1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thuật ngữ đông y tiếng việt

169 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu thuật ngữ Đông y tiếng Việt, chúng tôi sử dụng một số cách tiếp cận sau đây: - Cách tiếp cận hệ thống: từ các đơn vị thuật ngữ Đông y được khảo sát tr

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

*****

-NGUYỄN CHI LÊ

ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ ĐÔNG Y TIẾNG

VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Phạm Ngọc Hàm

2 PGS.TS Trương ViệtBình

Hà Nội, 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từngcông bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác

Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc vàkết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chânthực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo Học viện cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Ngọc Hàm và PGS.TS Trương Việt Bình đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Chi Lê

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 1

1 Lý do lựa chọn đề tài ……… 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……… 2

2.1 Mục đích nghiên cứu ……… 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… … 2

3 Đối tượng, phạm vi và cách tiếp cận nghiên cứu ……….

3.1 Đối tượng nghiên cứu ………

3.2 Phạm vi nghiên cứu ………

3.3 Tư liệu nghiên cứu ………

3.4 Cách tiếp cận nghiên cứu ………

2 2 3 3 3 4 Phương pháp nghiên cứu ……… ……… 3

5 Điểm mới của luận án ……… 4

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ………

6.1 Ý nghĩa lí luận ………

6.2 Ý nghĩa thực tiễn ………

4 4 4 7 Bố cục luận án ……….……… 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ……… 6

1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam…………

1.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới …….………

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam ………

1.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Đông y ………

1.2.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Trung y ở Trung Quốc ………

1.2.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Đông y ở Việt Nam ………

1.3 Một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài ………

6 6 8 12 12 18 20 1.3.1 Lý thuyết về thuật ngữ ……… 20

1.3.1.1 Khái niệm về thuật ngữ ……… ……… 20

1.3.1.2 Vai trò của thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ ……….…… 22

1.3.1.3 Đặc điểm của thuật ngữ ……… 24

1.3.1.4 Thuật ngữ và một số lớp từ vựng liên quan ……… ………

1.3.1.5 Hệ thống thuật ngữ Đông y tiếng Việt ………

1.3.2 Lý thuyết về cấu tạo và phương thức cấu tạo từ, ngữ ……….

1.3.2.1 Quan niệm về từ và các kiểu cấu tạo từ ………

23 26 28 28

Trang 5

1.3.2.2 Quan niệm về ngữ và các kiểu cấu tạo ngữ ……….

1.3.3 Lý thuyết về định danh ………

1.3.3.1 Khái niệm định danh ………

1.3.3.2 Đơn vị định danh ………

1.3.3.3 Cơ chế định danh ………

31 32 32 33 34 1.4 Tiểu kết ……… 35

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ ĐÔNG Y TIẾNG VIỆT 37

2.1 Những con đường hình thành thuật ngữ Đông y tiếng Việt ………

2.1.1 Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường ……….….

2.1.2 Tạo mới thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có ……… ……….

2.1.2.1 Ghép các yếu tố ngôn ngữ sẵn có ………

1.2.2.2 Ghép lai ………

2.1.3 Vay mượn thuật ngữ Trung y – Trung Quốc ………

2.2 Các mô hình cấu tạo thuật ngữ Đông y tiếng Việt ………

2.2.1 Đặc điểm thuật ngữ Đông y có cấu tạo là từ ………

2.2.1.1 Cấu tạo của thuật ngữ Đông y là từ đơn ………

2.2.1.2 Cấu tạo của thuật ngữ Đông y là từ ghép ………

2.3 Đặc điểm thuật ngữ Đông y là ngữ định danh ……….

37 38 40 41 41 41 41 43 43 44 61 2.3.1 Thuật ngữ Đông y là ngữ định danh 3 thành tố ………….……… 62

2.3.1.1 Về từ loại ……… ……… 62

2.3.1.2 Về nguồn gốc ……… ……….……….……… 62

2.3.1.3 Về mô hình cấu tạo ……… ……… 62

2.3.2 Thuật ngữ Đông y là ngữ định danh 4 thành tố ………….……… 65

2.3.2.1 Về từ loại ……… ………….……… ………… 65

2.3.2.2 Về nguồn gốc ……… ……… ……… 65

2.3.2.3 Về mô hình cấu tạo ……… ……… 65

2.3.3 Thuật ngữ Đông y là ngữ định danh 5 thành tố ………….……… 72

2.3.3.1 Về từ loại ……… ……… 72

2.3.3.2 Về nguồn gốc ……… ……… 72

2.3.3.3 Về mô hình cấu tạo ……… ……….……… 72

2.3.4 Thuật ngữ Đông y là ngữ định danh 6 thành tố ………….……… 79

2.3.4.1 Về từ loại ……… ……… 79

2.3.4.2 Về nguồn gốc ………… ……….……… 80

2.3.4.3 Về mô hình cấu tạo ……… ……… …… 81

2.3.5 Thuật ngữ Đông y là ngữ định danh 7 thành tố ………….……… 85

Trang 6

2.3.5.1 Về từ loại ……… ……… 85

2.3.5.2 Về nguồn gốc ……… ……… 85

2.3.5.3 Về mô hình cấu tạo ……….………… ……… 86

2.4 Một số nhận xét về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ Đông y tiếng Việt ……… 89

2.5 Tiểu kết ……… 93

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ ĐÔNG Y TIẾNG VIỆT ……… 96

3.1 Các lớp thuật ngữ thuộc các phạm trù chuyên môn hẹp của Đông y …… 96

3.1.1 Thuật ngữ lý luận cơ bản Đông y ……… 96

3.1.2 Thuật ngữ chẩn đoán học Đông y ……… 96

3.1.3 Thuật ngữ bệnh học Đông y ……… 96

3.1.4 Thuật ngữ điều trị học Đông y ……… 97

3.1.5 Thuật ngữ châm cứu – huyệt vị ……… 97

3.1.6 Thuật ngữ Đông dược ……… 97

3.1.7 Thuật ngữ phương tễ ……… 97

3.2 Đặc điểm định danh thuật ngữ đông y tiếng Việt ……… 98

3.2.1 Đặc điểm định danh của thuật ngữ Đông y tiếng Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa

98 3.2.2 Đặc điểm định danh thuật ngữ Đông y tiếng Việt xét theo cách thức biểu thị 99 3.2.2.1 Các thuật ngữ lý luận cơ bản Đông y ……… 101

3.2.2.2 Các thuật ngữ chẩn đoán học Đông y ……… 108

3.2.2.3 Các thuật ngữ bệnh học Đông y ……… 115

3.2.2.4 Các thuật ngữ điều trị học Đông y ……… 121

3.2.2.5 Các thuật ngữ châm cứu – huyệt vị ……… 125

3.2.2.6 Các thuật ngữ Đông dược ……… 134

3.2.2.7 Các thuật ngữ phương tễ ……… 139

3.3 Một số nhận xét về đặc điểm định danh của thuật ngữ Đông y tiếng Việt 3.4 Tiểu kết ………

142 144 KẾT LUẬN ……… 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ……… 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 151

Trang 7

1.2 Trong tiến trình hình thành và phát triển của nền văn minh nhân loại, y học cổtruyền được coi là một di sản văn hóa dân tộc, nó thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của mộtdân tộc, đặc trưng của khu vực, vùng miền Đây là một di sản cần được bảo vệ, lưu trữ vàphát triển Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kinh tế kỹ thuật,

y học cổ truyền đã không ngừng lớn mạnh và có sức ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triểnkinh tế, khoa học, văn hóa và xã hội của một quốc gia Công cuộc phát triển và kế thừathành quả của nền y dược học cổ truyền đã khiến cho một khối lượng tri thức đồ sộ về y lý,đông dược, phương tễ, huyệt vị, châm cứu, thực tiễn lâm sàng,… được diễn đạt bằng ngônngữ khoa học ngày càng trở nên phong phú, đa đạng và độc đáo, tạo nên một hệ thuật ngữkhoa học về Đông y Những kho tàng kiến thức về y dược học cổ truyền được thể hiện quacác thuật ngữ Đông y này đã được các thế hệ vận dụng một cách có hệ thống vào thực tiễncông tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, bảo tồn và lưu trữ Có thể nói, thuật ngữĐông y là một trong những thuật ngữ quan trọng của hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ, đượccon người nhận thức và sử dụng từ rất sớm Chúng có số lượng lớn, phản ánh quá trình nhânloại tìm kiếm các loại thảo dược từ phổ thông đến quý hiếm, các phương pháp chẩn đoánbệnh và khám chữa bệnh cho bản thân, cho cộng đồng từ đơn giản đến phức tạp Vì vậy,thuật ngữ Đông y phản ánh rõ những nét đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức địnhdanh và cấu tạo ngữ nghĩa Nghiên cứu hệ thống thuật ngữ Đông y của các quốc gia có nền yhọc cổ truyền phát triển là một việc làm không chỉ có giá trị về mặt ngôn ngữ học mà còn có

ý nghĩa quan trọng, góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc của các quốc gia đó

Dưới góc độ chuyên ngành y học cổ truyền, thuật ngữ Đông y phần lớn được thểhiện qua giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các cuốn từ điển về Đông y…Nhờ vậy, hệ thuật ngữ Đông y đã được lưu trữ, truyền tải một cách khoa học và có hệthống Tuy nhiên, dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ Đông y chưa thực sự được giớichuyên môn quan tâm, chú ý Việc khảo sát một cách chuyên sâu, có hệ thống và toàn

Trang 8

diện hệ thống thuật ngữ Đông y trong tiếng Việt vẫn còn là một khoảng trống lớn bị bỏngỏ Chính vì những lý do trên, là một giảng viên của Học viện Y Dược học cổ truyền

Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn “Đặc điểm thuật ngữ Đông y tiếng Việt” làm đề tài

nghiên cứu của mình Luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đặc điểm cấutạo và đặc điểm định danh của hệ thuật ngữ Đông y tiếng Việt Chúng tôi hi vọng rằng cáckết quả nghiên cứu của luận án sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tácgiảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, biên soạn từ điển chuyên ngành, cũng như góp phầnvào việc biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về ngoại ngữ chuyên ngành y dượchọc cổ truyền Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ trở thành nguồn tàiliệu tham khảo hữu ích cho các dược tá, các y, bác sĩ trong công tác khám, chữa và điềutrị bệnh bằng các bài thuốc Đông y cho bệnh nhân

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua khảo sát, miêu tả, phân tích các thuậtngữ Đông y tiếng Việt, nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về phương diện cấu tạo và định danhcủa hệ thống thuật ngữ này Trong chừng mực nhất định, luận án cũng liên hệ với thực tếgiảng dạy, biên phiên dịch, biên soạn giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành Y học cổ truyền

để làm nổi bật tính chuyên môn, tính đặc thù, tính độc đáo của thuật ngữ Đông y trongtiếng Việt

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới, đặc biệt là nghiên cứu

về thuật ngữ Trung y ở Trung Quốc và Việt Nam; hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ngônngữ khoa học và lý luận liên quan đến thuật ngữ, từ đó xác lập khung lý thuyết cho luận

án

- Khảo sát, thống kê, phân loại thuật ngữ Đông y tiếng Việt; tìm hiểu đặc điểm cấutạo thuật ngữ Đông y gồm: nhận diện thuật ngữ, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, miêu tả vàphân tích các mô hình cấu tạo thuật ngữ Đông y tiếng Việt

- Chỉ ra đặc điểm định danh của thuật ngữ Đông y tiếng Việt về các mặt: cách thứcbiểu thị, đặc điểm phân định nội dung biểu đạt theo tính chuyên môn làm cơ sở định danhcủa hệ thuật ngữ

3 Đối tượng, phạm vi và cách tiếp cận nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ Đông y trong tiếng Việt hiện đại.Chúng tôi quan niệm thuật ngữ Đông y là những từ, ngữ bao gồm cụm từ cố định biểu đạtcác khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực y học cổ truyền Việt Nam, bao gồm các thuật

Trang 9

ngữ về lý luận y học cổ truyền, đông dược, phương tễ, châm cứu – huyệt vị, các chuyênkhoa y học cổ truyền: nội, ngoại, sản, nhi, lão v.v

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ Đông y tiếng Việt trên cácphương diện: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và phương thức định danh Tronggiới hạn của phạm vi nghiên cứu này, luận án hướng tới việc đưa ra khung nghiên cứutổng quát về hệ thuật ngữ Đông y tiếng Việt

3.3 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu dùng để khảo sát chủ yếu là:

(1)Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Đức Đoàn (2007), Danh từ thuật ngữ Y – Dược cổ truyền, Nxb Y học.

(2) Nguyễn Đức Đoàn (2004), Nam y nghiệm phương, Nxb Y học.

(3) Nguyễn Trung Hòa (2009), Đông y toàn tập, Nxb Thuận Hóa.

(4) Trần Văn Kỳ(2000), Từ điển Y học cổ truyền Hán – Việt – Anh, Nxb Y học (5) Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học.

(6) Lê Quý Ngưu (2003), Từ điển huyệt vị châm cứu, Nxb Thuận Hóa.

(7) Nguyễn Thiện Quyến, Nguyễn Mộng Hưng (1990), Từ điển Đông y học cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội.

(8) Lương y Trần Khiết (1988), Y học cổ truyền – Lý, Pháp, Phương, Dược, Nxb Y học (9) Chu Quốc Trường (chủ biên-biên dịch), (2009), Thuật ngữ y học cổ truyền của

Tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương

3.4 Cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu thuật ngữ Đông y tiếng Việt, chúng tôi sử dụng một số cách tiếp cận sau đây:

- Cách tiếp cận hệ thống: từ các đơn vị thuật ngữ Đông y được khảo sát trong các

cuốn từ điển chuyên ngành, luận án tiến hành tổng hợp, phân tích cấu trúc thuật ngữ nàyđược tạo nên bởi các yếu tố nào, đặc điểm của các yếu tố đó ra sao, giữa chúng có mốiquan hệ và được kết hợp với nhau như thế nào để cấu tạo thành thuật ngữ Đông y Từ đó,xác lập các mô hình của các yếu tố tạo thành thuật ngữ Đông y, chỉ ra các đặc điểm chung

và riêng của hệ thuật ngữ này

- Cách tiếp cận đồng đại: luận án xem xét các thuật ngữ Đông y tiếng Việt trên

phương diện đồng đại, trong tiếng Việt hiện đại

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp

và thủ pháp nghiên cứu sau đây:

a Phương pháp miêu tả

Trang 10

Phương pháp miêu tả dùng để miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của cácthuật ngữ Đông y, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ được sử dụng trong lĩnhvực chuyên môn Đông y, và đặc điểm định danh của hệ thuật ngữ Đông y tiếng Việt.

b.Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ theo thành tố trựctiếp nhằm xác định các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ Từ đó, tìm ra các nguyên tắc, cơ sởtạo thành thuật ngữ Đông y tiếng Việt cũng như các mô hình, quy luật cấu tạo, nguồn gốccủa đơn vị cấu tạo và mô hình định danh của lớp thuật ngữ này

c Phương pháp phân tích thành tố nghĩa

Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa củacác thuật ngữ Đông y tiếng Việt, từ đó xây dựng các mô hình định danh thuật ngữ, cơ sởđịnh danh của hệ thuật ngữ và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa tạo nên thuật ngữ mới trongchuyên ngành Đông y Việt Nam

d Thủ pháp thống kê

Thủ pháp thống kê được sử dụng để thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau Trên

cơ sở đó, luận án tiến hành phân loại tư liêu, hệ thống hóa, thống kê về từ loại, các thành

tố chính, các thành tố phụ, các yếu tố độc lập và các yếu tố không độc lập cấu tạo thuậtngữ, nguồn gốc của các thành tố cấu tạo thuật ngữ, các đặc trưng được chọn làm cơ sởđịnh danh thuật ngữ Đông y, v.v… và xây dựng các sơ đồ, bảng biểu, v.v…Từ đó, dựavào số liệu thống kê chính xác về thành tố cấu tạo, tần số, tần suất xuất hiện, tỉ lệ phầntrăm của của từng nhóm lĩnh vực trong hệ thuật ngữ, để làm cơ sở cho những miêu tả,phân tích, nhận xét, đánh giá và kết luận của luận án

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án này là công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, khảo sát và phân tíchmột cách hệ thống, toàn diện về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành, phương thứcđịnh danh và nét khác biệt về đặc trưng định danh của thuật ngữ Đông y tiếng Việt Dựavào kết quả nghiên cứu đạt được, luận án sẽ giúp cho các giảng viên giảng dạy chuyênngành, các giảng viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, những người làm công tác biênsoạn giáo trình, từ điển, các học sinh – sinh viên chuyên ngành y học cổ truyền…có đượcmột cái nhìn tổng quát về thuật ngữ Đông y tiếng Việt

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm vào việc nghiên cứu lí thuyết chung

về thuật ngữ học, góp phần làm sáng tỏ các luận điểm đại cương về đặc điểm của thuậtngữ chuyên ngành y học cổ truyền; đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng về phương diệncấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và phương thức định danh của thuật ngữ Đông y tiếng Việt

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 11

Luận án sẽ trở thành cầu nối tri thức ngôn ngữ học với tri thức khoa học của ngành ydược học cổ truyền, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà chuyên môn, các nhà khoahọc và người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong công tác giảng dạy, học tập, nghiêncứu và công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền Kết quả nghiên cứu của luận án

có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên phiêndịch, biên soạn giáo trình chuyên ngành y dược học và giảng dạy chuyên ngành y học cổtruyền ở nước ta

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực cho việc định hướng để xâydựng, biên soạn và chỉnh lý các thuật ngữ Đông y trong giáo trình, sách giáo khoa và từđiển chuyên ngành; là cơ sở khoa học, khách quan để đề xuất lựa chọn, chuẩn hóa và pháttriển hệ thuật ngữ Đông y tiếng Việt nói riêng, cũng như sự phát triển ngành y học cổtruyền Việt Nam nói chung

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, thư mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục kèm theo,luận án cấu tạo gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài

CHƯƠNG 2: Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ Đông y tiếng Việt

CHƯƠNG 3: Đặc điểm định danh của thuật ngữ Đông y tiếng Việt

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Dẫn nhập

Trong bất cứ lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động chuyên môn nào cũng đều có mộtlớp từ vựng chuyên dụng để biểu thị các khái niệm hay đối tượng thuộc lĩnh vực khoa họchoặc hoạt động chuyên môn đó Lớp từ vựng chuyên dụng đó được gọi là hệ thuật ngữ

Là bộ phận quan trọng trong từ vựng của mỗi ngôn ngữ, thuật ngữ chiếm một tỉ lệ lớntrong vốn từ, đồng thời cũng là bộ phận phát triển nhanh nhất so với các lớp từ ngữ khác.Đặc biệt, thuật ngữ có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa học,

do đó, chúng cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, cải tạo xã hội

Vì vậy, thuật ngữ nói chung và thuật ngữ chuyên ngành nói riêng là một mảng đề tài cótầm quan trọng đặc biệt và mang ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Từ trướcđến nay đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu mảng đề tài nàydưới nhiều góc độ khác nhau Sau đây, chúng tôi sẽ điểm lại và phác họa bức tranh tổngquát về tình hình nghiên cứu thuật ngữ nói chung, thuật ngữ Đông y nói riêng trên thếgiới và ở Việt Nam

1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới

Thuật ngữ học là một bộ môn liên quan đến việc nghiên cứu và hệ thống các bộphận từ ngữ chuyên môn có tính đặc thù của một ngành khoa học Từ thế kỷ XVIII, cáchoạt động liên quan đến thuật ngữ đã bắt đầu manh nha, với các nghiên cứu tập trung chủyếu về việc xây dựng và xác định các nguyên tắc cho một số hệ thuật ngữ đặc biệt Cácnghiên cứu trong lĩnh vực hóa học của Lavoisier và Berthollet hay các nghiên cứu trongthực vật học và sinh vật học của Linne trong thế kỷ XVIII đã cho thấy nhu cầu về loại từvựng khoa học chuyên ngành để diễn đạt các kiến thức chuyên môn sâu Trong thế kỷXIX, nhu cầu này ngày càng được khẳng định và là đề tài chính thức của nhiều hội nghịkhoa học chuyên ngành: hội nghị của các nhà thực vật học năm 1867, hội nghị của cácnhà sinh vật học năm 1889, hội nghị của các nhà hóa học năm 1892

Mặc dù vấn đề thuật ngữ đã được quan tâm từ rất lâu, tuy nhiên phải tới thế kỷ XX,thuật ngữ học mới thực sự được khẳng định như một ngành khoa học Việc nghiên cứuthuật ngữ xuất phát từ hai vấn đề nền tảng: thứ nhất là do kết quả quan sát quá trình hìnhthành lý thuyết nhằm đáp ứng sự ra đời của một phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữchuyên môn; thứ hai là do trên thực tế, trong giao tiếp, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi

Trang 13

Trung tâm thuật ngữ học Xô Viết gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng,như: D.S.Lotte, V.V.Vinogradov, A.I.Moiseev, A.A Reformatskij, V.P Danilenko, A.C.Gerd, S.I Corsunop, T.L Kandelaki, G.O Vinokur, v.v Những nghiên cứu của họ đi sâuvào phân tích bản chất, chức năng, mối quan hệ của thuật ngữ với các khái niệm, định nghĩa

và tiêu chuẩn của thuật ngữ [13], [17], [32], [52], [57], [76] Đối với các công trình nghiêncứu về thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, có thể chia thành bốn nhóm: (1) Nhómnghiên cứu về bản chất của thuật ngữ, điển hình là N.P Cudoxin; (2) Nhóm nghiên cứu vềchức năng của thuật ngữ, tiêu biểu là G.O Vinnokur, L.A Kapatnadze, X.M Burdin;(3)Nhóm nghiên cứu nghiêng về xác định thuật ngữ trong mối quan hệ của nó với kháiniệm, có O.X Akhmanova, A.A Reformatskij, v.v ; (4) Nhóm nghiên cứu về khái niệm vàđịnh nghĩa, điển hình có T.L Kandelaka, V.P Đanilencô, A.X Lotte, v.v Ngoài ra, các nhànghiên cứu Xô Viết cũng quan tâm nghiên cứu về tiêu chuẩn của thuật ngữ, chẳng hạn nhưA.X Lotte, A.A Refomatxki [dẫn theo 27]

Tại Trung tâm thuật ngữ học ở Áo, khi nghiên cứu các thuật ngữ, È Vjuster – ngườiđứng đầu trung tâm đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đưa ra các nguyên tắcthuật ngữ khoa học và từ điển học Theo ông, đó là cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu vàbiên soạn thuật ngữ Ông là người có đóng góp quan trọng trong việc soạn thảo bản chỉdẫn biên soạn các cuốn từ điển thuật ngữ quốc tế, khởi thảo ra vấn đề xây dựng và chỉnh

lý các hệ thống thuật ngữ

Ngoài ra, ở Tiệp Khắc, ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà khoa họccũng đã nghiên cứu về thuật ngữ học Họ tập trung vào việc miêu tả cấu trúc và chức năngcủa các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng, vấn đề chuẩnhóa các ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ cũng rất được quan tâm

Bên cạnh đó, nói đến thuật ngữ học còn phải kể đến các nhà thuật ngữ học Âu – Mỹnhư E.Wuster (Đức), R.W Brown (Mỹ), W.E Flood (Mỹ), J.C Segen (Mỹ),J.C.Boulanger (Anh) Các nhà thuật ngữ này nghiên cứu thuật ngữ dưới góc độ khái niệmhay định nghĩa Ngoài ra, họ còn đưa ra các tiêu chuẩn chung của thuật ngữ Chẳng hạn,J.C Segen (Mỹ) đã đưa ra bốn tiêu chuẩn chung của thuật ngữ, gồm: tính hệ thống, tínhquy ước, tính ổn định và tính chính xác [dẫn theo 31]

Có thể nói, khi đề cập tới hướng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh phù hợp với

hệ thống ngôn ngữ, người ta không thể không nhắc đến ba trường phái và cũng là ba cái nôinghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới là Liên Xô, Cộng hòa Séc và Áo

Cả ba trường phái này đều có chung một quan điểm đó là nghiên cứu thuật ngữ dựa trênngôn ngữ học, họ đều xem thuật ngữ như là một phương tiện diễn đạt và giao tiếp

Thuật ngữ học có gắn kết chặt chẽ với các chuyên ngành hẹp, chuyên biệt Do đó, bêncạnh cái chung, mỗi ngành khoa học đều tạo dựng cho mình các cơ sở xây dựng nên những

hệ thống thuật ngữ chuyên ngành khác nhau, vì thế chúng có những đặc thù riêng Tuynhiên, thuật ngữ không phải là mục đích tự nó mà còn là để phục vụ cho khoa học, công

Trang 14

nghệ và hoạt động giao tiếp, truyền thông, nó phải gắn với các hoạt động trong phạm vi phục

vụ cho các lĩnh vực khoa học khác

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam

Tuy xuất hiện khá muộn, nhưng thuật ngữ tiếng Việt đã trải qua những giai đoạn pháttriển khác nhau cùng với những lĩnh vực nghiên cứu về thuật ngữ khác nhau Theo HàQuang Năng [61], lịch sử tiếng Việt hiện đại nước ta trải qua bốn dấu mốc lớn, đó là: a Sựxuất hiện của người Pháp và sự ra đời của chữ quốc ngữ; b Sau cách mạng tháng 8; c.Những năm 60 của thế kỷ 20 và sau năm 1985 Những cột mốc này đã ghi nhận sự pháttriển mạnh mẽ của tiếng Việt, đó cũng là những dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triểnthuật ngữ tiếng Việt

Ở thời kỳ đầu, số lượng thuật ngữ tiếng Việt không nhiều, chất lượng chưa cao, song

có thể coi đây là bước đầu đặt cơ sở cho việc nghiên cứu thuật ngữ Về các thuật ngữ khoa

học kỹ thuật thì có các tạp chí khoa học, chuyên môn, trong đó có Khoa học tạp chí 1933) và Báo khoa học (1942-1943) Về thuật ngữ khoa học nước ngoài thì có các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như Danh từ khoa học (Toán, Lý, Hóa, Cơ, Thiên Văn) của Hoàng Xuân Hãn (1948, Khoa học tùng thư, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn), Danh từ vạn vật học của Đào

(1931-Văn Tiến (do Tổng Hội sinh viên cứu quốc xuất bản sau Cách mạng tháng Tám, Hà Nội,

1945); Danh từ thực vật của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn (Tủ sách nông học Việt Nam, Thuận Hóa, 1945); Danh từ y học của Lê Khắc Thiên và Phạm Khắc Quảng, v.v

Trong số các học giả thời kỳ này, Hoàng Xuân Hãn có thể coi là người đầu tiên đặt vấn đềxem xét các thuật ngữ khoa học kỹ thuật một cách có hệ thống Trong tác phẩm của mình,ông đề ra cho thuật ngữ 8 yêu cầu và nêu lên 3 phương sách đặt thuật ngữ khoa học, đó là:dùng tiếng thông thường, phiên âm, lấy gốc chữ Nho [dẫn theo 40] Vận dụng 3 phươngthức đó, Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng được cuốn thuật ngữ đối chiếu Pháp – Việt đầu tiên

về các môn toán, lý, cơ, thiên văn dùng cho bậc trung học Quan điểm của ông được đánhgiá là “tuy có hạn chế về mặt lịch sử nhưng đã ghi dấu ấn quan trọng trong việc biên soạnnghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt” [28]

Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của nhànước Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, vănhóa, quân sự, nghệ thuật, v.v và được sử dụng làm phương tiện giảng dạy duy nhất ở tất cảcác cấp học Nhờ vậy, thuật ngữ khoa học tiếng Việt cũng được phát triển mạnh mẽ Đặc biệt

là từ sau ngày hòa bình lập lại (1954), miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo

ra bước phát triển mới cho việc nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt Chính

vì vậy, trong giai đoạn này, vấn đề xây dựng và thống nhất thuật ngữ thực sự trở thành mốiquan tâm lớn của các nhà khoa học Việt Nam Tuy nhiên, khi xây dựng thuật ngữ, các nhàkhoa học có quan điểm hết sức khác nhau, không có được một đường hướng chung thống

nhất Trước tình hình đó, năm 1960, Ủy ban Khoa học Nhà nước đã ban hành Quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên [dẫn theo 36] và bản Nguyên tắc xây dựng thuật ngữ Khoa học xã hội Hai bản qui định này đã phát huy được tác dụng nhất định

Trang 15

trong việc thúc đẩy các ngành chuyên môn xây dựng thuật ngữ theo một hướng thống nhấthơn Nhờ vậy, hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt đã có thể đáp ứng được nhu cầu nghiêncứu, học tập và giảng dạy kể cả ở bậc trên đại học Tuy vậy, do có những điểm quy định chưa

rõ ràng, thiếu chặt chẽ nên khi áp dụng vào thực tiễn các tiểu ban thuật ngữ có quan niệm vàgiải quyết khác nhau Vì thế, tình trạng không thống nhất trong cách đặt thuật ngữ mới cũngnhư trong cách phiên thuật ngữ nước ngoài vẫn còn khá phổ biến

Trước tình hình đó, Ủy ban khoa học Nhà nước cũng đã tổ chức nhiều hội nghị bàn vềvấn đề thuật ngữ, như: Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học được tổ chứcvào tháng 12/1964; Hội nghị trưng cầu ý kiến về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học tháng

5/1965 Và sau đó, Hội đồng Thuật ngữ - Từ điển khoa học được thành lập Hội đồng đã đưa ra một đề án Quy tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt, được Ủy ban

Khoa học xã hội công bố dưới dạng quy định tạm thời vào tháng 6/1966 Quy tắc này cũng

đã góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu thuật ngữ lên một bước mới và cho ra đời mộtloạt gần 50 tập thuật ngữ đối chiếu Do vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về thuậtngữ khoa học tiếng Việt nên chỉ trong hai năm 1978 và 1979 đã có 4 hội nghị khoa học vềchuẩn mực hóa chính tả và thuật ngữ đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà vănhóa, các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong cả nước Rất nhiều ý kiến đã được đưa ra vàđăng tải trên Tạp chí Ngôn ngữ, một tạp chí uy tín và là diễn đàn để các nhà khoa học chia

sẻ những lý luận, quan điểm khác nhau về ngôn ngữ, với các bài của Lê Khả Kế [34], [35],Lưu Vân Lăng [46], [47], Nguyễn Như Ý [107], Hoàng Văn Hành [24], Lê Văn Thới [87],Nguyễn Thạc Cát [1], v.v Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: xác định kháiniệm thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức xây dựng thuật ngữ, vấn đề vaymượn thuật ngữ nước ngoài, có nên chấp nhận hay không những yếu tố ngoại lai, v.v Vào những năm 80 thế kỷ XX, để phục vụ cho cải cách giáo dục, Bộ Giáo dục đã ban

hành Qui định về chính tả tiếng Việt và Qui định về thuật ngữ tiếng Việt (5/3/1984), trong

đó nêu ra những yêu cầu chuẩn đối với hai lĩnh vực kể trên Để thực hiện những yêu cầu

chuẩn đó, Bộ đã thành lập ra hai Hội đồng cấp nhà nước: Hội đồng chuẩn hóa chính tả tiếng Việt và Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ Về thuật ngữ, các nhà khoa học đã đưa ra

những quy định cụ thể, như cấu tạo và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, việc chuẩn hóa, hệthống hóa, v.v trong việc biên soạn sách giáo khoa, từ điển và giảng dạy

Từ đầu những năm 90 cho đến cuối thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về thuậtngữ ở Việt Nam thường mang tính tổng kết chung việc nghiên cứu thuật ngữ từ bối cảnh xãhội Hoàng Xuân Hãn là người đặt nền móng cho những nghiên cứu lý thuyết đối với thuậtngữ Việt Nam Sau Hoàng Xuân Hãn, những tên tuổi được biết đến với các công trìnhnghiên cứu trong lĩnh vực lý thuyết về thuật ngữ là: Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng,Nguyễn Như Ý, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Khả Kế, Đái Xuân Ninh,Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn, Đỗ Hữu Châu, Lê Quang Thiêm, v.v Nhìn chung các nhà nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam thời kỳ này đã tập trung giải quyết

Trang 16

các vấn đề về định nghĩa thuật ngữ, vị trí thuật ngữ trong ngôn ngữ, đặc điểm của thuật ngữ,con đường hình thành của thuật ngữ, vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt, v.v

Bước sang thế kỷ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc kỹ thuật và công nghệ, những vấn đề lý luận của thuật ngữ được đặc biệt quan tâm.Việc nghiên cứu về thuật ngữ trong tiếng Việt trên bình diện lý thuyết đã có những thànhtựu tương đối lớn với những công trình mang tính chất tổng kết và phát triển sâu sắc củaNguyễn Văn Khang, Hà Quang Năng, Nguyễn Đức Tồn, v.v Năm 2000, Nguyễn Văn

Khang có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn để Chuẩn hóa thuật ngữ, nhìn lại từ góc độ bối cảnh

xã hội và bàn về Những vấn đề đặt ra đối với việc xử lý từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt

[37], [38] Tháng 11 năm 2008, Hội ngôn ngữ học Việt Nam đã tổ chức một hội thảo

Chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong đổi mới và hội nhập với 10 báo cáo khoa học, tham

luận được trình bày Nội dung của hội thảo tập trung vào 3 vấn đề:

a Vấn đề thống nhất, hoàn chỉnh và chuẩn hóa thuật ngữ

b Vấn đề đặc điểm thuật ngữ và tiêu chuẩn xác định thuật ngữ

c Vấn đề sử dụng thuật ngữ, giải thích thuật ngữ trong sách giáo khoa và trong vănbản quản lý nhà nước

Năm 2009, tác giả Hà Quang Năng có công trình Sự phát triển của từ vựng nửa sau thế kỷ XX, trong đó ông dành một chương nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt, nêu rõ con

đường hình thành thuật ngữ tiếng Việt cũng như những giải pháp cụ thể trong việc tiếpnhận thuật ngữ nước ngoài vào tiếng Việt

Năm 2010, Nguyễn Đức Tồn công bố bài viết Một số vấn đề về nghiên cứu, xây dựng

và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay [90], [91] Năm 2011, ông và PGS.TS Nguyễn Kim Bảng đồng chủ nhiệm đề tài cấp Bộ Những vấn

đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt” Chương 4 của đề tài này đã dành riêng cho việc

nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập và toàn cầuhóa Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc tổng kết những vấn đề lý luận truyền thống vềthuật ngữ như vấn đề định danh ngôn ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ, vấn đề vay mượnthuật ngữ nước ngoài và vấn đề áp dụng lý thuyết điển mẫu vào nghiên cứu và chuẩn hóathuật ngữ tiếng Việt

Năm 2012, Nguyễn Đức Tồn tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ về thuật ngữ

tiếng Việt Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam [65] Trong công trình này, ông đã tập trung nghiên cứu toàn diện các vấn

đề lý luận cơ bản của thuật ngữ học và thuật ngữ tiếng Việt để làm cơ sở tiến hành khảo sát

và đánh giá tình hình thuật ngữ tiếng Việt hiện nay trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên (vậtlý), khoa học xã hội (ngôn ngữ), khoa học công nghệ (xây dựng), kinh tế học (thương mại)nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng Luật ngôn ngữ ởViệt Nam

Cũng trong năm 2012, trên cơ sở chương trình khoa học cấp Bộ Một số vấn đề cơ bản

về cơ sở lý luận và phương pháp luận biên soạn các loại gồm từ điển và bách khoa thư Việt

Trang 17

Nam (do PGS.TS Phạm Hùng Việt – Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam làm chủ

nhiệm đề tài) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ này được phân thành bảy nhánh đề tài,trong đó có một nhánh nghiên cứu những vấn đề lí luận và phương pháp luận biên soạn từđiển chuyên ngành và thuật ngữ do PGS.TS Hà Quang Năng làm chủ nhiệm Kết quả

nghiên cứu đã được nghiệm thu của nhánh đề tài này được xuất bản với tên gọi Thuật ngữ học – những vấn đề lý luận và thực tiễn do Hà Quang Năng chủ biên [62] Đây là những

công trình nghiên cứu có tính chất tổng kết một số vấn đề cơ bản về thuật ngữ học, đồngthời có cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn của từ điển học thuật ngữ ở nước ta vànước ngoài Cuốn sách tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: (1) Tổng kết những thành tựunghiên cứu lí luận và nghiên cứu ứng dụng về thuật ngữ học ở Liên Xô, Liên bang Nga vàCộng hòa Liên bang Đức; (2) Đánh giá những thành quả của thuật ngữ học ở Việt Namtrong nửa thế kỷ qua; (3) Những con đường, những phương thức hình thành thuật ngữ vàđặc điểm thuật ngữ tiếng Việt

Sang thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam tiếp tục theohướng chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt và đặc điểm của từng hệ thuật ngữ trong các ngànhkhoa học hoặc lĩnh vực chuyên môn cụ thể Sau Vũ Quang Hào, người được coi là đầu tiên

có công trình nghiên cứu chuyên sâu về một hệ thuật ngữ chuyên ngành trong luận án Phó

tiến sĩ: “Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt: đặc điểm và cấu tạo thuật ngữ” (1991), đã có

thêm nhiều luận án nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ, tập trung vào những lĩnh vực

chuyên ngành Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu là luận án tiến sỹ như “So sánh thuật ngữ cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại” (Nguyễn Thị Bích Hà, 2000); “Khảo sát thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt” (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2005); “Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển sang tiếng Việt” (Vương Thị Thu Minh, 2006); “So sánh đặc điểm cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ tài chính – kế toán – ngân hàng trong tiếng Anh và tiếng Việt” (Nguyễn Thị Tuyết, 2011); “Đặc điểm ngữ nghĩa và cấu tạo của thuật ngữ sở hữu trí tuệ tiếng Việt” (Mai Thị Loan, 2012); “Thuật ngữ khoa học kỹ thuật xây dựng trong tiếng Việt” (Vũ Thị Thu Huyền, 2013); “Nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học

tự nhiên tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ Toán – Cơ – Tin học – Vật lý) (Ngô Phi Hùng, 2014)”; “Đối chiếu thuật ngữ du lịch Việt - Anh” (Lê Thanh Hà, 2014); “Đặc điểm cấu tạo

và ngữ nghĩa hệ thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt” (Nguyễn Quang Hùng, 2016); “Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh – tiếng Việt” (Trần Ngọc Đức, 2018), “Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh – Việt và chuyển dịch thuật ngữ báo chí tiếng Anh sang tiếng Việt” (Nguyễn Đức Đạo, 2018); “Đặc điểm thuật ngữ hành chính tiếng Việt” (Phạm Thị Hồng

Thắm, 2018), v.v

Các công trình luận án về thuật ngữ trong thời gian này tập trung vào nghiên cứunhững nội dung sau: a Hệ thống hóa các quan điểm lý luận trong việc nghiên cứu thuật ngữtrên thế giới và ở Việt Nam; b Phân tích đặc điểm cấu tạo của một hệ thuật ngữ chuyênngành cụ thể, mô hình hóa các kiểu cấu tạo của hệ thuật ngữ chuyên ngành đó; c Phân tích

Trang 18

đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ, các công trình chú trọng tới phân nhóm theo trườngnghĩa; d Với những đề tài đối chiếu, các nghiên cứu thường xác lập danh sách các thuật tốcấu tạo nên thuật ngữ trong lĩnh vực cụ thể mà tác giả chọn nghiên cứu ở tiếng Việt và danhsách tương ứng ở ngôn ngữ được đối chiếu, sau đó so sánh các chỉ số thống kê và xác định

hệ số tương quan giữa hai danh sách Từ sự phân tích, đánh giá như vậy, các mô hình cấutạo thuật ngữ cũng được thiết lập; e Trong một số công trình gần đây, lý thuyết điển mẫuđược áp dụng để xác lập ranh giới chuẩn hóa, giúp xác định số lượng thuật ngữ đạt chuẩncũng như công bố danh sách những thuật ngữ chưa đạt chuẩn ở lĩnh vực được lựa chọnnghiên cứu

Có thể thấy, việc chuẩn hóa, thống nhất hệ thống thuật ngữ của từng chuyên ngành cụthể có vai trò quan trọng để tiến tới chuẩn hóa và thống nhất cho cả hệ thống thuật ngữ tiếngViệt nói chung Việc nghiên cứu thuật ngữ trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách

và cần thiết là phải giải quyết cụ thể, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam

Tóm lại, trải qua hơn nửa thế kỷ, thuật ngữ tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng vàmạnh mẽ, có sự thay đổi không những về số lượng, mà cả về chất lượng, không chỉ vềhình thức mà cả về nội dung Tùy từng giai đoạn lịch sử, tùy hoàn cảnh xã hội mà thuậtngữ của từng ngành có sự phát triển khác nhau Về cơ bản, thuật ngữ Việt Nam đã có địnhhướng phát triển đúng, dần dần đã đi vào con đường khoa học, dân tộc, đại chúng, gópphần cho từ vựng tiếng Việt thêm phong phú

1.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Đông y

Đông y là tổng thể các kiến thức và thực hành y học dựa trên kinh nghiệm sống vàquan sát lâm sàng, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng dạy nghề trực tiếp,truyền khẩu hoặc văn tự, giải thích được hoặc không giải thích được để chẩn đoán, dựphòng hoặc loại trừ sự mất cân bằng trong cơ thể con người, giữa con người và thiên nhiên,giữa con người và xã hội, nhằm chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ Nói chung, mỗi dân tộc đều

có y học cổ truyền riêng, như Trung y của Trung Quốc, Singapo; Hàn y của Hàn Quốc;Đông y của Việt Nam, Triều Tiên; Hán phương y học của Nhật Bản; Thái y của Thái Lan;

Ấn y của Ấn Độ… Do sự ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ của Trung y tới nền y học cổtruyền của các nước trong khu vực, luận án của chúng tôi giới hạn, tập trung đánh giá tìnhhình nghiên cứu thuật ngữ Trung y ở Trung Quốc và thuật ngữ Đông y ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Trung y ở Trung Quốc

Trung y học có lịch sử lâu đời Từ đời Tần, đời Hán, các tác phẩm Trung y kinh điểnnhư “Hoàng đế nội kinh”, “Thần Nông bản thảo kinh”, “Thương hàn tạp luận bệnhluận”… đã tạo nên hệ thống khái niệm Trung y học về sinh lý cơ thể người, nguyên nhânbệnh, cơ chế bệnh, chẩn đoán, cách chữa bệnh, phương dược và dưỡng sinh…, đồng thờicũng đã xây dựng một hệ thống thuật ngữ Trung y, đặt nền móng cho hệ thống lý luậnTrung y học

Từ sau năm 1949, Đảng và Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng công tác Trung ydược, đặc biệt là sau khi Chủ tịch nước Mao Trạch Đông có nhận định sáng suốt về “y

Trang 19

dược học Trung Quốc là một kho báu vĩ đại, phải cố gắng phát huy, tăng cường đề cao”,

sự nghiệp Trung y dược phát triển mạnh mẽ, công tác chuẩn hoá thuật ngữ danh từ Trung

y dược cũng không ngừng phát triển Công tác chuẩn hoá thuật ngữ danh từ Trung y dược

từ sau năm 1949 chủ yếu được triển khai trên 3 phương diện: Một là tổ chức biên soạngiáo trình Trung y giảng dạy trong các trường đại học cả nước, sau hơn 40 năm đã biênsoạn và xuất bản 06 bộ giáo trình về các chuyên ngành Trung y dược; Hai là biên soạn và

xuất bản các loại sách công cụ như: Trung y danh từ thuật ngữ tuyển thích,Giản minh Trung y từ điển, Trung y đại từ điển, Trung dược đại từ điển, Châm cứu đại từ điển, các quyển về Trung y trong Trung Quốc y học bách khoa toàn thư, Trung Quốc đại bách khoa toàn thư – Trung Quốc y học truyền thống, Trung y dược học chủ đề từ biểu, Hán – Anh Trung y đại từ điển v.v…; Ba là tiến hành nghiên cứu chuẩn hoá thuật ngữ danh từ Trung

y dược, xây dựng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về thuật ngữ Trung y, như: Dược điển Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Trung y bệnh chứng chẩn đoán liệu hiệu tiêu chuẩn, Kinh huyệt bộ vị, Nhĩ huyệt tên gọi và bộ vị, Trung y bệnh chứng phân loại và mã số, Trung y lâm sàng chẩn liệu thuật ngữ v.v…Những thành tựu này đã đặt nền móng khá

vững chắc trong công tác thẩm định thuật ngữ danh từ Trung y dược hiện tại

Bước sang thế kỷ XXI, Trung y dược với lịch sử lâu đời cũng cần phải tự mình pháttriển hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, điều này yêu cầu Trung

y hiện đại hoá Gần 20 năm qua, trên thế giới liên tục xuất hiện “cơn sốt châm cứu”, “cơnsốt Trung dược”, “cơn sốt Trung y”, Trung y dược đang vươn tới thế giới Trung Quốc đãgia nhập WTO, điều này đem đến một cơ hội tốt cho Trung y dược và sản phẩm Trung ydược “tiến quân” vào thị trường thế giới, trong bối cảnh đó yêu cầu Trung y dược nhanhchóng đẩy mạnh tiến trình quốc tế hoá

Trung y hiện đại về phương diện nào đó mà nói thì chính là dùng ngôn ngữ hiện đại

để trần thuật Trung y Ngôn ngữ hiện đại bao gồm ngôn ngữ khoa học tự nhiên, khoa học

xã hội hiện đại và triết học đương đại, dùng lời nói hiện đại để biểu đạt, để có thể đốithoại với khoa học chủ lưu đương đại, thể hiện trình độ khoa học hiện đại, phục vụ tốthơn nữa công tác khám - chữa bệnh cho con người Quá trình hiện đại hoá Trung y cần có

sự tham gia của nhiều ngành khoa học, cần có sự góp phần của công nghệ kỹ thuật hiệnđại, trong đó thuật ngữ trung y với những khái niệm rõ ràng, chuẩn hoá, thống nhất có vịtrí quan trọng hàng đầu

Hơn chục năm lại đây, những nghiên cứu về thuật ngữ Trung y ở Trung Quốc tươngđối nhiều, thường tập trung vào các vấn đề sau:

(a) Coi trọng nghiên cứu dịch thuật

Do sự khác nhau về cấu tạo từ và sử dụng từ giữa hệ thống thuật ngữ Trung y vớithuật ngữ y học phương Tây, dẫn đến những khó khăn trong công tác dịch thuật ngữTrung y Tác giả Mã Bang Tân cho rằng: “mức độ khó trong dịch thuật Trung y rất lớn.Ngoài việc nắm vững các kiến thức biên dịch ngoại ngữ còn phải có vốn kiến thức Trung

y nhất định, nắm chắc đặc điểm ngôn ngữ Trung y thường dùng, hiểu một cách chuẩn xác

Trang 20

nội hàm thuật ngữ đó chứa đựng, thì mới có thể dịch chính xác, trôi chảy thuật ngữ Trung

y sang tiếng Anh” [128, tr.95-97] Lý Vĩnh An chỉ ra rằng: “Hiện nay dịch thuật ngữTrung y quả thực còn tồn tại rất nhiều vấn đề, cần thiết giải quyết một cách rõ ràng hơn

Ví dụ như: “mạch chẩn” là phương pháp chẩn đoán bệnh quan trọng và mang tính đặc thùcủa trung y học Nó có vị trí vô cùng quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng Trung y, nhưnghiện nay hình thức dịch sang tiếng Anh tên gọi mạch tượng trong Trung y vẫn còn khá lộnxộn” [124, tr.1130-1131] Khi nghiên cứu “kết cấu bốn chữ” trong Trung y, Hộ Lý Quyên[121, tr.105-108] đưa ra sự lý giải về những khác biệt chính giữa hai ngôn ngữ tiếng Trung

và tiếng Anh, việc nắm vững chính xác kết cấu tầng bậc ngôn ngữ nguồn, những lý giải sâusắc về kết cấu ngôn ngữ đích với nhân tố văn hóa, và những kỹ xảo dịch “kết cấu bốn chữ”

là không thể hoặc còn nhiều khiếm khuyết Trương Thanh Dung [149, tr.53-54] đã bàn vềvấn đề qui phạm dịch tên thuật ngữ Trung y, Lý Kinh Ôn và Lý Vĩnh An [122, tr.35] cũngđưa ra quan điểm của mình về việc chuẩn hóa thuật ngữ Trung y dịch sang tiếng Anh ThẩmNghệ [132, tr.5-6] bắt tay vào nghiên cứu biên dịch thuật ngữ tạng tượng

(b) Coi trọng xây dựng kho dữ liệu thông tin

Trung y dược truyền thống đã có lịch sửphát triển mấy nghìn năm, hình thành nên hệthống tri thức đồ sộ Nhưng nguồn thông tin dữ liệu số hóa của Trung y dược thiếu nhữngbiểu đạt tầng bậc tri thức, cũng không có tiêu chuẩn định nghĩa thuật ngữ thống nhất, do

đó đã gây ra những khó khăn về việc sử dụng và cùng hưởng lợi từ các dữ liệu thông tin.Chính vì điều này, rất nhiều học giả đang nỗ lực trong việc số hóa thuật ngữ Trung y NgôTriều Quân [140, tr.18] cho rằng: “Hệ thống thuật ngữ y học hiện nay thiếu những côngtrình tri thức, do vậy bản thể luận là những thuyết minh về khái niệm, sử dụng hệ thốngkhung để tiến hành miêu tả các khái niệm và quan hệ tồn tại khách quan, biểu đạt đúngmối liên quan giữa các khái niệm phức tạp, tìm ra phương thức biểu đạt kiến thức y học

có hiệu quả” Về vấn đề mà hệ thống thuật ngữ y học phải đối diện, ông đã đưa raphương án xây dựng hệ thống ngôn ngữ nhất thể hóa dựa trên cơ sở bản thể luận, mụcđích là để sử dụng có hiệu quả nguồn dữ liệu số hóa hiện có, đem đến cho người dùng sựtiện lợi và đơn giản

(c) Coi trọng mở rộng và phát triển ngữ nghĩa

Trần Di Đình [118, tr.41-43] cho rằng: “Trong quá trình lịch sử lâu dài, Hán ngữ đãtạo ra hàng loạt những cụm từ bốn chữ liên quan tới Trung y dược, gọi là “thiệp y thụcngữ” (cụm từ bốn chữ Trung y), ví dụ như “tiêu bản kiêm trị”, “thị dược tam phân độc”v.v… là những cụm từ cố định liên quan trực tiếp đến lý luận và thực tiễn Trung y, vànhững cách nói như “huyền hồ tế thế” (lương y cứu người), “bệnh nhập cao hoang” (bệnhrất nguy kịch, không thể cứu chữa) v.v… là những cách biểu đạt liên quan tới câu chuyệnlịch sử, điển cố và truyền thuyết về y dược.”

(d) Coi trọng công tác giảng dạy Hán ngữ Trung y

Thành quả nghiên cứu giảng dạy Hán ngữ Trung y được thể hiện ở các vấn đề sau:

(i) Biên soạn giáo trình

Trang 21

Trong các trường Đại học Trung y, việc xuất hiện nhiều lưu học sinh từ các nướctrên thế giới đến học tập đã khiến cho nhà trường tăng cường biên soạn giáo trình giảngdạy Hán ngữ Trung y phù hợp Năm 1985, Vương Nghiên Nông, Diêm Đức Thảo chủ

biên cuốn Hán ngữ Trung y (Nxb Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh), gồm 2 quyển,

90 bài; năm 1986, Học viện Trung y Thượng Hải biên soạn cuốn Hán ngữ - Medical Chinese (Nxb Cổ tịch Trung y); năm 1997, Khương Mẫn Kiệt, Tông Mai Quyên chủ biên cuốn Hán ngữ hiện đại Trung y (Nxb Giáo dục Cát Lâm); năm 2010, Nxb Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ cho ra mắt bộ sách Hán ngữ Trung y thực dụng gồm ba cuốn: đọc

hiểu, nghe và nói, do Vương Dục Lâm, La Căn Hải và Bạc Đồng là tổng chủ biên Những

bộ giáo trình này đều có ưu điểm của mình như tập hợp được nhiều thuật ngữ Trung y,giúp người học hiểu được truyền thống văn hóa, phương thức tư duy về Trung y dược, cácthuật ngữ được giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu Mặc dù vậy, các giáo trình sử dụngthuật ngữ Trung y chưa có tính hệ thống, chưa phân thành được các chuyên đề, còn dàntrải, người học khó nắm bắt để thực hành trong thực tế

(ii) Nghiên cứu giảng dạy

Nhìn từ góc độ bản thể Hán ngữ, Dương Thanh Hiên [141, tr.87-94] khi đó thuộcHọc viện Ngôn ngữ Bắc Kinh đã nghiên cứu về cách cấu tạo từ y học Hán ngữ Ông chorằng: phương thức cấu tạo từ của từ y học Hán ngữ rất đa dạng, ngoài việc tuân thủ theocách cấu tạo từ tiếng Hán thông thường, còn cần có qui tắc độc đáo cho bản thân mình.Còn Vu Bằng [146, tr.45-47] đã thảo luận về phân loại và chuẩn hóa thuật ngữ đau nhức

((((((trong Trung y

Về giảng dạy yếu tố ngôn ngữ, Vu Bằng [145, tr.30-31] đã tiến hành nghiên cứu dạyđọc hiểu Hán ngữ cho lưu học sinh ở các trường chuyên ngành Trung y Vu Bằng, Từ GiaNinh [144, tr.35-36], nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp dạy viết Hán ngữ Trung y cholưu học sinh Trong báo cáo điều tra, Trương Nghi Ngang [150, tr.41-43] đã đề cập tớigiảng dạy từ ngữ, ngữ pháp dành cho các đối tượng lưu học sinh học dự bị trước khi vàohọc chuyên ngành Trung y

Về phương pháp giảng dạy, Từ Phượng Lan [138, tr.42-45] đã có những nghiên cứu

sơ bộ về phương pháp giảng dạy Hán ngữ Trung y cho lưu học sinh, đề cập tới việc vậndụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; Vu Bằng [145, tr.26-27] sử dụng lý luận trinhận trong giảng dạy; Bạc Đồng [116, tr.41-42] bàn về ứng dụng lý luận ngôn ngữ trunggian trong giảng dạy Hán ngữ đối ngoại ở các trường chuyên ngành Trung y Vu Bằng,Quách Hồng [142, tr.25-26], Vu Bằng, Tiêu Dục Mai [147, tr.21-22], Trương Nghi Ngang[150, tr.41-43] đã trăn trở về các trở ngại ngôn ngữ của lưu học sinh chuyên ngành Trung

y sau khi vào học chuyên ngành, đồng thời đưa ra các biện pháp cải tiến cần thiết TônVăn Chung [133, tr.7-8], Lưu Điệp, Chương Mai [125, tr.74-75] thì lại trăn trở về nghiêncứu phương pháp giảng dạy y cổ văn và tiếng Anh Trung y cho lưu học sinh Hành Ngọc Hoa[137, tr.109-110] là một giảng viên trực tiếp giảng dạy Hán ngữ cho sinh viên nước ngoài(Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam) của Đại học Trung y dược Thiên Tân,

Trang 22

đã bàn luận về phương pháp dạy học từ vựng Hán ngữ đối ngoại chuyên ngành Trung y.Qua thực tế giảng dạy, tác giả đã tổng kết, phát hiện và tìm ra phương pháp dạy học từngữ mang màu sắc Trung y, đó là dựa vào phân tích tâm lý học tri nhận trong dạy học từvựng, cần đặc biệt chú trọng tới giảng giải về ngữ nghĩa, từ đồng nghĩa, từ cận nghĩa, từtrái nghĩa Mặt khác, nhìn từ góc độ chuyên ngành, từ vựng Hán ngữ Trung được phânthành hai loại lớn: từ vựng Trung y sơ cấp và từ vựng Trung y chuyên ngành Từ đó, tácgiả xác định sách lược giảng dạy từ vựng Hán ngữ Trung y ở các loại hình bài giảng khácnhau theo các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết

Về thiết kế tổng thể, xây dựng chương trình Hán ngữ Trung y, Trần Việp, Sai Khả Phu[117, tr.78-79], Phàn Húc [119, tr.132-133], Tôn Nghệ Quân [134, tr.81-82], Trương Lệ, BạchĐịch Địch [115, tr.212-213], Đài Đông Hải [135, tr.509] đưa ra những suy nghĩ mang tínhkhai thác, tìm kiếm mô hình dạy học, cơ chế giảng dạy và xây dựng chương trình Hán ngữđối ngoại dành cho lưu học sinh các trường chuyên ngành Trung y Các nhà nghiên cứu đềunhận ra sự khác biệt rất lớn trong giảng dạy Hán ngữ đối ngoại thông thường ở các trườngnói chung và giảng dạy Hán ngữ Trung y; đồng thời các trường chuyên ngành Trung y đềumong muốn xây dựng mô hình giảng dạy Hán ngữ Trung y phù hợp

(e) Coi trọng nghiên cứu văn hóa

Rất nhiều học giả ngày càng chú trọng liên hệ giữa nghiên cứu y học và văn học, đãhình thành sự độc đáo về “thiệp y văn học” (văn học Trung y dược) Học giả Trần DiĐình [118, tr.41-43] nói rằng “thiệp y văn học” là những tác phẩm văn học đề cập tớiTrung y dược cả về nội dung lẫn hình thức, trong đó bao gồm các bài thơ, phú tên thuốcvới từ ngữ là những thuật ngữ danh từ Trung y dược Vương Hồng Lợi [139, tr 510] khảosát ở mức độ sâu hơn, cho rằng: phương thức tư duy đằng sau thuật ngữ Trung y làphương pháp loại suy của triết học truyền thống Trung Quốc, điều này lại khá trừu tượngđối với tài liệu cảm tính, vượt quá tầng bậc phán đoán và suy diễn, do vậy bắt đầu vậndụng so sánh, đối chiếu, phân loại và khả năng thao tác tư duy phức tạp, cao cấp một cách

hệ thống hóa và cụ thể hóa Cũng có học giả đã vận dụng phương pháp nhân loại học đểnghiên cứu văn hóa Trung y, đồng thời đã đạt được những thành quả nhất định, như Mã

Bá Anh [129, tr 57-61] Không dừng ở đó, Tất Phương Vân [130, tr.54-56] đã khẳng địnhtầm quan trọng của việc tìm hiểu văn hóa ngôn ngữ chứa đựng trong Trung y dược học.Màu sắc văn hóa được thể hiện qua chữ Hán với nội hàm phong phú, những thành ngữ,điển cố có ý nghĩa thâm sâu, những tên thuốc, câu đối sinh động, những truyền thuyếtthần thoại mang đậm tính trí tuệ

(g) Coi trọng công tác chuẩn hóa thuật ngữ Trung y dược

Xác định được tầm quan trọng của thuật ngữ Trung y, Chính phủ Trung Quốc càngcoi trọng công tác chuẩn hoá thuật ngữ Trung y dược, chú trọng triển khai hai phươngdiện Một là chuẩn hoá danh từ Trung y dược, tháng 6 năm 2000 Chính phủ Trung Quốc

đã thành lập Ban thẩm định danh từ Trung y dược thuộc Uỷ ban thẩm định danh từ khoahọc kỹ thuật toàn quốc, phụ trách chuẩn hoá và thẩm định thuật ngữ danh từ khoa học

Trang 23

Trung y dược Năm 2001, Phòng khoa học kỹ thuật của Viện nghiên cứu Trung y Trung

Quốc đã triển khai Nghiên cứu chuẩn hoá thuật ngữ danh từ cơ bản Trung y dược Đến

năm 2003, Trung Quốc đã hoàn thành chuẩn hóa 5.284 thuật ngữ danh từ cơ bản Trung ydược, cuối năm 2004 đã được thẩm định và xuất bản Cũng trong năm 2004, Viện nghiên

cứu Trung y Trung Quốc cũng đã triển khai nghiên cứu chuyên đề Chuẩn hoá và thẩm định thuật ngữ danh từ nội, phụ, nhi khoa Trung y Tháng 3 năm 2008, Hội Trung y dược Thế giới với hơn 200 chuyên gia y học cổ truyền của 68 nước đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc tế đối chiếu Trung – Anh về thuật ngữ danh từ cơ bản Trung y với 6.526 thuật ngữ

cơ bản của 21 chuyên khoa như lý luận cơ sở Trung y, chẩn đoán Trung y, điều trị, Trungdược, phương tễ, châm cứu, lâm sàng….; Đến tháng 4 năm 2008, Tổ chức y tế Thế giới

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, lần đầu tiên ban hành Tiêu chuẩn Quốc tế thuật ngữ danh từ y học cổ truyền với 3.543 thuật ngữ của 7 chuyên khoa, bao gồm lý luận cơ bản,

chẩn đoán học, các chuyên khoa lâm sàng, v.v…

(h) Chú trọng phương pháp nghiên cứu thuật ngữ Trung y

Trải qua một quá trình lâu dài về công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học,Trung y dược đã hình thành một lượng lớn thuật ngữ chuyên môn Những thuật ngữ này

đã biểu đạt các khái niệm trong lĩnh vực Trung y dược, đồng thời tạo lập một hệ thốngthuật ngữ về các khái niệm liên quan tới kinh mạch Sự phát triển và sản sinh thuật ngữTrung y dược đã có một tiến trình kéo dài qua các thời đại, chịu sự ảnh hưởng lớn về giaothoa ngôn ngữ trong và ngoài nước, danh từ Trung y học được phân bố trong các cuốn từđiển, báo chí, thư tịch, trong các văn bản về chuẩn hóa và kỹ thuật số với một số lượngkhổng lồ và có nội dung phong phú Tuy nhiên, thuật ngữ Trung y dược đã tồn tại nhữngvấn đề như một từ nhiều nghĩa, nhiều từ đồng nghĩa, v.v…, hiện tượng này đã khiến chonhững người sử dụng thuật ngữ gặp nhiều chướng ngại về ngôn ngữ và công nghệ Năm

2009, Lý Đức Tân đã có bài viết về Tư duy và phương pháp nghiên cứu cơ bản về lý luậnTrung y trên tạp chí Trung y dược thế giới Tiếp đó, năm 2011, cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của Trung y dược, ông viết bài trên tạp chí Trung y Liêu Ninh và cho rằng: tăngcường nghiên cứu thuật ngữ Trung y sẽ thúc đẩy sự phát triển thuật ngữ Trung y Kế tiếpnghiên cứu của Lý Đức Tân, năm 2016, Lý Tư Kỳ cùng với các đồng nghiệp của mình[123, tr.1184-1185] đã bàn luận về phương pháp nghiên cứu thuật ngữ học Trung y mộtcách cụ thể và rõ ràng hơn Đó là sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản như phươngpháp triết học – biện chứng duy vật, phương pháp lô-gic học, phương pháp thông tin học(bao gồm ngôn ngữ học thống kê, ngôn ngữ học tri nhận), phương pháp thư tịch học,phương pháp ngôn ngữ học (bao gồm định danh, văn tự, ngữ âm, ngữ pháp…) Ngoài ra,nhóm nghiên cứu giới thiệu sơ lược về phương pháp xây dựng hệ thống khái niệm thuậtngữ, phương pháp xác định định nghĩa khái niệm thuật ngữ, phương pháp xây dựng kho

dữ liệu và kho kiến thức của thuật ngữ Trung y

Trang 24

1.2.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Đông y ở Việt Nam

Y học cổ truyền đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử Khi chưa có chữ viết, các kinhnghiệm được đúc rút, phương thức chữa bệnh được lưu truyền qua nhiều thế hệ khácnhau, nâng dần lên thành tập quán, kinh nghiệm, truyền miệng từ đời này qua đời khác.Với sức sống trường tồn, nền y học cổ truyền Việt Nam đã là một bộ phận hợp thành củatổng thể di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam

Thời Lý (1010-1224) có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp lo việc chữa bệnh cho nhândân, phát triển việc tổ chức trồng cây thuốc Thời kỳ này có Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh)

với Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư , Chu Văn An với Y học yếu giản tập chú di biên Nhà Hồ (1400-1406): Danh y là Nguyễn Đại Năng với Châm cứu tiệp hiệu diễn ca.

Thời Hậu Lê (1428-1788), Bộ Luật Hồng Đức có đặt quy chế về nghề y: trừng phạtthầy thuốc đức kém, quy chế pháp y khám án mạng tử thi, cấm phá thai, phổ biến phươngpháp vệ sinh phòng dịch, luyện tập giữ gìn sức khỏe Các tác phẩm y thuật cổ truyền ra

đời: Bảo sinh diên thọ toát yếu của Đào Công Chính, Y học nhập môn diễn ca, Nhân thân phú Nguyễn Trực với Bảo Anh lương phương, Lê Hữu Trác với Hải Thượng y tông tâm lĩnh , Hoàng Đôn Hòa với Hoạt nhân toát yếu.

Thời Tây Sơn (1788-1802), Tổ chức được Cục Nam dược nghiên cứu thuốc trị bệnh

cho quân đội và nhân dân, với nhiều tác phẩm như: Liệu dịch phương pháp toàn tập, Hộ nhi phương pháp của Nguyễn Gia Phan, La Khê phương dược, Kim Ngọc quyển của

Nguyễn Quang Tuấn

Thời Nguyễn (1802-1883), Triều đình có Thái y viện, các tỉnh có Ty lương y Tác

phẩm y có Nam dược tập nghiệm quốc âm của Nguyễn Quang Lương, Nam Thiên Đức bảo toàn của Lê Đức Huệ

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

ra đời Nhờ sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đông y được coitrọng với những tiềm năng vốn có của mình

Được sự giúp đỡ của Chính phủ Trung Quốc, nhiều bác sĩ y học cổ truyền đã đượcnhận sang học tập và đào tạo Sau khi trở về nước, những bác sĩ này đều trở thành nhữnggiáo sư đầu ngành về y học cổ truyền ở Việt Nam, nền y học cổ truyền từng bước đượcphát triển Đặc biệt từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đến nay, nền y học cổtruyền đã phát triển mạnh mẽ do có sự hội nhập với các nước trong khu vực và trên thếgiới Những kiến thức và thông tin về y học cổ truyền ngày càng trở nên phong phú và đadạng, được cập nhật hàng ngày Một hệ thống thuật ngữ y học cổ truyền, phản ánh và đáp

Trang 25

ứng được nhu cầu phát triển của ngành y, luôn luôn là một nhu cầu cấp thiết, là nhiệm vụquan trọng hàng đầu

Tài liệu giảng dạy đầu tiên là Giáo trình Đông y do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, dược

sĩ Đỗ Tất Lợi biên soạn, Đông y toàn tập do GS Trần Thuý, GS Hoàng Bảo Châu và

PGS Phạm Duy Nhạc biên soạn

Đặc biệt GS Trần Thuý đã có công lao to lớn trong tổ chức, biên soạn và in ấn 40

đầu sách giáo trình, giáo khoa, chuyên khảo như: Nội kinh, Thương hàn luận, Kinh dịch;

các sách thuộc các chuyên khoa y học cổ truyền khác nhau như: Nội, Ngoại, Sản, Nhi

và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc , các sách lý luận Nội khoa, Ngoạikhoa, Châm cứu, Dược y học cổ truyền Một số sách dùng giảng dạy và tham khảo cho

các đối tượng khác nhau thuộc chuyên khoa hoặc đa khoa như: Giản yếu y học cổ truyền, Giản yếu châm cứu, Bài giảng dành cho bác sĩ y học cổ truyền Phối hợp với Viện y học

cổ truyền biên soạn Bào chế đông dược; hợp tác quốc tế cho ra 2 đầu sách chuyên đề

bằng tiếng Anh và tiếng Pháp

Ngoài ra, các thuật ngữ Đông y còn xuất hiện trong các từ điển như:

- Đỗ Tất Lợi (1969), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1965), Thuốc Nam thường dùng;

- Võ Văn Chi (1998), Từ điển cây thuốc Việt Nam;

- Nguyễn Thiên Quyến, Nguyễn Mông Hưng (1990), Từ điển Đông y học cổ truyền của Lương y, với 3.500 thuật ngữ;

- Lê Quý Ngưu, Lương Tú Vân (1999), Từ điển Đông y Hán - Việt, với 36.000

đơn tự và thuật ngữ Đông y;

- Nguyễn Thanh Giản, Đinh Văn Mộng, Lê Đức Long (1990), Danh từ Đông y ;

- Trần Thuý, Vũ Nam (2003), Sách chuyên khảo danh pháp y học cổ truyền với

4.500 thuật ngữ;

- Hội đồng dược điển Việt Nam (biên soạn), Dược điển Việt Nam Đây là tập hợp tất

cả các tiêu chuẩn cho dược phẩm của Việt Nam Dược điển Việt Nam bắt đầu biên soạn từnăm 1970 đến năm 2002 với 6 tập;

- Lê Quý Ngưu (2012), Từ điển huyệt vị châm cứu với 1851 thuật ngữ châm cứu và

huyệt vị;

- Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn (2009), Phương tễ học với 769 bài thuốc;

- Nguyễn Đức Đoàn (2004), Nam y nghiệm phương, giới thiệu gần 3000 bài thuốc

sử dụng gần 900 vị thuốc (chủ yếu là các bài thuốc nam, thuốc dân tộc và một số ít cổphương của Đông y đã được Việt Nam hóa);

- Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Đức Đoàn (2007), Danh từ thuật ngữ y – dược cổ truyền với 1873 thuật ngữ phần y học cổ truyền và 2234 thuật ngữ danh từ về dược…

Trang 26

Có thể nói, các giáo trình, sách giáo khoa, sách chuyên khảo và từ điển về thuật ngữĐông y khá phong phú, đã sưu tầm, tập hợp các thuật ngữ một cách công phu, góp phầngiữ gìn và lưu truyền kho tàng kiến thức Đông y cho thế hệ sau Tuy nhiên, ngoài nhữngcuốn thuật ngữ Đông y ra, các bộ sách chuyên khảo và giáo trình nêu trên đều mang đậmtính chuyên môn về y dược học cổ truyền và là thành quả nghiên cứu của các nhà chuyênmôn thuộc lĩnh vực y dược Có thể nói, cho đến nay, các thuật ngữ Đông y đó chưa nhậnđược sự quan tâm nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học, và cũngchưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm của thuật ngữ Đông y một cách toàn diện,

hệ thống và chuyên sâu Vì lý do này, chúng tôi đã chọn “Đặc điểm thuật ngữ Đông y tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.3 Một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài

1.3.1 Lý thuyết về thuật ngữ

1.3.1.1 Khái niệm về thuật ngữ

Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học khác, thuật ngữ đượchình thành và phát triển nhanh chóng Việc nghiên cứu về thuật ngữ đã thu hút được rấtnhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam Tuy vậy,hiểu thế nào là thuật ngữ thì vấn đề lại không đơn giản Từ các quan niệm về thuật ngữ đã

có, chúng tôi thấy có thể phân thành hai khuynh hướng như sau:

Khuynh hướng thứ nhất, thuật ngữ được xem xét trong mối quan hệ với khái niệm.Đại diện cho khuynh hướng này có thể kể đến một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu nhưAkhmanova [dẫn theo 91, tr.3], Reformatxki [dẫn theo 27, tr.12], Nguyễn Văn Tu [99,tr.176], [100, tr.114], Hoàng Văn Hành [23, tr.26], Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân,Nguyễn Quang và Vương Toàn [69, tr.4] Khuynh hướng này cho rằng: “Thuật ngữ lànhững từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệmcủa một ngành khoa học nhất định Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa họchợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ” [23, tr.26] Cũng theo khuynh hướng này, ĐỗHữu Châu lại có cách hiểu rộng hơn Theo ông, “thuật ngữ khoa học, kỹ thuật bao gồmcác đơn vị từ vựng dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm…trong những ngành kỹ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xãhội” [6, tr.221 - 222]

Khuynh hướng thứ hai, thuật ngữ được xem xét trên cơ sở dựa vào chức năng củachúng A.C Gred đã có định nghĩa tương đối đầy đủ về thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ làmột đơn vị từ vựng – ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cáchnghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính hệ thống, tính đơn nghĩa” [17, tr.3] Còn theoVinokur, “thuật ngữ - đấy không phải là những từ đặc biệt, mà chỉ là những từ có chứcnăng đặc biệt – chức năng đặc biệt mà trong đó từ đóng vai trò là thuật ngữ là chức nănggọi tên” [dẫn theo 32, tr.133] Moixeev cũng đồng tình về chức năng gọi tên của thuậtngữ: ‘Có thể xác định chức năng ngôn ngữ của thuật ngữ như là một chức năng gọi tên,định danh Thuật ngữ định danh sự vật, hiện tượng trong hiện thực và định danh những

Trang 27

khái niệm về chúng” [57, tr.21] Việc cho rằng thuật ngữ có chức năng gọi tên đã tạo nênmột cuộc tranh luận Levkovxkaya khẳng định: “Trong số những từ trọn nghĩa, thuật ngữ

là những từ đặc biệt về mặt ý nghĩa và cách dùng, vì rằng bên cạnh chức năng định danh(chức năng biểu thị các ý niệm này kia) mà những từ khác trong ngôn ngữ đảm nhiệm, thìchúng còn nổi bật lên chức năng định nghĩa của chúng nữa” [dẫn theo 57, tr.21- 22].Đồng tình với quan điểm trên, Vinogradov nhận định rằng: “Từ đảm nhiệm chức năngđịnh danh hay chức năng định nghĩa, tức là hoặc nó là phương tiện biểu thị rõ ràng và bấygiờ thì nó là một ký hiệu giản đơn, hoặc là một đơn vị định nghĩa theo lôgic, bấy giờ thì

nó là một thuật ngữ khoa học” [dẫn theo 57, tr.12 - 13] Và một định nghĩa rất cơ bản vàđáng tin cậy trong giới thuật ngữ học Xô Viết của Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học Liên

Xô, Vinokur G.O cho rằng: “Thuật ngữ không gọi tên khái niệm như một từ thông thường

mà khái niệm được qui vào nó như thể khái niệm bị áp đặt vào thuật ngữ Và trong các từđiển, thuật ngữ không được giải thích mà là định nghĩa” [102, tr.135] Dựa vào tư tưởngcủa Vinogradov, Kapanadze đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của thuật ngữ như sau: “Thuậtngữ không gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái niệm được gán cho nó, giốngnhư định nghĩa về nó Ý nghĩa của thuật ngữ là định nghĩa khái niệm, là cái định nghĩa đượcgán cho nó” [32, tr.136]

Trong những năm gần đây, các nhà ngôn ngữ học lại vẫn tiếp tục dành sự quan tâmtới vấn đề thuật ngữ, họ đưa ra khá nhiều cách hiểu mới về thuật ngữ

Từ phương diện “triết học – nhận thức luận”, thuật ngữ phải có hai đặc điểm: “Nóđược dùng như phương tiện ghi lại các kết quả nhận thức trong các lĩnh vực tri thức vàhoạt động chuyên môn, và cùng với chức năng ghi lại đó, nó còn có chức năng khai mở trithức mới” [63, tr.2]

Từ góc độ của ký hiệu học, thuật ngữ được định nghĩa như sau: “Thuật ngữ là kýhiệu – biểu đạt, được sử dụng như yếu tố của một mô hình ký hiệu thuộc một lĩnh vực trithức hay hoạt động chuyên môn nhất định Định nghĩa này cho phép đối lập thuật ngữ vớicác yếu tố từ vựng khác của ngôn ngữ tự nhiên mà không phải là thuật ngữ và các yếu tố

từ vựng của ngôn ngữ nhân tạo” [63, tr.2]

So sánh các quan điểm của nhiều học giả về thuật ngữ, chúng tôi thấy, tác giả HàQuang Năng đưa ra định nghĩa về thuật ngữ là toàn diện hơn cả, vì định nghĩa này xuấtphát từ quan điểm của thuật ngữ học và nhấn mạnh vào các đặc điểm cơ bản của thuậtngữ: “Thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đíchchuyên biệt, biểu đạt khái niệm chung – cụ thể hay trừu tượng, của lý thuyết thuộc mộtlĩnh vực chuyên môn nhất định của các tri thức hay hoạt động” [63, tr.2] Định nghĩa nàycũng đã nhấn mạnh những đặc điểm quan trọng về thuật ngữ như: (1) thuật ngữ có tất cảcác đặc trưng ngữ nghĩa và hình thức của từ và cụm từ của ngôn ngữ tự nhiên; (2) thuậtngữ hiện diện chính trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ dùng cho những mục đíchchuyên biệt, chứ không phải trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ tự nhiên nào đó nóichung; (3) trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ dùng cho những mục đích chuyên biệt,

Trang 28

thuật ngữ phục vụ với tư cách là phương tiện biểu đạt các khái niệm chuyên môn chung –

là kết quả của sự tri nhận trong những phạm vi chuyên môn của các tri thức (và) hay hoạtđộng; (4) thuật ngữ là yếu tố của các hệ thống thuật ngữ phản ánh (mô hình hóa) các lýthuyết mà nhờ các lý thuyết này miêu tả được các lĩnh vực chuyên môn – tức là các đốitượng của các ngôn ngữ dùng cho những mục đích chuyên biệt [63, tr.2]

Nhìn chung, các nhà khoa học đều cho rằng, thuật ngữ là những từ ngữ của ngôn ngữ chuyên môn để biểu thị các khái niệm chuyên môn và chỉ tên các đối tượng, sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn.

1.3.1.2 Vai trò của thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ

Khi bàn về vai trò của thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã

có những quan điểm không giống nhau Về cơ bản, có thể thấy có hai xu hướng như sau:

Xu hướng thứ nhất, thuật ngữ được xác định là một bộ phận của từ vựng Theothống kê của nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc K.Sokhora [dẫn theo 32, tr.130], 90% từ mới làthuộc hệ thống thuật ngữ khoa học và kỹ thuật Xét theo tiêu chí phạm vi sử dụng, thuậtngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ [16 tr.270] Đinh Trọng Lạc thì cho rằng,thuật ngữ là thành tố quan trọng nhất của từ ngữ trong phong cách khoa học Nó là bộphận cấu thành không thể thiếu trong ngôn ngữ khoa học nói riêng và ngôn ngữ nói chung[44, tr.57 - 59]

Xu hướng thứ hai, thuật ngữ là một hệ thống có tính độc lập, chúng là đối tượng củathuật ngữ học, một ngành khoa học có vị trí riêng “Đối tượng của thuật ngữ học là thuậtngữ với các lớp, loại khác nhau và hệ thống thuật ngữ hiểu theo nghĩa rộng Thuật ngữ học

là chuyên ngành độc lập, ra đời và phát triển từ ngôn ngữ học trong thế kỷ XX, gồm hailĩnh vực chính: thuật ngữ học lý thuyết và thuật ngữ học ứng dụng” [dẫn theo 54, tr.23]

Có thể nhận thức rằng, thuật ngữ là một trong các đối tượng nghiên cứu của thuậtngữ học Thuật ngữ học là một ngành khoa học còn rất mới, nhưng trước hết, nó phải thuộc

về ngôn ngữ học hiện đại, mặc dù tính chất liên ngành của khoa học này là khá rõ, vì thuậtngữ học “nằm trong khu vực đường bao giữa ngôn ngữ học, logic học, bản thể học, khoahọc máy tính và các khoa học chủ thể liên quan như toán học, vật lý học, hóa học, sinh vậthọc, khoa học chế tạo máy, luật học, xã hội học, tâm lý học, …” [dẫn theo 54, tr.18]

1.3.1.3 Đặc điểm của thuật ngữ

Bàn về các đặc điểm của thuật ngữ, nhiều nhà ngôn ngữ học ở nước ngoài và ởViệt Nam đã đưa ra quan điểm của mình Các nhà thuật ngữ học nước ngoài nhấn mạnhđến tính chính xác, tính ngắn gọn, tính hệ thống và tính đơn nghĩa của thuật ngữ và họ coiđấy là những đặc điểm tiêu biểu của thuật ngữ Côsunôp và Xumburôva đưa ra những đặcđiểm của thuật ngữ như: (1) Không có thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành; (2) Không có

từ đồng nghĩa; (3) Phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm; (4) Tính hệ thống[11, tr.39 - 44] Xuphanuvông nhận định rằng thuật ngữ phải mang tính khoa học, nghĩa

là phải chính xác, có hệ thống, ngắn gọn, có tính dân tộc và đại chúng, dễ hiểu, dễ nhớ

Trang 29

[dẫn theo 52, tr.51] Tính chính xác của thuật ngữ cũng được khẳng định bởi Culêbakin vàColimmovitxki [12, tr.24], Reformatxki [76, tr.253 - 271], Dafydd Cribbon [112, tr.12]

Ở trong nước, Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên đưa ra một cách khá đầy đủ và

có hệ thống các yêu cầu của một thuật ngữ: tính chính xác, tính chất dễ nhớ, tính hệthống, tính ngắn gọn, tính dân tộc [22, tr.11] Năm 1964, tại Hà Nội, Ủy ban khoa họcnhà nước đã tổ chức hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ Trong hội nghị này, bảnbáo cáo chính đã đưa ra các đặc điểm của thuật ngữ và những đặc điểm này đã được nhiềuđại biểu tán thành, đó là: thuật ngữ phải có: (1) Tính khoa học, cụ thể phải chính xác, có

hệ thống, ngắn gọn; (2) Tính dân tộc; (3) Tính đại chúng [dẫn theo 90, tr.6] Tính chínhxác, tính hệ thống của thuật ngữ cũng được Lê Khả Kế [33, tr.110 - 114], Nguyễn Như Ý[107, tr.15], Lưu Vân Lăng [45, tr.2] khẳng định Ngoài tính chính xác, tính hệ thống,Nguyễn Thiện Giáp [16, tr.45] còn chỉ ra thêm một đặc điểm cơ bản nữa của thuật ngữ làtính quốc tế Nguyễn Đức Tồn [91, tr.9] cho rằng, trong các tiêu chuẩn của thuật ngữ kểtrên, hai tiêu chuẩn thuộc bản thể của thuật ngữ là tính khoa học (bao gồm tính chính xác,tính hệ thống, tính ngắn gọn) và tính quốc tế

Căn cứ theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học đi trước, chúng tôi cho rằng, các

tiêu chuẩn của thuật ngữ nói chung gồm tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế, tính đại chúng, tính dân tộc, tính ngắn gọn.Nhưng đối với thuật ngữ Đông y, chúng tôi nhận thấy tính chính xác, tính hệ thống,tính quốc tế chiếm ưu thế, và là tiêu chuẩn quan trọng

và cần thiết nhất Do nền y học cổ truyền của Trung Quốc có sự ảnh hưởng lớn tới các

nước trong khu vực Châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản,… nên tính quốc tế (tính khu vực) trong thuật ngữ Đông y được thể hiện rất rõ nét trong lý luận Đông

y, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh và châm cứu – huyệt vị Các tiêu chuẩn còn lại như tính dân tộc, tính đại chúng được thấy phần lớn trong đông dược và phương tễ Tính ngắn gọn

là tiêu chuẩn cần, nhưng không nhất thiết phải có, và thuật ngữ đáp ứng được những tiêuchuẩn này được bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu

1.3.1.4 Thuật ngữ và một số lớp từ vựng liên quan

a.Thuật ngữ và từ vựng thông thường

Đặc điểm chung của thuật ngữ và từ vựng thông thường được chỉ ra bao gồm:Thứ nhất, thuật ngữ và từ thông thường đều bị qui định bởi trường từ vựng: “Mỗithuật ngữ đều bị ảnh hưởng bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm Trường

từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói chung Tất cảcác từ không phải là thuật ngữ cũng nằm trong trường như vậy” [16, tr.272]

Thứ hai, thuật ngữ và từ thông thường đều phải tuân theo quy luật ngữ âm chung

và quy luật kết cấu của ngữ pháp chung ([49, tr.8] , [6, tr.167])

Tuy nhiên, với tư cách là một bộ phận đặc biệt, thuật ngữ cũng có những khác biệtđáng kể so với từ vựng thông thường

Thứ nhất, thuật ngữ trong một ngành khoa học thường chỉ có một nghĩa, không có

từ đồng nghĩa, không có hiện tượng đa nghĩa Thuật ngữ không phụ thuộc vào ngữ cảnh

Trang 30

và vẫn bảo tồn nghĩa của chúng khi đứng biệt lập, còn từ ngữ thông thường chỉ được xácđịnh chính xác nghĩa của nó trong sự kết hợp với những từ khác tại một ngữ cảnh nhấtđịnh (Tham khảo [52, tr.35] , [16, tr.271 - 272] , [36, tr.136 - 137])

Thứ hai, thuật ngữ và từ thông thường đều có chức năng định danh, nhưng thuậtngữ khác với từ thông thường ở chỗ, ngoài chức năng định danh, thuật ngữ còn có chứcnăng định nghĩa Moixeev nói rằng: “Chức năng định nghĩa là một đặc tính chính củathuật ngữ (khoa học) khác với từ thông dụng [57, tr.22] Còn Vinogradov nhấn mạnhrằng: “Thuật ngữ được đặc trưng bằng chức năng định nghĩa thuần túy” [105, tr.12 -13]

Thứ ba, nội dung khái niệm do từ thông thường biểu thị phụ thuộc vào những biếnđổi của hệ từ vựng, còn nội dung khái niệm thuật ngữ biểu thị phụ thuộc vào sự phát triểncủa ngành khoa học đó “Thuật ngữ có đặc điểm là tính chính xác Chính xác ở đây làchính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nó biểu thị Nội dung đó có thay đổi haykhông, thay đổi như thế nào là tùy theo sự phát triển, khám phá của ngành khoa học chứkhông lệ thuộc vào những biến đổi của hệ thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thôngthường” [82, tr.220]

Thứ tư, khái niệm được biểu thị của từ thông thường khác khái niệm được biểu thịbởi thuật ngữ: “So với từ ngữ thông thường thì khái niệm được thuật ngữ biểu đạt cóngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách lôgic chặt chẽ hơn”[10, tr.220] Bên cạnh đó, “nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng vớiđối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng chuyên môn

mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến” [dẫn theo 19, tr.10]

Thứ năm, thuật ngữ không có tính biểu cảm, còn từ ngữ thông thường mang tínhbiểu cảm ([51, tr.49], [60, tr.99], [75, tr.153 - 154])

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuật ngữ và từ vựng thông thường, các nhàngôn ngữ học như D.S Lotte [52], Nguyễn Thiện Giáp [16] cho rằng từ ngữ thông thường

và thuật ngữ có quan hệ xâm nhập và có thể chuyển hóa lẫn nhau

Bên cạnh đó, khi trình độ khoa học và kiến thức của người dân được nâng cao, khiếnthuật ngữ không còn là lĩnh vực riêng của các nhà chuyên môn thuộc ngành khoa học đó,

mà thuật ngữ cũng có thể trở thành từ ngữ thông thường Khi thuật ngữ trở thành từ ngữthông thường, thuật ngữ có thể có tính biểu cảm tu từ và có nghĩa hình ảnh giống như các

từ ngữ thông thường “Nói chung không phải toàn bộ thuật ngữ với cả khái niệm mà nódiễn đạt đều chuyển vào ngôn ngữ toàn dân mà chỉ là cái vỏ ngữ âm của nó mà thôi … Mặtkhác, hiện tượng các từ thông thường có thể trở thành thuật ngữ mở cho chúng ta khả năngcấu tạo hàng loạt thuật ngữ trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân” [16, tr.276 - 277]

Tựu trung, thuật ngữ và từ ngữ thông thường có mối quan hệ biện chứng với nhau

và có thể chuyển hóa lẫn nhau

b.Thuật ngữ và danh pháp

Khi bàn về mối quan hệ giữa thuật ngữ và danh pháp, các nhà ngôn ngữ học đềunhất trí cho rằng giữa thuật ngữ và danh pháp có sự khác biệt khá rõ ràng

Trang 31

Vinokur, nhà thuật ngữ học đầu tiên có sáng kiến phân biệt thuật ngữ và danh phápchỉ rõ: “Khác với thuật ngữ, danh pháp là một hệ thống phù hiệu hoàn toàn trừu tượng vàước lệ, công dụng duy nhất của nó là tạo ra những phương tiện thuận lợi nhất về mặt thựctiễn để biểu đạt những sự vật không có quan hệ trực tiếp với những nhu cầu của tư duy lýluận lấy sự vật làm căn cứ” [104, tr.8].

Còn Superanskaya quan niệm rằng: “Tính khái niệm là đặc trưng quan trọng nhấtcủa thuật ngữ Tính khái niệm ở danh pháp không thật rõ rệt như ở thuật ngữ Cái quantrọng đối với danh pháp là tính vật chất, hay tính đối tượng của nó, tùy thuộc vào các đặctrưng của đối tượng được gọi tên” [75, tr.163]

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm cách phân biệt rõ ràng khái niệmthuật ngữ và danh pháp

Nguyễn Như Ý cho rằng: “Danh pháp là những quy tắc đặt tên trong một ngànhkhoa học hay tổng thể những tên gọi biểu đạt những sự vật đơn nhất, không gắn với hệ thốngkhái niệm của một khoa học cụ thể mà chỉ dán nhãn cho đối tượng của nó” [109, tr.235]

Nguyễn Thiện Giáp cũng đã chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ

và danh ngữ như sau: “Hệ thuật ngữ trước hết gắn liền với hệ thống các khái niệm củamột khoa học nhất định Còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi được dùng trong mộtngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với các khái niệm của khoa học này màchỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà thôi” [16, tr.270] Khi nói về chức năng vàbản chất của danh pháp và thuật ngữ, ông nhận định: “Về mặt chức năng, danh phápgiống với các tên riêng Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối tượng Nếu như ởthuật ngữ, người ta nhấn mạnh chức năng định nghĩa của nó thì đối với danh pháp, chứcnăng gọi tên mới là quan trọng Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc cáchình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩacủa các từ tạo nên chúng Còn danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếpnhau của các chữ cái (vitamin A, vitamin B v.v…), là một chuỗi các con số (MA 65, TU

104, MA 68) hay bất kỳ cách gọi tên võ đoán nào” [16, tr.170]

Để thể hiện rõ hơn nữa về vị trí thuật ngữ trong mối liên quan với từ và danh pháp,Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra một sơ đồ như sau:

Tín hiệu – danh pháp – thuật ngữ - từ [16, tr.271]

Nhìn sơ đồ, chúng ta thấy rằng thuật ngữ gần với từ hơn và chúng là những từ vàcụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc cáclĩnh vực chuyên môn khác nhau; còn danh pháp gần với tín hiệu, là toàn bộ những tên gọiđược dùng trong một ngành chuyên môn nào đó chứ không gắn trực tiếp với khái niệmcủa khoa học đó

Mặc dù giữa thuật ngữ và danh pháp có sự khác biệt rõ ràng như vậy, nhưng cácnhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng, giữa chúng có tác động qua lại với nhau và có thểchuyển hóa lẫn nhau Đại diện cho quan điểm này là Superanskaja: “Trong ngôn ngữ,thuật ngữ và danh pháp có các số phận khác nhau Chúng được vay mượn theo các cách

Trang 32

khác nhau và được dịch theo các phương thức khác nhau, được thay đổi theo các cáchkhác nhau vừa do quá trình chuyển hóa tự nhiên, vừa trong quá trình chuyển hóa đặc biệt Thật

ra thì, giữa thuật ngữ và danh pháp không có ranh giới tuyệt đối, hai lớp từ vựng này tác độngqua lại lẫn nhau, danh pháp, trong những trường hợp nhất định có thể chuyển thành thuật ngữkhi mà nó rơi vào trong hệ thống từ vựng khác” [75, tr.159 - 161]

Tóm lại, có thể hiểu rằng, giữa thuật ngữ và danh pháp có những sự khác nhaunhất định Thuật ngữ gắn với hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể và ở thuật ngữ,chức năng định nghĩa là quan trọng Còn danh pháp không có quan hệ trực tiếp với kháiniệm của khoa học mà nó chỉ gắn với sự vật, đối tượng cụ thể của một lĩnh vực khoa học.Danh pháp là tên gọi chuyên môn được dùng trong một lĩnh vực khoa học cụ thể và đốivới danh pháp, chức năng gọi tên mới là quan trọng Tuy vậy, danh pháp và thuật ngữ cóthể chuyển hóa lẫn nhau

c.Thuật ngữ và từ nghề nghiệp

Thuật ngữ và từ nghề nghiệp có một số điểm giống nhau như sau

Thứ nhất, chúng có phạm vi sử dụng giống nhau, đó là, chúng đều được sử dụngtrong một phạm vi hẹp Thuật ngữ thuộc ngành khoa học cao nên thuật ngữ diễn đạt cáckhái niệm chuyên môn chỉ một số lượng các nhà chuyên môn biết đến Từ nghề nghiệp làmột lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi nhữngngười cùng làm một nghề nào đó [66, tr.223]

Thứ hai, thuật ngữ và từ nghề nghiệp đều có thể trở thành từ vựng toàn dân, và gópphần làm phong phú hơn cho vốn từ vựng chung của dân tộc Từ nghề nghiệp dễ dàng trởthành từ vựng toàn dân khi những khái niệm riêng của nghề nào đó trở thành phổ biếnrộng rãi trong toàn xã hội [16, tr.269] Các thuật ngữ cũng có thể trở thành từ vựng toàndân khi trình độ khoa học và kiến thức của người dân được nâng cao

Thuật ngữ và từ nghề nghiệp cũng có những khác biệt Thuật ngữ chỉ khái niệmcủa một ngành khoa học, do đó, nó phải đảm bảo tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc

tế Trong khi đó, từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm laođộng và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội Những từ ngữ này thườngđược những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng Những người không làmnghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu nhưkhông sử dụng chúng [16, tr.265]

Tuy có những điểm giống nhau và khác nhau, nhưng thuật ngữ và từ nghề nghiệplại có quan hệ xâm nhập và có thể chuyển hóa lẫn nhau Một thuật ngữ có thể trở thành từnghề nghiệp khi thuật ngữ ấy chỉ các đối tượng, sự vật cụ thể Mặt khác, trong quá trình

sử dụng, khi từ nghề nghiệp biểu thị một khái niệm, nó có thể trở thành thuật ngữ

1.3.1.5 Hệ thống thuật ngữ Đông y tiếng Việt

Thuật ngữ Đông y tiếng Việt là một vấn đề rất mới và vẫn còn đang trên con đườnghình thành Hiện nay, hệ thuật ngữ này chưa được nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận

Trang 33

Để đưa ra khái niệm thuật ngữ Đông y, trước tiên chúng ta cần hiểu được nội dung cơ bảncủa ngành này.

Đông ylà y học cổ truyền phương Đông ([29, tr.9], [71, tr.548]), nghiên cứu về lýluận y học cổ truyền, đông dược, phương tễ, châm cứu – huyệt vị, các chuyên khoa lâmsàng, lịch sử y học và văn hiến y tịch…

Lý luận y học cổ truyền nghiên cứu về học thuyết âm – dương, học thuyết ngũ hành,học thuyết thiên nhân hợp nhất, học thuyết tạng phủ, học thuyết kinh lạc, nguyên nhângây bệnh, chẩn đoán học, bát cương, hội chứng bệnh tạng phủ, hội chứng bệnh lục kinh,dinh vệ khí huyết, tam tiêu, những nguyên tắc chữa bệnh và phương pháp chữa bệnh bằngthuốc Đông y, bát pháp

Đông dược (bao gồm cả thuốc nam và thuốc bắc) là những vị thuốc Đông y, cónguồn gốc động vật, thực vật và khoáng vật, thường dùng phục vụ cho công tác khámchữa bệnh và nghiên cứu dược học cổ truyền Thuốc bắc là các vị thuốc được khai thác vàbào chế theo sách của Trung Quốc, được nhập từ Trung Quốc như phục linh, đương quy,bạch truật, hoàng kỳ… Thuốc nam là các vị thuốc được sản xuất ở trong nước, do cácthầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổcủa nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh – tác giả của câu nói nổi tiếng “Namdược trị Nam nhân” (dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Việt Nam) Nghiên cứu Đôngdược cần dựa trên cơ sở lý luận Đông y, vận dụng thuyết âm dương để hiểu lý luận dùngthuốc của Đông y , sử dụng thuyết ngũ hành trong việc xem xét tính chất của thuốc Tínhchất của thuốc trình bày theo tác dụng trên các đường kinh lạc Đồng thời, nói đến Đôngdược chúng ta cũng cần hiểu về tính năng của vị thuốc, sự phối ngũ, tác dụng qui kinh, sựcấm kỵ, cách bào chế, cách dùng cũng như sự tổ hợp bài thuốc, nắm vững các vị thuốc cổ

truyền thuộc các nhóm thuốc giải biểu, thanh nhiệt, trừ khử, khu hàn, tả hạ, gây nôn, chống nôn, hòa giải, trừ thấp, trị phong, nhuận táo, trừ đờm, tiêu đạo, lý khí, lý huyết, bổ ích, cố sáp, an thần, khai khiếu, chữa ngoài da…, từ đó ứng dụng chúng trong công tác

khám,chữa bệnh

Phương tễ là những bài thuốc y học cổ truyền, hay còn gọi là bài thuốc Đông y Các

bài thuốc này bao gồm các vị thuốc, được bào chế dưới các dạng như cao, đơn, hoàn, tán, tửu, thang… Để hiểu một bài thuốc, chúng ta phải tìm hiểu cách cấu tạo, cách biến hóa,

cách phối ngũ các vị thuốc trong một bài thuốc, vấn đề cấm kỵ khi dùng thuốc, tính năngdược vật và qui kinh của các vị thuốc trong bài thuốc đó

Châm cứu là châm kim hay đốt nóng ở các huyệt trên cơ thể để chữa bệnh theoĐông y Ngày nay, châm cứu được ứng dụng phổ biến trong y học như: châm tê để hỗ trợphẫu thuật ngoại khoa, châm cứu cắt cơn nghiện trong điều trị cai nghiện ma túy, châmcứu để giảm béo Các bác sĩ hiện đang áp dụng một số phương pháp châm cứu thôngdụng như: điện châm, thủy châm và cứu ngải Châm cứu thường được dùng để điều trị cácbệnh cấp và mãn tính như: thần kinh, cơ xương khớp, tuần hoàn, tiêu hóa, sinh dục, tiếtniệu, v.v…

Trang 34

Huyệt vị là các điểm trên cơ thể mà tại đó khí trong cơ thể và khí ngoài cơ thể cóthể lưu thông với nhau được Hay nói cách khác, huyệt vị là những điểm đặc biệt trên cơthể mà tại đó có thể thu khí, phát khí, châm cứu chữa bệnh Các nhà nghiên cứu y họchiện đại cho thấy, vị trí của các huyệt trên cơ thể thường là đầu mối của các dây thần kinh

và mạch máu Về mặt vật lý, các huyệt thường nằm ở vị trí lõm và có điện trở nhỏ hơn sovới các điểm lân cận Sử dụng các máy đo điện trở, người ta đã tìm ra hàng trăm huyệtmới Có lẽ nhờ những đặc điểm như vậy mà khí có thể lưu thông được qua huyệt dễ dànghơn qua các điểm khác của cơ thể Huyệt thường được biết tới nhờ phương pháp châmcứu hay bấm huyệt Mục đích của các phương pháp này chủ yếu nhằm tăng cường khảnăng lưu thông của khí qua huyệt, cân bằng giữa khí bên trong và bên ngoài Từ đó có thểchữa bệnh và năng cao sức khoẻ Huyệt có thể nằm trên kinh mạch, cũng có thể không Một

số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc biệt như đau ốm, bệnh tật

Chuyên khoa lâm sàng Đông y bao gồm: nội, ngoại, sản, nhi v.v… Các chuyên khoanày dựa vào lý luận y học cổ truyền để nói về nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh, triệu chứngbệnh, biện chứng luận trị, chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh tật và hồi phục sức khỏe, v.v

Dựa trên cơ sở lý thuyết về thuật ngữ và nội dung cơ bản của Đông y , chúng tôi cho

rằng, thuật ngữ Đông y tiếng Việt là từ ngữ của ngành y học cổ truyền để biểu đạt các khái niệm hoặc các đối tượng, sự vật, hiện tượng, nguyên nhân, triệu chứng thuộc lĩnh vực Đông y Hệ thuật ngữ Đông y tiếng Việt bao gồm thuật ngữ thuộc các lĩnh vực chuyên môn sâu, như: lý luận y học cổ truyền, chẩn đoán học, bệnh học, điều trị học, châm cứu – huyệt

vị, đông dược và phương tễ.

1.3.2 Lý thuyết về cấu tạo và phương thức cấu tạo từ,ngữ

1.3.2.1 Quan niệm về từ và phương thức cấu tạo từ tiếng Việt

Tác giả Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách

ra khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh

về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [77, tr.64]

Còn theo Đỗ Hữu Châu, ông định nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âmtiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểucấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt vànhỏ nhất để cấu tạo câu” [6, tr.16]

Cho đến nay, những bàn luận và các quan niệm khác nhau về “từ” vẫn còn tiếp diễn

và chưa có sự thống nhất, do vậy, chúng tôi cũng không đi sâu vào luận bàn định nghĩa về

“từ” Trong luận án này, chúng tôi chọn quan điểm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn về từ

Trang 35

trong tiếng Việt để làm cơ sở để xác định thuật ngữ Đông y: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thểvận dụng độc lập ở trong câu” [4, tr.326].

b Phương thức cấu tạo từ

Muốn tạo ra các từ phải có các đơn vị cấu tạo từ và các phương thức cấu tạo từ

*Đơn vị cấu tạo từ

Thành tố cơ sở

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng -từ ghép -đoản ngữ, Nguyễn Tài Cẩn đã đưa

ra một đơn vị cơ sở rất quan trọng của ngữ pháp tiếng Việt, đó là khái niệm “tiếng” (tiếng một, hình tiết) Ông viết “người ta gọi là “tiếng”, “tiếng một” hay là “chữ”, ví dụ: ăn, học, nhà, cửa, cao, rộng, và, nhưng, đã, sẽ, tri, thức, thiên, địa, tiểu, vô, bất, v,v…Gọi đơn vị

này là “tiếng”, “tiếng một” là căn cứ vào ngữ âm; gọi là “chữ” tức là căn cứ vào văn tự”[4, tr.14] Từ quan niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn, chúng tôi quan niệm mỗi “tiếng” làmột thành tố cơ sở của thuật ngữ ở cấp độ từ

“Tiếng” hay thành tố cơ sở có hai loại Loại thành tố cơ sở thứ nhất là những thành

tố không độc lập (bổ,ích, tư, phế, dưỡng, huyết,…) Ví dụ: bổ ích, tư phế, dưỡng huyết…

Những thuật ngữ này được cấu tạo bởi hai thành tố cơ sở, mỗi thành tố cơ sở đều có nghĩahoặc bị mờ nghĩa nhưng không có khả năng hoạt động độc lập Chúng thường có nguồngốc Hán hoặc thuần Việt nhưng là từ cổ Loại thành tố cơ sở thứ hai có khả năng hoạt

động độc lập với tư cách như từ đơn Ví dụ: thuốc, chích, chua, cay, đau, rêu, lưỡi , ……

Ví dụ, những từ ghép như: an/thần,âm/khí, âm/tà, âm/thủy, bệnh/tỳ, bệnh/uất, hóa/ẩm, hóa/đàm… là 2 thành tố trực tiếp (thành tố trực tiếp thứ nhất có 1 thành tố cơ sở:

an, âm, bệnh, hóa…; thành tố trực tiếp thứ hai có 1 thành tố cơ sở: thần, khí, tà, thủy, tỳ, uất, ẩm, đàm…) Những từ ghép như: cây/thầu dầu, cây/huyết dụ, cây/trinh nữ, cỏ/mần trầu, cỏ/thiên thảo, cỏ/nhọ nồi, hạt/khổ sâm, hoa/ngũ sắc… là 2 thành tố trực tiếp (thành

tố trực tiếp thứ nhất có 1 thành tố cơ sở: cây, cỏ, hạt, hoa…; thành tố trực tiếp thứ hai có 2 thành tố cơ sở: thầu/dầu, huyết/dụ, trinh/nữ, mần/trầu, ngũ/sắc…) Những từ ghép như: cấp cứu/tễ, nhuận phế/thang, lương phụ/hoàn, lục vị/tiễn, bối du/huyệt, niệp chuyển/pháp, tiểu trường/khí,nga chưởng/phong, v.v là 2 thành tố trực tiếp (thành tố trực tiếp thứ nhất có 2 thành tố cơ sở: cấp/cứu, nhuận/phế, lương/phụ, lục/vị, bối/du, niệp/chuyển, tiểu/trường, nga/chưởng ….; thành tố trực tiếp thứ hai có 1 thành tố cơ sở:

tễ, thang, hoàn, tiễn, huyệt, pháp, khí, phong…)

Riêng những từ phiên âm, nguyên dạng có nguồn gốc Ấn Âu (ví dụ: xirô, actiso,

…), chúng tôi xem là một thành tố trực tiếp (một thành tố cơ sở).

Trang 36

Trong luận án, chúng tôi vận dụng quan niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn về

“tiếng” và “thành tố trực tiếp” trong phân tích phương thức cấu tạo từ (từ ghép và từ láy)

*Phương thức cấu tạo từ

Về phương thức cấu tạo “từ”, vì chưa có sự thống nhất trong giới chuyên môn, nênchúng tôi chọn quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn để tiến hành khảo sát hệ thuật ngữ Đông ytrong tiếng Việt Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn, dựa vào số lượng tiếng, từ tiếng Việt có từđơn và từ ghép Cụ thể:

(1) “Từ đơn chỉ gồm một tiếng nên làm thành một đơn vị đơn giản” [4, tr.51]

(2) Từ ghép là “một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại: trong từ ghép bao giờcũng có thể tìm ra ít nhất là hai tiếng được kết hợp với nhau theo một loại quan hệnày hay quan hệ nọ” [4, tr.51] Theo đó, nếu ghép hai hay nhiều tiếng lại với nhautheo quan hệ ngữ nghĩa gọi là từ ghép nghĩa (gồm từ ghép láy nghĩa và từ ghép phụnghĩa); theo quan hệ ngữ âm gọi là từ láy âm; không dựa trên cơ sở quan hệ ý nghĩa,cũng không dựa trên quan hệ ngữ âm gọi là từ ghép ngẫu hợp

Tuy vậy, có những trường hợp, việc xác định ranh giới giữa từ ghép và cụm từ cố

định là rất khó rõ ràng và rành mạch Ví dụ như: hà thủ ô đỏ, hà thủ ô nam, hà thủ ô trắng, hoàng đằng lá trắng, hoàng đằng loong trơn, bạch bối hoàng hoa nhậm, cải tử hoàn hồn thảo, câu trạng thạch hộc, chưởng diệp đại hoàng,v.v…là từ hay là ngữ Những

đơn vị này đều có chức năng định danh, gọi tên sự vật, phân biệt sự vật Dựa trên cơ sở lýthuyết, từ là đơn vị có kết cấu chặt chẽ, còn ngữ (trừ thành ngữ) thì thường có kết cấulỏng lẻo Nhưng trong thực tế, từ và ngữ định danh đều gọi tên một đối tượng, tạo nênnghĩa biệt loại với mục đích khu biệt với cá thể khác cùng loại, nó có tính chỉnh thể địnhdanh về nghĩa Chính vì điều này mà việc phân biệt từ với ngữ định danh là vấn đề rấtphức tạp, khó khăn và dễ nhầm lẫn Do vậy, trong giới hạn của luận án, chúng tôi không

đi sâu để bàn luận về ranh giới giữa từ và ngữ mà chúng tôi dựa vào số lượng thành tố cấutạo thuật ngữ để xác định từ và ngữ Chính vì vậy, chúng tôi coi những kiểu cấu tạo nhưnhững ví dụ nói trên là ngữ định danh, bởi số lượng thành tố cấu tạo nên chúng có từ 4

thành tố trở lên, có thể phân tích được và có nghĩa, ví dụ: hà thủ ô/ đỏ, hà thủ ô/ nam, hà thủ ô/ trắng, hoàng đằng/ lá trắng, hoàng đằng/ loong trơn, bạch bối/ hoàng hoa nhậm, cải tử/ hoàn hồn/ thảo, câu trạng/ thạch hộc, chưởng diệp/ đại hoàng, v.v…

Tựu chung lại, về bậc “từ”, chúng ta sẽ phân loại từ theo phương thức cấu tạogồm:

từ đơn, từ ghép (ghép chính phụ và ghép đẳng lập), từ láy và từ ngẫu hợp

c Mô hình cấu tạo từ

Do quan niệm về từ chưa thống nhất nên quan niệm về mô hình cấu tạo từ trong các

nhà nghiên cứu cũng có sự khác nhau Theo tác giả Hồ Lê: “Mẫu (hay là mô hình) là cáikhuôn cấu tạo của một loạt sự vật hay hiện tượng đồng dạng Cái khuôn cấu tạo ấy phảnánh những nét chung bản chất nhất về cấu tạo của một loạt sự vật hay hiện tượng ấy Sựcấu tạo cụ thể của từng cái một trong loạt sự vật hay hiện tượng này không thể hoàn toàngiống nhau, nhưng mẫu cấu tạo của chúng phải là một” [49, tr.125]

Trang 37

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng quan niệm của tác giả LêQuang Thiêm làm định hướng của luận án Theo đó, “mô hình cấu tạo là cái khuôn đúc

mà có thể đưa vào những loại chất liệu, từ đó để tạo ra hàng loạt các đơn vị khác nhau”[85, tr.225]

Như vậy, ngoại trừ từ đơn (đơn vị chỉ có 1 âm tiết),căn cứ vào tiêu chí độc lập - không độclập, có nghĩa hay không có nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo từ (hình vị - tiếng), chúng ta

có ba kiểu mô hình cấu tạo từ trong tiếng Việt là:

Kiểu mô hình 1: Thành tố độc lập (A) - Thành tố độc lập (A)

Kiểu mô hình 2: Thành tố độc lập (A) - Thành tố không độc lập (B)

Hoặc Thành tố không độc lập (B) - Thành tố độc lập (A)

Kiểu mô hình 3: Thành tố không độc lập (B) - Thành tố không độc lập (B)

Trong luận án, chúng tôi áp dụng lý thuyết về cấu tạo từ dựa vào tiêu chí độc lập không độc lập của các yếu tố tham gia cấu tạo từ như trên để phân tích mô hình cấu tạothuật ngữ là từ

-1.3.2.2.Quan niệm về ngữ và các kiểu cấu tạo ngữ

a Quan niệm về ngữ

Cũng như từ, ngữ (còn có những tên gọi khác như cụm từ, đoản ngữ, ngữ đoạn, từ

tổ…) là đối tượng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu,Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Lưu VânLăng, Cao Xuân Hạo…

Hiện nay, quan niệm về ngữ cũng chưa thực sự thống nhất Thay vì bàn luận phân tích sâu về khái niệm ngữ, chúng tôi chọn quan niệm của tác Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng -từ ghép -đoản ngữ Ông cho rằng “đoản ngữ là một tổ hợp từ

Như chúng tôi đã trình bày, do yêu cầu định danh (gọi tên) sự vật, biểu thị các khái

niệm mới, từ không đủ để thực hiện chức năng này, vì vậy, ngữ xuất hiện Thậm chí, ngữ

còn có thể định danh một cách rõ ràng hơn, chính xác hơn từ

b Các kiểu mô hình cấu tạo ngữ

Cũng theo quan niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng - từ ghép - đoản ngữ, tiếng Việt có ba loại ngữ tự do phổ biến là danh ngữ (ngữ có

danh từ làm thành tố chính, gọi là ngữ danh từ), động ngữ (ngữ có động từ làm thành tốchính, gọi là ngữ động từ) và tính ngữ (ngữ có tính từ làm thành tố chính, gọi là ngữ tính

Trang 38

từ) Từ tư liệu khảo sát của chúng tôi, thuật ngữ Đông y tiếng Việt cũng có ba loại nhưtrên, ngoài ra có thêm số ngữ (ngữ số từ) Theo hướng nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn,chúng tôi khái quát mô hình cấu trúc định danh của danh ngữ, động ngữ, tính ngữ và sốngữ như sau:

- Cấu trúc ngữ danh từ: phần phụ trước, đứng trước thành tố chính + phần trung tâm(danh từ) là phần chứa thành tố chính + phần phụ sau, đứng sau thành tố chính

-Cấu trúc ngữ động từ: phần phụ trước, đứng trước thành tố chính + phần trungtâm (động từ) là phần chứa thành tố chính + phần phụ sau, đứng sau thành tố chính

- Cấu trúc ngữ tính từ: phần phụ trước, đứng trước thành tố chính + phần trungtâm (tính từ) + phần phụ sau, đứng sau thành tố chính

- Cấu trúc ngữ số từ: phần phụ trước (số từ) đứng trước thành tố chính + phầntrung tâm + phần phụ sau, đứng sau thành tố chính

Ngữ định danh có chức năng định danh và tạo câu như từ, nhưng không hoàntoàn giống từ về cấu tạo và ngữ nghĩa Như vậy, từ quan niệm trên, ta thấy ngữ là một

tổ hợp từ có quan hệ nhất định với nhau và có những đặc điểm sau:

Về cấu tạo: ngữ là một kiểu kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiềuthực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc.Trong một ngữ, từ đóng vai trò chủ yếu

về ngữ nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính làthành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên ngữ danh từ), động từ(tạo nên ngữ động từ), tính từ (tạo nên ngữ tính từ)

Về quan hệ giữa các thành tố: trong tiếng Việt có thể có 3 kiểu quan hệ cú phápphổ biển sau:

- Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ - vị

- Quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan hệ chínhphụ

- Quan hệ giữa hai thành tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, gọi là quan hệ đẳnglập

Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại ngữ định danh sau: ngữchủ vị, ngữ đẳng lập, ngữ chính phụ Ngữ đẳng lập thường đơn giản về mặt cấu trúc,còn ngữ chủ vị luôn nằm trong một cú và quan hệ chủ vị lại là một trong những quan

hệ chính của nòng cốt câu, nên giới ngôn ngữ học thường chú ý tới ngữ chính phụ.Ngữ chính phụ thường được phân chia thành 3 phần rõ rệt: phần phụ trước, phần trungtâm, phần phụ sau Theo đó, người ta căn cứ vào từ loại của thành phần trung tâm củangữ để gọi tên ngữ đó

Về chức năng: cũng giống như từ, ngữ cũng là phương tiện định danh, biểu thị sựvật, hiện tượng, quá trình, phẩm chất, trạng thái, …Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ đượctạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên

hệ nào đó giữa chúng Ngữ thường được chia thành hai kiểu: ngữ tự do (cụm từ tự do)

và ngữ cố định (cụm từ cố định) Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập

Trang 39

của tất cả các thực từ tạo thành cụm từ đó; mối liên hệ cú pháp của các thành tố trongngữ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh Còn trong ngữ cố định thì tínhđộc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa

từ vựng của ngữ cố định trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt

c Đơn vị cơ sở cấu tạo thuật ngữ là ngữ định danh

Như đã trình bày ở trên, thuật ngữ là từ, ngữ biểu đạt chính xác khái niệm/ đối tượngcủa một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn nhất định Cũng giống như các đơn vị từvựng khác, thuật ngữ được cấu tạo bởi những đơn vị nhất định Đối với thuật ngữ là ngữđịnh danh, xuất phát từ thực tế tư liệu thu thập được, chúng tôi vẫn quy ước tên gọi đơn vịcấu tạo thuật ngữ là thành tố (bao gồm thành tố trực tiếp và thành tố cơ sở) Thành tố cấutạo nên thuật ngữ là ngữ định danh có chức năng biểu thị một khái niệm/ đối tượng hoànchỉnh hoặc có thể biểu thị khái niệm bộ phận hay đặc trưng của khái niệm/ đối tượngđược phản ánh trong mỗi thuật ngữ và mỗi thành tố đó là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuốicùng của thuật ngữ Với chức năng như vậy, mỗi thành tố tham gia vào cấu tạo của thuậtngữ là ngữ định danh nói chung, thuật ngữ Đông y là ngữ định danh nói riêng phải có ýnghĩa từ vựng

Chúng tôi sẽ vận dụng quan điểm trên trong quá trình thu thập, khảo sát, phân tích

cấu tạo thuật ngữ Đông y Và như vậy, thuật ngữ Đông y chứng trạng do 1 thành tố cấu tạo; thuật ngữ Đông y biện chứng luận trị do 2 thành tố cấu tạo đó là: biện chứng và luận trị; thuật ngữ Đông y bệnh can thụ nhiệt biểu nhiệt do 3 thành tố cấu tạo đó là: bệnh can, thụ nhiệt và biểu nhiệt Về nội dung ý nghĩa, thành tố của thuật ngữ Đông y trong tiếng

Việt có thể biểu thị khái niệm loại, khái niệm bộ phận hay đặc trưng, tính chất, trạng thái,động tác, nguyên nhân, cơ chế hoạt động, v.v… của đối tượng, hiện tượng được thuật ngữđịnh danh

1.3.3 Lý thuyết về định danh

1.3.3.1 Khái niệm định danh

Từ khi xuất hiện, con người luôn có nhu cầu nhận thức, khám phá, giải thích mọi hiệntượng tự nhiên, quy luật xã hội Quá trình nhận thức đó tạo ra hệ thống tri thức có thể lànhững tri thức kinh nghiệm, tri thức thường nghiệm, mang tính chủ quan, cảm tính, và caohơn là những tri thức được chứng minh, lý giải bằng thực tiễn (tri thức khoa học) Quá trìnhnhận thức đó được con người sử dụng hệ thống ký hiệu ngôn ngữ để ghi lại và truyền tải từthế hệ này sang thế hệ khác Thực chất, quá trình nhận thức thế giới là sự phân tách các sự vật,hiện tượng, và phân biệt chúng, gọi tên chúng Việc đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng đóđược gọi là định danh Đây là cách hiểu thông thường nhất và dễ hiểu nhất

Tuy vậy, khái niệm định danh cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Theoquan niệm của G.V.Consanski thì định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệungôn ngữ một khái niệm – biểu niệm (significat) phản ánh cái đặc trưng nhất định củamột biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của đối tượng và quá trình

Trang 40

thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tốnội dung của giao tiếp ngôn từ” [dẫn theo 97, tr.191]

Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (chủ biên),

Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ định nghĩa: “định danh là sự cấu tạo cácđơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực kháchquan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng từ, cụm từ,ngữ cú và câu” [109, tr.89]

Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt (1999),nhóm tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên),

Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành quan niệm: “định danh là gọitên sự vật, hiện tượng, tính chất, hoạt động (với tư cách là một chức năng của từ ngữ:chức năng định danh của từ” [108, tr.70]

Như vậy, định danh là một trong những chức năng của các đơn vị từ ngữ trongngôn ngữ Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi tên những đốitượng, thuộc tính hoặc những hoạt động của sự vật, hiện tượng… Do tên gọi là sản phẩmcủa tư duy trừu tượng, nên yêu cầu của một tên gọi cần tuân thủ theo hai nguyên tắc sau:Một là tên gọi (cái biểu hiện) phải có mối liên hệ nào đó với ý nghĩa của tên gọi (cái đượcbiểu hiện) Tên gọi phải khái quát, trừu tượng, phải mất khả năng gợi đến những đặcđiểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng Về mặt ngữ nghĩa, nó phải tách hẳnvới những dấu vết của giai đoạn cảm tính; Hai là, các tên gọi có tác dụng phân biệt đốitượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùngmột loại lớn Sự phân biệt này phải dứt khoát, có nghĩa là khi đã có tên gọi thì sự vật này,loại nhỏ này cũng trở thành độc lập với nhau, đảm bảo giá trị khu biệt Nhờ có tên gọi mà

sự vật có đời sống độc lập trong tư duy [7, tr.190]

Tất cả các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ đều có chức năng biểu nghĩa nhưng phải làmột đơn vị cấp độ từ mới có thể định danh Nhưng cũng chỉ có các thực từ mới có chức năngđịnh danh, còn các thán từ, liên từ, giới từ… không có chức năng này [6, tr.59]

Hơn nữa, khi nghiên cứu đặc điểm định danh của một ngôn ngữ nào đó, ngoài nguồngốc, kiểu ngữ nghĩa của tên gọi, các nhà nghiên cứu thường khảo sát chúng theo cách thức biểuthị, xem xét mức độ tính rõ lý do của tên gọi Nếu xét theo tham tố cách thức biểu thị, đặc điểmđịnh danh có thể được xét dựa vào ba tiêu chí sau:

(1) Cách thức biểu thị theo lối tổng hợp tính hay phân tích tính;

(2) Mức độ về tính rõ lý do của tên gọi;

(3) Cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh

Căn cứ vào đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chỉ tập trung tìm hiểucác phương thức định danh (cách chọn đặc trưng cảu đối tượng để làm cơ sở định danh) dựavào hình thái bên trong của thuật ngữ đông y tiếng Việt Các đơn vị được sử dụng ở đây chỉgiới hạn ở những từ ngữ có thể thấy rõ lý do (tức là lý do đó có thể được lý giải một cách tươngđối dựa vào ý nghĩa của các thành phần tách ra trong tên gọi đó)

1.3.3.2 Đơn vị định danh

Ngày đăng: 05/10/2019, 07:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thạc Cát (1980), “Về vấn đề thuật ngữ khoa học tiếng Việt gốc Âu”,T/c Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề thuật ngữ khoa học tiếng Việt gốc Âu”,T/c "Ngônngữ
Tác giả: Nguyễn Thạc Cát
Năm: 1980
2. Phan Văn Các (Chủ biên) (2007), Từ điển từ Hán – Việt, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ Hán – Việt
Tác giả: Phan Văn Các (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2007
3. Nguyễn Tài Cẩn (Chủ biên) (1981), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn (Chủ biên)
Nhà XB: NxbĐại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1981
4. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ), In lần thứ 4, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1998
5. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2000
6. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Đức Đoàn (2007), Danh từ thuật ngữ Y – Dược cổ truyền, Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh từ thuật ngữ Y – Dược cổtruyền
Tác giả: Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Đức Đoàn
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2007
9. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1997
10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ họcvà tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
11. Côsunôp G.G, Xumburôva X.L (1968), Công tác thuật ngữ, nguyên lý và phương pháp, Matxcova, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác thuật ngữ, nguyên lý và phươngpháp
Tác giả: Côsunôp G.G, Xumburôva X.L
Năm: 1968
12. Culeakin V.X và Colimovitxki I.A (1970), Những vấn đề ngôn ngữ học của thuật ngữ khoa học kỹ thuật, Nxb Khoa học, Matxcova, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề ngôn ngữ học của thuật ngữkhoa học kỹ thuật
Tác giả: Culeakin V.X và Colimovitxki I.A
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1970
13. Dirk Geeraerts (2010), Các lý thuyết ngữ nghĩa học từ vựng (Phạm Văn Lam dịch), Nxb Văn hóa, Hà Nội] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Dirk Geeraerts
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2010
14. Nguyễn Văn Dũng (2016), Từ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Năm: 2016
15. Nguyễn Đức Đoàn (2004), Nam y nghiệm phương, Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam y nghiệm phương
Tác giả: Nguyễn Đức Đoàn
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
16. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Gred A.C (1978), Ý nghĩa thuật ngữ và các kiểu loại ý nghĩa thuật ngữ, Lê Ngọc Văn dịch, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa thuật ngữ và các kiểu loại ý nghĩa thuật ngữ
Tác giả: Gred A.C
Năm: 1978
18. Nguyễn Thị Bích Hà, “Về đặc điểm định danh của thuật ngữ thương mại tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 3, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đặc điểm định danh của thuật ngữ thương mại tiếng Việt”, Tạp chí "Ngôn ngữ
19. Nguyễn Thị Bích Hà (2000), So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhậtvà tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Năm: 2000
20. Nguyễn Thị Bích Hà (2004), Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật – Việt, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật – Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w