1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiểm tra đánh gia DL THCS 2009

34 250 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Viện Khoa học giáo dục việt nam Tài liệu đổi mới đánh giá kết quả học tập môn địa lí (tài liệu lu hành nội bộ) Hà Nội- 2009 1 Lời nói đầu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lí có vai trò hết sức quan trọng bởi thông qua việc kiểm tra, đánh gía chúng ta có đợc thông tin về trình độ, khả năng, về kết quả học tập của từng học sinh so với mục tiêu dạy học đã đợc xác định. Gần đây mục tiêu dạy học địa lí đã có sự thay đổi theo hớng chú ý tới năng lực xử lí thông tin, năng lực tự hoạt động của học sinh bên cạnh những yêu cầu về kiến thức địa lí và thái độ, tình cảm học sinh cần đạt đợc khi các em kết thúc cấp học trung học cơ sở, do đó cũng cần có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em. Yêu cầu khách quan, công bằng trong đánh giá cũng có tác động nhất định trong việc tìm kiếm những cách thức kiểm tra, đánh giá mới. Tài liệu này cung cấp một số hiểu biết về sự thay đổi trong kiểm tra, đánh giá của môn địa lí ở cấp trung học cơ sở tơng ứng với sự thay đổi trong chơng trình môn học, bao gồm cả những yêu cầu trong đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tài liệu đồng thời nêu ra một số gợi ý về các loại câu hỏi bài tập gắn với mục tiêu dạy học của từng bài trong sách giáo khoa địa lí, về cách ra đề kiểm tra trong quá trình dạy học địa lí ở cấp trung học cơ sở Căn cứ để biên soạn đề kiểm tra môn địa lí trớc hết là mục tiêu giáo dục của bộ môn đợc cụ thể hóa cho từng lớp, từng chơng và tới từng bài. Dới đây sẽ trình bày mục tiêu chung của môn địa lí ở cấp trung học cơ sở và mục tiêu cụ thể môn địa lí ở từng lớp của cấp học này. 2 1 . Mục tiêu giáo dục môn địa lí a) Mục tiêu giáo dục môn địa lí cấp Trung học cơ sở Địa lí là một trong những môn văn hoá của nhà trờng trung học cơ sở (THCS). Dạy học địa lí trong nhà trờng THCS góp phần làm cho học sinh (HS) có đợc kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất - môi trờng sống của con ngời, về những hoạt động của loài ngời trên bình diện quốc tế, quốc gia; bớc đầu hình thành thế giới quan khoa học, t tởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trờng tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nớc, với xu thế của thời đại. Từ đích chung đó mục tiêu giáo dục của môn địa lí đợc cụ thể hoá trong các mặt giáo dục mà HS học xong THCS cần đạt nh sau : (1) Kiến thức: - Có kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về môi trờng sống của con ngời (các thành phần của môi trờng và tác động qua lại giữa chúng); về các hoạt động của con ngời (quần c, các hoạt động sản xuất chính của con ngời trên Trái Đất). - Biết đợc một số đặc điểm của tự nhiên, dân c và các hoạt động kinh tế của con ngời ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất; qua đó thấy đợc sự đa dạng của tự nhiên, mối tơng tác giữa các thành phần của môi trờng tự nhiên, giữa môi tr- ờng với con ngời, thấy đợc sự cần thiết phải kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển môi trờng bền vững. - Hiểu biết tơng đối vững chắc các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân c, kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trờng của quê hơng, đất nớc. Trớc hết HS phải có đợc hệ thống các khái niệm, thuật ngữ về các thành phần tự nhiên và các yếu tố cấu thành nên chúng nh về địa quyển với các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng; về khí quyển với các thành phần của không khí, các tầng khí, các yếu tố của thời tiết, khí hậu; về sinh quyển với động vật, thực vật, . HS cũng cần phải có kiến thức về sự vận động, sự thay đổi của các yếu tố trong từng quyển nh sự thay đổi của các dạng địa hình; sự vận động của các khối khí, sự thay 3 đổi của sinh vật theo không gian và thời gian. HS cũng phải biết rằng giữa các thành phần tự nhiên có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau nh gió thổi, nớc chảy san bằng địa hình bề mặt gồ ghề của Trái Đất; địa hình núi cao gây nên sự khác biệt về khí hậu, về cảnh quan theo độ cao và theo sờn đón gió hay khuất gió . HS cũng cần biết đến những thuật ngữ, khái niệm về các thành phần của hệ thống kinh tế - xã hội gồm con ngời và những hoạt động, những tổ chức do con ngời tạo ra trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng; sản xuất nông nghiệp, lâm, ng nghiệp và lĩnh vực dịch vụ; biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần kinh tế- xã hội, quan hệ giữa hệ thống kinh tế- xã hội với hệ thống tự nhiên. Cụ thể hơn nữa HS cần có đợc những kiến thức về dân số, gia tăng dân số, về quần c; về các ngành sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế và các yếu tố tác động đến sự phát triển, sự phân bố của chúng; về sức ép của dân số đến sự phát triển kinh tế- xã hội, đến sự phát triển bền vững của môi trờng. Hệ thống kiến thức đó cũng chính là công cụ giúp HS có thể tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, dân c, kinh tế- xã hội trong những lãnh thổ khác nhau trên Trái Đất, từ qui mô toàn cầu, châu lục tới khu vực và quốc gia. Điều này mới thể hiện đợc bản chất của khoa học địa lí, đó là nghiên cứu, tìm hiểu về sự phân bố của các hiện tợng, sự vật địa lí trên toàn cầu. Những kiến thức về các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế- xã hội sẽ giúp cho việc giải thích những hiện tợng, sự vật địa lí, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của chúng, đặc biệt là những hiện tợng, sự vật xảy ra trên quê hơng, đất nớc. Cũng không thể bỏ qua một số lợng tối thiểu các địa danh và số liệu đảm bảo cho HS có thể trình bày những vấn đề đặc trng của địa lí. (2) Kĩ năng - Sử dụng tơng đối thành thạo các kĩ năng địa lí (trớc hết là kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích các hiện tợng tự nhiên, kinh tế- xã hội, kĩ năng sử dụng bản 4 đồ, biểu đồ, lập sơ đồ đơn giản) để tìm hiểu địa lí địa phơng và tự bổ sung kiến thức địa lí cho mình . - Sử dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tợng địa lí thờng xảy ra trong môi trờng HS đang sống và vận dụng một số kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống sản xuất ở địa phơng. - Hình thành và rèn luyện khả năng thu thập, xử lí, tổng hợp và trình bày thông tin địa lí. Những kĩ năng này là rất cần thiết đối với ngời lao động bởi : - Các thao tác t duy nh quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá đ- ợc tập dợt ở những tình huống cụ thể của môn địa lí nh trong quá trình tìm hiểu về hiện tợng tạo núi; về diễn biến thời tiết, khí hậu; về sự thay đổi của chế độ nớc sông, . sẽ phối hợp cùng các môn học khác tăng khả năng phát triển trí tuệ của HS. - Kĩ năng thu thập, phân tích thông tin, t liệu, số liệu, sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ, lập sơ đồ tạo cho ngời học vừa có khả năng tiếp tục bổ sung kiến thức địa lí cần thiết cho cuộc sống của từng cá nhân, vừa có thể vận dụng những kiến thức đã có để giải thích những hiện tợng, sự vật địa lí xảy ra quanh mình, vận dụng sự hiểu biết, kĩ năng của mình vào xử lí các tình huống của cuộc sống nh tham gia vào các hoạt động khai thác và bảo vệ môi trờng, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, . hoặc thực hiện các hoạt động có liên quan đến môi trờng một cách có ý thức. - Trong xã hội thông tin, giao lu mở rộng, khả năng hợp tác trong công việc, năng lực thể hiện, bộc lộ những suy nghĩ, những hoạt động và kết quả hoạt động của cá nhân bằng nhiều hình thức là hết sức quan trọng. Những năng lực này cần đợc tiếp tục hình thành và phát triển ở cấp THCS. Môn địa lí có đủ điều kiện để góp phần thực hiện nhiệm vụ này nếu GV biết cách tổ chức cho HS đợc tham gia vào các hoạt động nhận thức ở trên lớp và có thời gian để trình bày lại kết quả làm việc, đợc nghe nhận xét, đánh giá của GV, của bạn bè về những kết quả đã đạt đợc và đợc khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ. 5 Đối với cấp THCS, mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt chỉ ở mức phổ thông, cơ bản phù hợp với ngời lao động ở trình độ trung cấp, giúp ngời học có hiểu biết về môi trờng sống của mình để từ đó có đợc cách ứng xử, thái độ, tình cảm phù hợp. (3) Thái độ, tình cảm - Tình yêu thiên nhiên và con ngời trong lao động; tình cảm đó đợc thể hiện qua việc tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá Việt Nam, của các nớc trên thế giới. - Niềm tin vào khoa học; có ý thức tìm hiểu cách giải thích khoa học về các hiện tợng, sự vật địa lí. - Tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi tr- ờng, nâng cao chất lợng cuộc sống gia đình, cộng đồng; có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hơng, đất nớc. b) Mục tiêu giáo dục môn địa lí ở từng lớp cấp Trung học cơ sở Lớp 6: Trái Đất- môi trờng sống của con ngời (1) Kiến thức: - Trái Đất- hình dạng cầu của Trái Đất; cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng- bản đồ, một số yếu tố của bản đồ: tỉ lệ, kí hiệu, phơng hớng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí. Trái Đất trong hệ mặt Trời, chuyển động của Trái Đất và hệ quả - Cấu tạo của Trái Đất, cấu tạo bên trong và lớp vỏ Trái Đất. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất - Địa chất, địa hình: Nội, ngoại lực và tác động của chúng trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất; núi lửa, động đất; các dạng địa hình; khoáng sản. - Khí hậu: Không khí, thành phần, các tầng và các khối khí; thời tiết, khí hậu, các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, khí áp, gió, hơi nớc, ma; các đới khí hậu. Thuỷ văn: Sông, lu vực sông, nguồn cung cấp và chế độ nớc; hồ và 6 nguồn gốc một số loại hồ; biển và đại dơng, chuyển động của nớc biển và đại dơng- dòng biển và ảnh hởng của chúng đến khí hậu. - Đất,thực và động vật, những nhân tố ảnh hởng tới sự phân bố của chúng. (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để: nhận xét sự phân bố lục địa, đại dơng; sự chuyển dịch của các lục địa; nhận biết các dạng địa hình, các dòng biển và sự phân bố của chúng, - Đọc biểu đồ khí hậu. - Vẽ sơ đồ lớp học. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu thiên nhiên, ý thức tìm hiểu và giải thích các hiện tợng tự nhiên một cách khoa học, - Có niềm tin vào sự tồn tại khách quan của những hiện tợng địa lí tự nhiên, không đồng tình với những biểu hiện mê tín dị đoan. Lớp 7: Môi trờng địa lí và các châu lục Phần I. Môi trờng địa lí và hoạt động của con ngời (tiếp) - C dân trên Trái Đất: dân số thế giới, các chủng tộc, gia tăng dân số và phân bố dân c - Các môi trờng địa lí và hoạt động của con ngời (hoạt động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, quần c đô thị) ở các đới khí hậu: đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh và vùng núi cao, ở môi trờng hoang mạc; mối quan hệ giữa con ngời và môi trờng. Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên ở một số đới khí hậu. Phần II. Thiên nhiên, con ngời ở các châu lục (1) Kiến thức: - Sự phân chia thế giới thành các đại lục và châu lục, các nhóm nớc trên thế giới. 7 - Đặc điểm vị trí, giới hạn, tự nhiên (thuận lợi, khó khăn), dân c , kinh tế (trình độ phát triển và các ngành kinh tế chủ yếu, phân bố) của các châu lục và những điểm cần chú ý đối với từng châu nh sau: + Châu Phi: Cao nguyên lớn, khí hậu nóng và khô; vấn đề sắc tộc, gia tăng dân số nhanh, hiểm hoạ bệnh tật; đặc điểm nổi bật của khu Bắc Phi (ngời Arập- Bec be, văn minh Ai- Cập, khai thác dầu mỏ), Trung Phi (Chủng tộc Nêgrôit, đông dân nhất, khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp) và Nam Phi (Chủng tộc Nêgrôit và ơ rôpêôit, kinh tế phát triển nhanh). + Châu Mĩ: * Bắc Mĩ: Tự nhiên phân hoá theo kinh tuyến; dân nhập c, phân bố dân c và đô thị hoá. Kinh tế phát triển, ngành công nghệ cao. Hoa Kì và tổ chức thơng mại Bắc Mĩ. * Trung và Nam Mĩ: Nhiều kiểu môi trờng tự nhiên; dân c khá đông, gia tăng nhanh, đô thị lớn, văn hoá độc đáo; Thuộc địa trong quá khứ và ảnh hởng của Hoa kì hiện nay; Cải cách ruộng đất và những khó khăn; Khai thác khu vực Amadôn; Khối kinh tế Nam Mĩ. + Châu Đại Dơng: Đặc điểm tự nhiên (Ôxtrâylia), ít dân, dân nhập c, đô thị hoá cao; Phát triển chăn nuôi, công nghiệp khai khoáng và chế biến + Châu Nam Cực: Đặc điểm tự nhiên, thám hiểm và nghiên cứu châu Nam Cực. + Châu Âu: Tính chất bán đảo, chuyển tiếp cảnh quan đại dơng và lục địa; Dân số già, đô thị hoá; Công nghiệp truyền thống chuyển sang công nghiệp hiện đại, nông nghiệp ôn đới; Du lịch. Các đặc điểm nổi bật của các khu vực: Bắc Âu (địa hình băng hà cổ, núi già bị bào mòn, đồng bằng xen kẽ nhiều hồ băng hà; Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí); Tây và Trung Âu (Đồng bằng- nông nghiệp thâm canh cao; Núi già- tập trung nhiều vùng công nghiệp quan trọng; Núi trẻ- giao thông, du lịch); Nam Âu (khu vực không ổn định, mùa hè khô, nóng; nhiều công trình kiến trúc cổ, phát triển công nghiệp du lịch); Đông Âu (đồng bằng băng hà cổ rộng lớn, tính chất lục địa tăng từ tây sang đông; phát triển công 8 nghiệp nặng). Liên minh châu Âu (EU): Sự ra đời và phát triển, các mục tiêu và việc mở rộng quan hệ với thế giới, EU- tổ chức thơng mại hàng đầu thế giới. (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để xác định vị trí một số quốc gia, để giải thích và trình bày đặc điểm một số yếu tố tự nhiên hoặc sự phân bố các môi trờng tự nhiên trên các châu lục, để nhận xét một số trung tâm công nghiệp, - Đọc và phân tích số liệu, biểu đồ kinh tế, - Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu, biểu đồ cơ cấu kinh tế, - Viết báo cáo ngắn về một lãnh thổ trên cơ sở t liệu đợc cung cấp. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu thiên nhiên và ngời lao động, tôn trọng môi trờng tự nhiên và thành quả kinh tế, văn hoá của các nớc trên thế giới. Lớp 8: I. Thiên nhiên, con ngời ở các châu lục (tiếp) (1) Kiến thức + Châu A: Thiên nhiên đa dạng, nhiều tiềm năng, lắm thiên tai; Dân c đông, gia tăng còn cao, tôn giáo có vai trò đáng kể. Các nớc có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, một số ngành kinh tế chủ yếu. Đặc điểm chính của các khu vực: Tây A (hoang mạc, dầu mỏ và việc khai thác, Đạo Hồi; biến động về kinh tế, xã hội); Nam A (Gió mùa và ảnh hởng của địa hình, tôn giáo và ảnh hởng của tôn giáo, gió mùa và nhịp điệu sản xuất nông nghiệp); Đông A (đông dân, nền kinh tế tơng đối phát triển với thế mạnh xuất khẩu); Đông Nam A (thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, dân số gia tăng không đều giữa các nớc, văn hoá dân tộc đắc sắc, nông nghiệp lúa nớc và xuất khẩu gạo, công nghiệp khai thác và ngành tiêu biểu của một số nớc Đông Nam A); Khối ASEAN: quá trình thành lập, mục tiêu và các thành viên 9 + Tổng kết: Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên; giữa tự nhiên và các hoạt động kinh tế; Tính địa đới và phi địa đới; Một số vấn đề mang tính toàn cầu (dân số, khai thác biển và bảo vệ môi trờng) (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ nhận xét và giải thích sự phân bố lợng ma và các dòng biển, mối quan hệ giữa chúng; sự phân bố dân c ở châu A, - Phân tích biểu đồ, số liệu về kinh tế (cán cân xuất nhập của một số quốc gia) - Viết báo cáo ngắn về một quốc gia Đông Nam A trên cơ sở của t liệu đợc cung cấp. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu thiên nhiên và ngời lao động, tôn trọng môi trờng tự nhiên và thành quả kinh tế, văn hoá của các nớc trên thế giới. II. Địa lí Việt Nam- Phần Địa lí tự nhiên (1) Kiến thức: - Địa lí tự nhiên: Vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ và giá trị của vị trí; Biển, đảo và quần đảo; Quá trình hình thành lãnh thổ; Địa hình và khoáng sản đa dạng; Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với sự phân hoá đa đạng do tác động của hoàn lu khí quyển, của lãnh thổ kéo dài và địa hình đa dạng; Mạng lới sông ngòi dày đặc; Đất và sinh vật ở đồng bằng, trung du, vùng núi, cao nguyên và vùng biển. - Khái quát đặc điểm tự nhiên Việt Nam: Tính chất bán đảo, chủ yếu là đồi núi, cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng. Đặc điểm miền tự nhiên: Đông bắc và đồng bằng sông Hồng; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Địa lí địa phơng: Tìm hiểu một địa điểm gần nơi trờng đóng. (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ chuyên ngành để nhận biết: các tỉnh, sự phân bố của các loại địa hình, khoáng sản, đất và sinh vật, - Phân tích các mối quan hệ địa hình- khí hậu, khí hậu- mạng lới sông ngòi; So sánh đặc điểm tự nhiên các vùng miền, 10 [...]... dựng bộ công cụ đánh giá: - Đề kiểm tra: đợc dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau một giai đoạn học tập nhất định Để xây dựng đề, cần: + Xác định mục đích kiểm tra, yêu cầu về nội dung, hình thức và phơng pháp kiểm tra + Xây dựng ma trận hai chiều: * Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung, một chiều là các mức độ nhận thức cần kiểm tra; * Viết các mạch nội dung cần kiểm tra ứng với mỗi... và kĩ năng (vận dụng) * Kết quả kiểm tra cung cấp kết luận đáng tin cậy thông qua các chỉ số đánh giá đợc thể hiện bằng điểm * Đảm bảo văn phong, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và số lợng câu hỏi phù hợp với thời gian làm bài kiểm tra của đa số học sinh * Hình thức câu hỏi kiểm tra đa dạng g Quy trình biên soạn đề kiểm tra địa lí (1) Xác định mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra kiến thức, kĩ năng học sinh ở bài... nhóm học sinh vừa thực hiện - Kiểm tra định kỳ (tổng kết) 20 Thực hiện vào một số thời điểm trong năm học và thờng tiến hành bằng các bài kiểm tra viết nh kiểm tra viết 1 tiết ở giữa và cuối học kỳ I, II và kiểm tra kết thúc năm học Trớc mỗi bài kiểm tra học sinh đợc hớng dẫn tự ôn (giữa học kỳ I) và ôn trên lớp (giữa học kỳ II và cuối học kỳ) Nhìn chung những đề kiểm tra này thờng gồm 8-10 câu hỏi... câu hỏi kiểm tra kĩ năng ở loại bài kiểm tra này + Kiểm tra 45 phút (1 tiết): đợc tiến hành sau một chơng hoặc một số bài nhất định, giữa học kỳ I và học kỳ II ở loại bài này thờng có sự kết hợp các câu hỏi ghi nhớ và vận dụng kĩ năng địa lí 21 + Kiểm tra cuối học kỳ (1 tiết): nội dung kiểm tra đợc giới hạn ở những kiến thức cơ bản của các bài học mà HS đã học trong cả học kỳ Loại bài kiểm tra này... định trong chuẩn, vừa phải đảm bảo sao cho kết quả kiểm tra không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngời đánh giá - Phù hợp với thời gian kiểm tra: Mức độ yêu cầu của mỗi câu hỏi phải phù hợp thời gian dự kiến cho HS trả lời và với trọng số điểm - Đảm bảo tính công khai : Thể hiện ở việc hớng dẫn học sinh chuẩn bị kiểm tra và công bố kết quả kiểm tra, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công bằng... nghe ý kiến nhận xét của giáo viên để điều chỉnh câu trả lời của mình nên hiệu quả kiểm tra miệng thờng thấp, lãng phí thời gian - Kiểm tra viết: + Kiểm tra 15 phút: đợc tiến hành trớc khi học sinh học bài mới với nội dung thờng là của bài học ngay trớc đó hoặc kiểm tra cuối giờ ngay bài vừa học xong Các câu hỏi kiểm tra loại này thờng tập trung vào các kiến thức mà học sinh ghi nhớ tơng đối máy móc,... tổng số điểm; câu hỏi, bài tập kiểm tra kĩ năng với số điểm khoảng 40%; câu hỏi vận dụng, suy luận chiếm khoảng 40% số điểm Các đề kiểm tra cần đợc đổi mới theo hớng phối hợp với tự kiểm tra của học sinh để đảm bảo cung cấp nhiều thông tin cho việc đánh giá toàn diện và hệ thống kết quả học tập của học sinh c) Nội dung kiểm tra, đánh giá : 15 - Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa đánh giá mức độ đạt đợc về... tích cực, hợp tác trong tham gia giờ lên lớp; nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra của học sinh d) Phơng pháp đánh giá Để đánh giá kết quả học tập của HS đợc khách quan, chính xác cần phối hợp các phơng pháp kiểm tra tạo điều kiện thu thập đầy đủ thông tin về trình độ, khả năng, thái độ học tập của học sinh thông qua nhiều hình thức kiểm tra, tránh chỉ kiểm tra đơn thuần những kiến thức... cầu đánh giá, đồng thời có những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lợng học tập bộ môn của học sinh f) Hình thức đánh giá (f1.) Hình thức đánh giá 19 Để có thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh, cần tiến hành kiểm tra thờng xuyên trong từng tiết học và kiểm tra định kỳ vào giữa, cuối học kỳ và cuối năm học - Kiểm tra thờng xuyên (còn đợc gọi là kiểm. .. sinh ở bài học trớc liên quan trực tiếp việc tiếp thu bài mới; kiểm tra quá trình tiếp thu bài của học sinh trong từng tiết học; kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau một bài học, một chơng, một số chơng; kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau một năm học; kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau cấp THCS (2) Xác định nội dung kiểm tra: việc xác định nội dung này phải dựa trên mục tiêu của từng . của HS không chỉ đợc thể hiện qua các lần kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết hoặc kiểm tra học kỳ, kiểm tra hết năm học, thi hết cấp học mà còn. quả kiểm tra không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngời đánh giá. - Phù hợp với thời gian kiểm tra: Mức độ yêu cầu của mỗi câu hỏi phải phù hợp thời gian

Ngày đăng: 11/09/2013, 01:10

w