Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam

8 891 6
Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt  Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Thịnh Quang Thắng Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Chí

Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Thịnh Quang Thắng Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Chí Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về người bị hại trong tố tụng hình sự (TTHS). Nghiên cứu và so sánh những quy định của luật TTHS Việt Namluật TTHS của một số nước trên thế giới về người bị hại. Đánh giá thực tiễn hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) hình sựViệt Nam liên quan đến người bị hại. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của luật TTHS Việt Nam về người bị hại và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng những quy định đó của các CQTHTT hình sựViệt Nam. Keywords: Luật hình sự; Luật tố tụng hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người bị hại Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Người tham gia tố tụngngười có quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của BLTTHS, họ tham gia tố tụng nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến hành vi phạm tội. BLTTHS hiện hành có quy định về người tham gia tố tụng thành một chương riêng như: Quy định về bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bào chữa, người giám định, người làm chứng… BLTTHS năm 2003 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn BLTTHS năm 1988. Trong những người tham gia tố tụng thì có người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như: Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Có người tham gia tố tụng để giúp đỡ những người có quyền và lợi ích hợp pháp và có người tham gia tố tụng chỉ nhằm giúp CQTHTT để xác định sự thật của vụ án như: người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Hiện nay trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có nhiều cách hiểu khác, xác định khác nhau và không đầy đủ về những người bị hại trong TTHS chẳng hạn như: trong 2 BLTTHS quy định người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền như người bị hại. Tuy nhiên BLTTHS chưa quy định trường hợp người bị hại bị mất tích, người bị hạingười chưa thành niên, là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, thì ai là người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng? Hay có những trường hợp người tham gia tố tụng tham gia tố tụng với nhiều tư cách thì xác định tư cách nào là đúng và chính xác thì thực tiễn áp dụng còn rất nhiều lúng túng và có nhiều quan điểm khác nhau… Từ những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cũng như trong lý luận về những người bị hại thì việc nghiên cứu làm rõ những quy định cụ thể về người bị hại trong BLTTHS có vai trò ý nghĩa rất quan trọng trong cách hiểu và áp dụng thống nhất, hơn nữa là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ. Vì vậy, đây là lý do tác giả chọn việc nghiên cứu đề tài “Người bị hại trong luật TTHS Việt Nam” 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu và sách chuyên khảo đề cập đến vấn đề tranh tụng trong TTHS như: "Người bị hại trong TTHS" của tác giả Lê Tiến Châu trong tạp chí khoa học pháp lý, trường Đại học luật; bài “người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tôi theo thủ tục nào?" của tác giả Hoàng Thị Liên trong Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/2006; bài "Một số vấn đề cần chú ý khi xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự " đăng trong Tạp chí Toà án nhân dân số 07/2009 của tác giả Đinh Văn Quế; Trong luận văn thạc sỹ về đề tài: “Phân biệt các loại người tham gia tố tụng trong TTHS Việt Nam”của tác giả Nguyễn Thị Phong - Đại học Luật Hà Nội . Nhưng những bài viết đó chỉ đề cập đến một số vấn đề nhất định liên quan đến chế định người bị hại và còn khá nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh ý kiến, quan điểm khái niệm, các quyền và nghĩa vụ về người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại. Như vậy, có thể nói rằng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về người bị hại trong TTHS với quy mô là một đề tài độc lập, chuyên biệt về vấn đề này. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về người bị hại trong Luật TTHS Việt Nam là cần thiết. 3. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Mục đích, yêu cầu: Làm rõ một cách cơ bản và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về người bị hại trong TTHS. 3 Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật TTHS nước ta về người bị hại có so sánh với quy định của luật TTHS một số nước trên thế giới về vấn đề này, đánh giá thực tiễn hoạt động của các cơ quan THTT hình sựViệt Nam liên quan đến người bị hại, tìm ra những điểm còn tồn tại, bất cập từ đó bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện về mặt lập pháp có liên quan đến người bị hại và nâng cao hiệu quả áp dụng nó trong thực tiễn, từ đóng góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau:  Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về người bị hại trong TTHS;  Nghiên cứu và so sánh những quy định của luật TTHS Việt Namluật TTHS của một số nước trên thế giới về người bị hại;  Đánh giá thực tiễn hoạt động của các CQTHTT hình sựViệt Nam liên quan đến người bị hại;  Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của luật TTHS Việt Nam về người bị hại và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng những quy định đó của các CQTHTT hình sựViệt Nam. - Đối tượng: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về người bị hại trong TTHS. Nghiên cứu, so sánh những quy định của luật TTHS Việt Namluật TTHS một số nước trên thế giới về người bị hại. Đánh giá thực trạng hoạt động và những vướng mắc của các cơ quan THTT hình sựViệt Nam liên quan đến người bị hại. - Phạm vi: Luận văn nghiên cứu về người bị hại trong TTHS một cách tổng thể trong phạm vi chung của tất cả các giai đoạn tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sựViệt Nam, chủ yếu tập trung trong phạm vi khoa học và thực tiễn luật TTHS. Ngoài ra ở chừng mực nhất định có liên quan đến khoa học luật hình sự, tội phạm học. Nghiên cứu quy định của BLTTHS Việt Nam, BLTTHS Liên bang Nga, BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, BLTTHS Cộng hoà Pháp, BLTTHS Cộng hoà Đức về người bị hại. Đánh giá thực trạng hoạt động và vướng mắc của các Cơ quan THTT hình sự Việt Nam liên quan đến người bị hại trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây. 4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và về giải quyết vụ án hình sự nói riêng, những thành tựu của các khoa học: triết học, luật hình sự, luật TTHS, lôgic học, tội phạm học, điều tra hình sự và các học thuyết chính trị pháp lý. - Cơ sở sự thực tiễn của luận văn dựa trên cơ sở nghiên cứu luật TTHS thực định và hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan THTT cũng như các văn bản hướng dẫn về hoạt động TTHS khi giải quyết vụ án. - Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp: hệ thống, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến những vấn đề người bị hại trong TTHS, từ đó làm sáng tỏ nội dung của luận văn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Bổ sung và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận chung về người bị hại trong TTHS. - Phát hiện những điểm còn bất cập trong luật TTHS Việt Nam về người bị hại. Những thiếu sót, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan THTT hình sự Việt Nam liên quan đến người bị hại, tìm ra những nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những quy định của luật TTHS Việt Nam về người bị hại và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của luật TTHS về người bị hại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn. - Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được khai thác sử dụng trong công tác nghiên cứu lý luận của các CQTHTT hình sự và có thể làm tài liệu tham khảo trong xây dựng, sửa đổi BLTTHS và một số văn bản pháp luật khác có liên quan đến người bị hại để hoàn thiện hơn. - Về mặt thực tiễn: Các CQTHTT có thể khai thác vận dụng những kết quả nghiên cứu của Luận văn để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham gia TTHS của người bị hại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 7. Bố cục của Luận văn 5 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương với 8 mục. References [1] Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ - TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. [2] Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. [4] Bộ tư pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật (1998), số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới. [5] ĐHQG Hà Nội, khoa luật (2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. [6] Đuma Quốc gia Liên bang Nga (2001), BLTTHS Liên bang Nga, phụ trương thông tin khoa học pháp lý, VKSND Tối cao, Hà Nội 2002. [7] Nghị viện Pháp (1957), BLTTHS của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. [8] Quốc hội nước CHND Trung Hoa (1979), BLTTHS của nước CHND Trung Hoa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. [9] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1985), BLHS của nước CHXHCN Việt Nam năm 1985, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. [10] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1988), BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam năm 1988, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. [11] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2003. [12] Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1992), Bình luận khoa học BLTTHS. 6 [13] Nguyễn Ngọc Điệp, Đinh Thị Ngọc Dung (1996), 900 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [14] Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (1999), "Thuật ngữ Luật hình sự", Trong sách: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. [15] Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học. [16] Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học (tái bản lần thứ mười hai). [17] Hoàng Minh Sơn (chủ biên), Giáo trình luật TTHS Việt Nam, Trường Đại học pháp lý Hà Nội, năm 1991. [18] Hoàng Minh Sơn (chủ biên), Giáo trình luật TTHS Việt Nam, NXB Tư pháp năm 2006. [19] Nguyễn Thị Phong (2006), Phân biệt các loại người tham gia tố tụng theo luật TTHS Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội. [20] Trần Hữu Tráng (2000), Nạn nhân học trong tội phạm học – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội. [21] Đinh Văn Quế (2003), Thủ tục xét xử các vụ án hình sự, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [22] Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học BLTTHS phần xét xử sơ thẩm NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [23] Đinh Văn Quế (2007), Bình luận khoa học BLTTHS phần xét xử sơ thẩm NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [24] Đinh Văn Quế (2007), Bình luận án và một số vấn đề thực tiễn áp dụng trong BLHS và BLTTHS, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [25] Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật TTHS Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [26] Tòa án nhân dân tối cao (1990), Các văn bản về hình sự, dân sựtố tụng, Hà Nội. [27] Tòa án nhân dân tối cao (1992), Các văn bản về hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, Hà Nội. [28] Tòa án nhân dân tối cao (1999-2006), Thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 7 [29] Tòa án nhân dân tối cao (1999-2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. [30] Toà án nhân Tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005, Hà Nội. [31] Toà án nhân Tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006, Hà Nội. [32] Toà án nhân Tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007, Hà Nội. [33] Toà án nhân Tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008, Hà Nội. [34] Từ điển Tiếng Việt (2002), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [35] Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1994), Bình luận khoa học BLTTHS. Nxb TP. Hồ Chí Mình. [36] Viện Nhà nước và Pháp luật, (1995), Tội phạm học, Luật hình sựLuật TTHS Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. [37] Lê Văn Cân (2008), Một số vướng mắc khi giải quyết vụ án được khởi tố theo yêu cầu cảu người bị hại, Tạp chí kiểm sát, VKSNDTC số 7, tr.49-51. [38] Lê Tiến Châu (2007), Người bị hại trong TTHS, Tạp chí khoa học pháp lý số 01. [39] Nguyễn Văn Cừ (2006), Bàn thêm về việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC, số 15, tr.26-28. [40] Hoàng thị Liên (2006), người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội tại phiên toà theo thủ tục nào? Tạp chí dân Dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, số 08, tr.47-48&50. [41] Nguyễn Mạnh Hiến (2006), Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC, số 23. [42] Hoàng thị Liên (2008), Cần sửa đổi các quy định liên quan đến quyền khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong BLTTHS năm 2003, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC,số tết, tr. 29-31. [43] Vũ Thành Long (2008), Tư cách của người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự tại phiên tòa phúc thẩm. Tạp chí Toà án, Tòa án nhân dân tối cao. Số 4, tr 27-31. 8 [44] Đinh Văn Quế (2008), Một số vấn đề cần chú ý khi xác định người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, Tạp chí Toà án ND, TANDTC, số 07, tr 21-29. [45] Trần Đại Thắng (2005), Một số vấn đề về việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC, số 24, tr.56- 59. [46] Nguyễn Đức Thái (2009), Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu người bị hại, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC, số 09, tr.27-30. [47] Nguyễn Thu Thuỳ (2009), Về người tham gia tố tụng trong pháp luật TTHS Đức, Thông in khoa học pháp lý, VKSNDTC. [48] Trần Quang Tiệp (2006), Một số vấn đề về người bị hại, nguyên đơn dân sự trong BLTTHS năm 2003, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC, số 01,tr.15-18. [49] Nguyễn Văn Trương (2008), Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS về xét xử phúc thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Toà án ND, TANDTC, số 11, tr 5-10.

Ngày đăng: 12/09/2013, 08:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan