Kỹ thuật tổ chức cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen - Hoạt động cá nhân/lớp Bước
Trang 1PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 12 BAN CƠ BẢN
NĂM HỌC 2015 – 2016 (53 tiết) Học kì I: 18 tuần - 27 tiết Học kì II: 17 tuần - 26 tiết
Nội dung
Số tiết Lí
thuyết Bài tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra
Di truyền
học
-Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di
Tiến hoá
-Chương II: Sự phát sinh và phát triển của
Sinh thái
học
Tiết 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (Không dạy mục I.2)
Tiết 2: Phiên mã và dịch mã (Mục I.2 Cơ chế phiên mã - Không dạy chi tiết phiên mã ở sinh vật nhân thực; Mục II Dịch mã dạy gọn lại, chỉ mô tả đơn giản bằng sơ đồ.)
Tiết 3: Điều hoà hoạt động của gen (Câu hỏi 3 cuối bài thay từ “Giải thích” bằng “Nêu”)
Tiết 4: Đột biến gen (Hình 4.1 và hình 4.2 - không giải thích cơ chế)
Tiết 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Tiết 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Hình 6.1 chỉ dạy 2 dạng đơn giản 2n+1, 2n-1)
Tiết 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời.
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Tiết 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
Tiết 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Tiết 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Tiết 11: Liên kết gen
Tiết 12: Hoán vị gen
Tiết 13: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.
Tiết 14: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Tiết 15: Thực hành: Lai giống
Tiết 16: Bài tập chương I và chương II (Bài tập chương I- Làm các bài 1,3,6; Bài tập chương II- Làm
các bài 2,6,7)
Tiết 17: Kiểm tra 1 tiết.
Chương III: Di truyền học quần thể
Tiết 18: Cấu trúc di truyền của quần thể
Tiết 19: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo).
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
Tiết 20: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
(Sơ đồ 18.1 không dạy, không giải thích theo sơ đồ)
Trang 2Tiết 21: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.
Tiết 22: Tạo giống nhờ công nghệ gen.
Chương V: Di truyền học người
Tiết 23: Di truyền y học
Tiết 24: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.
Tiết 25: Ôn tập phần di truyền học.
Tiết 26: Kiểm tra học kỳ I
Phần sáu: Tiến hoá Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
Tiết 27: Các bằng chứng tiến hoá (Không dạy Mục II Bằng chứng phôi sinh học và Mục III Bằng chứng địa lí sinh vật học)
HỌC KỲ II
Tiết 28: Học thuyết tiến hóa của Đacuyn (Không dạy Học thuyết tiến hoá Lamac) Đổi tên bài thành: Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Tiết 29, 30: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi (Cả bài không dạy, Chỉ sử dụng khung cuối bài ghép vào phần chọn lọc tự nhiên của bài 26 Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (tiếp) thuộc tiết 30 để dạy)
Tiết 31: Loài
Tiết 32: Quá trình hình thành loài (Không dạy Mục I.2 Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí)
Tiết 33: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Bài 31: Tiến hoá lớn (Cả bài không dạy)
Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Tiết 34: Nguồn gốc sự sống
Tiết 35: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Tiết 36: Sự phát sinh loài người
Tiết 37: Kiểm tra 1 tiết.
Phần bảy: Sinh thái học Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Tiết 38: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Không dạy Mục III Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống)
Tiết 39: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Tiết 40: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Tiết 41: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Tiết 42: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.
Chương II: Quần xã sinh vật
Tiết 43: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
Tiết 44: Diễn thế sinh thái (Không dạy Câu hỏi lệnh mục III)
Chương III: Hệ sinh thái
Tiết 45: Hệ sinh thái
Tiết 46: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Tiết 47: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển (Không dạy chi tiết Mục II.2 Chu trình nitơ)
Tiết 48: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái (Không dạy Hình 45.2; Không dạy Câu hỏi lệnh thứ 2 trang 202)
Tiết 49: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Tiết 50: Bài tập
Tiết 51: Ôn tập phần tiến hoá và sinh thái học
Tiết 52: Ôn tập chương trình sinh học cấp Trung học phổ thông.
Tiết 53: Kiểm tra học kỳ II.
Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
Trang 3Phần 5 : DI TRUYỀN HỌC Tiết 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I Mục tiêu: Học sinh phải đạt được:
1 Kiến thức:
- Nêu được khái niệm gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hòa, gen cấu trúc)
- Nêu được khái niệm mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế nhân đôi ADN ở TB nhân sơ
2 Kĩ năng:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận tráchnhiệm trong hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gencấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
3 Thái độ:
- Bảo vệ vốn gen của sinh giới
- HS phải hiểu được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới Từ
đó có ý thức bảo vệ nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động thựcvật quý hiếm
4 Các năng lực và phẩm chất:
- Năng lựctự chủ, tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên
- Năng lựcgiao tiếp và hợp tác
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Máy chiếu, hình vẽ trong sgk, video về nhân đôi ADN bảng 1 và phiếu học tập
- PHT số 1:
Câu 1: - Gen là gì? phân loại gen?
Câu 2: - Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba?
- Với 4 loại Nu mà 3 Nu tạo thành 1 bộ ba (có bao nhiêu bộ ba (triplet)
- PHT số 2 :
Câu 1: + Nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
+ nhân đôi ADN xảy ra khi nào?
+ Nhiệm vụ các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi?
+ Nhân đôi ADN diễn ra như thế nào?
+ Nhân đôi ADN dựa trên nguyên tắc gì?
+ Kết quả của quá trình nhân đôi ADN?
+ Em hãy nhận xét về 2 phân tử ADN mới với phân tử ADN mẹ?
Câu 2: Giải thích tai sao trên trạc tái bản, 1 mạch mới được tổng hợp liên tục, cònmạch kia được tổng hợp gián đoạn?
2 Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1 Mục đích
Trang 4- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh,kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểubài học mới Giúp học sinh huy động các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thânmuốn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến ADN và quá trình nhân đôi ADN.
2 Nội dung
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức liên quan đã học ở lớp 10: Cấu trúc phân tửADN? Nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN? ADN truyền lại cho các thế hệ saubằng cách nào, quá trình đó diễn ra như thế nào?
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS trình bày được cấu trúc phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADNnhưng chưa nêu được quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ diễn ranhư thế nào?
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình cấu trúc ADN mô tả cấu trúc phân tử ADN,nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN? ADN truyền lại cho các thế hệ sau bằng cáchnào, quá trình đó diễn ra như thế nào?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát mô hình, huy động kiến thức Sinh học 10
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động cá nhân, 2-3 học sinh báo cáo kết quả
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết luận cấu trúc phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN
- GV: Hỏi thêm câu hỏi: ADN truyền lại cho các thế hệ sau bằng cách nào, quá trình
đó diễn ra như thế nào?
- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng ta
sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay, Tiết 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
B HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)
1 Mục đích
- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền Giải thích được tại sao
mã di truyền phải là mã bộ ba
- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôiADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể
2 Nội dung (nằm trong cột nội dung )
3 Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4 Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên
và học sinh
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen
- Hoạt động cá nhân/lớp
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ về gen
trên ADN, kết hợp với thông tin trong SGK
và trả lời câu hỏi 1 trong PHT số 1
I Gen
1 Khái niệm:
- Gen là một đoạn của phân tử ADN,
Trang 5Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin
SGK và trả lời các câu hỏi
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
Chốt lại kiến thức: Người ta dựa vào vai trò
các sản phẩm gen, người ta chia gen thành
loại là gen cấu trúc và gen điều hòa
Dựa vào cấu trúc vùng mã hóa của gen,
người ta chia ra 2 loại gen: Gen phân mảnh
và gen không phân mảnh.(sgk)
* lưu ý đối với HS khá giỏi : nếu là gen thì
phải tạo ra được sản phẩm, còn không thì
không đc gọi là gen, có rất nhiều đoạn trong
ADN của tế bào nhân thực không đc gọi là
gen, ví dụ ADN trong tế bào người có chiều
dài 3,2.109bp, nhưng chỉ có 30.000 - 40.000
gen Vì gen là 1 đoạn của ADN nên cấu trúc
của gen tương tự cấu trúc ADN
* Tích hợp môi trường :
- Sự đa dạng của gen chính là đa dạng di
truyền của sinh giới Bảo vệ nguồn gen, đặc
biệt nguồn gen quý bẳng cách bảo vệ, chăm
sóc, nuôi dưỡng động vật quý hiếm
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần mã di truyền
Hoạt động nhóm/bàn
Bước 1: Giao nhiệm vụ
ĐVĐ: Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và
khoảng 20 loại axit amin cấu tạo nên
prôtêin - Protein cấu tạo từ đâu?
GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để trả
lời câu 2 trong phiếu học tập số 1 với thời
gian 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận, đưa ra ý kiến
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ
sung
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh Chốt
lại kiến thức:
GV hỏi thêm: Các bộ ba trong sinh giới có
giống nhau không? Em hãy quan sát bảng
- Ví dụ : gen Hb anpha, gen tARN,…
II-Mã di truyền :
1 Khái niệm mã di truyền:
- Mã di truyền là mã bộ 3 ↔ 43= 64loại mã di truyền
- Trong 64 mã có 3 mã kết thúc làUAA, UAG, UGA - quy định tín hiệukết thúc dịch mã (bộ 3 kết thúc)
- Còn lại 61 bộ 3 mã hóa trong đó bộ 3
mở đầu AUG với chức năng khởi đầudịch mã và mã hóa axit amin Met (SVnhân thực) hoặc fMet (SV nhân sơ) (bộ
3 mở đầu)
2 Đặc điêm của mã di truyền :
- Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xácđịnh theo từng bộ ba không gối lênnhau
- Mã di truyền có tính phổ biến: (hầuhết các loài đều có chung 1 bộ ba ditruyền)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: (một
bô ba chi mã hoá cho một loạiaxitamin)
Trang 6HS thảo luận, đưa ra ý kiến
GV thuyết trình: Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1
axit amin (đặc hiệu) khoảng 20 loại axit
amin mà có 61 bộ ba? (tính thoái hoá)
Nêu đặc điểm của mã di truyền?
HS trả lời, GV giải thích các đặc điểm, nhận
xét, chốt lại kiến thức
Hoạt động 3 : Tìm hiểu phần quá trình
nhân đôi ADN
Hoạt động nhóm/bàn
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh quan sát video nhân đôi ADN/
hình vẽ 1.2 trong SGK
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh xem video/ xem tranh
Tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm
trả lời câu hỏi số 1, 2 trong phiếu học tập
- Kỹ thuật đặt câu hỏi :
+ Nhân đôi ADN diễn ra ở đâu ?
+ nhân đôi ADN xảy ra khi nào?
+ Nhiệm vụ các thành phần tham gia vào
quá trình nhân đôi ?
+ Nhân đôi ADN diễn ra như thế nào ?
+ Nhân đôi ADN dựa trên nguyên tắc gì ?
+ Kết quả của quá trình nhân đôi ADN ?
+ Em hãy nhận xét về 2 phân tử ADN mới
với phân tử ADN mẹ ?
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong
phiếu học tập.và ghi đáp án vào phiếu
-Yêu cầu nhóm làm xong trước dán phiếu
lên bảng, đọc phiếu, yêu cấu các nhóm bổ
sung GV ghi nhanh ý kiến bổ sung lên
bảng
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi số 2
trong phiếu học tập
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
Chốt lại kiến thức
- Mã di truyền mang tính thoái hoá:(một axit amin có thể có hơn một bộ batrừ AUG và UGG)
III-Quá trình nhân đôi ADN
1 Vị trí: trong nhân tế bào
2 Thời điểm: Kỳ trung gian, pha S
3 Nguyên liệu: Emzim tháo xoắn,
Enzim ADN-polymeraza, Enzim nối,ADN mẹ, Nu tự do
4 Diễn biến:
a Bước 1: (Tháo xoắn phân tử ADN)
- Nhờ các enzim tháo xoắn (helicase) 2mạch phân tử ADN tách nhau dần
b Bước 2: (Tổng hợp các mạch ADNmới)
- Hai mạch ADN tháo xoắn được dùnglàm mạch khuôn, dưới tác dụng củaenzim ADN-polimeraza các Nu tự dotrong môi trường nội bào đến liên kếtvới các Nu trên mạch khuôn theonguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, Gliên kết với X)
- Chiều tổng hợp có chiều từ 5’- 3’, nênmạch khuôn có chiều 3’- 5’ mạch bổsung được tổng hợp liên tục, còn mạchkhuôn có chiều 5’- 3’ mạch bổ sungđược tổng hợp từng đoạn (Okazaki) rồisau đó nối lại với nhau nhờ enzim nối(ligaza
c Bước 3: (Hai phân tử ADN được tạothành)
- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1mạch của ADN ban đầu (bán bảo toàn)
và 1 mạch mới được tổng hợp
5 Nguyên tắc: bổ sung và bán bảo tồn.
6 Kết quả: Từ 1 ADN ban đầu, qua 1
lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giốngnhau và giống hệt ADN mẹ
7 Ý nghĩa: Cơ chế của quá trình nhân
đôi NST trong NP → cơ sở của Ditruyền cấp độ tế bào
C HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5phút)
1 Mục đích: HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả
lời câu hỏi liên quan
2 Nội dung
- Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
Trang 7- Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạchđược tổng hợp từng đoạn?
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong bài:
- Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
- Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạchđược tổng hợp từng đoạn?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS
- Các Nu liên kết với nhau theo chiều 5’- 3’ nên mạch khuôn có chiều 5’- 3’ các Nukhông liên kết được với nhau liên tục do đó cần ARN mồi tạo điểm liên kết hình thànhđoạn Okazaki
D HOẠT ĐỘNG 4 Vận dụng, mở rộng (5 phút)
1 Mục đích: Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên
vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan
2 Nội dung: Giả sử có 2 loại Nu là A,G thì trong gen tạo ra được bao nhiêu mã
bộ 3? em hãy liệt kê các mã bộ 3 đó?
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời:
4 Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
- GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giả sử có 2 loại Nu là A,G thì trong gen tạo ra được bao nhiêu mã bộ 3 ? em hãy liệt
kê các mã bộ 3 đó ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án
- Với 2 loại nu trong gen có 23= 8 mã bộ ba
- Các mã bộ ba đó gồm : AAG, AGA GAA, AAA, GGG, GGA, GAG, AGG
Trang 8Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình Pháttriển được kỹ năng so sánh, suy luận trên cơ sở hiểu biết về mã di truyền Kỹ năng tìmkiếm và xử lí thông tin về cấu trúc và chức năng của các loại ARN, cơ chế phiên mã,quá trình dịch mã
3 Thái độ:
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
4 Các năng lực và phẩm chất:
- Năng lực tự chủ, tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tìm hiểu tự nhiên
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, giáo án, video phiên mã, phiếu học tập số 1, bảng phụ
- Phim (hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máychiếu, máy tính
mARN
tARN
rARN
Đáp án PHT
2 Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài họctheo sự hướng dẫn của giáo viên
Trang 9III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1 Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh,kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểubài học mới Giúp học sinh huy động các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thânmuốn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến ARN, phiên mã và dịch mã
2 Nội dung
- Làm thế nào mà thông tin di truyền từ ADN có thể được biểu hiện ra ngoài tính trạngcủa của cơ thể sinh vật?
- Tại sao thông tin di truyền trên ADN nằm trong nhân tế bào nhưng vẫn chỉ đạo được
sự tổng hợp prôtêin ở tế bào chất? Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra như thế nào vàgồm những giai đoạn nào?
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS trình bày quá trình truyền thông tin di truyền qua cơ chế nhân phiên mã, dịch mãnhưng không giải thích được tại sao thông tin di truyền trên ADN nằm trong nhân tếbào nhưng vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp prôtêin ở tế bào chất? Quá trình tổng hợpprôtêin diễn ra như thế nào và gồm những giai đoạn nào?
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS huy động các kiến thức đã học và thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Làm thế nào mà thông tin di truyền từ ADN có thể được biểu hiện ra ngoài tính trạng của của cơ thể sinh vật?
+ Tại sao thông tin di truyền trên ADN nằm trong nhân tế bào nhưng vẫn chỉđạo được sự tổng hợp prôtêin ở tế bào chất? Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra như thếnào và gồm những giai đoạn nào?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu thông tin SGK, suy luận
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động cá nhân, 2-3 học sinh báo cáo kết quả
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết luận: Câu 1: Thông tin di truyền từ ADN có thể được biểu hiện ra ngoài tínhtrạng của của cơ thể sinh vật là nhờ các cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN rồi dịch
mã từ mARN sang protein và từ protein biểu hiện thành tính trạng
- Câu 2: GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng ta sẽ
đi nghiên cứu bài hôm nay, Tiết 2: Phiên mã và dịch mã.
B HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)
1 Mục đích
- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã
- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vậtnhân thực
2 Nội dung(nằm trong cột nội dung )
3 Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4 Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên
và học sinh
Trang 10Hoạt động của GV và học sinh Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và
chức năng của các loại ARN.
- Hoạt động nhóm/ bàn
Bước 1 : Giao nhiệm vụ
- GV ĐVĐ: ARN có những loại nào?
chức năng của nó?
- GV chia lớp thành các nhóm theo
bàn, hoàn thành phiếu học tập số 1,
thời gian 6 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát hình cấu trúc các loại
ARN, nghiên cứu thông tin SGK và
thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Đại diện 2-3 nhóm báo cáo kết quả
thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ
sung
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV: Nhận xét câu trả lời và đánh giá
mức độ hoạt động của các nhóm
GV Chốt lại kiến thức:
Tìm hiểu cơ chế phiên mã
Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn: hs tự
đặt được câu hỏi để tìm hiểu chủ đề
+ B1: Mỗi nhóm 4 người đưa ra các
câu hỏi về chủ đề phiên mã vào các vị
trí được phân công, rồi ghi câu hỏi
chung của nhóm vào ô trung tâm thời
gian làm việc 4 phút.
- Các nhóm đưa ra câu hỏi của mình,
loại các câu hỏi trùng nhau, gv chốt lại
các câu hỏi để tìm hiểu chủ đề này,thời
truyền trên mạch mã gốc của gen (ADN) sang mARN theo nguyên tắc bổ sung Quá trình xảy ra trong nhân, vào kì trung gian của quá trình phân bào
1, Cấu trúc và chức năng các loại ARN
- Phiếu học tập số 1
2, Cơ chế phiên mã
a Vị trí: trong nhân tế bào
b Thời điểm: xảy ra trước khi tế bào tổng hợp prôtêin
c Thành phần tham gia: Các loại enzim, cácloại nuclêôtit tự do (A, U, G, X) Một phân
- Bước 2 Kéo dài chuỗi ARN: Enzym ARNpôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen
có chiều 3’→ 5’ và các nuclêôtit trong môitrường nội bào liên kết với các nucluotit trênmạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:
Agốc - Umôi trường; Tgốc - Amôi trườngGgốc – Xmôi trường; Xgốc – Gmôi trường
- Bước 3 Kết thúc: Khi Enzym di chuyểnđến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quátrình phiên mã dừng lại, phân tử ARN: đượcgiải phóng Vùng nào trên gen vừa phiên mãxong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại
Ở SV nhân sơ, mARN sau phiên mã được
Trang 11thành công việc của mình
+ B3: Sau đó đại diện báo cáo kết quả
trước lớp, nhóm khác bổ sung
+ B4: GV chốt kiến thức
HS tự ghi ND bài học vào vở
dùng trực tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin
Ở SV nhân thực, mARN sau phiên mã đượccắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôntạo mARN trưởng thành rồi đi qua màngnhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp pro
e Kết quả: một đoạn phân tử ADN→1 phân
tử ARN
g Ý nghĩa: hình thành ARN trực tiếp thamgia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin quyđịnh tính trạng
ĐVĐ: Trình tự các Nu trên gen quy định trình tự các aa trong phân tử pro thông qua 2 quá trình: phiên mã và dịch mã, phiên mã chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu cơ chế, diễn biến của dịch mã
aa trong chuỗi polipeptit của prôtêin
Tìm hiểu các thành phần tham gia vào dịch mã
và 1 số thuật ngữ.
- Hoạt động nhóm/bàn
+ B1: GV chia lớp thành các nhómtheo bàn, thời
gian hoạt động 3 phút để trả lời câu hỏi: quá trình
dịch mã có những thành phần nào tham gia?
+ B2: HS nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời
+ B3: Sau đó đại diện báo cáo kết quả trước lớp,
nhóm khác bổ sung
+ B4: GV chốt kiến thức
HS tự ghi ND bài học vào vở
- Sau đó GV cung cấp thêm thông tin về riboxom:
gồm 2 tiểu phần (hạt) nằm tách nhau Khi có mặt
của mARN, chúng gắn lại với nhau thành dạng
riboxom hoạt động Trên RB có 2 vị trí chính là vị
trí peptit (vị trí P) và vị trí amin (vị trí A), mỗi vị trí
tương ứng với 1 bộ 3, vị trí còn lại là của enzim
* Một số thuật ngữ cần hiểu:
- Các bộ 3 trên mARN gọi là các codon
- Các bộ 3 trên t ARN gọi là anticodon (bộ 3 đối
mã)
- Liên kết giữa các aa gọi là liên kết peptit
(-CO-NH-) do emzim peptidin transferaza) xúc tác
- Các codon kết thúc là UAA, UAG, UGA
2 Các thành phần tham gia quátrình dịch mã: mARN trưởngthành, tARN, một số loại enzim,ATP, aa tự do, riboxom (- RBdịch chuyển trên mARN theotừng nấc, mỗi nấc tương ứngvới 1 codon)
- Các codon kết thúc là UAA, UAG, UGA
Tìm hiểu diễn biến của quá trình
dịch mã:
- Kỹ thuật dạy học: kỹ thuật phân tích
phim video, kỹ thuật đặt câu hỏi
3 Quá trình dịch mã:
-Vị trí: diễn ra ở tế bào chất, gồm 2 giai đoạn:GĐ1: Hoạt hóa axitamin
Trang 12ĐVĐ: Vậy phân tử pro được hình
thành như thế nào? Trải qua mấy giai
đoạn, chúng ta cùng vào phần tiếp
theo
GV hỏi: Dịch mã diễn ra tại đâu?
gồm mấy giai đoạn?
+ Giai đoạn 1: hoạt hóa aa
- HS quan sát video mô tả dựa trên
các câu hỏi sau:
- Bước mở đầu diễn ra như thế nào?
+ Tiểu đơn vị bé của Ri gắn với
mARN ở vị trí nào?
+ tARN mang a.a thứ mấy tiến vào vị
trí đầu tiên của ri?
+ Khớp bổ sung nghĩa là gì?
( dịch mã theo nguyên tắc bổ sung)
-Bước kéo dài:
+ Vị trí kế tiếp tARN mang a.a thứ
mấy?
+ Liên kết nào được hình thành để
liên kết các aa vừa dịch mã? (péptit)
+ Ri có hoạt động nào tiếp theo? kết
quả cuả hoạt động đó?
- Sự dịch chuyển của ri đến khi nào
thì kết thúc?
- Sau khi chuỗi polipeptit được giải
phóng thì hoàn thành phân tử Protein
- Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự dotrong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờgắn với hợp chất ATP → sơ đồ: aa + ATP →
aa hoạt hoá
- Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a đượchoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→phức hợp a.a – tARN
sơ đồ: aa hoạt hoá+ tARN → Phức hợp tARN
aa-GĐ2:Tổng hợp chuỗi polipeptitBước 1 Mở đầu
+ Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN
ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu)
và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG)
+ aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu(đối mã của nó – UAX- khớp với mã mở đầu– AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổsung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạoribôxôm hoàn chỉnh
Bước 2 Kéo dài chuỗi polipeptit + aa1 – tARN tiến vào ribôxôm (đối mãcủa nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theonguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit đượchình thành giữa axit amin mở đầu với axitamin thứ nhất
+ Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2,tARN vận chuyển axit amin mở đầu đượcgiải phóng Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vàoribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứhai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung),hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứhai và axit amin thứ nhất
+ Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba,tARN vận chuyển axit amin mở đầu đượcgiải phóng Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến
bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tửmARN .Như vậy, chuỗi pôlipeptit liên tụcđược kéo dài
- Bước 3 Kết thúc: Khi ribôxôm chuyển dịchsang bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) thìquá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần củaribôxôm tách nhau ra Một enzim đặc hiệuloại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗipôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất
4 Polixom: Trong dịch mã, mARN thường
không gắn với từng riboxom riêng rẽ màđồng thời gắn với một nhóm ribôxôm (pôli
Trang 13như thế nào?
- 1 Ri trượt hết chiều dài mARN tổng
hợp được bao nhiêu phân tử prôtêin?
- Polixom là gì? ý nghĩa của polixo
Tìm hiểu cơ chế phân tử của hiện
tượng di truyền:
- Hoạt động cả lớp
- GV vấn đáp: Hãy nêu mối quan hệ
giữa ADN, ARN và protein?
- HS suy nghĩ và trả lời
- Sau đó GV giả thích mối liên hệ
theo học thuyết trung tâm của sinh
học, đó là:
+ ADN chứa TTDT và truyền đạt cho
các tế bào con theo cơ chế nhân đôi
5 Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền
- Vật liệu di truyền (ADN) truyền cho đời sauqua cơ chế tự nhân đôi
- Thông tin di truyền được biểu hiện thànhtính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên
mã (ADN → ARN) và dịch mã (ARN →prôtêin) Sơ đồ:
PM DMADN ARN Prôtêin tính trạng
C HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5phút)
1 Mục đích: HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả
lời câu hỏi liên quan
2 Nội dung: Bài tập 1: Một đoạn gen có trình tự các nucleootit như sau :
3’ XGA GAA TTT XGA 5’
lizin-3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4 Kỹ thuật tổ chức
B1: Yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi làm bài tập 1
B2: HS hoạt động theo cặp đôi dựa vào bảng mã di truyền xác định trình tự các
axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp và xác định trình tự các cặp nu trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn protein (- lơxin- alanin- valin- lizin-)
B3: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài và giải thích qui trình.
B4: GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
D HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng – Mở rộng (5phút)
1 Mục đích: Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyênvận
dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan
2 Nội dung: Hãy kẻ bảng so sánh cơ chế phiên mã và dịch mã.
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS dựa vào kiến thức vừa học HS hoàn
thiện bảng so sánh
4 Kỹ thuật tổ chức
Trang 14- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
- GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau
B1: Hãy kẻ bảng so sánh cơ chế phiên mã và dịch mã.
B2: HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
B3: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
B4: GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án.
Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
TIẾT 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN I-Muc tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Rèn năng quan sát hình và diễn tả hiện tượng diễn ra trên phim, mô hình, hình vẽ
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm tronghoạt động nhóm
3 Thái độ:
- Thấy được cơ sở khoa học, tính hợp lí trong cơ chế hoạt động của gen nói riêng và
hoạt động của tế bào, cơ thể nói chung → giúp SV thích ứng với môi trường Qua đócác em có niềm tin vào khoa học, say mê nghiên cứu tìm hiểu môn học
4 Các năng lực và phẩm chất:
- Năng lực tự chủ, tự học
-Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Chuẩn bị của giáo viên
Trang 15- Phim (hoặc ảnh động) về sự điều hoà hoạt động các gen ở Lac opêrôn, máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập, tranh ảnh phóng to hình 3.2a, 3.2b, bảng phụ
- PHT: 1 Hãy trình bày vai trò của các thành phần của một opêrôn
2 Mô tả hoạt động của các gen trong môi trường không có lactôzơ và môitrường có lactôzơ
Môi trường không có lactôzơ Môi trường không có lactôzơ
Đáp án PHT:
1 + P (prômter): vùng khởi động là nơi ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
+ O ( operato): vùng vận hành liên kết với protein ức chế để ngăn cản phiên mã
+ Z,Y,A: các gen cấu trúc Tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đườnglactozo có trong môi trường
2
Môi trường không có lactôzơ Môi trường không có lactôzơ
Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức
chế Prôtêin này gắn vào vùng O →
các gen cấu trúc không hoạt động
Lactôzơ gắn với prôtêin ức chế → biến đổi cấuhình của prôtêin ức chế → prôtêin ức chếkhông thể gắn vào vùng O → các gen cấu trúchoạt động
2 Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo các câu hỏi sau:
1 Thế nào là điều hòa hoạt động gen
2 Operon là gì? Trình bày cấu trúc của operon lác ở E coli
3 Giải thích điều hòa hoạt động của operon lac
4 Để điều hoà được quá trình phiên mã mỗi gen có đặc điểm gì?
5 Hãy trình bày vai trò của các thành phần của một opêrôn
6 Mô tả hoạt động của các gen trong môi trường không có lactôzơ và môi trường cólactôzơ
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1 Mục đích: Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh,kích thích sự tò mò,
mong muốn tìm hiểu bài học mới
2 Nội dung: Trong cơ thể sinh vật có rất nhiều gen, nhưng không phải tất cảcác gen đều ở trạng thái hoạt động Khi tế bào có nhu cầu tạo ra sản phẩm thì gen sẽhoạt động và ngược lại, khi tế bào không có nhu cầu tạo ra sản phẩm thì gen không
hoạt động Quá trình này gọi là ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Vậy cơ chế nàogiúp cơ thể thực hiện quá trình này, điều hòa hoạt động gen là gì?
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS nêu được khái niệm điều hòa hoạt động
gen nhưng không giải thích được cơ chế điều hòa hoạt động diễn ra như thế nào?
4 Kỹ thuật tổ chức
B1: GV nêu VD: Ở thú là động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa, gen tổng hợp protein
sữa chỉ hoạt động ở cơ thể cái và hoạt động vào giai đoạn sắp đẻ và trong giai đoạn nuôi conbằng sữa Nếu như chưa mang thai hoặc sau khi cai sữa thì gen ngừng hoạt động Đó là nhờ
cơ chế điều hòa hoạt động gen Vậy điều hòa hoạt động gen là gì?
B2: HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK và suy nghĩ trả lời câu
hỏi
B3: Gọi 2- 3 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
Trang 16B4: GV nhận xét câu trả lời và dẫn dắt nội dung điều hòa hoạt động gen sẽ được
tìm hiểu trong bài học hôm nay
B HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)
1 Mục đích
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hìnhMônô và Jacôp)
- Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật
- Nêu được sự khác nhau cơ bản về cơ chế điều hoà hoạt động gen giữa sinh vật nhân
sơ và nhân chuẩn
2 Nội dung (nằm trong cột nội dung )
3 Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4 Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên
và học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và
các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
Hoạt động cá nhân, nhóm
B1: Yêu cầu học sinh độc lập đọc SGK mục I sau
đó thảo luận nhóm (bàn) và trả lời tóm tắt các câu
hỏi sau vào tấm bản trong (hoặc bảng phụ) trong
thời gian 5 phút:
- Thế nào là điều hoà hoạt động của gen?
- Sự điều hoà hoạt động của gen có ý nghĩa như
thế nào đối với hoạt động sống của tế bào?
- Điều hoà hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ
khác tế bào nhân thực như thế nào?
B2: HS độc lập đọc SGK → Thảo luận nhóm →
Ghi tóm tắt câu trả lời
B3: Yêu cầu 1 nhóm treo (hoặc chiếu) kết quả lên
bảng, các nhóm khác trao đổi để kiểm tra chéo
kết qua cho nhau
B4 Gọi 1 vài học sinh nhận xét từng nội dung
của nhóm bạn trên bảng → Cho lớp cùng trao đổi
để thống nhất nội dung trả lời từng câu và nhận
xét kết quả của nhóm bạn mà mình được giao
kiểm tra → GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt
động của học sinh và chỉnh sửa, hoàn thiện để
học sinh ghi bài
I/ Khái quát về điều hoà hoạt động gen (10’)
1 Khái niệm về điều hoà hoạt động của gen và ý nghĩa:
- Là điều hoà lượng sản phẩm
do gen tạo ra
- Ý nghĩa: Đảm bảo cho hoạtđộng sống của tế bào luôn phùhọp với điều kiện môi trườngcũng như sự phát triển bìnhthường của cơ thể
2 Các cấp độ điều hoà hoạt động gen:
- Ở sinh vật nhân sơ, điều hoàhoạt động gen chủ yếu được tiếnhành ở cấp độ phiên mã
- Ở sinh vật nhân thực, sự điềuhoà phức tạp hơn ở nhiều cấp độ
từ mức ADN (trước phiên mã),đến mức phiên mã, dịch mã vàsau dịch mã
Hoạt động 2:Tìm hiểu điều hoà hoạt
động của gen ở sinh vật nhân sơ
Hoạt động nhóm theo bàn
B1: Giới thiệu sơ đồ mô hình điều hoà
của Lac opêrôn và giới thiệu đoạn phim
về hoạt động của các gen trong Lac
opêrôn khi môi trường có lactôzơ và
không có lactôzơ
II Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ ( 20’)
1 Gen có thể hoạt động được khi mỗi
gen hoặc ít nhất một nhóm gen(opêron)phải có vùng điều hoà, tại đó các enzimpôlimeraza và prôtêin điều hoà bám vào
để tổng hợp hoặc ức chế tổng hợpmARN
Trang 17- Yêu cầu học sinh quan sát hình, phim
kết hợp đọc SGK mục II và thảo luận
nhóm theo bàn để hoàn thành nội dung
phiếu học tập trong thời gian 10 phút
B2: Thảo luận nhóm để thống nhất hoàn
thành nội dung phiếu học tập
B3: Yêu cầu 1 nhóm treo ( hoặc chiếu)
kết quả lên bảng, các nhóm khác trao đổi
để kiểm tra chéo kết qua cho nhau
B4: Gọi 1 vài học sinh nhận xét từng nội
dung của nhóm bạn trên bảng
→ Cho lớp cùng trao đổi để thống nhất
từng nội dung và nhận xét kết quả của
nhóm bạn mà mình được giao kiểm tra →
GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động
của học sinh và chỉnh sửa, hoàn thiện để
học sinh ghi bài
HS ghi bài hoặc sửa phiếu học tập để về
nhà tự hoàn thiện vào vở
2 Mô hình cấu trúc của opêrôn:
- Cấu trúc của 1 operon Lac bao gồm:+ P(prômter): vùng khởi động là nơiARN-polimeraza bám vào và khởi đầuphiên mã
+ O (operato) : vùng vận hành liên kếtvới protein ức chế để ngăn cản phiênmã
+ Z, Y, A: các gen cấu trúc Tổng hợp cácenzim tham gia phản ứng phân giảiđường lactozo có trong môi trường
3 Sự điều hoà hoạt động của ôpêrôn Lac
- Khi môi trường không có lactôzơ: Genđiều hoà tổng hợp prôtêin ức chế.Prôtêin này gắn vào vùng O → các gencấu trúc không hoạt động
- Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơgắn với prôtêin ức chế → biến đổi cấuhình → prôtêin ức chế không thể gắnvào vùng O → các gen cấu trúc hoạtđộng
C HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5phút)
1 Mục đích: HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả
lời câu hỏi liên quan
2 Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó
B Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ
C Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động
D Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt
Câu 2: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A phiên mã B dịch mã C sau dịch mã D sau phiên mã
Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường
không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A liên kết vào vùng khởi động B liên kết vào gen điều hòa
C liên kết vào vùng vận hành D liên kết vào vùng mã hóa
Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất
A xúc tác B ức chế C cảm ứng D trung gian
Câu 5: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủylactôzơ
B 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy
lactôzơ
C 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A
D 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
Câu 6: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
Trang 18A 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủylactôzơ
B 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủylactôzơ
C 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
D 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z,
Y, A
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS đưa ra câu trả lời có thể đúng hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4 Kỹ thuật tổ chức:
Bước 1 GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong
bài
Bước 2 HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3 Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của
HS
D HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng – Mở rộng (5 phút)
1 Mục đích: Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyênvận
dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan
2 Nội dung: Vì sao trong đời sống cá thể sinh vật tùy từng thời điểm mà chỉ có
một số gen hoạt động còn phần lớn là không hoạt động ?
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả
lời
4 Kỹ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
- GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau
Bước 1 Vì sao trong đời sống cá thể sinh vật tùy từng thời điểm mà chỉ có một
số gen hoạt động còn phần lớn là không hoạt động ?
Bước 2 HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3 Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án.
Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt động, phầnlớn các gen ở trạng thái bất hoạt Tế bào chỉ tổng hợp prôtêin cần thiết vào những lúcthích hợp Đó là nhờ cơ chế điều hòa hoạt động gen
Trang 19Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
Tiết 4: ĐỘT BIẾN GEN
I Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS phải:
1 Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về đột biến gen
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến gen
- Hậu quả của đột biến gen Vai trò của đột biến gen trong tiến hoá và chọn giống
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá.
3 Thái độ:
- Giáo dục quan điểm khoa học, giải thích được một số hiện tượng diễn ra trong tự nhiên
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự gia tăng các tác nhân gây đột biến
4 Năng lực:
- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự quản lý - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực tư duy
II Phương tiện và thiết bị dạy học:
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Bài soạn, SGK và các video hình ảnh liên quan
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ, máy chiếu
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ và đọc bài mới,có sản phẩm trước khi tới lớp,
GV cho hs quan sát các hình ảnh về đột biến gen
Nhận xét về đặc điểm của các sinh vật trên : Có những bất thường trên cơ thể ? Nguyên nhân do đâu ?
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động cá nhân, 2-3 học sinh báo cáo kết quả
Bước 4 Phương án KTĐG
Trang 20- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết luận về nguyên nhân là do đột biến gen
- GV: Hỏi thêm câu hỏi: đột biến gen là gì, phân loại, cơ chế di truyền và hậu quả củađột biến gen?
- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng ta
sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay, Tiết 4: Đột biến gen
B HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)
1 Mục đích
- Nêu được khái niệm, phân loại của độ biến gen
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh và hậu quả của đột biến gen
2 Nội dung (nằm trong cột nội dung )
3 Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4 Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên
và học sinh
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động1-Tìm hiểu về khái niệm
và các dạng đột biến
-Hoạt động theo nhóm nhỏ
Bước 1- Giao nhiêm vụ
GV: 1 bàn hs là 1 nhóm có 3 phút :
Nhiệm vụ: Từ gen không đột biến (gen
ban đầu) 3' TAA - XGX - GGG 5' (1)
Bước 2- Thực hiện nhiêm vụ
Vẽ các gen đột biến có thể có (Thi
xem nhóm nào tưởng tượng ra được
nhiều kiểu đb gen nhất)
Bước 3- Thảo luận, báo cáo
GV chia bảng thành 5 cột cho 5 hs lên
vẽ lại kết quả của nhóm (3 Phút )
Bước4 –Đánh giá kết quả:
? Vậy em hãy cho biết
1 ĐBG là gì
2 Có những dạng nào
GV chiếu slide hình ảnh về dạng đb
*Gen 2, 3, 4 được gọi là alen của gen 1
? Khi gen 1 bị đột biến thành gen 2, 3,
4 thì sản phẩm gen 2, 3, 4 tạo ra còn
giống sản phẩm gen 1 tạo ra không?
GV chiếu slide hình ảnh và hỏi: QS
I Khái niệm và các dạng đột biến (10 phút)
1 Khái niệm:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúccủa gen liên quan đến một cặp nuclêôtit (độtbiến điểm)
+ Thay thế khác loại: làm thay đổi mã di truyền,
có thể ảnh hưởng đến prôtêin mà gen điều khiểntổng hợp
- Hậu quả ĐB thêm hoặc mất cặp: hàng loạt bộ
3 bị bố trí lại kể từ điểm đột biến nên ảnh hưởnglớn đến phân tử prôtêin mà gen quy định tổnghợp
II NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ PHÁT SINH,HẬU QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỘT BIẾN GEN
1 Nguyên nhân:
- Do ngoại cảnh: tác nhân lý, hoá, sinh học
Trang 21hình ảnh cho biết hậu quả của từng
dạng đột biến?
Hoạt động 2- Tìm hiểu nguyên nhân
và cơ chế phát sinh, hậu quả và vai
trò của đột biến gen.
Hoạt động theo nhóm – 2 bàn
Bước 1- giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành các nhóm:
Nhiệm vụ: Mỗi nhóm sử dụng tài
liệu sgk, đọc nhanh thảo luận làm rõ
nội dung sau: ( Vẽ đưới dạng sơ đồ )
Bước 2- Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thực hiện theo nội dung
được giao
Bước 3- Thảo luận, báo cáo
Các nhóm thảo luận, báo cáo nội
dung được giao về nguyên nhân, cơ
chế, hậu quả và vai trò của đột biến
gen
Bước 4- Đánh giá kết quả
- GV gọi ngẫu nhiên hs đại diện
nhóm trình bày kêt quả thảo luận
GV chiếu slide giải thích thêm và
kết luận
- Những rối loạn sinh lý, hoá sinh trong tế bào
2 Cơ chế phát sinh đột biến gen:
- Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạchdưới dạng tiền đột biến Dưới tác dụng củaenzim sửa sai, nó có thể trở về dạng ban đầuhoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôitiếp theo
Gen tiền đột biến gen đột biến gen
- Ví dụ:Sự kết cặp không đúng trong nhân đôiADN gây ra bởi các bazơ hiếm, Tác động củacác tác nhân gây đột biến (tia tử ngoại, 5BU,một số virut )
3 Hậu quả của đột biến gen:
- Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêinnên đại đa số đột biến gen là có hại Tuy nhiênmột số đột biến gen là có lợi hoặc trung tính
- Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụthuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường
4 Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
a Đối với tiến hoá:
- Làm xuất hiện các alen mới
- Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiếnhoá
b Đối với chọn giống:
- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọngiống
- Ví dụ: Đột biến chân cừu ngắn ở Anh làm chochúng không nhảy qua hàng rào được, khôngphá vườn
C HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập(5 phút)
1 Mục đích: - HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả
lời câu hỏi trắc nghiệm có liên quan trên cơ sở đó nhăm mở rộng kiến thức
2 Nội dung
- Củng cố kiến thức về đột biến gen
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm dựa vào những kiến thức đã học trongbài:
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câc câu hỏi trắc nghiệm
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 Phương án KTĐG
Trang 22- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Câu 1: Đột biến gen xảy ra ở những sinh vật nào?
A Sinh vật nhân sơ B Sinh vật nhân thực đa bào
C Sinh vật nhân thực đơn bào D tất cả các loài sinh vật
Câu 2: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?
I - Mất một cặp nuclêôtit II - Mất đoạn làm giảm số gen III - Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi
IV - Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
V - Thêm một cặp nuclêôtit VI - Lặp đoạn làm tăng số gen
Tổ hợp trả lời đúng là:
A I, II, V B II, III, VI C I, IV, V D II, IV, V
Câu 3: Nguyên nhân gây đột biến gen do
A các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫunhiên, do tác động của tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường
B sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh họccủa môi trường
C sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môitrường
D tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ thể
Câu 4: Dạng đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit được hình thành thường phải qua
A 4 lần tự sao của ADN B 3 lần tự sao của ADN
C 2 lần tự sao của ADN D 1 lần tự sao của ADN
Câu 5: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp Nguyên
nhân là do
A Mã di truyền có tính thoái hoá
B Mã di truyền truyền có tính phổ biến
C Mã di truyền có tính đặc hiệu D mã di truyền là mã bộ ba
Câu 6: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen
B mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
C sức đề kháng của từng cơ thể đối với điều kiện sống
D điều kiện sống của sinh vật
Câu 7: Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là
A riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng
B biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định
C riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng
D riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng
Câu 8: Trình tự biến đổi nào dưới đây là đúng:
A Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen cấu trúc > thay đổi trình tự cácnuclêôtit trong mARN >thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit
> thay đổi tính trạng
B Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các axit amintrong chuỗi pôlypeptit → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN → thay đổi tínhtrạng
Trang 23C Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtittrong tARN → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit →thay đổi tínhtrạng.
D Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtittrong rARN → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tínhtrạng
Câu 9: Đột biến gen ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện
được?
A Đột biến ở mã kết thúc B Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc
C Đột biến ở bộ ba giữa gen D Đột biến ở mã mở đầu
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit?
A Chỉ liên quan tới 1 bộ ba
B Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác
C Làm thay đổi tối đa một axit amin trong chuỗi pôlipeptit
D Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba
D HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng – Mở rộng (5phút)
1 Mục đích: Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyênvận
dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan
2 Nội dung: Nhóm 1: 1 NST là gì
2 1 NST điển hình phải có những vùng cấu trúc nào ? Vì sao
3 Bộ NST của các loài khác nhau có khác nhau không ? Nếu có thì khác ở điểm nào
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ vấu trúc siêu hiển vi của NST ? có chú thích
Nhóm 3, 4: hoàn thành bảng sau.
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả
lời
4 Kỹ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
- GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau
Bước 1 Nhóm 1: 1 NST là gì
2 1 NST điển hình phải có những vùng cấu trúc nào ? Vì sao
3 Bộ NST của các loài khác nhau có khác nhau không ? Nếu có thì khác ở điểm nào
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ vấu trúc siêu hiển vi của NST ? có chú thích
Nhóm 3, 4: hoàn thành bảng sau.
Bước 2 HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3 Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4.GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án.
Nhóm 1: 1 NST là gì
2 1 NST điển hình phải có những vùng cấu trúc nào ? Vì sao
3 Bộ NST của các loài khác nhau có khác nhau không ? Nếu có thì khác ở điểm nào
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ vấu trúc siêu hiển vi của NST ? có chú thích
Mất đoạn NST 22 ở người gây ung thư máu ác tính
Trang 24lượng gen
2.Lặp
đoạn
Là dạng ĐB làm cho một đoạn NST bị lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên đó
Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
Lặp đoạn càng nhiều
ở ruồi giấm → mắtcàng dẹt Lặp đoạnlàm tăng hoạt tínhcủa enzyme amylase
3.Đảo
đoạn
Là dạng ĐB làm một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình
tự gen trên đó
Có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến sức sống
Ở ruồi giấm có 12dạng đảo đoạn liênquan đến khả năngthích ứng nhiệt độkhác nhau của môitrường
4.Chuyể
n đoạn
Là dạng ĐB dẫnđến sự trao đổiđoạn giữa các NSTkhông tương đồng(sự chuyển đổi gengiữa các nhóm liênkết)
- Chuyển đoạn lớn thường gâychết hoặc mất khả năng sinhsản, đôi khi có sự hợp nhất cácNST làm giảm số lượng NSTcủa loài, là cơ chế quan trọnghình thành loài mới
- Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng
Làm tăng cường
sự sai khác
Trang 25Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
Tiết 5: NST VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
I Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS phải:
1 Kiến thức:
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST
- Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyểnđoạn)
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến cấu trúc NST
2 Kĩ năng:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận tráchnhiệm trong hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm về NST và các dạng đột biến NST,nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến NST, hậu quả và ý nghĩa của đột biến NST
3 Thái độ:
- HS phải hiểu được ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST trong sự hình thành loài mới, tạo cơ
sở cho sự đa dạng về loài nên các em phải có ý thức bảo vệ môi trường sống, tránh cáchành vi gây ô nhiễm môi trường
II.Phương tiện và thiết bị dạy học:
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Bài soạn, SGK và các video hình ảnh liên quan
- Bảng số lượng NST 2n ở 1 số loài sinh vật
- Sơ đồ cấu trúc siêu hiển vi của NST
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ, máy chiếu (Màn hình tại lớp)
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ và đọc bài mới,có sản phẩm trước khi tới lớp,
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS trình bày được NST nằm trong nhân tế bào,còn gen nằm trên NST
Trang 264 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ:Từng nhóm nhỏ 2 hs trao đổi và nêu được:
- NST có cấu trúc và di truyền như thế nào?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhớ lại quá trình phân bào, tại kì trung gian ADN tự nhân đôi tạo điều kiện cho NST nhân đôi phân chia đều cho các tế bào con
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động từng nhóm nhỏ 2 học sinh báo cáo kết quả
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết luận về cấu trúc của NST và cơ chế di truyền
- GV: Hỏi thêm câu hỏi: Ngoài ADN cấu trúc nên NST Vậy còn thành phần nào cùngtham cấu tạo nên NST?
- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng ta
sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay, Tiết 5: Nhiếm sắc thế và đột biến cấu trúc NST
B HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)
1 Mục đích
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST
- Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyểnđoạn)
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến cấu trúc NST
2 Nội dung (nằm trong cột nội dung )
3 Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4 Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên
theo phân công được giao
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
+ Các nhóm thảo luận → ghi kết
I - Hình thái và cấu trúc NST:
1 Hình thái của một NST:
a, Khái niệm: NST là cấu trúc mang gen, bắt màu
bởi thuốc nhuộm kiềm tính, chỉ quan sát được dướikính hiển vi
b, Đặc điểm:
- NST được quan sát rõ nhất vào kỳ giữa của NP
(co xoắn cực đại)
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại ở trạng thái
+ Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN: Là những điểm
mà tại đó NST bắt đầu nhân đôi
Trang 27quả → chuyển cho nhóm khác
theo sơ đồ: 1 → 2 → 3 → 4 → 1
5 ↔ 6
+ Các nhóm đọc và ghi kết quả
bổ sung cho nhóm bạn Sau đó lại
tiếp tục chuyển kết quả cho nhóm
tiếp theo và nhận kết quả từ 1
và xử lý ý kiến của bạn , hoàn
thiện và treo kq trước lớp
Bước4: Đánh giá kết quả:
- Hình thái và cấu trúc NST
GV gợi ý nhấn mạnh:
- Ở SV nhân sơ đã có NST là gì?
Khác gì với SV nhân thực?( Ở sv
nhân sơ: ADN kép, dạng vòng/ tế
bào, Ở VR: ADN kép hoặc đơn
hoặc ARN)
- H5.2 thể hiện bao nhiêu mức
cấu trúc siêu hiển vi của NST?
2 Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể:
a Ở SV nhân sơ:NST là phân tử ADN kép, vòng
không liên kết với prôtêin histôn
b Ở SV nhân thực:
* Cấu trúc siêu hiển vi:
- NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn vàphi histôn)
+ (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởimột đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp
nuclêôtit, quấn 1¾ vòng) → Nuclêôxôm → Sợi cơ
bản (khoảng 11nm) → Sợi nhiễm sắc (25 – 30nm)
→ Ống siêu xoắn (300nm) → Crômatit (700nm)
àcứ qua mỗi mức xoắn thì đường kính được mởrộng và như vậy chiều dài được rút ngắn
II Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
*KN: ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong
cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng vàcấu trúc NST
*Nguyên nhân:các tác nhân vật lý, sinh học.
1.Người ta chia đột biến NST thành các dạng:
a Mất đoạn NST PHT1
Cơchế
- MộtđoạnNSTnào đó
bị đứtmất
- Làm giảm sốlượng gen/NSTnên mất cân bằnggen
- Thường gây chếthay giảm sức sốngcủa loài
- Mất đoạn NST số
21, 22 ở người gâybệnh ung thư máu
- Mất đoạn NST số
5 ở người gây hộichứng tiếng mèokêu ở trẻ sơ sinh
b Lặp đoạn NST
Trang 28+ Nhóm 1 làm PHT số 1
- Bước 2-Thực hiện nhiêm vụ
+ Các nhóm thực hiện công việc
được giao
+ thời gian làm việc 5 phút
Bước 3- Thảo luận, báo cáo
+ Đại diện nhóm trình bày
trường là tác nhân gây đột biến
nên cần BVMT:giảm chất thải,
chất độc hại
PHT2
Cơchế
MộtđoạnNSTnào đóđượclặp lai
1 haynhiềulần
- Làm tăng sốlượng gen/NSTnên mất cânbằng gen
-Làm giảm haytăng cường độbiểu hiện củatính trạng
- Lặp đoạn ở lúa đại mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza nên có ý nghĩa trong sản xuất bia
- Lặp đoạn 2 lần trênNST X ở ruồi giấmlàm mắt lồi→mắt dẹt
c Đảo đoạn PHT3
Một đoạnNST nào
đó đứt ra,quay ngược
180 độ rồigắn vào vịtrí cũ
- Làm thay đổi vịtrí các gen trênNST nên có thểgây hại
- Ít ảnh hưởng đếnsức sống của loài
do vật chất ditruyền không bịmất
ở ruồi giấmthấy có 12dạng đảo đoạnliên quan đếnkhả năng thíchứng nhiệt độkhác nhau củamôi trường
d Chuyển đoạn
- Chuyển đoạn trên cùng NST
- Chuyển đoạn trên 2 NST khác nhau( CĐ tương
hỗ và CĐ không tương hỗ)
* KN: là một đoạn NST chuyển sang vị trí kháctrên cùng 1 NST hay trao đổi đoạn giữa các NSTkhông tương đồng
PHT 4
- Làm thay đổi sốgen/NST Thay đổi nhómgen liên kết
- Gây chết hay giảm khảnăng sinh sản Chuyểnđoạn nhỏ thường ít ảnhhưởng
- Chuyển đoạnkhông cân giữaNST số 22 và 9 tạonên NST số 22 ngắnhơn bình thườnggây gây ung thưmáu
2 Hậu quả, ý nghĩa.
*Hậu quả: Đột biến cấu trúc NST thường có hại,thậm chí gây chết
*Ý nghĩa: trong quá trình chọn giống và tiến hóa
C HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5phút)
1 Mục đích:
Trang 29- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi trắcnghiệm có liên quan trên cơ sở đó nhăm mở rộng kiến thức
2 Nội dung
- Củng cố kiến thức về NST và đột biến cấu trúc NST
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm dựa vào những kiến thức đã học trong bài:
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ 2 hs để trả lời câc câu hỏi sau: Đột biếncấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa?
- Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1 Các bậc cấu trúc của NST được sắp xếp theo trình tự nào sau đây là đúng?
A ADN -> Sợi cơ bản -> crômatit -> Sợi nhiễm sắc
B ADN -> Sợi cơ bản -> Sợi nhiễm sắc -> Crômatit
C ADN -> Crômatit -> Sợi nhiễm sắc -> Sợi cơ bản
D ADN -> Sợi nhiễm sắc -> Sợi cơ bản -> Crômatit
Câu 2 Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A Là những điểm mà tại đó enzym được tổng hợp và là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân
B Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau
C Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân
D Là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào
Câu 3 Nuclêôxôm có cấu trúc gồm
A Một khối cầu prôtêin chứa 6 phân tử histon, được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit
B Một khối cầu prôtêin chứa lõi là 1 đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit và vỏ bọc
A Sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau
B ADN có khả năng đóng xoắn
C ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm
D Nhiễm sắc thể ở dạng sợi cực mảnh để tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể
Câu 5 Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kì giữa vì chúng
A đã tự nhân đôi B Xoắn và co ngắn cực đại
Trang 30C Chưa phân li về các cực tế bào
D Tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS
– Đột biến mất đoạn là sự mất từng đoạn NST Có thể mất đoạn đầu hay mất đoạn giữacủa NST Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST
– Đột biến lặp đoạn là một đoạn NST có thể lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên NST
– Đột biến đảo đoạn là một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180″ và nối lại với nhau Đảo đoạn có thể chứa tâm động và không chứa tâm động
– Đột biến chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng Trong đột biến chuyển đoạn, một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác Chuyển đoạn có thể tương hỗ, nghĩa là một đoạn của NST này chuyển sang một NST khác và ngược lại Chuyển đoạn không tương hỗ là trường hợp một đoạn của NST hoặc cả một NST này sát nhập vào NST khác Chuyển đoạn không tương hỗ xảy
ra ở tế bào sinh dục khi giảm phân sẽ cho các giao tử khác với bình thường
D HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng – Mở rộng (5 phút)
1 Mục đích:
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyênvận dụng các kiến
thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan
2 Nội dung:
+ Tìm hiểu các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trên đối tượng thực vật
+ Đề xuất các biện pháp kỹ thuật có thể gây đột biến
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời.
4 Kỹ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ vào bài 7 dưới dạng powerpoint
Bước 1
+ Tìm hiểu các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trên đối tượng thực vật
+ Đề xuất các biện pháp kỹ thuật có thể gây đột biến
Bước 2 Thời gian thực hiện nhiệm vụ 1 tuần, theo nhóm những hs cùng địa
phương
- Nhóm trưởng trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ vào bài 7 dưới dạng powerpoint
Bước 3 Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án.
việc nhóm đánh giá quá trình và đánh giá đồng đẳng
3 Kỹ năng thuyết trình Quan sát và nghe nhóm trình bày, báo cáo, giới thiệu
sản phẩm
4 Kỹ năng tự học Đọc thông tin học sinh thu tập được từ việc đọc tài
Trang 31+ Tự đánh giá và đánh giá kết quả thực hiện vận dụng.
Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
Tiết 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I Mục tiêu:
Học sinh phải đạt được:
1 Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST
- Kể tên các dạng đột biến số lượng NST (thể dị bội và thể đa bội)
- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả, vai trò của đột biến số lượng NST
- Phân biệt được tự đa bội và dị đa bội Trình bày được hiện tượng đa bội thể trong tự nhiên
2 Kĩ năng:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận tráchnhiệm trong hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đột biến số lượng NST
- Năng lực tự học - Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
Trang 32II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Máy chiếu, hình vẽ trong sgk , phiếu học tập và câu hỏi bài tập
- PHT số 1: Hoàn thành các nội dung sau về đột biến lệch bội :
Khái niệm
Phân loại
Cơ chế
Hậu quả
- PHT số 2: Hoàn thành các nội dung sau về đột biến đa bội :
- Hội chứng xxx, xxy, 0x…
Phân loại
- Thể không nhiễm, thể một nhiễm, thể một kép, thể ba, thể ba kép, thể bốn, thể bốn kép…
2n-2, 2n-1…
Cơ chế
-Trong giảm phân: một hoặc một vài cặpNST không phân ly trong giảm phân tạo ragiao tử thừa hoặc thiếu một vài NST Cácgiao tử này kết hợp với giao tử bìnhthường tạo ra thể lệch bội
- Trong nguyên phân: một phần cơ thểmang đột biến lệch bội và tạo thành thểkhảm
P : XX x XY
Gp: XX,O X, Y
F1 : XXX : XXY :
OX :OY 3X , Claiphenter, ternơ
Hậu quả
Làm tăng hoặc giảm một hoặc một sốNST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen,thường làm giảm sức sống, giảm khảnăng sinh sản hoặc gây chết
Trang 33Khái niệm
-Là dạng đột biến làm tăng một sốnguyên lần bộ NST đơn bội của loài(lớn hơn 2n) (Xảy ra cùng loài)
Là hiện tượng cả 2 bộ NST của 2loài cùng tồn tại trong một tế bào.(Xảy ra khác loài)
Phân loại - Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n,…- Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,…. - Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n,…- Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,….
Cơ chế
- Các tác nhân gây đột biến gây ra
sự không phân li của toàn bộ cáccặp NST tạo ra các giao tử khôngbình thường
- Sự kết hợp của giao tử không bìnhthường với giao tử bình thường hoặcgiữa các giao tử không bình thườngvới nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội
Cơ thể lai xa thường bất thụ (khôngsinh sản hữu tính) ở một số thực vậtcác cơ thể lai xa bất thụ tạo được cácgiao tử lưỡng bội do sự không phân
li của các NST không tương đồng.Giao tử này có thể kết hợp với nhau
để tạo ra thể tứ bội hữu thụ (thể songnhị bội)
Hậu quả
- Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt
- Các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường
- Khá phổ biến ở thực vật, hiếm ở động vật
Ý nghĩa
- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
- Có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì nó góp phần hình thành nên
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức liên quan đã học ở lớp 9,10: quá trình phân
bào, nếu thoi phân bào không hình thành thì NST có phân ly không? Kết quả sự kếthợp giữa các giao tử giảm phân bình thường với giao tử giảm phân không bình thườnghoặc các giao tử giảm phân phông bình thường kết hợp với nhau qua thu tinh hoặc thụphấn tạo đười con có bộ NST ntn? Ví dụ: Hội chứng đao
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS trình bày được quá trình giảm phân bình thường, nhưng chưa nêu được quá trìnhgiảm phân không bình thường và sự kết hợp các giao tạo nên cơ thể di bội và đa bội?
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát các dạng đội biến thể dị bội và đa bội,kết hợp đọc SGKthảo luận nhóm hoàn thành các nội dung theo bảng
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát tranh hoặc kênh hình, huy động kiến thức Sinh học 9,10 trả lời
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động cá nhân, 2-3 học sinh báo cáo kết quả
Bước 4 Phương án KTĐG
Trang 34- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV kết đột biến dị bội và đa bội
- GV: Hỏi thêm câu hỏi: Nguyên nhân nào gây đột biến di bội và đa bội
- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng ta
sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay, Tiết 6: Đột biến số lượng NST
B HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)
1 Mục đích
Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST
- Kể tên các dạng đột biến số lượng NST (thể dị bội và thể đa bội)
- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả, vai trò của đột biến số lượng NST
- Phân biệt được tự đa bội và dị đa bội Trình bày được hiện tượng đa bội thể trong tự nhiên
2 Nội dung (nằm trong cột nội dung )
3 Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4 Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên
và học sinh
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động1- Đột biến lệch bội và
đa bội Bước 1 Giao nhiệm vụ:
GV hỏi: Theo em hiểu đột biến số
lượng NST là gì? Có những dạng
nào?
- GV chiếu slide (hoặc viết lên bảng)
sơ đồ các loại ĐB số lượng
GV chia lớp thành 4 nhóm
- Thời gian làm việc nhóm 7 phút
- Yêu cầu sản phẩm: Thể hiện lên bảng
phụ (câu hỏi đặt cho nhóm khác viết
vào vở)
Bước 2- Thực hiện nhiệm vụ: Các
nhóm thực hiện nhiệm vụ theo phân
+ Phân loại, ký hiệu? Cơ chế phát sinh
+ đặt câu hỏi cho tổ 2
Tổ 2: Tìm hiểu hậu quả, ý nghĩa của đột
biến lệch bội
+ Đặt câu hỏi cho nhóm 3
Tổ 3 Nghiên cứu II 1
+ Làm rõ được : Khái niệm, các cơ chế
phát sinh đột biến tự đa bội, hậu quả,
I ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
1 Khái niệm và phân loại:
- Khái niệm: là những thay đổi về số lượng NSTchỉ xảy ra ở một hay một số cặp NST tươngđồng
- Phân loại: thể không, thể một, thể một kép, thể
ba, thể ba kép, thể bốn, thể bốn kép…
2 Cơ chế phát sinh:
- Trong giảm phân: một hoặc một vài cặp NSTkhông phân ly trong giảm phân tạo ra giao tử thừahoặc thiếu một vài NST Các giao tử này kết hợpvới giao tử bình thường tạo ra thể lệch bội
- Trong nguyên phân: một phần cơ thể mang độtbiến lệch bội và tạo thành thể khảm
- Đột biến lệch bội xảy ra cả ở NST thường vàNST giới tính
3 Hậu quả: Làm tăng hoặc giảm một hoặc một
số NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen,thường làm giảm sức sống, giảm khả năng sinhsản hoặc gây chết
4 Ý nghĩa:
- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
và tiến hoá
- Sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trígen trên NST (đưa các NST theo ý muốn vàomột giống cây trồng nào đó)
II ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
1 Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội
a Khái niệm:
Trang 35vai trò của thể tự đa bội
+ Đặt câu hỏi cho nhóm 4
Nhóm 4 Nghiên cứu II 2
+ Làm rõ được : Khái niệm, các cơ chế
phát sinh đột biến dị đa bội, hậu quả,
vai trò của thể dị đa bội
+ Đặt câu hỏi cho nhóm 1
- Hết thời gian các nhóm treo bảng phụ
- Đồng thời đại diện các nhóm lên
thuyết trình về sản phẩm của nhóm
mìnhà GV chốt kiến thức = các slide
chuẩn
- GV yêu cầu đại diện ngẫu nhiên của
nhóm lên trình bày, nhóm đặt câu hỏi
sẽ hỏi và đại diện hoặc các bạn trong
nhóm trả lời ( Mỗi nhóm khoảng 5
phút = 20 p)
Bước 4: Đánh giá kết quả:
- Thông qua kiến thức các nhóm đã
nêu, giáo viên chốt kiến thức theo nội
dụng nghiên cứu
- Tích hợp giáo dục môi trường: Có ý
thức bảo tồn nguồn gen, nguồn biến
dị phát sinh, bảo tồn độ đa dạng sinh
học.
- Là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần
bộ NST đơn bội của loài (lớn hơn 2n)
2 Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội:
a Khái niệm: Là hiện tượng cả 2 bộ NST của 2
loài cùng tồn tại trong một tế bào
b Cơ chế phát sinh: Cơ thể lai xa thường bất
thụ (không sinh sản hữu tính) ở một số thực vậtcác cơ thể lai xa bất thụ tạo được các giao tửlưỡng bội do sự không phân li của các NSTkhông tương đồng Giao tử này có thể kết hợpvới nhau để tạo ra thể tứ bội hữu thụ (thể songnhị bội)
3 Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội:
- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
- Có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì
nó góp phần hình thành nên loài mới
- Nêu và phân biệt được các dậng đột biến lệch bội và đa bội
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
-HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong bài:
Câu hỏi:- Nêu cơ chế hình thành thể một nhiễm và thể tam nhiễm
-Sự khác nhau trong cơ chế hình thành thể tự đa bội và thể dị đa bội?
Trang 36Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS
Câu 1: Nêu cơ chế hình thành thể một nhiễm và thể tam nhiễm.
+ Tự đa bội: bộ NST đơn bội của loài được tăng lên một số nguyên lần
+ Dị đa bội: bộ NST đơn bội của 2 loài cùng nằm trong 1 tế bào được tăng lên một
số nguyên lần nhờ đa bội hoá " con lai chứa hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau(thể song nhị bội)
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
- GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Viết giao tử của các thể 3n (Aaa), 4n (AAaa)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án
- Sản phẩn dự kiến:Trình bày vào vở được nội dung yêu cầu
Thể 3n: không có khả năng giảm phân sinh ra giao tử bình thương, nhưng lại đượchình thành nhờ sự kết hợp giữa giao tử giảm phân BT (n) với giao tử giảm phân không
BT (2n) Cho nên, ta có khi GP tạo giao tử đơn bội (n), lưỡng bội (2n),
Aaa → n: 1 A, 2a
2n : 2 Aa, 1aa
Thể 4n, khi GP tạo giao tử lưỡng bội(2n): AAaa → 1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa
Trang 37Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
TIẾT 7: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI
I Mục tiêu:
Học sinh phải đạt được:
1 Kiến thức:
- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi
- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp
- Năng lực tự chủ, tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tìm hiểu tự nhiên
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Kính hiển vi quang học, tiêu bản cố định bộ NST tế bào của người, Châu chấu đực, nướccất, oocxein axetic 4-5%, lam men, lam, kim phân tích, kéo
- Bài soạn, SGK và các tài liệu tham khảo
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức liên quan các loại đột biến NST
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS quan sát được các dạng đột biến của NST trên tiêu bản và trên tiêu bản tạm thời
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS quan sát các dạng đột biến của NST trên tiêu bản và trên tiêu bản tạmthời
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát trên tiêu bản theo nhóm
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Hoạt động nhóm, báo cáo kết quả
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
- HS trả lời, GV chưa chốt các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào bài mới chúng ta
sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay,
Trang 38- Nêu các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lưỡng bội và hậu quả của từng dạng? Tại sao độtbiến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội GV dẫn dắtvào bài
Tiết 7: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản
cố định và trên tiêu bản tạm thời
B HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)
1 Mục đích
- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi
- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp
2 Nội dung (nằm trong cột nội dung)
3 Dự kiến sản phẩm của hs (trong bước 3 của kỹ thuật tổ chức đã có thảo luận, trao đổi và ý kiến, sản phẩm của hs)
4 Kỹ thuật tổ chức (cụ thể bằng 4 bước trong phần hoạt động của giáo viên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát theo nhóm , nghiên
cứu thông tin SGK và làm thực
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV hướng dẫn học sinh cách phân
biệt châu chấu đực và châu chấu
cái; kĩ thuật mổ tránh làm nát tinh
hoàn, làm nhanh tay, nhẹ nhàng Kĩ
thuật lên kính và quan sát
GV chia khu vực cho các nhóm
tiến hành thí nghiệm, lưu ý HS
trong quá trình thí nghiệm phải
cẩn thận, nhẹ nhàng tránh đổ vỡ
có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng
GV tổng kết, nhận xét chung
Đánh giá những thành công của
Làm tiêu bản tạm thời và quan sát trên kính hiển vi:
- Mẫu vật: Châu chấu đực
- Hoá chất: ocxein axetic 4-5%, nước cất
- Dụng cụ: kính hiển vi quang học, lam men, lam,kim phân tích, kéo
3 Cách tiến hành:
- Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân của châu chấu đực
- Tay trái cầm phần ngực, tay phải kéo phần bụng ra(tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan, trong đó cótinh hoàn bung ra
- Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọtnước cất
- Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạtsạch mỡ khỏi lam kính
- Nhỏ vài giọt oocxein axetic 4-5% lên tinh hoàn đểnhuộm trong thời gian từ 15 đến 20 phút
- Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamencho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra
- Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu ở độ bộigiác nhỏ, sau đó dùng bội giác lớn
Trang 39từng cá nhân, từng nhóm Những
kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế
thực hành của các em học sinh
NST và vẽ vào vở
5 Thảo luận: Các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp thảo
luận, giáo viên nhận xét chung và tổng kết
C HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5phút)
1 Mục đích:
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học , để trả lời câu hỏi Cho HS quan sát hình ảnh
bộ NST bình thường và bị đột biến số lượng NST ở người
2 Nội dung
Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp
- Cách làm tiêu bản
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4 Kỹ thuật tổ chức
Bước 1 Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi dựa vào những kiến thức đã học trong bài:
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ nhóm, để trả lời câu hỏi
Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4 Phương án KTĐG
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS
- Nêu được các dạng đột biến của NST
- Cho HS quan sát hình ảnh bộ NST bình thường và bị đột biến số lượng NST ở người
3 Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời:
4 Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học
- HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát hình ảnh bộ NST bình thường và bị đột biến số lượng NST ở người
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án
Trang 40Ngày dạy: / / tại lớp 12C5 Ngày dạy: / / tại lớp 12C6.
CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
TIẾT 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
I Mục tiêu: Học sinh phải đạt được:
1 Kiến thức:
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen và nội dung quy luật phân li
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen
- Giải thích kết quả thí nghiệm của Međen bằng thuyết NST
2 Kĩ năng:
- Viết được sơ đồ lai từ P đến F1
- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dung kiến thức toán học để giải một số
bài tập về quy luật di truyền
3 Thái độ:
- Giáo dục quan điểm khoa học, giải thích được một số hiện tượng diễn ra trong tự nhiên
4 Các năng lực và phẩm chất:
- Năng lực tự chủ, tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tìm hiểu tự nhiên
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Bài soạn, SGK và các tài liệu tham khảo
Cho các cây lai F1 tự thụ phấn với nhau để toạ ra đời con F2
Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra đời con F3
Kết quả
thí nghiệm
F1: 100% Cây hoa đỏ
F2: ¾ số cây hoa đỏ: ¼ cây hoa trắng (3 trội : 1 lặn )
F3 : ¼ cây hoa đỏ F2 cho F3 gồm toàn cây hoa đỏ 2/3 cây hoa đỏ F2 cho F3 tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng tất cả các cây hoa trắng ở F2 cho F3 gồm toàn cây hoa trắng
Kiểm định giả
thuyết
- Nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi giảm phân sẽcho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
- Có thể kiểm tra điều này bằng phép lai phân tích
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài mới trước khi tới lớp
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1 Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểubài học mới