyền conngười trong pháp luật phong kiến Việt Nam cũng như những hạn chế và giải phápkhắc phục những hạn chế của lịch sử
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm pháp lý vềquyền con người và thực trạng bảo đảm quyền con người trong pháp luật phongkiến Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Có nhiều hình thức bảo đảm quyền con người, tuy nhiên
trong khuôn khổ quy mô của luận án tiến sĩ luật học, luận án giới hạn nghiên cứu vềmặt bảo đảm pháp lý Trên cơ sở đó làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận, thực trạngbảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam và đề xuất các giảipháp kế thừa các giá trị từ cổ luật trong vấn đề bảo đảm pháp lý về quyền conngười Nội dung điều chỉnh của pháp luật phong kiến Việt Nam về bảo đảm quyềncon người được phân tích qua các bộ luật được pháp điển hóa qua các triều đạiphong kiến thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc
- Phạm vi không gian: Luận án triển khai nghiên cứu đánh giá trên phạm vi
không gian lãnh thổ của nhà nước phong kiến Đại Việt
Trang 8- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung điều chỉnh của pháp luật
phong kiến Việt Nam được xây dựng ở thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập tự chủ(giai đoạn 938 - 1885) trong đó tập trung nhiều ở giai đoạn triều Hậu Lê (1428 –1789) là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất trên nhiều phương diện, đặc biệt là vềphương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảođảm quyền con người
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận và phương pháp luận
Để bảo đảm tính khoa học và tính chính trị của kết quả nghiên cứu, luận ándựa trên cơ sở lý luận sau:
- Các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, đặc biệt là tư tưởng Hồ ChíMinh về nhân quyền có nguồn gốc từ truyền thống tương thân, tương ái và yêunước của người Việt Nam; tư tưởng của Người về nhân quyền có nguồn gốc từtruyền thống văn hóa của Nho giáo và Phật giáo phương Đông
- Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người
- Lý luận của luật nhân quyền quốc tế về quyền con người
- Lý thuyết xã hội học pháp luật và Luật học so sánh
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là các phương pháp nghiên cứu cơ bản củakhoa học pháp lý và lịch sử, tiến hành nghiên cứu sử liệu, các thư tịch, kết hợpnghiên cứu thông sử với lịch sử nhà nước và pháp luật Ngoài ra còn có các phươngpháp so sánh, phân tích và tổng hợp, lôgíc, liên ngành khoa học xã hội…
- Hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhất là phươngpháp lịch sử cụ thể được sử dụng chủ yếu tại Chương 2 vì đây là phần nghiên cứu
về các yếu tố tác động tạo nên những nét đặc thù về quyền con người và bảo đảmpháp lý về quyền con người trong xã hội truyền thống Việt Nam Các phương pháplịch sử khác như tiến hành nghiên cứu sử liệu, các thư tịch của lịch sử nhà nước vàpháp luật được áp dụng để phân tích bối cảnh hình thành và phát triển tư tưởngquyền con người trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam; trạng thái quyền con
Trang 9cụ thể Điều này giúp tác giả phân tích, lập luận, đánh giá các vấn đề được nhậnđịnh là nhân văn, tiến bộ mà luận án nghiên cứu.
- Các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, lôgíc, liên ngành khoa học
xã hội được sử dụng xuyên suốt trong Luận án Tuy nhiên, các phương pháp nàyđược sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và chương 4 để có thể khái quát được cácvấn đề, kết luận các vấn đề đã nghiên cứu và làm cơ sở cho việc nghiệm thu, đánhgiá các kết quả đã nghiên cứu
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa các quan điểm khoa học về mối quan hệ giữa
quyền con người và bảo đảm pháp lý về quyền con người và cho thấy trạng thái vậnđộng của các yếu tố đó thay đổi cùng với sự vận động, phát triển của xã hội qua cácthời kỳ Trên cơ sở đó, luận án làm rõ vấn đề bảo đảm pháp lý về quyền con ngườitrong bối cảnh cụ thể của xã hội phong kiến Việt Nam
Thứ hai, luận án đánh giá nội dung, thực trạng bảo đảm quyền con người trong
pháp luật phong kiến Việt Nam Từ đó chỉ ra những giá trị tiến bộ, nhân văn vượt thờiđại của pháp luật phong kiến Việt Nam đồng thời cho thấy những mặt hạn chế, tồn tại
do yếu tố lịch sử quy định
Thứ ba, luận án xác định các quan điểm định hướng và đề xuất hệ thống các
giải pháp có tính toàn diện để kế thừa các giá trị đương đại cũng như những bài học,kinh nghiệm của lịch sử về bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiếnViệt Nam đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN ở Việt Nam hiện nay
Trang 106 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về nhận thức lý luận: luận án góp phần vào việc luận giải các cơ sở lý luận và
thực tiễn nhằm xây dựng một nền văn hóa quyền con người ở Việt Nam vừa phùhợp với chuẩn mực quốc tế, vừa mang tính kế thừa từ văn hóa truyền thống dân tộc
Về hoàn thiện thể chế, chính sách: luận án xác lập cơ sở khoa học cho việc
hoàn thiện nền pháp luật tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hướng đến bảo đảm ngàycàng tốt hơn các quyền con người; thiết kế chính sách hợp lý để kết hợp hài hòa tínhphổ biến và tính đặc thù của quyền con người trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay
Về thực tiễn: đề tài cung cấp những khuyến nghị cụ thể kế thừa, phát triển
pháp luật nhân quyền ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở những đóng góp nêu trên, thành công của luận án có ý nghĩa thiếtthực đối với nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa quyền con người mang đậm màu sắc,truyền thống dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạchđịnh chính sách, các nhà lập pháp, các nhà quản lý và các nhà hoạt động xã hội.Luận án cũng có thể được tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnhvực khoa học chính trị và khoa học pháp lý
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận ánđược kết cấu thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền con người
Chương 3: Thực trạng bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt
Nam
Chương 4: Giá trị đương đại; bài học kinh nghiệm và phương hướng kế thừa; khắc
phục vấn đề bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu chủ đề đã lựa chọn, luận án chỉ dừng ởviệc tập hợp và nhận xét tổng quan những quan điểm nghiên cứu chính của một
số công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới các nội dung thuộc phạm vi bànluận của luận án Bao gồm:
Nhóm công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền con người
-Trong chương trình “Con người, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội”, mã số KX.07/91-95, lần đầu tiên, quyền con người trở thành đối tượng
nghiên cứu cấp Nhà nước Đó là đề tài Các điều kiện đảm bảo quyền con người,
quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước, do GS TS Hoàng Văn Hảo chủ
nhiệm Đề tài đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về quyền con ngườinhư: khái niệm quyền con người, lịch sử phát triển của quyền con người; thựctrạng việc vi phạm quyền con người trên thế giới Đặc biệt, đề tài đã chỉ rõ cácđiều kiện đảm bảo quyền con người trong đó bảo đảm pháp lý về quyền con người
là phương thức hiệu quả, có giá trị, hiệu lực trên quy mô toàn xã hội Thông qua
đó giúp NCS nhận thức được về mối quan hệ giữa quyền con người và bảo đảmpháp lý về quyền con người để giải quyết tốt hơn các nội dung lý luận trong luậnán
-Đề tài cấp bộ Bảo đảm quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế - vấn đề và giải pháp (2008) do Đặng Dũng Chí chủ nhiệm.
Từ lăng kính nhân quyền, tác giả cho rằng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mộtmặt tạo điều kiện để các quốc gia bảo đảm tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội,văn hóa, đồng thời cũng đặt các quốc gia trước nhiều thách thức, đó là vấn đề đóinghèo, thất nghiệp, bệnh dịch, khủng bố, chiến tranh nhân danh nhân quyền Vìvậy, phát huy vai trò nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người là vấn đề quantrọng hơn bao giờ hết bởi chỉ nhà nước với vai trò, vị trí, chức năng của mình mới
có thể đảm đương được nhiệm vụ này Điều này đưa tới cho chúng ta một nhận
Trang 12thức rằng: Nhà nước là một cơ chế quan trọng trong các cơ chế bảo đảm quyềncon người hay bảo đảm quyền con người trách nhiệm trước hết là thuộc về nhànước Việc quy định, đề
Trang 13cao vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong pháp luật là một trong các loại bảo đảm pháp lý quan trọng về quyền con người
- Đề tài cấp Bộ năm 2010 do GS.TS Võ Khánh Vinh làm chủ nhiệm Quyền
con người ở Việt Nam từ nhận thức lý luận đến hành động thực tiễn Với cách tiếp
cận tổng hợp, hệ thống, đa ngành, liên ngành, quyền con người, thực hiện, bảođảm và bảo vệ quyền con người đã được nhận thức và tổ chức thực hiện nhưmột trong những giá trị tổng hợp phổ biến trong sự tồn tại, phát triển của từngquốc gia, từng đất nước và của toàn nhân loại nói chung Việc tìm hiểu tổng thểnhững vấn đề nói trên sẽ cung cấp những luận cứ mang tính lý luận và thực tiễnnhững vấn đề của hợp tác quốc tế và khu vực trong việc ghi nhận và bảo đảmquyền con người Đồng thời, đề tài cũng giúp cho chúng ta thấy được mối quan
hệ rất bền chặt giữa quyền con người và bảo đảm pháp lý về quyền con ngườitrong quá trình vận động, phát triển
của các yếu tố đó
- Sách chuyên khảo Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (truyền
thống, lý luận và thực tiễn) do Trung tâm nghiên cứu quyền con người Thuộc Học
viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh phối hợp với Hội nghiên cứu quyền conngười ở Trung Quốc xuất bản năm 2003 Cuốn sách gồm 100 bài viết của các họcgiả, các Bộ nghiên cứu từ nhiều cơ quan khoa học và quản lý của hai nước, đề cậpđến một phạm vi rộng từ truyền thống, lý luận, những thành tựu cũng nhưnhững thách thức trong việc bảo đảm quyền con người ở Trung Quốc và ViệtNam Qua một số bài viết trong sách chuyên khảo đã chỉ ra cho chúng ta thấy đặcđiểm quyền con người trong xã hội truyền thống Việt Nam cùng những nỗ lựctrong việc làm hài hòa hệ thống pháp luật Việt Nam với các nguyên tắc tiêuchuẩn quốc tế về quyền con người Gắn với mỗi giai đoạn thời kỳ phát triển,trạng thái quyền con người cũng có sự thay đổi và cùng với đó bảo đảm pháp
lý về quyền con người cũng biến đổi, năng động theo Bởi vậy, để phân tích,đánh giá được một cách đầy đủ về bảo đảm quyền con người trong pháp luậtphong kiến Việt Nam phải hiểu được đặc điểm quyền con người cùng nhữngyếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành trạng thái quyền con ngườitrong xã hội phong kiến Việt Nam
- Sách chuyên khảo Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người (Nxb Khoa
Trang 14học Xã hội, 2011) do GS.TS Võ Khánh vinh chủ biên Đây là công trình đầu tiênnghiên cứu về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở nước ta Cuốn sáchgiúp
Trang 15chúng ta nhận thức về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người; các yếu tố tácđộng đến cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung; của Liên hợp quốc
và một số khu vực trên thế giới cũng như ở Việt Nam Mặc dù mức độ hoàn thiện
và hiệu quả của cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người có sự khác nhau giữa cáckhu vực và giữa các quốc gia, nhưng có một xu hướng chung là các cơ chế bảođảm, bảo vệ quyền con người ngày càng được quan tâm xây dựng, hoàn thiện đểbảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của chúng trong quá trình thực hiện quyền conngười
- Sách chuyên khảo Tư tưởng Việt Nam về quyền con người (Nxb Chính trị
Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2016) do GS.TS Phạm Hồng Thái chủ biên Chương IIIcủa cuốn sách đã tập trung làm rõ tư tưởng quyền con người ở Việt Nam thời
kỳ nhà nước phong kiến độc lập (giai đoạn 938 – 1885) Qua đó có thể thấy tưtưởng quyền con người ở Việt Nam có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử - vănhóa hàng ngàn năm của dân tộc; không chỉ trong công cuộc đổi mới, quyền conngười mới trở thành động lực, mà nó đã được đề cao và phát huy trong suốtchiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam Thực tiễn đấu tranh của dân tộc Việt Namcũng chỉ rõ việc bảo đảm quyền con người không thể tách rời độc lập dân tộc, hòabình, dân chủ và phát triển Đây là luận cứ quan trọng để NCS làm rõ những yếu
tố tác động ảnh hưởng đến quyền con người cũng như bảo đảm pháp lý vềquyền con người ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ
- Luận án Phó tiến sĩ Xây dựng và hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện
quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay của Nguyễn Văn
Mạnh, năm 1995 Luận án đã bước đầu làm rõ nội hàm bảo đảm pháp lý thựchiện quyền con người và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong việcbảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân Chỉ thông qua pháp luật,quyền con người mới trở thành ý chí và mục tiêu hành động chung và có tính bắtbuộc chung Việc ghi nhận của pháp luật không chỉ bảo đảm các quyền khỏi sựxâm phạm giữa cá nhân với cá nhân mà còn bảo đảm quyền con người khỏi sựxâm phạm bởi chủ thể mang quyền lực nhà nước
- Trần Thị Hòe, Luận án tiến sĩ triết học (2015), Nhà nước Việt Nam với việc
bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay Luận án góp
phần làm rõ khái niệm quyền con người, bảo đảm quyền con người; tầm quan
Trang 16trọng của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người; những tác động củahội nhập
Trang 17quốc tế đến quyền con người và nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người
ở Việt Nam Trên cơ sở tiếp cận đó, luận án phân tích và làm rõ thực trạng Nhànước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người (những thành tựu, hạn chế,nguyên nhân) và những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam với việc bảođảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế và đi tới đề xuất một sốquan điểm, giải pháp cơ bản để nâng cao tính hiệu quả của Nhà nước đối vớiviệc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiệnnay
- Luận án tiến sĩ của Chu Thị Ngọc, Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện
quyền con người ở Việt Nam hiện nay (2018) Trên cơ sở kế thừa, tổng hợp các
công trình trước, luận án đã bổ sung hệ thống lý luận các khái niệm quyềncon người, đảm bảo thực hiện quyền con người và đặc trưng cơ bản của đảmbảo thực hiện quyền con người trong hoạt động của tòa án, các lý thuyết liênquan đến tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước trong việc đảm bảo thựchiện quyền con người Đặc biệt với việc nghiên cứu làm sáng tỏ các cơ sở lý luận
về đảm bảo thực hiện quyền con người của các cơ quan nhà nước, luận án lànguồn tài liệu tham khảo có giá trị để NCS phân tích làm rõ hình thức bảo đảmquyền con người qua việc quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước trên cả 3phương diện: tôn trọng, bảo vệ và thực hiện
- Bài viết Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành
chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng nghiên cứu) của tác giả Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương đăng trên Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luật học 28 (2012) đã phân tích làm rõ khái niệmbảo đảm quyền con người và khẳng định ý nghĩa quan trọng của bảo đảm pháp
lý về quyền con người cũng như sự đa dạng, phong phú của nó Theo đó,
‘‘bảo đảm quyền con người được hiểu là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện vềkinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân thực hiện được các quyền, tự do,lợi ích chính đáng của họ được pháp luật ghi nhận“ Trong đó bảo đảm pháp lý
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, cốt lõi trong điều kiện xâydựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta Đó là sự thểchế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực cótính bắt buộc mà nhà nước, các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện để
Trang 18bảo đảm các quyền con người Các bảo đảm pháp lý này rất đa dạng, phongphú, trước hết là sự ghi nhận
Trang 19các quyền con người, đến việc tạo các điều kiện pháp lý, các điều kiện tổ chức, việcthiết lập cơ chế, bộ máy chuyên trách bảo đảm các quyền con người Đây lànhững định hướng rất quan trọng để NCS kế thừa, vận dụng giải quyết các vấn đề
lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền con người
Nhóm các công trình nghiên cứu về pháp luật phong kiến Việt Nam và thực trạng bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
- Cuốn Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam, từ nguồn gốc đến thời kỳ phong kiến của Đinh Gia Trinh, Nxb KHXH, 1968 Đây là cuốn chuyên
khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình hình thành
và phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn trước Cách mạngtháng Tám năm 1945 Trong điều kiện tư liệu hiện có, tác giả đã tiến hành phântích các hiện tượng nhà nước và pháp luật dưới giác độ của khoa học pháp lý Mặc
dù công trình mới mang tính phác thảo và vẫn dựa căn bản trên cách tiếp cậntruyền thống, có phần dè dặt về lịch sử, nhưng công trình đã thực sự góp phầnphác hoạ một cách có hệ thống toàn bộ diện mạo của lịch sử nhà nước và phápluật Việt Nam từ nguồn gốc đến thời kỳ phong kiến Đó sẽ là nguồn tư liệu quý đểNCS đánh giá được một cách khách quan, chính xác về nội dung, giá trị của phápluật phong kiến Việt Nam trong đó có vấn đề bảo đảm pháp lý về quyền con người
- Cuốn Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, Sài Gòn, 1973 của tác giả
Vũ Văn Mẫu đã sắp xếp, tổ hợp, phân tích có hệ thống các nội dung của cổ luậttheo các nhóm vấn đề chính yếu như đại cương về luật khế ước, hôn nhân và giađình, hình luật, tổ chức tư pháp và tố tụng…Qua đó giúp chúng ta có mộtnhận thức tương đối đầy đủ về pháp luật phong kiến Việt Nam Đúng như tronglời nói đầu trong cuốn sách “Cổ luật là bức tranh thời đại, ghi rõ tổ chức xã hội
và gia đình trong mỗi giai đoạn Hơn nữa, cổ luật còn biểu lộ cả tâm trạng vàphản ứng phức tạp của người dân Việt trước những dữ kiện xã hội hay lịch sử.Như vậy, Cổ luật sẽ bổ túc thêm những kiến thức của chúng ta về lịch sử để hiểu
rõ được các sắc thái của đời sống hằng ngày của người dân…” Đây là nguồn tưliệu có giá trị tham khảo lớn để NCS phân tích, đánh giá về pháp luật phong kiếnViệt Nam ở góc độ về bảo đảm quyền con người
- Sách chuyên khảo Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV –
Thế kỷ XVIII, Nxb KHXH, Hà nội, 1994 do tác giả Đào Trí Úc chủ biên Công trình
Trang 20này đã tái hiện một phần của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷXVIII; tái hiện nhiều văn bản pháp luật của nhà nước phong kiến triều Lê, một sốchỉ dụ, sắc dụ, chiếu chỉ của nhà nước qua sự sưu tầm, biên dịch của nhiều nhàkhoa học, nhiều học giả nổi tiếng Tác phẩm này cung cấp nhiều thông tin vàtrích dẫn nhiều văn bản cổ luật có giá trị tham khảo cao.
-Sách chuyên khảo, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ
XV đến thời Pháp thuộc (Nxb Chính trị Quốc gia, 1998) là công trình của tập thể tác
giả thuộc Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ tư pháp Thông qua những chếđịnh pháp luật về dân sự từ thời Lê như Quốc triều hình luật đến nhà Nguyễn vớiHoàng Việt luật lệ; thời Pháp thuộc có Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt trung kỳ hộluật, các tác giả đã đi sâu phân tích mặt tích cực cũng như những hạn chế của cácquy định pháp luật dân sự và chỉ ra những vấn đề cần suy ngẫm Mặc dù bịhạn chế bởi những quan điểm giai cấp hẹp hòi nhưng pháp luật phong kiến ViệtNam cũng đã đưa ra nhiều quy định bảo vệ các quyền cơ bản của con ngườitrong xã hội như quyền sở hữu ruộng đất của nhân dân; quyền bình đẳng trongxác lập khế ước…
-Công trình chuyên khảo Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và
giá trị do TS Lê Thị Sơn chủ biên, được Nxb KHXH xuất bản tại Hà Nội năm 2004.
Chuyên khảo này gồm 16 công trình của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau, trong đó có nhiều công trình trực tiếp khai thác giá trị của bộ luậttrên các phương diện dân tộc học, luật học, quân sự, chính trị, kinh tế, vănhóa - xã hội Qua các công trình này, giá trị về tư tưởng lập pháp, kỹ thuật lậppháp, chính sách kinh tế, chính sách sử dụng quan lại, chính sách hình sự, chínhsách dân sự đã được các nhà khoa học nghiên cứu toàn diện Đặc biệt, một trongnhững giá trị rất nổi bật đáng được ghi nhận đó là các quy định mang giá trị nhânvăn, vị con người được thể hiện qua bộ luật Nhiều điều luật chứa đựng nội dungbảo vệ những quyền con người mà ngày nay Hiến pháp của các quốc gia trong
đó có Việt Nam gọi là quyền cơ bản của con người như bộ luật bảo vệ quyền làmdân tự do của dân đinh; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của conngười
- Sách chuyên khảo, Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời phong kiến Việt
Nam, những suy ngẫm” của tác giả Bùi Xuân Đính xuất bản năm 2005 là một tập
Trang 21hợp tư liệu tương đối phong phú cùng những lý giải có tính thuyết phục vềnhiều khía cạnh của đề tài, như vấn đề xây dựng thể chế nhà nước và phápluật; tuyển
Trang 22chọn, sử dụng, giám sát, khảo công, xử phạt quan lại; các vua chúa Việt Nam vớipháp luật; pháp luật về các mặt đời sống của xã hội phong kiến; làng xã, lệ tục,người nông dân với pháp luật…Người đọc cũng có thể thấy được những mặttốt, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế của thể chế nhà nước và pháp luật thờiphong kiến ở Việt Nam.
Nhóm công trình nghiên cứu về giá trị đương đại của pháp luật phong kiến Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người
-Kỷ yếu Hội thảo cấp quốc gia Lê Thánh Tông (1442 - 1497) Con người và sự
nghiệp kỷ niệm 500 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông do Nxb Đại học Quốc
gia ấn hành năm 1997 tại Hà Nội, gồm 33 bài viết của các nhà khoa học thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó có một số công trình trực tiếp đề cập đến
Quốc triều hình luật như bài viết Một số vấn đề về sự điều chỉnh của pháp luật
nhà Lê trong Quốc triều hình luật của tác giả Hoàng Thị Kim Quế đã tiếp cận bộ
luật ở những vấn đề như những nguyên tắc cơ bản, đặc điểm, phạm vi điềuchỉnh pháp luật, kỹ thuật lập pháp, một số giá trị đương đại và vấn đề kế thừaQuốc triều hình luật Trong Quốc triều hình luật, tuy không có những điều luậtquy định trực tiếp về các nguyên tắc như vẫn thường thấy trong các bộ luật hiệnđại, song qua nội dung của nó vẫn toát lên một số nguyên tắc cơ bản về chính trị
- pháp lý, pháp lý - kỹ thuật nhất định Đặc biệt trong đó có những nguyên tắchướng đến bảo vệ quyền lợi cho người dân và những nguyên tắc này vẫn được kếthừa, khẳng định trong pháp luật hiện đại như:
Nguyên tắc vô luật bất hình trong Quốc triều hình luật: Tội phạm phải được
quy định trong luật Không có luật quy định thì không có tội Vì vậy, quan lại khôngđược phép tự ý mình xét xử hoặc không viện dẫn đúng điều luật Có thể nói đây
là manh nha của một nguyên tắc hình sự hiện đại là một hành vi chỉ bị coi là tộiphạm khi nào hành vi đó đã được một đạo luật quy định là tội phạm, không cómột hình phạt nào lại không do luật quy định
Nguyên tắc nhân đạo: Tính nhân đạo được thể hiện trước tiên ở các quy
định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng đối với những người phạm tội làngười già cả, tàn tật và trẻ em cũng như đối với người phạm tội chưa bị phátgiác đã tự thú Tương ứng với tinh thần nhân đạo được nêu trong các quy địnhcủa bộ Quốc triều hình luật, Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay đã có các quy định
Trang 23về tuổi chịu trách
Trang 24nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên, về tình tiết giảm nhẹ hình phạtđối với người phạm tội là người già cả, người bị bệnh, bị hạn chế khả năng nhậnthức, khả năng điều khiển hành vi của mình…Bộ luật hình sự Việt Nam cũng quyđịnh không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đangnuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử…
-Năm 2007, Hội thảo quốc gia tại Thanh Hóa do Bộ tư pháp chủ trì với chủ đề
Quốc triều hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học, các
luật gia và nhân dân Những báo cáo khoa học được trình bày tại hội thảo đãđược tổng hợp thành một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Lê ThánhTông và Bộ luật Hồng Đức Đây là công trình đề cập đến nhiều vấn đề liên quanđến nội dung, hình thức, giá trị lập pháp và nhiều giá trị lịch sử cũng như đươngđại của Bộ luật Hồng Đức có thể vận dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thốngpháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Kỷ yếu Hội thảo
đã được Nxb Tư pháp ấn hành năm 2008 Công trình gồm 22 bài nghiên cứu củanhiều nhà khoa học đề cập một cách sâu sắc và toàn diện về Bộ Quốc triều hìnhluật thời Lê từ vấn đề cải cách bộ máy nhà nước, quan chế, kỹ thuật lập pháp,quyền con người…Mặc dù bị hạn chế bởi quan niệm giai cấp hẹp hòi, nhưng bộluật này cũng đã đưa ra nhiều quy định bảo vệ con người, trong đó có cả việc bảo
vệ những người ở tầng lớp dưới trong xã hội, như bảo vệ quyền dân chủ tự do củadân đinh, có nhiều điều quy định các hình phạt cụ thể chống lại sự nô tỳ hoá đốivới dân đinh, đặc biệt là trong đó không có sự phân biệt về địa vị xã hội và bảo
vệ danh dự, nhân phẩm con người Truyền thống nhân văn, nhân ái đó là nét đẹpđáng quý của dân tộc và đến ngày nay vẫn là mạch chảy xuyên suốt trong dòngphát triển của pháp luật hiện đại
- Sách chuyên khảo Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền
trong lịch sử Việt Nam của tập thể tác giả Nguyễn Phan Quang, Phan Đăng Thanh,
Trương Thị Hòa, Ngô Văn Lý, Nguyễn Thành Nam, Phạm Văn Cảnh, xuất bản năm
1995 Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc từng định chế pháp quyền ở Việt Namtrong từng thời kỳ lịch sử Cốt ý là muốn đi tìm lại lịch sử phát triển của các chếđịnh pháp lý ở nước ta qua các lĩnh vực pháp luật gắn bó với đời sống xã hội: hànhchính, kinh tế, hình sự, dân sự, hôn nhân – gia đình, tố tụng…từ hệ thống
Trang 25pháp quyền thống trị của phương Bắc, phương Tây đến các nền pháp luật cổcủa thời
Trang 26quân chủ ở Việt Nam và đến nền pháp chế của thời đại dân chủ ngày nay dướiánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh Từ trong di sản của quá khứ lịch sử ấy, chúng
ta có thể rút ra những quy luật khách quan, những kinh nghiệm truyền thống, đặcbiệt là những kỹ thuật và nghệ thuật trị nước mà ông cha ta đã đạt được.Những kinh nghiệm ấy không phải chỉ có giá trị truyền thống mà còn có giá trịđương đại, có giá trị bổ ích trong công cuộc xây dựng một nhà nước của dân, dodân và vì dân và tăng cường pháp chế để quản lý đất nước, góp phần quantrọng vào việc xây dựng lý luận nhà nước và pháp quyền trong khoa học quản lýnhà nước và khoa luật học ở nước ta…
- Công trình Bộ luật Hồng Đức di sản văn hoá pháp lý đặc sắc của Việt Nam
do nhà nghiên cứu Lê Đức Tiết thực hiện và được Nxb Tư pháp ấn hành tại Hà Nộinăm 2010 Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, tác giả đã tiếp cận Quốc triều hìnhluật trên nhiều hướng, nhưng quan trọng hơn cả là sự tiếp cận những giá trị về
tư tưởng lớn trong đạo trị quốc an dân hướng đến bảo đảm quyền lợi ích củangười dân Với dân, mọi việc lợi nên làm, mọi mối hại nên bỏ Từ những nội dung
đó, tác giả đưa ra quan điểm kế thừa và phát huy kinh nghiệm soạn thảo, thựcthi Quốc triều hình luật vào sự nghiệp hoàn thiện pháp luật của nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam như những nội dung cách tân về ý thức, quan điểm vàchính sách pháp luật trong Quốc triều hình luật
-Luận án tiến sĩ luật học Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn tiến bộ và
sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay của tác giả
Lương Văn Tuấn bảo vệ năm 2013 Từ góc độ lý luận và lịch sử nhà nước vàpháp luật, Luận án góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống các giá trị nhân văn,tiến bộ của Quốc triều hình luật, ý nghĩa lịch sử và đương đại, nhu cầu và phươnghướng kế thừa phát triển các giá trị đó Cụ thể: Luận án đã góp phần làm rõ thêmcác khái niệm về giá trị nhân văn, giá trị tiến bộ của Quốc triều hình luật với nhữnggiá trị như: đề cao con người trong đời sống thực tế; yêu thương và đấu tranh chocon người; trị nước phải có pháp luật; kết hợp đức trị và pháp trị; chính sách hình
sự nghiêm mà khoan dung độ lượng…Các giá trị này được quán triệt trong toànvăn bộ luật và được thể hiện sinh động trên các lĩnh vực cụ thể như: trong lĩnh vựchình sự; trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; trong lĩnh vựcquan chế; trong lĩnh vực tố tụng; bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong
Trang 27xã hội (bảo vệ quyền lợi trẻ em,
Trang 28bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, bảo vệ quyền lợi người già, người cô đơn); trong lĩnhvực dân sự Các kết quả nghiên cứu trên có thể ứng dụng trong thực tiễn thôngqua việc tiếp nhận các giá trị nhân văn, tiến bộ của bộ luật này vào hoạt động lậppháp, công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN hiện nay.
-Năm 2014, Công trình chuyên khảo Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với
việc bảo vệ quyền con người, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội 2014 do Tiến sĩ
Nguyễn Minh Tuấn và Tiến sĩ Mai Văn Thắng đồng chủ biên Công trình nghiêncứu đã phân tích, làm rõ nhiều đặc trưng, giá trị lịch sử và pháp lý về nhà nước vàpháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, đồng thời tổng hợpnhững đặc trưng cụ thể đó để chỉ ra một số giá trị đương đại, những giá trị cần kếthừa vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển bền vững, bảo vệquyền con người trong giai đoạn hiện nay
Những kết quả nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê có thểmang lại những bài học, những kinh nghiệm sâu sắc cho việc xây dựng phát triểnđất nước và hoạt động xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật hiện nay Từ chínhsách phát triển kinh tế tư nhân, đến việc xây dựng bộ máy chính quyền có sựgiám sát quyền lực, xây dựng pháp luật chú ý đến quyền con người, đặc biệt lànhững nhóm yếu thế trong xã hội, đồng thời đặt ra trách nhiệm của những chủthể nhân danh quyền lực nhà nước phải chịu trách nhiệm về những sai phạm,can thiệp những quyền con người này một cách trái pháp luật…tất cả đều lànhững bài học rất đáng kế thừa trong việc phát triển đất nước giai đoạn hiện nay.Bên cạnh việc kế thừa những giá trị từ lịch sử cũng cần chú ý đến việc khắcphục những hạn chế từ lịch sử như tâm lý cào bằng, tình trạng bao biện, làmthay, ôm đồm quá nhiều công việc hoặc trông chờ ỷ lại trong quản lý và điềuhành Xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam cần chú ý nhiều hơnđến khía cạnh con người, khía cạnh quyền con người, khắc phục tư tưởng chỉnhấn mạnh một
chiều đến khía cạnh nghĩa vụ…
- Phần lớn các công trình khoa học nghiên cứu trực diện về bảo đảmquyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam được công bố dưới hìnhthức các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật Trong đó có
Trang 29thể kể đến một số bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài như: Trần Thị
Tuyết, Pháp luật
Trang 30phong kiến Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ đăng tải trên Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 4/1996; Nguyễn Thanh Bình, Một số nội dung và giá trị cơ
bản về quyền con người trong Quốc triều hình luật, Tạp chí triết học số 7/2008; Cao
Quốc Hoàng, Khía cạnh quyền con người, quyền công dân và quản lý nhà nước
trong bộ Quốc triều hình luật, Tạp chí Triết học số 7/2005; TS Nguyễn Minh Tuấn, Quốc triều khám tụng điều lệ với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01 (281) kỳ 1 tháng 1/2015; Lương Văn Tuấn
(2011), Bộ luật Hồng Đức với nhóm đối tượng thiếu niên, nhi đồng dễ bị tổn
thương trong xã hội, Nội san Nghiên cứu Thanh niên; Lương Văn Tuấn (2012),
Kế thừa các quy định tiến bộ, nhân văn đối với những người bị thiệt thòi trong Quốc triều hình luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp…
Như vậy, có thể thấy đã có rất nhiều các công trình tiêu biểu và có giá trị lớnnghiên cứu về nội dung và giá trị của nền pháp luật phong kiến Việt Nam, rất nhiềucác sách chuyên khảo, sách tham khảo, những bài viết riêng, các buổi tọa đàm
về nội dung này được tổ chức ở nhiều nơi, với nhiều cấp độ khác nhau Các côngtrình nghiên cứu đã chỉ ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của nhà nước
và pháp luật phong kiến Việt Nam Tuy nhiên, các công trình kể trên lại chưa đặttrọng tâm vào nghiên cứu pháp luật phong kiến Việt Nam với việc bảo đảm quyềncon người trong một tổng thể thống nhất gắn chặt với các điều kiện chính trị - kinh
tế - văn hóa xã hội thời kỳ này Vì vậy, đề tài “Bảo đảm quyền con người trong
pháp luật phong kiến Việt Nam” sẽ đi sâu nghiên cứu làm rõ vấn đề trên cơ sở kế
thừa các công trình trước đó về nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều công trình của các học giả ở nước ngoài cũng đã đề cập đến một vàikhía cạnh về nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam Sau đây là một số côngtrình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án:
- Luận án tiến sĩ “L’inviduelles Dans La Vielle Cite Annamite” [Cá nhân
trong xã hội cổ An Nam] (1932), luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã phân tích cơ chế
dân chủ trong quản lý làng xã ở Việt Nam Người dân tự chọn những người mà họtin cậy để bầu vào những “Hội đồng kỳ dịch”, người dân cũng lập ra Hương ước, tựnguyện tuân thủ hương ước và giao cho hội đồng kỳ dịch chủ trì tổ chức thựchiện
Trang 31Như vậy, ở góc độ quyền con người, có thể thấy tư tưởng về quyền dân chủ của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước đã bắt rễ từ rất sớm ở Việt Nam
- Chuyên khảo của Alexander B.Woodside "Vietnam and Chinese Model A
Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century" (Harvard University Press, 1971) [Mô hình Việt Nam và Trung Quốc Một nghiên cứu so sánh giữa chính phủ Việt Nam và Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ XIX] Trên cơ sở chỉ ra những sự tương đồng và khác biệt giữa hệ thống
nhà nước và pháp luật quân chủ Lê sơ với mẫu hình nhà nước ở Trung Quốc, tácgiả nhấn mạnh đến những quan niệm về quyền và nghĩa vụ của phụ nữ và đànông rất khác biệt, mang đặc sắc bản địa ở Việt Nam được phản ánh trong nhậnthức dân gian của giới nông dân Những quan niệm, cách thức nhìn nhận về vaitrò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội đương thời đã được ghi nhận trong bộluật Hồng Đức – bộ luật tiêu biểu đặc sắc nhất của thời kỳ Lê sơ
- Stephan B.Joung, The Law of property and Elete prerogative Duong
Vietnamese Le Dynasty 1428 – 1788 [Luật về tài sản và đặc quyền về tài sản triều
Lê Việt Nam 1428 – 1788], Tạp chí Lịch sử châu Á, số 10/1976 Trên cơ sở phân
tích pháp luật phong kiến Việt Nam thời Lê, tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá rằng:pháp luật bảo vệ một cách kiên quyết quyền hạn của bố mẹ đối với tài sản tronggia đình và được toàn quyền kiểm soát hợp pháp đối với đất đai, tài sản đó.Những quy định này nhằm để bảo vệ tư tưởng của Khổng Tử về đời sống giađình Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá này vẫn chưa hoàn toàn chính xác bởi
vì thực ra quyền hạn của bố mẹ đối với tài sản trong gia đình được quy định trướchết bởi quan hệ sở hữu tài sản của họ và sau nữa mới phần nào chịu ảnh hưởngcủa tư tưởng Khổng Tử, chứ không phải bắt nguồn từ quyền lực của họ đối vớicon cái
- Trong số các công trình nghiên cứu của những học giả nước ngoài về pháp
luật phong kiến Việt Nam phải kể đến cuốn “Law and Society in seventeenth and
eighteenth century Vietnam” [Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII], Nxb
KHXH, Hà Nội, 1994 của GS Insun Yu Cuốn sách cho thấy sự tiến triển của phápluật dưới triều Lê từ Lê Lợi đã đặt nền móng cho nền pháp chế triều đại và đếntriều Lê Thánh Tông thì pháp luật Việt Nam bắt đầu đạt tới sự khai hoa rực rỡ Với
Trang 32nhận thức để kiểm soát chặt chẽ nhân dân, nhà nước phải bảo vệ họ, vì nếungười dân không được chăm lo một cách thích đáng thì nhà nước sẽ mất đi cácnguồn lợi tức
Trang 33và nhân lực của mình Theo đó ông đã sử dụng nhiều biện pháp mà một trong số
đó là bảo vệ đông đảo quần chúng khỏi sự ức hiếp của các gia đình quyền thế Ởmột góc độ nào đó, biện pháp đó cũng đã góp phần hướng đến bảo đảm cácquyền cơ bản của người dân trong mối quan hệ với nhà nước
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã chỉ ra những điểm khácgiữa pháp luật triều Lê với pháp luật của phong kiến Trung Hoa Trong sự khác biệt
đó, có những nội dung thể hiện những giá trị, đạo lý làm người của người ViệtNam, thể hiện rõ phong tục, truyền thống của dân tộc chiếm số lượng lớn, như ởcác vấn đề liên quan đến tài sản, hôn nhân và gia đình, sự tôn trọng phụ nữ ởnhững mức độ nhất định mà chỉ có ở Việt Nam Dưới góc độ quyền con người,tầng lớp bình dân, nhân dân lao động lại có quan niệm cởi mở, tự do và bình đẳnghơn trong quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa nam và nữ như lời nhận xét của GSInsun Yu: “Không như con gái tầng lớp trên, con gái các tầng lớp dưới có thể đi
ra ngoài để làm việc hoặc chơi đùa thật tự do Phong tục Việt Nam chưa bao giờnghiệt ngã đối với việc họ trà trộn với con trai…Trai gái vẫn cùng nhau hát múatrong những dịp lễ hội ở làng xã, nó cho họ những cơ hội tốt để chọn người bạnđời” Điều này lí giải cho chúng ta rằng tại sao người phụ nữ Việt Nam trongthời kỳ phong kiến vẫn được bảo đảm những quyền tự do, bình đẳng nhất địnhtrong quan hệ hôn nhân và gia đình so với người phụ nữ phong kiến Trung Quốc
- Bài viết Hệ thống luật pháp Triều Lý và Triều Trần của Việt Nam mối quan
hệ giữa “Đường luật” và “Lê Triều hình luật” của GS Insun Yu trên Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử 1/2011 đã khẳng định rằng Quốc triều hình luật hay Lê triềuHình luật gần như được mô phỏng từ Đường luật của Trung Quốc cả về nội dunglẫn thể chế và khẳng định còn được thêm thắt nhất định theo luật pháp triềuMinh và còn chịu đôi chút ảnh hưởng của pháp luật triều Tống Tuy vậy, Quốc triềuhình luật cũng còn phản ánh cả những phép tắc trong tập quán cố hữu của ViệtNam vốn không tồn tại trong pháp luật Trung Quốc Phong tục tập quán đó làmột phần không thể thiếu làm nên nét đặc sắc trong cách thức điều chỉnh củapháp luật phong kiến Việt Nam qua từng thời kỳ Điều này cũng góp phần lí giảicho chúng ta một đặc điểm trong các đặc điểm quyền con người trong xã hộitruyền thống Việt Nam: Quyền con người bị chi phối bởi phong tục tập quán.Phong tục tập quán chi phối
Trang 34quyền con người cả trước và sau khi có luật pháp, và chính luật pháp không chỉ thừa nhận mà còn coi phong tục tập quán là một trong những nguồn gốc quan trọng.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, mặc dù số lượng các công trìnhnghiên cứu liên quan tới đề tài luận án là rất lớn nhưng hiện tại chưa có mộtcông trình nghiên cứu nào tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ, toàndiện về bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam để từ đóchỉ ra giá trị kế thừa của pháp luật phong kiến trong bảo đảm quyền con người
ở Việt Nam hiện nay Nói cách khác, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào ởtrong và ngoài nước triển khai nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trongpháp luật phong kiến Việt Nam với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính
1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1 Nhận xét tổng quát
Căn cứ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề luận
án, có thể nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được giảiquyết, đạt được sự thống nhất cao và đề tài có thể tiếp thu mà không cần trở lại
để phân tích, làm sáng tỏ thêm
Kết quả của các công trình nghiên cứu đã cung cấp một lượng kiến thứcquan trọng về quyền con người, bảo đảm quyền con người nói chung, các yếu tốbảo đảm và cơ chế thực hiện quyền con người; thực trạng thực hiện và bảo vệquyền con người ở Việt Nam…Thông qua các công trình đó sẽ cung cấp cho tácgiả những luận cứ quan trọng để nắm bắt và nhận thức đầy đủ về quyền conngười, bảo đảm pháp lý về quyền con người và thuận lợi khi triển khai các nộidung, vấn đề mang tính lý luận chung trong luận án
Ở một khía cạnh khác, những kết quả nghiên cứu được trình bày ở trêncũng đã góp phần làm sáng tỏ những giá trị của pháp luật phong kiến Việt Nam
về nội dung, kỹ thuật lập pháp, giá trị đương đại và những bài học kinh nghiệmsâu sắc, phong phú trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêucầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay…Đây là nguồn tưliệu vật chất cần thiết, rất quan trọng để tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu vềnhững nội dung trọng yếu của đề tài luận án
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, mặc dù số lượng các công trình
Trang 35nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án khá nhiều nhưng hiện tại chưa có mộtcông trình
Trang 36nghiên cứu nào tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện vàtrực tiếp về bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam để từ
đó đề xuất những giải pháp kế thừa vấn đề này trong pháp luật hiện đại Cáccông trình chủ yếu đi sâu nghiên cứu về sự phát triển chung của nhà nước vàpháp luật phong kiến Việt Nam mà chưa đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu phápluật thời kỳ này với việc bảo đảm các quyền và lợi ích của con người trong mộttổng thể thống nhất gắn chặt với các điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội
mà nó ra đời
1.2.2 Những ưu điểm, những nội dung nghiên cứu đã sáng tỏ và được luận án kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài
Trên phương diện lý luận, nhận thức chung về quyền con người đã sáng tỏ.
Đặt trong sự nhận thức đó, vấn đề về nguồn gốc, tính chất, đặc điểm, lịch sửphát triển của tư tưởng về quyền con người cũng như cơ chế bảo vệ, thúc đẩyquyền con người không còn là vấn đề gây tranh luận
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm bảo đảm quyền conngười và làm rõ nội hàm của khái niệm này Một số tác giả đã phân tích vị trí, vaitrò của bảo đảm pháp lý về quyền con người trong rất nhiều các loại bảo đảm, từ
đó nhấn mạnh: pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong các điều kiệnđảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền con người bởi vì pháp luật hiện diện ở tất
cả các điều kiện khác, tạo cơ sở pháp lý cho các điều kiện khác phát huy vai trò,hiệu quả của chúng trong việc thực hiện quyền con người trên quy mô toàn xã hội.Kết quả nghiên cứu của các công trình có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở lý luậnmang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận vềbảo đảm pháp lý về quyền con người trong chế độ phong kiến Việt Nam
Về vấn đề thực trạng bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam: Các công trình trên nghiên cứu chỉ ra những điểm tiến bộ mà các
nhà lập pháp thời kỳ phong kiến đã thực hiện thành công như quan điểm lậppháp trong quản lý đất nước trên các lĩnh vực ruộng đất, thừa kế, thuỷ lợi, mùamàng, chủ quyền và an ninh quốc gia và đặc biệt là sự chăm sóc những đốitượng dễ bị tổn thương trong xã hội, trách nhiệm của quan lại…để đưa đến một
xã hội thịnh trị mà trong đó mọi người dân được nhà nước quan tâm bảo vệ.Trong đó, các tác giả cũng đã tìm hiểu về những đặc điểm căn bản của nhà nước
Trang 37phong kiến Đại Việt qua nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khẳng địnhnhững thành tựu về lập pháp thời kỳ
Trang 38đó là cơ sở khẳng định sự tiến bộ vượt bậc về mặt văn minh của nhà nước Việt Nam trong quản lý đất nước đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
Trên phương diện đề xuất, kiến nghị: Qua các công trình nghiên cứu, giá trị về
tư tưởng lập pháp, kỹ thuật lập pháp, chính sách kinh tế, chính sách sử dụngquan lại, chính sách hình sự, chính sách dân sự đã được các nhà khoa họcnghiên cứu toàn diện Từ nhiều góc độ nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra nhữngkết luận xác đáng về mặt khoa học và có những kiến nghị cụ thể cho nhữngnhà hoạch định chính sách về nhu cầu cũng như khả năng tiếp thu, vận dụngcác giá trị của pháp luật phong kiến Việt Nam vào hoạt động quản lý, điều hànhđất nước
Những kết quả nghiên cứu của các công trình này sẽ được NCS nghiên cứu đểnhìn nhận vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau và đưa ra quan điểm riêngcủa mình
1.2.3 Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra nghiên cứu
Về lý luận
-Khái niệm bảo đảm pháp lý về quyền con người đã được đề cập trong một
số các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án Tuy nhiên, chưa cócông trình nào làm rõ khái niệm bảo đảm quyền con người trong pháp luậtphong kiến Việt Nam cũng như nét đặc thù trong các loại bảo đảm pháp lý vềquyền con người thời kỳ này
-Chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu
tố tác động đến nội dung điều chỉnh của pháp luật phong kiến Việt Nam về bảođảm quyền con người
Về thực trạng
Các công trình của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trên đây đã tậptrung nghiên cứu những vấn đề có tính chất lịch sử và trực tiếp đi vào nghiên cứucác bộ luật điển hình qua những quy phạm pháp luật cụ thể và chỉ ra những yếu
tố có tính nhân văn, tiến bộ mà hiện nay vẫn còn có tính thời sự Tuy nhiên, chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu, đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu nhà nước vàpháp luật phong kiến Việt Nam với việc bảo đảm những quyền và lợi ích của conngười trong một tổng thể thống nhất gắn chặt với các điều kiện chính trị - kinh tế -
Trang 39văn hóa xã hội thời kỳ này
Trang 40Về giải pháp, kiến nghị
Các nghiên cứu đã đề ra được các nhóm giải pháp kế thừa các giá trị củapháp luật phong kiến Việt Nam trong đó có những giải pháp hướng đến bảođảm ở một mức độ nhất định các quyền cơ bản của con người Tuy nhiên, bấtcập lớn nhất của hoạt động nghiên cứu thể hiện ở tính đơn lẻ, thiếu hệ thốngcủa các giải pháp trên từng lĩnh vực cụ thể Các giải pháp chưa đạt được sựđồng bộ và có tính hệ thống trên tất cả các loại bảo đảm pháp lý về quyền conngười
1.3 Những vấn đề đặt ra liên quan đến chủ đề luận án
1.3.1 Những nội dung cần nghiên cứu về chủ đề luận án
Xuất phát từ sự phân tích thực trạng tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ
đề luận án nêu trên, có thể thấy không gian nghiên cứu dành cho luận án cònhết sức rộng rãi, bao gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, khái luận chung về bảo đảm quyền con người trong pháp luật
phong kiến Việt Nam Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, phương thức bảo đảmquyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam Kết quả nghiên cứu phảiđưa ra được các khái niệm dưới dạng các định nghĩa và có căn cứ lập luận khoa
học thuyết phục Thứ hai, nghiên cứu các yếu tố tác động đến nội dung điều chỉnh
của pháp luật phong kiến Việt Nam về bảo đảm quyền con người: Yếu tố thờiđại; Yếu tố nhận thức; Truyền thống pháp luật và văn hóa pháp lý; Trạng tháidân chủ của xã hội; Đặc thù của mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân Do khácbiệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển…nên cách tiếp cận
về quyền con người ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lịch sử có thể khác nhau, dovậy, cách thức, phạm vi, mức độ, phương pháp, hình thức bảo đảm quyền con
người cũng có thể khác nhau
Từ việc tìm hiểu những yếu tố tác động đó giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác hơn đối với vấn đề đặt ra
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền con người trong pháp
luật phong kiến Việt Nam trên các khía cạnh: thực trạng các quy định về quyềncon người; thực trạng quy định về các biện pháp nhằm thúc đẩy, tôn trọngquyền con người; thực trạng quy định về bảo vệ quyền con người trong phápluật phong kiến Việt Nam Trên cơ sở phân tích thực trạng bảo đảm pháp lý đó để