Vì vậy,nhằm tạo ra những cơ chế mới về hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môitrường, ngày 26/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ ch
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa lànguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, và ViệtNam cũng không phải là ngoại lệ
Việt Nam đang trên đà phát triển và đã thành công trong nhiều lĩnh vực, giữvững ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống của ngườidân Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam trở thành một trong những nước chịu ảnhhưởng của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; nhiều vùng, nhiều địa phương và khudân cư đang trở thành các điểm nóng về ô nhiễm môi trường Một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng là docác doanh nghiệp thiếu nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường Vì vậy,nhằm tạo ra những cơ chế mới về hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môitrường, ngày 26/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ,
hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trênphạm vi toàn quốc
Trong các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, hoạtđộng tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa Quỹ Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng luôn được đặtlên hàng đầu trong chiến lược phát triển dài hạn của Quỹ
Kể từ khi thành lập từ năm 2002 đến nay, hoạt động tín dụng của Quỹ Bảo vệmôi trường Việt Nam đã thu được những kết quả tích cực và là đòn bẩy quan trọngđối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bảo vệ môi trường Tuynhiên, cùng với sự phát triển, hoạt động tín dụng của Quỹ trong thời gian qua vẫncòn những tồn tại, hạn chế cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng vàđảm bảo sự phát triển bền vững của Quỹ
Trang 2Xuất phát từ lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ kinh tế - Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Các công trình đã nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn và các bài báokhoa học đề cập đến việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các TCTD Tuy nhiên,qua nghiên cứu tổng thể cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc tìmkiếm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM, trong khi việc tìm
ra các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các tổ chức tài chính phi ngânhàng ít được quan tâm nghiên cứu Vì vậy, tác giả lựa chọn các luận án, luận văn,bài báo khoa học về việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM để tìm hiểu vàtham khảo
* Luận án Tiến sỹ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Đông về “Nâng caochất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong quá trìnhhội nhập”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012: Luận án đã trình bày những lýluận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng NHTM, nghiên cứu chất lượngtín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Trên cơ sở lý thuyết vàthực tiễn về chất lượng tín dụng, luận án đã đưa ra một số giải pháp để góp phầnnâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong
xu thế hội nhập như: Giải pháp mở rộng quy mô hoạt động tín dụng tại Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam; Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng tín dụng;Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng; Xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực chongân hàng phù hợp với xu thế hội nhập; Nâng cao tiềm lực tài chính và uy tín củamình trong nước và trên thế giới và một số giải pháp hỗ trợ khác
* Luận án Tiến sỹ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tuấn về “Giải pháp nângcao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Trang 3Nam”, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015: Luận án đã trìnhbày những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM cũng như kinh nghiệmnâng cao chất lượng tín dụng của NHTM nước ngoài và bài học cho các NHTMViệt Nam Luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và đưa ra các giải phápnâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam như: Hoàn thiện chính sách tín dụng và nâng cao chất lượng công tác thuthập, xử lý thông tin trong quản lý chất lượng tín dụng; Nâng cao tính cân đối trongcông tác huy động và sử dụng nguồn vốn, công tác kiểm tra, kiếm soát nội bộ; Pháttriển hệ thống công nghệ thông tin tín dụng, hiện đại hóa công nghệ hệ thống ngânhàng và nâng cao công tác tổ chức; Hoàn thiện hệ thống công cụ bảo đảm chấtlượng tín dụng; Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng, sử dụng hiệu quả các công
cụ bảo hiểm tín dụng và thực hiện đồng bộ các giải pháp khác
* Luận án Tiến sỹ của Nghiên cứu sinh Ngô Đức Tiến về “Giải pháp hoànthiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại ThươngViệt Nam”, Học viện Tài chính, năm 2015: Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
về thẩm định cho vay dự án đầu tư, trình bày thực trạng thẩm định dự án đầu tư tạiNgân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, đánh giá những kết quả, hạn chế cũngnhư nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thẩm định dự án và đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam như: Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ thẩmđịnh cho vay dự án đầu tư; Hoàn thiện cẩm nang thẩm định dự án cho vay dự án đầutư; Xây dựng triển khai mô hình thẩm định dự án; Hoàn thiện công tác tổ chức điềuhành, tăng cường hoạt động hỗ trợ thẩm định dự án
* Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hiệp về “Nâng cao chất lượng tíndụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Chi nhánh Vĩnh Phúc”, Học việnNgân hàng, năm 2013: Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về tín dụng và chấtlượng tín dụng của NHTM, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Chi nhánhVĩnh Phúc như: Đa dạng hóa các nghiệp vụ huy động vốn phù hợp với các đối tác
Trang 4trên địa bàn; Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ở các khâu thẩm định kháchhàng, thẩm định tính pháp lý, thẩm định về thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩmđịnh năng lực tài chính của khách hàng vay vốn; Xác định phương thức cho vay,thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng; Xây dựng và thực hiệnchính sách khách hàng năng động đáp ứng thực tiễn; Chuyên môn hóa các hoạtđộng về thẩm định khách hàng và quản lý nợ; Ngăn ngừa, hạn chế và xử lý cáckhoản nợ quá hạn; Đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro; Nângcao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đối với khách hàng và từng khoảnvay vốn; Đẩy mạnh hoạt động Marketing đi kèm với hiện đại hóa công nghệ ngânhàng; Nâng cao trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm của CBTD.
* Thẩm định dự án trong NHTM: Kinh nghiệm từ Techcombank của Tác giả
Lê Minh, bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 3 -2014 Bài viết đưa ra các yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư bao gồm các yếu tố như con người,thông tin, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định Tác giả cũng đưa ra giảipháp nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao tại Techcombank thông qua việc quychuẩn hóa quy trình thẩm định dự án đầu tư và áp dụng cho toàn bộ hệ thống
2.2 Những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả trướcđây, tác giả nhận thấy ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đềcập một cách có hệ thống lý luận về chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu, tiêu chíđánh giá chất lượng tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, một tổ chức tàichính nhà nước hoạt động trong lĩnh vực môi trường, và đây cũng là hướng nghiêncứu của tác giả
Căn cứ vào thực tế tồn tại nêu trên, Luận văn đi sâu phân tích thực trạng chấtlượng tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thông qua các chỉ tiêu địnhlượng và tiêu chí định tính, chỉ ra những tồn tại của hoạt động tín dụng trong giaiđoạn 2012 - 2016, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó và đề xuất một sốbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam
Trang 53 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín
dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm ra được đối tượng
nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng của việc cấp tín dụng tạiQuỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
+ Nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng của việc cấp tín dụng tại QuỹBảo vệ môi trường Việt Nam
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại QuỹBảo vệ môi trường Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cấp tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Hoạt động cấp tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam bao gồm hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi và hoạt động bảo lãnh Tuynhiên, kể từ khi thành lập đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chưa thực hiệnhoạt động bảo lãnh Vì vậy, đề tài này chỉ tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lượngcấp tín dụng trong hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2012- 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp lý thuyết: Phương pháp phân tích, tổng hợp lýthuyết; Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Trang 6- Nhóm các phương pháp thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp phântích và phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp điều tra khảo sát thông qua Bảng câu hỏi trắc nghiệm:
Tác giả thực hiện khảo sát đối với 50 khách hàng là các doanh nghiệp vay vốntại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.Phiếu khảo sát được gửi đến một trong hai cán bộ chủ chốt có liên quan đến việcvay và sử dụng vốn vay là Giám đốc hoặc Kế toán trưởng
+ Thời gian tiến hành khảo sát từ ngày 15 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 15tháng 3 năm 2017
+ Số phiếu khảo sát phát ra là 50 phiếu
+ Số phiếu thu về hợp lệ là 43 phiếu
Phiếu khảo sát thông tin được chia làm ba phần:
+ Phần thứ nhất là những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập những thông tin cơ bản
về doanh nghiệp vay vốn như: loại hình doanh nghiệp, số lần vay vốn, tần suất vayvốn
+ Phần thứ hai gồm những thông tin liên quan đến hoạt động cấp tín dụng củaQuỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Khách hàng sẽ đánh giá mức độ thỏa mãn theocác tiêu chí từ thấp đến cao
+ Phần thứ ba là những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập thông tin về khách hàngnhư độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn
Trên cơ sở kết quả thu được từ cuộc khảo sát, tác giả đã tiến hành đánh giáthực trạng chất lượng của hoạt động cấp tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường ViệtNam thông qua một số tiêu chí định tính được lựa chọn
- Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn dữ liệu là các báo cáo của Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam, website và các văn bản của Quỹ Bảo vệ môi trường ViệtNam, Ngân hàng nhà nước, website của các tổ chức, cơ quan nhà nước, các giáotrình, sách tham khảo của các tác giả trong nước
Trang 76 Đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu có ý nghĩa và đóng góp cả về lý luận và thực tiễn:
- Về lý luận: Đề tài tóm tắt, củng cố và bổ sung một số kiến thức về hoạt độngcấp tín dụng và chất lượng của việc cấp tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường ViệtNam
- Về thực tiễn: Đề tài đã đánh giá thực trạng chất lượng của việc cấp tín dụngtại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2016 và đề xuất một sốbiện pháp để nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn hoạt động cấp tín dụng tại Quỹnhằm nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng, góp phần mang lại những lợi íchthiết thực về môi trường, kinh tế - xã hội cho đất nước nói chung và sự phát triểncủa Quỹ nói riêng trong tương lai
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữviết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, mục lục và các phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn được thể hiện ở ba chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và chất lượng của việc cấp tíndụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Chương 2: Thực trạng chất lượng của việc cấp tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môitrường Việt Nam
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆC CẤP TÍN DỤNG TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Quỹ Bảo vệ môi trường
1.1.1 Tổ chức tài chính phi ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là những trung gian tài chính hoạt động,kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngânhàng nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không cung cấp hệ thốngthanh toán
Ngày nay, do nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa các nghiệp
vụ của mỗi tổ chức tài chính trung gian nên khó phân biệt một cách rõ rệt tổ chứctài chính trung gian là NHTM với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác Sự táchbiệt cũng như sự đan xen cạnh tranh lẫn nhau về nghiệp vụ, nội dung và phạm vihoạt động của các trung gian tài chính có nhiều mặt tích cực, đồng thời lại có nhữnghạn chế nhất định, tác động không tốt tới sự phát triển kinh tế Bởi vậy, tuỳ theo sựphát triển nền kinh tế - xã hội ở mỗi nước, các Chính phủ thường can thiệp vào việcthiết lập các tổ chức tài chính trung gian, quy định giới hạn, nội dung và phạm vihoạt động của mỗi loại để phát huy cao nhất thế mạnh của mỗi loại trong hệ thốngcác tổ chức tài chính trung gian
1.1.1.2 Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có vai trò quan trọng trong đời sốngkinh tế - xã hội, góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ, tài chính cho nền kinh tế,đem lại những lợi ích thiết thực tạo cơ hội sinh lời cho các nguồn tiết kiệm nhỏ lẻthúc đẩy cạnh tranh
Các hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đem lại các hợp đồngbảo hiểm, các dịch vụ cung cấp thông tin, cho các khách hàng, giúp bảo vệ tàichính và phân tán rủi ro
1.1.1.3 Sự khác nhau giữa tổ chức tài chính phi ngân hàng và các NHTM
Tổ chức tài chính phi ngân hàng khác với NHTM ở các điểm sau:
Trang 9- Tổ chức tài chính phi ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu, không huyđộng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân chúng, không nhận tiền gửi của cánhân, tổ chức với thời hạn ngắn để cho vay và đầu tư Trong khi, NHTM là mộtđịnh chế tài chính nhận tiền gửi theo mọi yêu cầu của khách hàng và sử dụng tiền
đó để cho vay, NHTM được mở tài khoản thanh toán và thực hiện chức năng thanhtoán cho khách hàng
- Tổ chức tài chính phi ngân hàng không thực hiện các dịch vụ thanh toán vàtiền mặt, không sử dụng vốn làm phương tiện thanh toán cho khách hàng Vì vậy, tổchức tài chính phi ngân hàng không bị NHNN quản lý, giám sát chặt chẽ nhưNHTM
1.1.2 Quỹ Bảo vệ môi trường
1.1.2.1 Khái niệm
Theo từ điển Bách khoa toàn thư, từ “Quỹ” được sử dụng để mô tả một thựcthể pháp lý riêng biệt Các quỹ là các tổ chức hợp pháp (pháp nhân) và/hoặc cá nhânhợp pháp (thể nhân), có thể có một sự đa dạng của hình thức và có thể làm theo cácquy định khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền mà họ được tạo ra
Theo quan điểm về quản lý Nhà nước, “Quỹ Bảo vệ môi trường là một tổ chứctài chính được lập ra để hỗ trợ việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên bền vững”
Hiện nay, tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi,khi các vấn đề về thị trường vốn, tài chính chưa phát triển, chi phí giao dịch cao,thông tin không đầy đủ đã gây ra những khó khăn, hạn chế trong việc đầu tư bảo vệmôi trường Chính vì vậy, các Quỹ Bảo vệ môi trường được thành lập tại các quốcgia, các địa phương nhằm hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệmôi trường Nguồn tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường được lấy từ nhiều nguồnkhác nhau nhau như phí, các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường, tiền phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực môi trường,… Cơ chế cấp vốn của Quỹ Bảo vệmôi trường tương đối thống nhất thông qua các hình thức cấp kinh phí cho vay vớilãi suất ưu đãi hoặc không lãi suất Ngoài ra còn một số hình thức như hỗ trợ lãi
Trang 10suất sau đầu tư đối với các đơn vị đã vốn vay ngân hàng, cho vay vốn thông quamột ngân hàng trung gian,…
Như vậy, Quỹ Bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trungương hoặc địa phương để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đầu tư bảo vệ môitrường
1.1.2.2 Đặc điểm của Quỹ Bảo vệ môi trường
Quỹ Bảo vệ môi trường là một tổ chức tài chính phi ngân hàng với hoạt độngchủ yếu là cung cấp vốn cho đầu tư bảo vệ môi trường Điểm khác biệt giữa QuỹBảo vệ môi trường và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác là ở mục đích hoạtđộng Quỹ Bảo vệ môi trường là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục đíchlợi nhuận Quỹ Bảo vệ môi trường hoạt động với mục tiêu là hỗ trợ tài chính mộtcách có hiệu quả cho các chương trình, dự án, các hoạt động, phòng, chống, khắcphục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
Quỹ Bảo vệ môi trường có thể coi là một tổ chức tài chính phi ngân hàng bởimột số điểm khác biệt của Quỹ so với các ngân hàng Quỹ Bảo vệ môi trường có thểhuy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng không nhận tiền gửi của dân
cư và các tổ chức kinh tế dưới hình thức mở tài khoản; không làm trung gian thanhtoán cho khách hàng Với vai trò là một tổ chức tài chính phi ngân hàng, Quỹ Bảo
vệ môi trường trở thành một trung gian tài chính dẫn chuyển vốn từ người có vốnđến những người cần vốn cho đầu tư bảo vệ môi trường
Tóm lại, Quỹ Bảo vệ môi trường là một tổ chức tài chính phi ngân hàng, hoạtđộng trong lĩnh vực môi trường và không vì mục đích lợi nhuận
1.1.2.3 Hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường
a Nguồn vốn hoạt động
- Ngân sách nhà nước cấp
- Phí, lệ phí và các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường
- Lệ phí bán/chuyển CERs từ các dự án CDM tại Việt Nam
Trang 11- Nhận tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước dành cho bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác
b Các hình thức hỗ trợ tài chính
+ Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi;
+ Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án đầu tư vay vốn từ các TCTD khác theoquy định của pháp luật;
+ Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường;
+ Hợp tác với các tổ chức tài chính, các quỹ môi trường trong và ngoài nước
để đồng tài trợ, cho vay vốn các dự án bảo vệ môi trường phù hợp với các tiêu chí
và chức năng, nhiệm vụ của Quỹ;
+ Hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về CDM; thực hiện trợ giá chocác sản phẩm của dự án CDM theo quy định của pháp luật;
+ Hỗ trợ giá điện đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyđịnh của pháp luật;
+ Hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyđịnh của pháp luật;
+ Thực hiện các chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ khác do Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao;
1.2 Hoạt động tín dụng và chất lượng của việc cấp tín dụng
1.2.1 Hoạt động tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự rađời, tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa Tín dụng ra đời là một tất yếu,khách quan của nền kinh tế xã hội
Mặc dù hoạt động tín dụng ra đời rất lâu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưathống nhất khi định nghĩa về tín dụng
Trang 12Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam “Tín dụng là một phạm trù kinh tếthể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay Trong quan hệ này ngườicho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay chongười đi vay trong một thời gian nhất định Đến kỳ hạn trả nợ người đi vay có tráchnhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hóa đã vay, có kèm hoặc không kèm mộtkhoản lãi”.
Theo GS.TS Sử Đình Thành: “Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhaudựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tươnglai” (Sử Đình Thành 2008)
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 do Quốc hội ban hành ngày 16/6/2010quy định cụ thể về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của TCTD như sau: “Hoạtđộng tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấptín dụng Cấp tín dụng là việc thỏa thuận thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụngmột khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc cóhoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảolãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
Trong nghiệp vụ tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng của TCTD, là hìnhthức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theothỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Do vậy, trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động tíndụng dưới hình thức là hoạt động cho vay Thuật ngữ tín dụng trong luận văn nàyđược hiểu dưới góc độ là hoạt động cho vay
Theo quan điểm của Luận văn này:
Tín dụng là quan hệ vay mượn phát sinh từ việc TCTD sử dụng vốn của mình
để thực hiện cho vay đối với các tổ chức, cá nhân với những điều kiện cụ thể và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất đối với cácTCTD Tuy nhiên, mặt trái của việc tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu là phần lớn các
Trang 13rủi ro của TCTD xuất phát từ hoạt động tín dụng Sự xuất hiện của các khoản nợquá hạn, nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TCTD trước tiên, sau đó
là uy tín của TCTD bị giảm sút Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do rất nhiều nguyênnhân, vì vậy, các TCTD cần phải có biện pháp giám sát, phòng ngừa, hạn chế rủi ronhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình
1.2.1.2 Vai trò của tín dụng
Tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoạt động tín dụng cóchất lượng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra sự ổn địnhtrong lưu thông tiền tệ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của tín dụngngày một tăng lên, thể hiện:
- Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất lưu thông hànghóa phát triển Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, làcông cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế Đối với doanh nghiệp,tín dụng cung ứng vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thườngxuyên liên tục Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả Trong khi thực hiện chứcnăng tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiềnlưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làmgiảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần ổn định tiền tệ
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xãhội Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hànghóa dịch vụ ngày càng nhiều làm thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động, mặtkhác do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong khai thác các tiềm năng sẵn
có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng, …
- Tín dụng mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộnggiao lưu quốc tế Sự phát triển của tín dụng không những trong phạm vi một nước màcòn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó thúc đẩy, mở rộng và phát triển các quan hệkinh tế đối ngoại
Trang 14Như vậy, hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng không những đối với cácTCTD mà còn đối với toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế Do vậy, việc nâng caochất lượng hoạt động tín dụng là vấn đề cấp thiết để đảm bảo sự phát triển ổn địnhcủa TCTD tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
1.2.2 Chất lượng của việc cấp tín dụng
1.2.2.1 Quan điểm về chất lượng
Khái niệm chất lượng là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên, cũng là mộtkhái niệm gây nhiều tranh cãi Tùy theo đối tượng sử dụng, từ “chất lượng” có ýnghĩa khác nhau
Người sản xuất coi chất lượng là “điều họ phải làm để đáp ứng các quy định
và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận” Chất lượng được
so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo chi phí và giá cả.Theo quan điểm triết học, “chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sựvật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó là chính cái đó chứ không phải cáikhác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác Chấtlượng khách thể không quy về tính riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể nhưmột khối thống nhất bao trùm toàn bộ khách thể” Theo quan điểm này chất lượngmang ý nghĩa hết sức trừu tượng và không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn
Theo điều 3.1.1 của Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là:
“Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa
ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sảnphẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên cóliên quan”
Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc điểm của khái niệm chấtlượng như sau:
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phẩm vì lý donào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho
Trang 15dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kếtluận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinhdoanh của mình.
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biếnđộng nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện
sử dụng
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọiđặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhucầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan
- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩnnhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thểcảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng
- Chất lượng không phải là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểuhàng ngày Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình
Khi nói đến chất lượng chúng ta cũng không thể bỏ qua các yếu tố giá cả, dịch
vụ hậu mãi,… vì đó chính là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm Vớikhách hàng, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu của họ cao hơn thì được coi là sảnphẩm có chất lượng tốt hơn
1.2.2.2 Quan điểm về chất lượng của việc cấp tín dụng
Từ những định nghĩa nêu trên về tín dụng và chất lượng, tác giả đưa ra đánhgiá về chất lượng của việc cấp tín dụng trên ba phương diện sau:
- Đối với nền kinh tế: Tín dụng có chất lượng nghĩa là phải khai thác các nguồntài chính và sử dụng hợp lý các nguồn vồn này, góp phần mang lại những lợi ích thiếtthực về môi trường, kinh tế - xã hội cho địa phương nơi triển khai dự án nói chung vàcho khách hàng nói riêng
- Đối với khách hàng vay vốn: Chất lượng của việc cấp tín dụng chính là chấtlượng sản phẩm tín dụng do Quỹ cung cấp thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng
và đáp ứng các quy định của pháp luật trong từng thời kỳ cụ thể Chất lượng của
Trang 16việc cấp tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng củakhách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thuhút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
- Đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam: Chất lượng của việc cấp tín dụngphải đảm bảo khoản tín dụng đó được an toàn, vốn vay được sử dụng đúng mụcđích và phù hợp với chính sách tín dụng của Quỹ
Như vậy, chất lượng của việc cấp tín dụng được hiểu một cách khái quát nhất
đó là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mang lại những lợi ích về môi trường,kinh tế - xã hội và đạt mục tiêu về quy mô, an toàn tín dụng và phù hợp với chínhsách tín dụng của Quỹ
Theo quan điểm của Luận văn này:
Chất lượng của việc cấp tín dụng là mức độ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện hoạt động cấp tín dụng thỏa mãn nhu cầu khách hàng vay vốn; mang lại những lợi ích về môi trường, kinh tế - xã hội; đạt mục tiêu về quy mô và an toàn tín dụng; phù hợp với chính sách tín dụng của Quỹ và quy định của pháp luật.
Nếu một khoản tín dụng hội đủ lợi ích của các đối tượng trên thì đó là khoảntín dụng có chất lượng cao Chính vì vậy, khi đánh giá chất lượng của việc cấp tíndụng cần chú ý hai mặt:
- Định lượng: được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu như doanh số cho vay, cơ cấuvốn vay, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng,…
- Định tính: bao gồm các tiêu chí như sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng, hiệuquả về môi trường, kinh tế - xã hội do khoản tín dụng mang lại, đảm bảo nguyên tắctín dụng của TCTD,…
Như vậy, chất lượng của việc cấp tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thểhiện qua các chỉ tiêu định lượng) vừa trừu tượng (thể hiện qua các tiêu chí địnhtính) Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản
lý, trình độ cán bộ, ) và khách quan (sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội nhưkhuynh hướng phát triển của nền kinh tế, môi trường pháp lý,…) Khuynh hướng
Trang 17phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi giá cả thị trường cũng như môi trường pháp
lý đều ảnh hưởng đến chất lượng của việc cấp tín dụng
Chất lượng của việc cấp tín dụng được xác định thông qua nhiều yếu tố: thuhút khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng cao,chi phí lãi suất, chi phí nghiệp vụ thấp,… Vì vậy, để sản phẩm tín dụng có chấtlượng cao, cần có sự tổ chức và quản lý đồng bộ trong hoạt động tín dụng nhằmtăng tính hiệu quả và linh hoạt của TCTD và thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu củakhách hàng Hiểu đúng bản chất về chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúngchất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân tồn tại vềchất lượng tín dụng sẽ giúp TCTD tìm được những biện pháp quản lý tín dụng thíchhợp để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững trong nềnkinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay (Nguyễn Thị Hiệp 2013)
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng của việc cấp tín dụng
Các nhà kinh tế, các nhà phân tích trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các cơquan quản lý, các nhà quản lý ngân hàng khi đánh giá chất lượng của một khoản tíndụng thường sử dụng rất nhiều tiêu chí khác nhau
Để đánh giá chất lượng của khoản tín dụng, một số chỉ tiêu định lượng và tiêuchí định tính thường được sử dụng sau đây:
1.2.3.1 Chỉ tiêu định lượng
- Doanh số cho vay:
Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của TCTD đối với nền kinh tế,
là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cấp tín dụng trong mộtkhoảng thời gian Do đó, nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì
có thể thấy được xu hướng hoạt động tín dụng của TCTD
Hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang thực hiện việc cấp tín dụngcho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường theo 08 lĩnh vực ưu tiên Vì vậy, ngoài việcđánh giá chỉ tiêu “Doanh số cho vay” có thể sử dụng thêm chỉ tiêu “Cơ cấu vốn vaytheo lĩnh vực ưu tiên” để đánh giá chất lượng của việc cấp tín dụng tại Quỹ
Trang 18Xác định cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên sẽ đánh giá được tỷ trọng vốnvay hay mức độ tập trung vốn vào từng lĩnh vực ưu tiên cho vay của Quỹ Nếu vốnvay tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực cho vay sẽ dễ dẫn đến rủi ro, từ đó ảnhhưởng đến chất lượng của việc cấp tín dụng Việc phân bổ vốn vay không hợp lýcũng phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho các lĩnh vực ưu tiên là thấp và chấtlượng của việc cấp tín dụng trong trường hợp này cũng được đánh giá là thấp.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụngcủa TCTD qua các thời kỳ Nếu TCTD đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quácao trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng và ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng
Tốc độ tăng trưởng TD = Dư nợ cho vay kỳ này – Dư nợ cho vay kỳ trước x 100%
Dư nợ cho vay kỳ trướcTốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tốc độ huy động nguồn vốn củaTCTD Vì vậy, khi đánh giá chỉ tiêu này cần kết hợp với việc đánh giá nguồn vốnhuy động của TCTD (Nguyễn Thị Thu Đông 2012)
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là vốn do ngânsách nhà nước cấp và nhận bổ sung từ một số nguồn khác Nguồn vốn hoạt độngcủa Quỹ không có nhiều biến động qua các năm Vì vậy, khi đánh giá chỉ tiêu tốc
độ tăng trưởng tín dụng cần kết hợp với đánh giá nguồn vốn huy động sẽ khôngphản ánh đầy đủ về chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏathuận trong Phụ lục Hợp đồng tín dụng (Phụ lục Lịch biểu trả nợ) Khi một món nợkhông trả được vào kỳ hạn trả nợ, toàn bộ nợ gốc của Hợp đồng sẽ được chuyểnthành nợ quá hạn
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước vềphân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sửdụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Trang 19quy định: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 05nhóm sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:
Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc
và lãi đúng hạn;
Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm:
Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:
Nợ quá hạn trên 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theothời hạn được cơ cấu lại lần đầu;
Trang 20 Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ hai;
Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạnhoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5
Các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4, 5 được gọi là nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của TCTDtại một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Đây là chỉtiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một TCTD
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100%
Tổng dư nợChỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại TCTD có độ antoàn cao tức là mức độ rủi ro thấp Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng tín dụng, vì vậy nếu kiểm soát tốt nợ quá hạn thì chất lượng tín dụng sẽcao và ngược lại Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng củamột TCTD (Nguyễn Thị Hiệp 2013)
- Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển củavốn tín dụng, được xác định theo công thức:
Trang 21Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ (vòng)
Dư nợ bình quânVòng quay vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ nguồn vay được luân chuyểnnhanh Chỉ tiêu này tăng phản ánh tình hình sử dụng vốn tín dụng càng tốt, chấtlượng hoạt động tín dụng càng cao Tuy nhiên, một yếu tố cần xem xét đó là “dư nợbình quân” Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay vốn tín dụng caonhưng lại không phản ánh chất lượng của khoản tín dụng là cao bởi thực tế nó thểhiện quy mô huy động vốn là chưa cao (Nguyễn Thị Hiệp 2013)
Đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, nguồn vốn hoạt động không biếnđộng nhiều, vì vậy, việc sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng tín dụng sẽkhông chính xác
Ngoài ra, khi đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD, có thể sử dụng các chỉtiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng như: “Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tíndụng/Tổng thu nhập”; “Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ” Tuynhiên, với tiêu chí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và hoạt động tín dụngmang tính chất ưu đãi, hỗ trợ khách hàng thì thu nhập từ hoạt động tín dụng làkhông đáng kể Vì vậy, tác giả không sử dụng chỉ tiêu liên quan đến thu nhập đểđánh giá chất lượng tín dụng của Quỹ
Như vậy, qua phân tích một số chỉ tiêu định lượng thường được sử dụng đểđánh giá chất lượng tín dụng ở trên, tác giả lựa chọn các chỉ tiêu sau để đánh giáchất lượng tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:
- Doanh số cho vay;
- Cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên;
Trang 22Một số tiêu chí định tính được tác giả sử dụng để đánh giá chất lượng của việc cấptín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam bao gồm:
- Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng:
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng có ýnghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Quỹ, góp phần nâng cao chất lượngtín dụng Về mặt hiệu quả, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng vừa góp phầnnâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro tín dụng vừa đảm bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơngiản, nhanh chóng cho khách hàng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng Về mặt quản trị,quy trình tín dụng có tác dụng trong việc phân định trách nhiệm và quyền hạn củatừng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, làm cơ sở cho việc thiết lập hồ sơ
và thủ tục vay vốn, chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt độngtín dụng
- Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm tín dụng thể hiện qua các cáctiêu chí đánh giá: Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của CBTD; Trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của CBTD; Khả năng xử lý hồ sơ nhanh chóng
- Thủ tục cho vay: Thủ tục làm việc, yêu cầu về giấy tờ đơn giản, không gâyphiền hà sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt đốivới Quỹ
- Hiệu quả về môi trường: là những tác động tích cực đến môi trường khi dự
án đầu tư bằng nguồn vốn của Quỹ được triển khai, thực hiện
- Cơ sở vật chất, khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quátrình cấp tín dụng: Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm rút ngắn thời gianphục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp Quỹ có thểkhai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro
Các tiêu chí định tính rất khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm củaCBTD và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng Vì vậy,trên thực tế khi nói đến chất lượng tín dụng người ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêumang tính định lượng
Trang 231.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc cấp tín dụng
Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng của việc cấp tín dụng của QuỹBảo vệ môi trường Việt Nam nhưng chung quy lại có thể chia làm 3 nhóm nhân tốchính là: Nhân tố xuất phát từ môi trường kinh tế - xã hội; Nhân tố xuất phát từ phíakhách hàng vay vốn và Nhân tố xuất phát từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
1.2.4.1 Nhân tố xuất phát từ môi trường kinh tế - xã hội
- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước: Quỹ Bảo vệ môitrường Việt Nam vừa là một tổ chức tài chính, lại vừa hoạt động trong lĩnh vực đặcthù mang tính xã hội cao nên chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp luật thuộc các
Bộ, ngành khác nhau Chính sự phức tạp này cũng gây khó khăn cho hoạt động củaQuỹ Việc hoàn thiện hoạt động của Quỹ phải đảm bảo sự thống nhất giữa các vănbản pháp lý của Nhà nước Trường hợp giữa các văn bản pháp lý còn có sự xungđột thì hoạt động của Quỹ khó có thể hoàn thiện được Vì vậy, hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách của Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo điềukiện thuận lợi cũng như định hướng cho hoạt động của Quỹ để đạt được những mụctiêu đã đề ra
- Môi trường kinh tế: Hoạt động tín dụng của bất kỳ TCTD nào cũng đều cóquan hệ mật thiết với nền kinh tế, từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có nhữngtác động đến hoạt động này Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủnghoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp
sẽ hoàn trả được vốn vay đúng hạn tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển,chất lượng tín dụng được nâng cao Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sảnxuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tíndụng giảm, vốn tín dụng không được đầu tư hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của khách hàng Hoạt động tín dụng giảm sút về quy mô và chất lượng
- Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh: Đây là những rủi ro mà cả kháchhàng và Quỹ đều không lường trước được đối với khoản tín dụng của mình
- Nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: Vai trò của cộng đồng trong cáchoạt động xã hội ngày càng rõ nét, đặc biệt trong hoạt động bảo vệ môi trường Để
Trang 24phát huy tối đa vai trò này, nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trườngphải được nâng cao thông qua việc cung cấp thông tin và cùng tham gia trong các
sự kiện, hoạt động xã hội
1.2.4.2 Nhân tố xuất phát từ khách hàng vay vốn
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để phục vụ hoạt động sản xuấtkinh doanh hoặc đầu tư dự án mới, do vậy chất lượng tín dụng của Quỹ sẽ chịu ảnhhưởng lớn từ phía khách hàng vay vốn Một khách hàng có tư cách, đạo đức tốt, cótình hình tài chính vững vàng, có thu nhập ổn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ khoản
nợ vay khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Tuynhiên, ngược lại khách hàng có tư cách đạo đức kém, không có thiện chí trả nợ, nănglực quản lý và điều hành kém dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ sẽ tácđộng xấu đến chất lượng tín dụng của Quỹ Những nhân tố thuộc về phía khách hàngtác động đến chất lượng tín dụng bao gồm:
- Sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:Khách hàng cố tình lập các chứng từ rút vốn vay giả mạo mà do nhiều lý do Quỹkhông phát hiện được, khách hàng sử dụng vốn vay khác với mục đích đã trình bàytrong phương án vay vốn
- Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năngquản lý Quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến
sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành côngtrên thực tế
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Quy mô tài sản,nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết cácdoanh nghiệp Việt Nam
- Khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD dưới một danh nghĩa hay nhiều thựcthể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiềndẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán
1.2.4.3 Nhân tố xuất phát từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Trang 25Đây là những nhân tố thuộc về nội tại Quỹ,có ảnh hưởng đến hoạt động tíndụng bao gồm:
- Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Quỹ Chínhsách tín dụng phải phù hợp với mục tiêu hoạt động của Quỹ và đảm bảo hỗ trợ tốtnhất cho khách hàng
- Quy trình tín dụng: Đây là trình tự những giai đoạn, những bước công việcphải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong cho vay, giải ngân, thu hồi nợ Quytrình tín dụng bắt đầu từ việc xét đơn xin vay vốn của khách hàng đến khi thu hồi
nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc lập
ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính khoa học và thực hiện tốt các bước trongquy trình tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước
Là mô hình hoạt động mới và mang tính đặc thù nên các Quỹ chưa xây dựngđược một quy trình tín dụng hợp lý và hiệu quả dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ tớihoạt động tín dụng của Quỹ Hiện tại, Quỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện việc sửa đổi
Sổ tay tín dụng cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của Quỹ nhằm thốngnhất, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tín dụng để nâng cao hiệu quả và chất lượnghoạt động tín dụng của Quỹ
- Chất lượng đội ngũ CBTD: CBTD không tuân thủ chính sách tín dụng,không chấp hành đúng quy trình cho vay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kémkhông đáp ứng được yêu cầu công việc
- Thu thập và xử lý thông tin tín dụng:
Trong hoạt động cho vay, việc thu thập và xử lý thông tin hết sức cần thiết và là
cơ sở để xem xét, quyết định hay từ chối cho vay, đồng thời theo dõi, quản lý khoảnvay nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhiềunguồn: hồ sơ vay vốn, phỏng vấn khách hàng, thông tin về tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của khách hàng Thông tin càng đẩy đủ, chính xác và toàn diện thìkhả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao
Trên thực tế, Quỹ không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu đểphân tích và đánh giá khách hàng do lượng khách hàng vay vốn tại Quỹ không nhiều
Trang 26và hầu hết các khách hàng đầu tư các dự án bảo vệ môi trường chỉ vay vốn một lần.Chính vì vậy, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xácđịnh thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của kháchhàng
- Kiểm soát nội bộ: Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và sau khicho vay dẫn đến không phát hiện kịp thời các sai sót trong việc thực hiện các quyđịnh về hoạt động cho vay
- Bộ máy tổ chức: HĐQL Quỹ hoạt động chưa thật sự hiệu quả, thiếu tínhchuyên nghiệp do quản lý theo chế độ kiêm nhiệm: vừa làm công tác quản lý Nhànước vừa điều hành, quyết định các hoạt động của Quỹ nên thời gian dành cho hoạtđộng của Quỹ không nhiều đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động của Quỹ
Như vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiềunội dung Việc nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu mà bất cứ TCTD nào cũngphải hướng đến, tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu này lại luôn chịu ảnh hưởngcủa cá yếu tố chủ quan và khách quan Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng,hạn chế rủi ro có thể xảy ra, TCTD cần phải tuân thủ chặt chẽ chính sách tín dụngcủa mình cũng như tuân thủ các quy trình về thẩm định trước khi quyết định chovay và cho vay với mục đích an toàn, hiệu quả
1.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng và bài học cho Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tương đối giống vớihoạt động tín dụng tại các TCTD khác Vì vậy, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
có thể tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM, Công
ty Tài chính và một số Quỹ Bảo vệ môi trường trên thế giới có mô hình hoạt độngtương tự, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
* Kinh nghiệm từ các NHTM của Malaysia: Bài học về quản lý nợ xấu
Các NHTM đều có quỹ dự phòng chung ít nhất là 1% trên tổng dư nợ Ngoài
ra, còn có quỹ dự phòng đặc biệt cho các khoản nợ tổn thất và nợ nghi ngờ
Trang 27Nợ tổn thất là nợ không có khả năng thu hồi, số tiền này cần được xóa sổhoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng.
Nợ nghi ngờ là nợ được coi như không có khả năng thu hồi vì khó đánh giá sốtiền mất nên đặt một tỷ lệ 50%
* Thất bại của Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam: Bài học về quản lý
nợ xấu, nâng cao trình độ chuyên môn CBTD và việc phân bổ vốn vay cho các đốitượng khách hàng khác nhau
Tổng Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụngphi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, được thành lập từ năm 2000với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam (PVN)”
Với sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho PVN, PVFC đã chủ độnghợp tác với các TCTD, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng vàtriển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho PVN và cácđơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăngtrưởng của ngành Dầu khí PVFC cũng đã tham gia với tư cách là đơn vị tư vấn cổphần hóa thành công cho các đơn vị lớn trong và ngoài ngành Dầu khí Bên cạnhnhững kết quả đạt được, hoạt động tín dụng của PVFC còn bộc lộ nhiều hạn chếnhư sau:
- Công tác thu hồi nợ chưa tốt, nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý, thuhồi được cơ cấu lại và chuyển sang năm sau Với chủ trương ưu tiên, khuyến khíchthực hiện cấp tín dụng ưu đãi đối với các khách hàng trong ngành dầu khí nên một
số doanh nghiệp trong ngành phát sinh nợ quá hạn nhưng PVFC vẫn tiếp tục chovay thêm hoặc gia hạn nợ để đơn vị phục hồi sản xuất
- PVFC đã cho vay theo kế hoạch Nhà nước, cho vay theo ủy thác của Chínhphủ, cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh cao với các công trình dài hạnchủ yếu thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy điện Khi đến hạn trả nợ, cácdoanh nghiệp này thường không trả được nợ đúng hạn, phải gia hạn thêm hoặc xử
Trang 28lý theo hướng dẫn của Chính phủ như đưa vào danh mục nợ khoanh hay được Nhànước bù lỗ.
- Tỷ lệ nợ xấu của PVFC chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên (năm
2012 tỷ lệ nợ xấu khoảng 4,5%, cao hơn so với mức hơn 2% của năm 2011), điềunày đồng nghĩa với việc PVFC phải đối mặt với việc rủi ro mất vốn là khá cao
- Nguồn lực cán bộ tín dụng còn hạn chế, ít kinh nghiệm Do đó, công tácđánh giá, thẩm định tính khả thi, hiệu quả của các dự án vay vốn trung dài hạn chưatốt Tài sản đảm bảo nợ vay, phát mại tài sản đảm bảo tiền vay gặp nhiều khó khăn
và làm giảm sút giá trị của tài sản
- PVFC đã tập trung cho vay vào một số khách hàng lớn như Tập đoàn côngnghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam(Vinalines), vì vậy khi các doanh nghiệp này không trả được nợ sẽ đẩy nợ quá hạn,
nợ xấu của PVFC tăng lên và PVFC vẫn đang tiếp tục làm việc với Vinashin,Vinalines và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý vàthu hồi các khoản cho vay này
Đến tháng 8/2012, Chính phủ đã yêu cầu PVN không duy trì PVFC và theo
đó PVFC sẽ thực hiện chuyển đổi thông qua hợp nhất với một NHTM Tháng9/2013, PVFC và Ngân hàng TMCP Phương Tây đã chính thức sáp nhập thànhNgân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcom Bank)
* Kinh nghiệm từ một số Quỹ Bảo vệ môi trường trên thế giới:
- Quỹ chuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm (Trung Quốc): Bài học về việc mởrộng quy mô nguồn vốn hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư bảo vệmôi trường của khách hàng và duy trì hoạt động lâu dài của Quỹ
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ chuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm từ thuế, phí
ô nhiễm và tiền phát sinh từ quá trình hoạt động, một phần được bổ sung từ nguồnngân sách của chính quyền địa phương Hoạt động hỗ trợ tài chính chủ yếu là tài trợkhông hoàn lại và cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án kiểm soát, xử lý ônhiễm môi trường không khí, đất, nước
Trang 29Quỹ chuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm dành 20-30% tổng nguồn vốn phục vụmục đích tài trợ không hoàn lại cho các dự án đầu tư kiểm soát ô nhiễm Nguồn vốncòn lại được phục vụ mục đích cho vay với lãi suất ưu đãi Hoạt động của Quỹchuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm đạt được một số kết quả nhất định trong việc hỗtrợ tài chính cho các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tuy nhiên, do quy mônguồn vốn còn nhỏ, Quỹ không đáp ứng đủ nhu cầu cần hỗ trợ tài chính của các dự
án môi trường
- Quỹ FUNBIO (Brazil) và Quỹ FMCN (Mexico): Bài học về việc giới hạnlĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài chính nhằm hạn chế việc phân tán vốn vay vào nhiều lĩnhvực sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng
Đây là hai trong rất nhiều Quỹ Bảo vệ môi trường trên thế giới chỉ lựa chọnđầu tư một số lĩnh vực môi trường nhất định, danh mục cho vay quá đa dạng sẽkhiến nguồn vốn bị phân tán và dễ dẫn đến rủi ro tín dụng Quỹ FUNBIO (Brazil)
ưu tiên cho các dự án có liên quan đến hoạt động bảo tồn, Quỹ FMCN (Mexico) tậptrung tài trợ không hoàn lại cho các chương trình nằm trong ba mục tiêu: bảo tồn hệsinh thái và các loại động thực vật, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
và cuối cùng là tăng cường thể chế và giáo dục môi trường (Ricardo B, 1998)
1.3.2 Bài học cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Qua kinh nghiệm của một số tổ chức về nâng cao chất lượng tín dụng có thểrút ra một số bài học cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:
- Tăng cường và chú trọng đến công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu
- Xây dựng danh mục lĩnh vực cho vay và phân bổ vốn vay giữa các lĩnh vựchợp lý, tránh tình trạng cho vay tập trung vào một số đối tượng khách hàng nhấtđịnh sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng
- Khả năng tồn tại và hiệu quả lâu dài của Quỹ phụ thuộc chặt chẽ vào mụctiêu bảo tồn vốn cũng như đảm bảo nguồn thu ổn định Để làm tốt điều này, Quỹcần chú trọng vào hai khía cạnh, thư nhất hạn chế rủi ro mất vốn và thứ hai là tăngcường các nguồn thu cho Quỹ
Trang 30- Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho CBTD, từng bước xâydựng đội ngũ CBTD am hiểu quy trình nghiệp vụ, có khả năng phân tích, đánh giáđộc lập, chuyên sâu, đảm bảo an toàn tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tíndụng của Quỹ.
- Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆC CẤP TÍN DỤNG TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Gắn kết sản xuất với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với các doanhnghiệp Tuy nhiên, để đầu tư, đổi mới công nghệ, tiến tới gắn sản xuất với bảo vệmôi trường cần một nguồn vốn không nhỏ Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế,ngày 26 tháng 6 năm 2002, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số82/2002/QĐ-TTg thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, trực thuộc Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường, sau này là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bùi CáchTuyến 2014)
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồnvốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môitrường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn quốc
Thực hiện theo tiêu chí “hoạt động không vì mục đích lợi nhuận”, các nguồnlực của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đều hướng tới mục tiêu cải thiện môitrường nhằm góp phần tạo nên một môi trường xanh – sạch – đẹp và phát triển bềnvững đất nước
Trải qua gần 15 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã từngbước xây dựng và đi vào hoạt động ổn định Vốn điều lệ của Quỹ tăng từ 200 tỷđồng lúc thành lập và bắt đầu hoạt động (2004), lên 500 tỷ đồng vào năm 2010 và
dự kiến sẽ nâng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2017
Tính đến thời điểm 31/12/2016, Quỹ đã thực hiện cho vay ưu đãi hơn 200 dự
án tại 47 tỉnh, thành phố với nguồn vốn cho vay đạt hơn 1.698 tỷ đồng, tài trợ cho
159 dự án với số tiền 54,43 tỷ đồng, hỗ trợ giá điện gió gần 90 tỷ đồng và tiếp nhậnhơn 40 tỷ đồng tiền lệ phí bán/chuyển chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính(CERs), (Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Báo cáo kết quả công tác năm 2016)
Trang 32KẾ HOẠCH - PHÁT TRIỂN PHÒNG TÍN DỤNG XLMT PHÒNG TÍN DỤNG XLMT KHÔNG TẬP TRUNG TẬP TRUNG PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, QUẢN LÝ RỦI ROVÀ PHÁP CHẾ PHÒNG CDM PHÒNG TÀI TRỢ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN WB
Giai đoạn này, Quỹ cũng dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bố trí nguồn nhân lực
đáp ứng các yêu cầu ban đầu của một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực môi trường Đây được xem là tiền đề hết sức quan trọng cho bước phát
triển mạnh và vững chắc của Quỹ trong giai đoạn tiếp theo trên con đường trở thành
một tổ chức tài chính nhà nước lớn mạnh trong lĩnh vực môi trường
Có thể nói, những kết quả mà Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đạt được
trong thời gian qua phần nào chứng minh tính đúng đắn trong quá trình tổ chức
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã mang lại nguồn hỗ trợ tài chính hữu ích cho
các nhà đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực vì một Việt
Nam Xanh với phương châm 3 tốt:
Huy động tốt mọi nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường
Sử dụng tốt nguồn vốn do Quỹ quản lý
Phát triển tốt để xây dựng Quỹ thành một tổ chức tài chính nhà nước vững mạnh
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành
Cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát và Cơ
quan điều hành nghiệp vụ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam)
Trang 33- HĐQL Quỹ: HĐQL Quỹ bao gồm Chủ tịch và các ủy viên Chủ tịch HĐQL
là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Các ủy viên gồm Giám đốc Quỹ và đạidiện Lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Tàichính, NHNN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm các thành viênHĐQL Quỹ Các thành viên HĐQL Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và đượchưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước
- Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát hoạt động theo chế độ chuyên trách, số lượngtối đa không quá 05 (năm) thành viên Ban kiểm soát có 01(một) Trưởng ban phụtrách hoạt động của Ban Thành viên Ban Kiểm soát là các chuyên gia am hiểu vềlĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư và bảo vệ môi trường; hiểu biết pháp luật; không
có tiền án tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định củapháp luật Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủtịch HĐQL Quỹ; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 03 (ba) năm; thành viên Ban Kiểmsoát có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
- Cơ quan điều hành nghiệp vụ: Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹgồm: Giám đốc, một số Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng nghiệp vụ.Giám đốc Quỹ được HĐQL Quỹ đề xuất và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường bổ nhiệm Giám đốc là đại diện pháp nhân của Quỹ trong các hoạt động ởtrong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐQL về toàn bộ hoạtđộng nghiệp vụ của Quỹ
Phó Giám đốc Quỹ là người giúp Giám đốc Quỹ chỉ đạo, điều hành một sốmặt công tác của Quỹ theo sự phân công của Giám đốc Quỹ và chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Quỹ và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công
Kế toán trưởng giúp Giám đốc Quỹ chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kếtoán, tài chính và thống kê của Quỹ, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy địnhcủa pháp luật và Điều lệ của Quỹ
Trang 34Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ giúp việc Cơquan điều hành Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Giám đốc Quỹ quyết định saukhi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch HĐQL Quỹ.
Hiện tại, cán bộ cấp Trưởng phòng gồm có 08 cán bộ và cấp Phó Trưởngphòng có 12 cán bộ Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ là 86,được bố trí tại 08 phòng: Phòng Tín dụng xử lý môi trường tập trung; Phòng Tíndụng xử lý môi trường không tập trung; Phòng Tài Trợ; Phòng Cơ chế phát triểnsạch; Phòng Kế hoạch phát triển; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kiểm soát nội
bộ, quản lý rủi ro và pháp chế; Văn phòng Ngoài ra còn có 01 Ban quản lý dự ánWorld Bank
Các phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc HĐQL Quỹ
và Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý và điều hành công việc của Giám đốc Quỹthực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình
Toàn bộ cán bộ công nhân viên đều có trình độ từ đại học trở lên, đội ngũ cán
bộ Quỹ được đào tạo trong lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Luật và Môitrường, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc và định hướng phát triển của Quỹ
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
2.1.3.1 Chức năng
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tàitrợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trênphạm vi toàn quốc
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định
rõ về nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam như sau:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cácnguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm
Trang 35hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậutrên phạm vi toàn quốc.
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường trênphạm vi toàn quốc: Đây là một trong những hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nướcthông qua Quỹ để cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân có dự ánđầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt nam
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án đầu tư vay vốn từ các TCTD khác theoquy định của pháp luật: Hỗ trợ lãi suất vay là một trong các hình thức hỗ trợ tàichính của Nhà nước thông qua Quỹ để hỗ trợ một phần lãi suất cho tổ chức, cá nhân
có các dự án bảo vệ môi trường khi tổ chức, cá nhân đó vay vốn của các TCTDngoài Quỹ được phép hoạt động tại Việt Nam; dự án đã hoàn thành và đưa vào sửdụng; vốn vay đã được hoàn trả cho các TCTD Việc cấp kinh phí hỗ trợ lãi suấtvay vốn được tiến hành mỗi năm một lần trên cơ sở số nợ gốc và lãi vay đầu tư dự
án mà chủ đầu tư đã trả cho TCTD (không bao gồm các khoản nợ quá hạn)
- Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường: Tài trợ và đồng tàitrợ là một trong các hình thức hỗ trợ tài chính không hoàn lại của Nhà nước thôngqua Quỹ đối với các hoạt động bảo vệ môi trường
- Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổchức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản: Ký quỹ phục hồi môi trường trongkhai thác khoáng sản là việc các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
ký quỹ một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định vào Quỹ Bảo vệ môitrường Việt Nam nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môitrường sau khi khai thác khoáng sản
- Nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với các tổ chức và cá nhântrong nhập khẩu phế liệu: Theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, các tốchức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải ký quỹbảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định Việc ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập
Trang 36khẩu nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi
ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu
- Thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơchế phát triển sạch (CDM), bao gồm:
+ Trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM: Quỹ Bảo vệ môi trường ViệtNam thực hiện trợ giá sản phẩm của dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch(CDM) theo Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủtướng và Thông tư số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng 7 năm 2008của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Quyếtđịnh 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng về một số cơchế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch
+ Tổ chức theo dõi, quản lý, thu lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhàkính được chứng nhận (CERs) được Ban Chấp hành quốc tế về CDM cấp cho các
dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về
dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM); xem xét, phê duyệt tài liệu dự ánCDM; quản lý và giám sát dự án CDM;
- Hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới điện theo Quyết định của Thủtướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật hiện hành Theo đó, sản phẩm điệnđược Nhà nước hỗ trợ giá là điện sản xuất từ các dự án điện gió được xây dựng, vậnhành và đấu nối vào lưới điện quốc gia để cung cấp một phần hoặc toàn bộ điện năngsản xuất Đối tượng được Nhà nước hỗ trợ giá điện thông qua Quỹ Bảo vệ môitrường Việt Nam là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị trực thuộc được ủyquyền
- Hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyđịnh của pháp luật
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và hình thức hỗ trợ tài chínhđối với các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ từ Quỹ theoĐiều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ
Trang 37- Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định các nộidung và hình thức hỗ trợ phát sinh trong quá trình hoạt động.
- Thực hiện các chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ khác do Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao
2.1.4 Kết quả hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn
2012 - 2016
Kể từ khi thành lập vào năm 2002 đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
đã trải qua gần 15 năm hoạt động với tư cách là tổ chức tài chính Nhà nước thực hiệnchức năng hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường trên phạm vi toànquốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ củamình góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia Trong những nămqua, Quỹ đã luôn nỗ lực trong mọi hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ môitrường, không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới toàn diện trên mọi phươngdiện hoạt động và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hoàn thành các chỉ tiêu
kế hoạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao hàng năm
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
ĐVT: Triệu đồng
1 Tổng tài sản 1.053.289 1.144.171 1.248.865 1.434.471 1.705.085
2 Nguồn vốn hoạt động 732.918 751.900 745.071 879.137 1.096.716
3 Thu từ hoạt động nghiệp vụ 94.928 71.977 55.415 67.952 70.772
4 Lợi nhuận trước thuế 69.995 44.647 25.901 31.940 28.372
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016)
- Tổng tài sản: Tổng tài sản của Quỹ có xu hướng tăng qua các năm Tổng tàisản tăng cho thấy quy mô hoạt động của Quỹ ngày càng được mở rộng
- Nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phần lớn là do Ngânsách Nhà nước cấp, ngoài ra còn có nguồn thu từ các hoạt động khác Thực tế chothấy, nguồn vốn hoạt động của Quỹ còn hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ tài chính củacác dự án bảo vệ môi trường, nguồn bổ sung vốn hoạt động của Quỹ không ổn định
Trang 38Tính đến hết năm 2016, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng đã được Ngân sách Nhà nước cấpgần đủ, số còn lại (khoảng 18 tỷ đồng) đang được Quỹ đề nghị cấp bổ sung hoặc sẽ
tự bổ sung từ nguồn chênh lệch thu chi tài chính hàng năm (Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam, Báo cáo tổng kết công tác Quỹ năm 2016)
6 Tổng 175.862 161.070 131.372 267.874 335.123
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Quỹ từ năm 2012 đến năm 2016)
Nhìn vào Bảng tổng hợp 2.3 có thể thấy kết quả hoạt động nghiệp vụ của QuỹBảo vệ môi trường Việt Nam biến động tăng, giảm qua hai giai đoạn
Từ năm 2012 đến năm 2014, chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ có xuhướng giảm, từ 175.862 triệu đồng năm 2012 giảm xuống còn 161.070 triệu đồngnăm 2013 và 131.372 triệu đồng năm 2014 Kết quả hoạt động nghiệp vụ trong giaiđoạn này giảm chủ yếu do doanh số hoạt động cho vay giảm mạnh, hoạt động tài trợ
và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không có biến động nhiều Giai đoạn 2012 - 2014, tìnhhình kinh tế chung của cả nước và Thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động đầu
tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút và đình trệ Vì vậy, Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng vay vốnđầu tư bảo vệ môi trường Đối với hoạt động hỗ trợ giá điện gió, trong giai đoạn nàyQuỹ đã tiếp nhận và thực hiện hỗ trợ giá điện gió cho công trình Phong điện 1 -Bình Thuận dẫn đến kết quả của chỉ tiêu này tăng mạnh so với thời điểm năm 2012
và đóng góp phần đáng kể vào kết quả hoạt động nghiệp vụ của Quỹ
Trang 39Từ năm 2014 đến năm 2016, kết quả hoạt động nghiệp vụ của Quỹ tăng mạnh.
Kể từ thời điểm 2014, kết quả hoạt động nghiệp vụ là 131.372 triệu đồng đã tănggấp 2,5 lần và đạt 335.123 triệu đồng vào năm 2016 Doanh số cho vay tăng trưởngmạnh trong giai đoạn này, đồng thời các chỉ tiêu về tài trợ và hỗ trợ giá điện giócũng tăng đáng kể Đáng chú ý là kết quả trợ giá sản phẩm dự án CDM đạt gần 30
tỷ đồng trong năm 2016 Do khó khăn về cơ chế thực hiện, hoạt động này Quỹ đãkhông triển khai được kể từ năm 2012
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ nhằmmục tiêu hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực đầu tư bảo vệ môi trường Tuy nhiên, cho đếnnay hoạt động nghiệp vụ chính của Quỹ vẫn là nghiệp vụ cho vay ưu đãi, cácnghiệp vụ khác còn khó thực hiện do những hạn chế về nguồn vốn, điều kiện xemxét hỗ trợ (hoạt động tài trợ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư), cơ chế thực hiện (Trợ giásản phẩm CDM, hỗ trợ giá điện gió nối lưới) Đây là những khó khăn lâu dài đốivới việc mở rộng và phát triển hoạt động của Quỹ
2.2 Hoạt động cấp tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
2.2.1 Quy trình cấp tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
+ Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;+ Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
- Các văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam vận dụng các quy định do Ngân hàng Nhà nước ban hành, gồm:
Trang 40+ Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt độngcho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;+ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD cùng các văn bản chỉnh sửa, bổ sung;+ Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD;
+ Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Nhà nướcquy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD, chi nhánhngân hàng nước ngoài
- Các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Quyết định số 899/QĐ-BTNMT ngày 15/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam
- Các văn bản của Bộ Tài chính:
+ Thông tư 132/2015/TT-BTC ngày 28/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhhướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
- Các văn bản nội bộ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam liên quan đến hoạtđộng cấp tín dụng
2.2.1.2 Điều kiện cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có nhiều điểmkhác biệt so với các Ngân hàng thương mại đó là ưu đãi về lãi suất; đối tượng chovay là các Chủ đầu tư có dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực ưu tiên,đảm bảo các tiêu chí lựa chọn theo quy định; thời hạn cho vay là trung và dài hạn
Cụ thể về cơ chế cho vay lãi suất ưu đãi tại Quỹ như sau: