Đề cương trắc nghiệm môn sản khoa

12 23.1K 36
Đề cương trắc nghiệm môn sản khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương trắc nghiệm môn sản khoa dành cho sinh viên trung cấp chuyên nghiệp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SẢN KHOA I. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG BẰNG CÁC TỪ HOẶC CỤM TỪ THÍCH HỢP CHO CÁC CÂU HỎI SAU: 1. Hai hormon sinh dục chính của nữ là: A. Estrogen B. Progesteron 2. Kể 3 chỉ định sử dụng bao cao su: A. Ngừa thai B. Tránh gây các bệnh tình dục C. Hỗ trợ khi thất bại của một biện pháp tránh thai khác 3. Kể tên 3 hình thái chính của rối lọan kinh nguyệt: A. Vô kinh B. Thống kinh C. Rong kinh 4. Kể tên 4 phương pháp vô khuẩn dụng cụ trong sản khoa: A. Hấp ướt B. Sấy khô C. Luộc D. Ngâm lạnh trong hóa chất 5. Nêu 3 trường hợp vô kinh sinh lý: A. Có thai B. Đang cho con bú C. Mãn kinh 6. Nêu 4 ảnh hưởng của khối u buồng trứng đối với thai nghén: A. Có thể chèn ép gây vô sinh B. Gây sẩy thai,đẻ non C. Xoắn nang hoặc vỡ nang sau đẻ D. Gây ngôi bất thường, u tiền đạo dẫn đến đẻ khó 7. Nêu 4 điều kiện thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn đường sinh sản: A. Do vệ sinh phụ nữ không tốt B. Do điều kiện làm việc C. Do không đảm bảo vô khuẩn khi thăm khám D. Quan hệ tình dục với người mắc bệnh 8. Nêu 4 đối tượng cần khống chế nhiễm khuẩn trong sản khoa: A. Khách hàng B. Thầy thuốc C. Dụng cụ D. Môi trường 9. Nêu 4 nội dung cần hỏi liên quan đến kinh nguyệt: A. Tuổi bắt đầu có kinh B. Chu kỳ kinh nguyệt, thời gian thấy kinh, lượng máu kinh C. Đau bụng kinh không D. Ngày kinh cuối cùng 10. Thụ tinh là sự kết hợp giữa: A. Tinh trùng B. Noãn bào II. KHOANH TRÒN VÀO CÂU TR Ả L Ờ I ÚNGĐ NH Ấ T CHO CÁC CÂU H Ỏ I SAU: 1. Biện pháp tránh thai nào sau đây có tác dụng ngăn cản noãn gặp tinh trùng: A. Dụng cụ tử cung – Bao cao su C. Bao cao su – Triệt sản B. Dụng cụ tử cung – Triệt sản D. Thuốc ngừa thai – Tránh ngay phóng noãn 2. Biện pháp tránh thai nào sau đây là biện pháp tránh thai tạm thời áp dụng cho nữ: A. Bao cao su – Thuốc ngừa thai – Dụng cụ tử cung B. Dụng cụ tử cung – Thuốc ngừa thai – Tránh ngày phóng noãn C. Thuốc ngừa thai – Dụng cụ tử cung – Triệt sản D. Thuốc ngừa thai – Xuất tinh ngoài âm đạo – Dụng cụ tử cung 3. Dân số già là khi tỷ lệ người >65 tuổi chiếm trên bao nhiêu % so với tổng dân số: A. 05 % C. 10 % B. 15 % D. 20 % 4. Đặt dụng cụ tử cung vào thời điểm nào sau đây là tốt nhất: A. Sau sanh 6 tuần C. Sau sanh 8 tuần B. Sau hút điều hòa kinh nguyệt D. Ngay sau khi sạch kinh 5. Để tiệt khuẩn dụng cụ trong sản khoa, người ta phải ngâm lạnh (dụng cụ) trong hóa chất trong khoản thời gian: A. 05 giờ C. 15 giờ B. 10 giờ D. 20 giờ 6. Gọi là dậy thì muộn khi quá tuổi nào sau đây: A. 12 tuổi C. 14 tuổi B. 16 tuổi D. 18 tuổi 7. Khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống viên thuốc ngừa thai khẩn cấp (Postinor) là: A. 6 giờ C. 12 giờ B. 8 giờ D. 24 giờ 8. Khối u vú nào sau đây có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt: A. Xơ nang tuyến vú C. U xơ tuyến vú B. Ung thư vú D. Abscess vú 9. Kinh thưa là chu kỳ kinh có số trên: A. 28 ngày C. 30 ngày B. 35 ngày D. 40 ngày 10. Lượng kinh trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ bình thường là: 80ml A. 40 - 100g C. 50 - 100g B. 70 - 100g D. 90 - 100g 11. Môi trường âm đạo bình thường có độ pH là: A. 4 – 5 C. 5 – 6 B. 6 – 7 D. 7 – 8 12. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, số ngày thấy kinh là: A. 03 ngày C. 07 ngày B. 21 ngày D. 28 ngày 13. Một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày, ngày phóng noãn là: A. 14 C. 18 B. 10 D. 22 14. Ngày nào sau đây là ngày Dân số thế giới: A. 11/7/1978 C. 11/7/1988 B. 11/7/1987 D. 11/7/1989 15. Phụ nữ có tiền sử đái đường, có nguy cơ viêm âm đạo do: A. Virus C. Vi khuẩn B. Nấm D. Trùng roi 16. Phương pháp tốt nhất để vô khuẩn dụng cụ bằng kim loại là: A. Hấp ướt C. Sấy khô B. Luộc D. ngâm lạnh 17. Phương pháp triệt sản nam là: A. Cắt bỏ 2 tinh hoàn C. Cắt bỏ 2 ống dẫn tinh B. Cột-thắt gián đoạn ống dẫn tinh 2 bên D. Cột-cắt gián đoạn ống dẫn tinh 2 bên 18. Sau khi uống xong viên thứ 21 của vỉ thuốc ngừa thai phối hợp loại 21 viên thì phải: A. Tiếp tục uống sang vỉ khác B. Chờ có kinh lại rồi uống tiếp vỉ khác C. Nghỉ 7 ngày rồi uống tiếp vỉ khác D. Uống viên thứ nhất của vỉ khác vào ngày thứ 5 của vòng kinh sau 19. Số lượng tinh trùng trung bình có trong 1ml tinh dịch là: A. 50 – 100 triệu C. 70 – 150 triệu B. 60 – 120 triệu D. 120 – 200 triệu 20. Tác nhân nào sau đây có đường lây truyền giống HIV/AIDS: A. Lậu C. Giang mai B. Nấm D. Trichomonas 21. Tác nhân nào sau đây gây viêm tắc vòi trứng và ống dẫn tinh cao nhất: A. Lậu C. Giang mai B. Chlamydia D. Lao 22. Thời gian sống tối đa của tinh trùng trong đường sinh dục nữ là: A. 12 giờ C. 48 giờ B. 24 giờ D. 72 giờ 23. Thuận lợi chính của viên thuốc tránh thai kết hợp: A. Hiệu quả tránh thai cao, nếu dùng đúng cách B. Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung C. Giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung D. Kinh nguyệt đều và lượng kinh ít 24. Thuốc nào sau đây điều trị viêm âm đạo do Trùng roi: A. Ceftriaxone C. Metronidazole B. Fluconazole D. Chlotrimazole 25. Tính chất khí hư của viêm âm đạo do nấm là: A. Vàng bẩn-hôi, kèm tiểu khó C. Vàng loãng-xanh, có bọt B. Đục như váng sữa D. Trắng-xanh như mủ 26. Tính chất khí hư của viêm âm đạo do trùng roi là: A. Vàng bẩn-hôi, kèm tiểu khó C. Vàng loãng-xanh, có bọt B. Đục như váng sữa D. Trắng-xanh như mủ 27. Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, Progesterone được tiết ra vào ngày: A. 7 C. 13 B. 21 D. 28 28. Khối u buồng trứng nào sau đây có thể phát hiện được bằng chụp X-quang: A. U nang nước C. U nang nhầy B. U nang bì D. U nang hoàng tuyến 29. Khối u buồng trứng nào sau đây gọi là u nang cơ năng: A. U nang nước C. U nang nhầy B. U nang bì D. U nang hoàng tuyến 30. Khối u vú ở vùng nào dưới đây có nguy cơ ung thư vú cao nhất: A. 1/4 trên ngoài vú C. 1/4 dưới ngoài vú B. 1/4 trên trong vú D. 1/4 dưới trong vú 31. U xơ tử cung nào sau đây dễ chẩn đoán nhầm với u nang buồng trứng: A. U xơ dưới niêm mạc C. U xơ dưới thanh mạc B. U xơ lớp kẽ cơ tử cung D. U xơ dạng Polype 32. Viêm âm đạo do loại nào sau đây phải điều trị cả vợ lẫn chồng: A. Virus C. Vi khuẩn thường B. Nấm D. Trùng roi 33. Vô kinh nguyên phát là không có kinh khi: A. Đang cho con bú C. Quá tuổi dậy thì mà không có kinh B. Mãn kinh D. Đang mang thai III. ĐÁNH D Ấ U (X) VÀO C Ộ T ( ) Đ CHO CÂU ÚNGĐ , C Ộ T (S) CHO CÂU SAI, CHO CÁC CÂU H Ỏ I SAU: 1. Bao cao su chỉ có tác dụng ngừa thai và HIV/AIDS. S 2.Bộ phận sinh dục có vết loét nông, bờ tròn đều, không đau là “săng” của bệnh giang mai. D 3.Bôi Lugol 3% lên niêm mạc âm đạo thấy có “hình ảnh đêm sao” là viêm âm đạo do trùng roi. S 4. Dân số càng trẻ thì tỷ lệ phụ thuộc càng thấp. D 5. Dụng cụ tử cung có tác dụng ngăn cản không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. D 6. Dụng cụ tử cung có tác dụng ngừa thai lâu năm nhất trong các biện pháp tránh thai tạm thời hiện nay. D 7.Estrogen chỉ được sản sinh ra trong suốt nữa sau của chu kỳ kinh nguyệt.S 8.Estrogen làm dịch nhầy cổ tử cung nhiều và loãng ra khi phóng noãn. D 9.Khám phụ khoa định kỳ có tác dụng phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm đường sinh sản. S 10. Khi khám phụ khoa, phải luôn luôn khám âm đạo bằng mỏ vịt trước khi khám bằng tay. D 11. Khử khuẩn cao là quá trình tiêu diệt hầu hết vi sinh vật, trừ nha bào. 12. Nên kết hợp khám vú trong các lần khám phụ khoa. D 13. Nếu bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV thì 100% bé sinh ra đều bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. S 14. Progesteron làm nhiệt độ cơ thể tăng 0,5 o C trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.S 15. Rong huyết là một hình thái lâm sàng của rối loạn kinh nguyệt. D 16. Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi rút HPV gây ra. D 17. Thuốc ngừa thai có hiệu quả tránh thai cao nhất trong các biện pháp tránh thai tạm thời. D 18. Thuốc ngừa thai không nên dùng cho người phụ nữ chưa có con. S 19. U xơ tử cung dưới niêm mạc thường gây rong kinh, rong huyết. D 20. U xơ tử cung hay gặp ở người phụ nữ vô sinh, đẻ ít. 21. Uống thuốc ngừa thai dạng viên phối hợp có thể giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều hơn. D 22. Viêm âm đạo do nấm, khí hư và ngứa tăng lên giữa chu kỳ kinh D 23. Vô kinh thứ phát là người phụ nữ quá tuổi dậy thì mà vẫn chưa có kinh. S 24. Xơ nang tuyến vú là khối u phát triển từ mô liên kết của tuyến vú.S II. ĐI Ề N VÀO CH Ỗ TR Ố NG B Ằ NG CÁC T Ừ HO Ặ C C Ụ M T Ừ THÍCH H Ợ P CHO CÁC CÂU H Ỏ I SAU: 1. Do tác dụng của hoàng thể thai nghén, các …(A)… không chín, người phụ nữ không hành kinh và không xảy ra hiện tượng …(B)… A. Nang noãn B. Phóng noãn 2. Hoàng thể thai nghén chế tiết progesteron và estrogen tối đa trong 6-7 tuần đầu của thai kỳ, sau đó …(A)… và được thay thế bởi …(B)…: A. Giảm dần B. Nhau thai 3. Kể tên 4 tai biến sản khoa gây ra cho thai phụ: A. Băng huyết B. Sản giật,Tiền sản giât C. Vỡ tử cung D. Nhiễm trùng hậu sản 4. Nêu 2 biến cố có thể xảy ra cho bà mẹ ngay sau đẻ: A. Băng huyết B. Choáng 5. Nêu 3 lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ sớm sau đẻ: A. Co hồi tử cung,tránh băng huyết B. Tăng tình cảm mẹ và con C. Con được bú sữa non giàu dinh dưỡng 6. Nêu 2 chăm sóc cần thiết cho bà mẹ khi phát hiện suy thai trong chuyển dạ: A. 7. Nêu 2 dấu hiệu lâm sàng chính của băng huyết sau đẻ: A. Chảy máu liên tục hoặc rỉ rã kéo dài B. Tử cung nhão,không có khối cầu an toàn 8. Nêu 2 loại thuốc được chỉ định nhỏ (tra) mắt để đề phòng viêm nhiễm mắt trẻ sơ sinh sau đẻ: A. Argirol 1% B. mỡ Tetracyclin 9. Nêu 3 mục đích chẩn đoán về vị trí của thai để tiên lượng và theo dõi một cuộc chuyển dạ đẻ: A. Chẩn đoán ngôi B. Chẩn đoán thế C. Chẩn đoán kiểu thế 10. Nêu 3 nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ do nhau: A. Nhau bong dỡ dang, nhau cầm tù B. Sót múi nhau,sót bánh nhau phụ C. Nhau cài răng lược bán phần 11. Nêu 3 nguyên nhân gây suy thai do dây rốn: A. Sa dây rốn B. Dây rốn bị chèn ép C. Dây rốn quấn cổ 12. Nêu 3 nguyên nhân gây suy thai do ối: A. Vỡ ối non B. Vỡ ối sớm C. Nhiễm trùng ối 13. Nêu 3 nguyên nhân gây suy thai do rau: A. Nhau tiền đạo chảy máu B. Nhau bong non C. Bánh nhau bị vôi hóa 14. Nêu 4 nguyên nhân gây suy thai do yếu tố từ thai: A.Thai suy dinh dưỡng,kém phát triển B. Thai già tháng C. Thai dị dạng D. Xung khắc máu mẹ và con 15. Nêu 4 nội dung chăm sóc bà mẹ trong 2 giờ đầu sau đẻ: A. Theo dõi toàn trạng B. Mạch, huyết áp C. Sự co hồi tử cung D. Sản dịch 16. Nêu 5 bước quan trọng trong hồi sức ngạt sơ sinh: A. Làm thông đường hô hấp B. Hổ trợ hô hấp C. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực D. Thuốc hỗ trợ E. Ủ ấm 17. Nêu 5 nội dung đánh giá trẻ sơ sinh trong bảng chỉ số Apgar: A. Nhịp tim B. Thở C. Trương lưc cơ D. Phản xạ E. Màu da 18. Nêu thứ tự 10 bước trong chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ: A. Hút nhớt B. Kẹp cắt rốn C. Lau khô, ủ ấm D. Làm rốn E. Quan sát dị tật F. Mặc áo, tả lót G. Cân, đo H. Nhỏ mắt I. Tiêm Vitamin K1 K. Cho trẻ nằm với mẹ 19. Nêu thứ tự 3 giai đoạn của một cuộc chuyển dạ: A. Giai đoạn I: giai đoạn xóa mỡ cổ tử cung B. Giai đoạn II: Giai đoạn sổ thai C. Giai đoạn III: Giai đoạn sổ nhau 20. Ngày sinh dự kiến: lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối …(A)… và tháng …(B)…Nếu tháng ≤3 thì phải …(C)…: A. +7 B. – 3 C. + 9 21. Người ta có thể ước tính được tuổi thai dựa theo công thức: A (cm) Tuổi thai (tháng) = + 1; trong đó: B A. Chiều cao tử cung B. 4 22. Siêu âm trong sản khoa có thể phát hiện vị trí thai làm tổ bất thường hoặc thai …(A)… và …(B) … : A. Bệnh lý B. Dị dạng 23. Sự bình chỉnh của ngôi thai phụ thuộc vào 3 điều kiện sau: A. Mẹ B. Thai C. Phần phụ của thai 24. Thời gian tối đa của các giai đoạn của một cuộc chuyển dạ đẻ con so là: A. Giai đoạn I: không quá 12 giờ B. Giai đoạn II: 30 – 45 phút C. Giai đoạn III: 15 – 30 phút 25. Tiêm phòng uốn ván: nếu thai phụ chưa tiêm mũi nào thì tiêm 2 mũi cách nhau …(A)… tuần. Mũi 2 phải tiêm cách ngày dự kiến đẻ ít nhất …(B)… ngày mới có hiệu quả A. 4 tuần B. 30 ngày 26. Trong cơ chế đẻ, ngôi chỏm có 2 kiểu lọt là: A. Lọt đối xứng B. Bất đối xứng 27. Số đo các đường kính khung chậu ngoài của thai phụ bình thường có các kích thước sau: A. Lưỡng gai: 22,5 cm C. Lưỡng ụ ngồi:27,5 cm B. Lưỡng mào: 25,5 cm D. Baudelocque: 17,5 cm II. KHOANH TRÒN VÀO CÂU TR Ả L Ờ I ÚNGĐ NH Ấ T CHO CÁC CÂU H Ỏ I SAU: 28. Bánh nhau trung bình có trọng lượng bằng bao nhiêu so với trọng lượng thai: A. 1/6 29. Bình thường eo tử cung dài 0,5-1cm. Khi có thai, đến giai đoạn cuối của thai kỳ, eo tử cung giãn rộng trở thành đoạn dưới dài: D. 10cm 30. Bình thường khi không mang thai, tử cung nặng 50-60g. Nhưng đến cuối thai kỳ, tử cung có thể nặng: B. 1000g 31. Bình thường nước ối của thai đủ tháng có màu: A. Trắng đục như nước dừa 32. Bước đầu tiên phải thực hiện trong nguyên tắc hồi sức ngạt sơ sinh: A. Làm thông đường hô hấp 33. Các loại ngôi thai nào sau đây được chỉ định theo dõi đẻ ở tuyến cơ sở: A. Ngôi chỏm 34. Cần tiêm phòng uốn ván mũi thứ 2 cho thai phụ vào trước ngày dự sinh ít nhất: B. 4 tuần. 35. Chiều cao của thai phụ được coi là yếu tố nguy cơ cao: B. ≤1,45m 36. Chiều cao tử cung khi mang thai bình thường, trung bình mỗi tháng tăng: A. 1cm 37. Chiều cao tử cung trung bình của một người phụ nữ mang thai đủ tháng là: C. 32cm 38. Chửa trứng là tình trạng thai nghén gây chảy máu thường xảy ra trong: A. 3 tháng đầu thai kỳ 39. Cơn co Braxton-Hick xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, có tính chất sau: A. Không đều, không đau 40. Cơn sản giật thường trải qua thứ tự 4 giai đoạn sau: A. Xâm nhiễm - co cứng - gián cách - hôn mê 41. Dấu hiệu cơ năng sớm nhất làm cho người phụ nữ nghĩ đến có thai là: A. Chậm kinh 42. Dấu hiệu để chẩn đoán chuyển dạ thật sự: A. Cổ tử cung xóa-mở 2cm 43. Dấu hiệu quan trọng nhất để theo dõi và đề phòng chảy máu sau đẻ là: A. A. Mạch quay 44. Dấu hiệu quan trọng nhất để theo dõi và đề phòng chảy máu ngay sau đẻ là: C. Khối cầu an toàn. 45. Dấu hiệu thai máy thường xuất hiện vào tuổi thai nào sau đây: C. 20 – 22 tuần 46. Để chẩn đoán băng huyết sau đẻ, người thầy thuốc dựa vào các yếu tố sau: C. Chảy >300ml máu 47. Để chẩn đoán song thai, phải xác định được phần thai ít nhất là: C. 3 cực 48. Để đề phòng rách tầng sinh môn khi đỡ đẻ, người đỡ đẻ phải giữ tầng sinh môn ở các thì: B. Giúp đầu thai nhi ngửa và đỡ vai sau 49. Để đề phòng xuất huyết não, trẻ sơ sinh đủ tháng được tiêm vitamin K 1 ngay sau đẻ với liều: A. 1mg 50. Để theo dõi và tiên lượng sau điều trị chửa trứng, hãy khuyên bệnh nhân không nên có thai lại trong khoảng thời gian: B. 12 tháng 51. Động tác nào nên làm ngay khi có dấu hiệu băng huyết sau đẻ xảy ra: A. Xoa bóp tử cung 52. Đường kính mỏm nhô - hậu mu có kích thước trung bình là: 10,5 cm 53. Đường kính nào có giá trị nhất khi khám khung chậu ngoài của thai phụ trước đẻ: D. Baudelocque 54. Đường kính nào sau đây có thể thay đổi kích thước khi thai sổ: D. Dưới cụt – dưới mu 55. Đường kính trước sau (Beaudelocque) của khung chậu bà mẹ bình thường có kích thước là: C. 17,5cm 56. Giai đoạn I của cuộc chuyển dạ là giai đoạn cổ tử cung từ khi xóa đến khi mở: B. 3cm. 57. Giai đoạn I của cuộc chuyển dạ là giai đoạn: C. Xóa mở cổ tử cung. 58. Giai đoạn II của cuộc chuyển dạ là giai đoạn: A. Sổ thai. 59. Khi đầu thai nhi vừa sổ ra khỏi âm hộ, việc đầu tiên người đỡ đẻ cần làm là: A. Móc nhớt 60. Khi một bệnh nhân lên cơn sản giật, việc đầu tiên người thầy thuốc phải làm: B. Ngáng lưỡi đề phòng cắn lưỡi 61. Kỹ thuật cận lâm sàng không nên sử dụng để chẩn đoán thai nghén là: C. X quang 62. Lớp cơ tử cung nào có tác dụng co chặt lại tạo thành khối cầu an toàn để chống chảy máu sau đẻ: C. Cơ đan (chéo) 63. Một bà mẹ mang thai đủ tháng, trọng lượng tăng thêm khoảng: D. 10 – 12kg 64 .Một quy trình khám thai có: D. 9 bước 65. Một thai phụ có ngày đầu kinh cuối cùng là ngày 8 tháng 2 năm 2013. Tính đến nay, thai bà ta đã được: A. 77 ngày C. 79 ngày B. 78 ngày D. 80 ngày 66. Mục đích chính cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ nhằm: D. Giúp trẻ bú được sữa non 67. Ngạt sơ sinh sau đẻ là khi chỉ số Apgar đạt: C. <6 điểm 68. Ngay sau khi đẻ, tử cung co chặt tạo thành khối cầu an toàn để cầm máu. Khối cầu an toàn này xuất hiện trong khoảng thời gian: A. 2 giờ 69. Ngay sau khi đẻ, tử cung co hồi ngang rốn. Trong các ngày sau, bình thường tử cung co hồi mỗi ngày: B. 1cm 70. Nhận định đầu thai nhi lọt cao khi nắn thấy phần đầu thai trên xương mu đo được: B. 2 khoát ngón tay 71. Nhịp tim thai bình thường: C. 120 – 160 lần/ phút 72. Quan sát dị tật là 1 trong 10 nội dung chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ, trong đó vị trí kiểm tra dị tật quan trọng nhất là: D. Kiểm tra hậu môn 73. Quan sát mặt cắt dây rốn, bình thường có các mạch máu sau: C. 2 động mạch và 1 tĩnh mạch 74. Sau khi thụ tinh, có thể phát hiện hCG trong huyết tương hoặc nước tiểu của thai phụ vào ngày thứ: B. 8 - 9 75. Sau khi trứng thụ tinh, hoàng thể của buồng trứng không teo đi như trong các vòng kinh không thụ tinh mà phát triển thành hoàng thể thai nghén và tồn tại trong thai kỳ đến hết tháng: B. Thứ 4 76. Siêu âm với đầu dò âm đạo thường giúp nhìn thấy túi thai sớm khi thai ở tuần tuổi thứ: B. 5 77. Số đo trung bình của đường kính Beaudelocque là: D. 17.5 cm 78. Số lần khám thai tối thiểu trong một lần mang thai là: C. 3 lần 79. Tai biến sản khoa nào có tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất hiện nay: A. Băng huyết 80.Theo quy định của Bộ Y tế nước ta trong một quá trình mang thai, mỗi thai phụ phải được khám thai ít nhất: C. 3 lần 81. Thời gian chuyển dạ cho phép ở giai đoạn Ia với con rạ là: C. 8 giờ 82. Thời gian chuyển dạ cho phép ở giai đoạn Ia với con so là: B. 13 giờ. . 83. Thời gian tối đa của giai đoạn II của cuộc chuyển dạ không được vượt quá: A. 5 giờ C. 7 giờ B. 6 giờ. D. 8 giờ 84. Thuốc ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiền sản giật-sản giật là: B. An thần 85. Tiến triển của ngôi thai trong chuyển dạ đi qua trình tự các bước sau: A. Cao – Chúc – Chặt – Lọt 86. Tính chất của phù trong tiền sản giật: B. Phù trắng, mềm, ấn lõm. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SẢN KHOA I. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG BẰNG CÁC TỪ HOẶC CỤM TỪ THÍCH HỢP CHO. cực 48. Để đề phòng rách tầng sinh môn khi đỡ đẻ, người đỡ đẻ phải giữ tầng sinh môn ở các thì: B. Giúp đầu thai nhi ngửa và đỡ vai sau 49. Để đề phòng xuất

Ngày đăng: 11/09/2013, 17:28

Hình ảnh liên quan

3. Bôi Lugol 3% lên niêm mạc âm đạo thấy có “hình ảnh đêm sao” là viêm âm đạo do trùng roi .S - Đề cương trắc nghiệm môn sản khoa

3..

Bôi Lugol 3% lên niêm mạc âm đạo thấy có “hình ảnh đêm sao” là viêm âm đạo do trùng roi .S Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan