Xét nghiệm tìm 11 tác nhân gây bệnh BLTQĐTD bằng phương pháp lai phântử dựa trên phản ứng khuyếch đại nucleic acid có độ nhạy, độ đặc hiệu cao,thời gian trả kết quả nhanh, và đã
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC 11 TÁC NHÂN GÂY BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC THƯỜNG GẶP
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI PHÂN TỬ
Chủ nhiệm đề tài : Ths Lê Huyền My
Người tham gia đề tài : Nguyễn Thị Phương Hoa
Hoàng Thị Phượng
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
CDC Centers for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Ky
CT Chlamydia trachomatis
DNA Deoxyribonucleic acid
HCTDÂĐ Hội chứng tiết dịch âm đạo
HCTDNĐ Hội chứng tiết dịch niệu đạo
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đại cương về hội chứng tiết dịch niệu đạo và âm đạo 3
1.1.1 Nhiễm Chlamydia trachomatis 4
1.1.2 Nhiễm Neissseria gonorrhoeae 10
1.1.3 Nhiễm Mycoplasma genitalium 13
1.1.4 Nhiễm Mycoplasma hominis 14
1.1.5 Nhiễm Ureplasma parvum và Ureaplasma urealyticum 14
1.1.6 Nhiễm Trichomonas vaginalis 15
1.1.7 Nhiễm Human papillomavirus 16
1.1.8 Nhiễm Herpes simplex 18
1.2 Kỹ thuật lai phân tử 19
1.2.1 Định nghĩa: 19
1.2.2 Nguyên tắc 19
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lai phân tử 20
1.2.4 Xét nghiệm tìm 11 tác nhân gây BLTQĐTD bằng phương pháp lai phân tử 21
1.3 Một số kết quả nghiên cứu 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 24
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 24
2.2.3 Cỡ mẫu 26
Trang 4bằng phương pháp lai phân tử: 28
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.4 Xử lý số liệu 31
2.5 Khống chế sai số 31
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 32
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 33
3.2 Kết quả xét nghiệm phát hiện đồng thời 11 tác nhân STD bằng phương pháp lai phân tử và các yếu tố liên quan 34
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Bảng 1.1: Đặc điểm lâm sàng của HCTDNĐ/ HCTDÂĐ 4
Bảng 3.1 Phân bố các nhóm tuổi 33
Bảng 3.2 Phân bố về giới 33
Bảng 3.3: Tỷ lệ dương tính của 11 tác nhân STD xác định bằng phương pháp lai phân tử 34
Bảng 3.4 Kết quả xét nghiệm lai phân tử theo giới 35
Bảng 3.5: Kết quả xét nghiệm lai phân tử theo nhóm tuổi 36
Bảng 3.6 Kết quả xét nghiệm lai phân tử theo theo tình trạng hôn nhân 37
Bảng 3.7 Kết quả xét nghiệm lai phân tử theo tính chất dịch 38
Bảng 3.8 Kết quả xét nghiệm lai phân tử theo triệu chứng cơ năng 39
Bảng 3.9 Kết quả xét nghiệm lai phân tử theo triệu chứng thực thể 40
Bảng 3.10 Kết quả xét nghiệm lai phân tử theo tiền sử sử dụng kháng sinh điều trị 41
Trang 6Hình 1.1 Sơ đồ vị trí đoạn mồi của các tác nhân STD trong xét nghiệm 22
Hình 1.2 Sơ đồ các bước tiến hành xét nghiệm 22
Hình 2.1: Máy lai phân tử 25
Hình 2.2: Hệ thống chụp ảnh đọc kết quả lai phân tử 25
Hình 2.3: Bộ GenoFlow STD Array Test Kit 26
Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu 28
Sơ đồ 3.1: Tỷ lệ đồng nhiễm trong 11 tác nhân STD được phát hiện bởi phương pháp lai phân tử 42
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có tới
370 triệu trường hợp mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục(BLTQĐTD) và có khoảng hơn 1.000.000 người mắc mỗi ngày, trong đó cótới 85% nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện lâmsàng không điển hình, vì vậy việc chẩn đoán sớm bị bỏ lỡ [1] BLTQĐTD cóthể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, có khả năng lây truyền từ mẹ sangcon, sang người tình và tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh mạn tính khác.Việc điều trị không đúng bệnh, đúng phác đồ do chưa chẩn đoán đúng làmtăng nguy cơ mắc biến chứng và đặc biệt là nguy cơ kháng thuốc Vì vậy việcchẩn đoán đúng là cần thiết trước khi bắt đầu điêu trị
Hiện tại đã xác định được hơn 30 vi khuẩn, virus, parasites có thể gây
ra bệnh lây truyền qua đường tình dục, ví dụ như: Chlamydia trachomatis, Neissseria gonorrhoeae, Treponema pallidum, Mycoplasma, Herpes simpex virus, Ureaplasma, Human papillomavirus , Trichomonas vaginalis,… Trong
đó, các BLTQĐTD còn có tỷ lệ đồng nhiễm cao như có tới 30,4% bệnh nhân
nhiễm Mycoplasma genitalium đồng nhiễm với lậu và 25% đồng nhiễm với
Chlamydia trachomatis [2]; 3,4% bệnh nhân nhiễm Mycoplasma hominis
đồng nhiễm với Ureaplasma urealyticum [3] Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự liên quan giữa nhiễm Chlamydia trachomatis, Herpes simplex 2 với nhiễm Human papillomavirus vùng sinh dục [4] Tùy thuộc vào tác nhân
gây bệnh, có nhiều phương pháp chẩn đoán từ cổ điển đến hiện đại với độnhạy và độ đặc hiệu khác nhau như nhuộm soi tìm vi khuẩn, nuôi cấy, phảnứng huyết thanh học, xét nghiệm khuyếch đại nucleic acid,… Trong đó nuôicấy được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán Tuy nhiên trong một sốtrường hợp việc sử dụng xét nghiệm này đòi hỏi nhiều thời gian hơn và độnhạy cũng thấp hơn so với xét nghiệm khuyếch đại nucleic acid [5], [6], [7]
Trang 8Xét nghiệm tìm 11 tác nhân gây bệnh BLTQĐTD bằng phương pháp lai phân
tử dựa trên phản ứng khuyếch đại nucleic acid có độ nhạy, độ đặc hiệu cao,thời gian trả kết quả nhanh, và đã được đưa vào hướng dẫn điều trị các bệnhlây truyển tình dục của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa
Ky (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) [8] Ngoài ra, xétnghiệm này có thể giúp xác định đồng thời 11 tác nhân gây bệnh thường gặptrong cùng một xét nghiệm Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuậtnày trong việc xác định tỷ lệ nhiễm bệnh, tuy nhiên ở Việt Nam còn thiếu dữliệu, nghiên cứu về kỹ thuật xét nghiệm này Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu với tên đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ mắc 11 tác nhân gây bệnh lây
truyền qua đường tình dục thường gặp bằng phương pháp lai phân tử “ với
mục tiêu:
1 Xác định tỷ lệ dương tính với 11 tác nhân lây truyền qua đường tình dục bằng phương pháp lai phân tử và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo và âm đạo đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 3/2018 đến tháng 9/2018
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về hội chứng tiết dịch niệu đạo và âm đạo
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là các bệnh nhiễm trùng lây truyềntrực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc tình dục (bao gồm qua âm đạo,miệng, hậu môn) Ngoài ra, một số bệnh BLTQĐTD không lây truyền quađường tình dục mà qua đường máu, tiếp xúc với mô, qua đường mẹ con trongthời ky mang thai và thời ky chu sinh
Tuy từng mức độ, nhưng bất ky ai có hoạt động tình dục đều có nguy cơmắc bệnh lây truyền qua đường tình dục Có một số yếu tố làm tăng nguy cơmắc bệnh như: quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, quan hệtình dục đồng giới, bắt đầu quan hệ ở tuổi nhỏ Một số dấu hiệu, triệu chứngchỉ ra nguy cơ bệnh BLTQĐTD: Nốt đỏ/ ngứa ở vùng sinh dục, miệng hoặchậu môn Đau hoặc bỏng rát, buốt khi đi tiều, dịch âm đạo có mùi hoặc bấtthường, đau khi quan hệ tình dục, đua vùng bụng dưới, có ban đỏ ở thanmình, tay chân
Hiện tại đã xác định được hơn 30 vi khuẩn, virus, parasites có thể gây ra
bệnh lây truyền qua đường tình dục, ví dụ như: Chlamydia trachomatis, Neissseria gonorrhoeae, Treponema pallidum, Mycoplasma, HSV, HPV, Ureaplasma, Trichomonas vaginalis,… Có nhiều tác nhân trong số đó có tỷ lệ
đồng nhiễm cao
Hội chứng tiết dịch niệu đạo (HCTDNĐ) và hội chứng tiết dịch âm đạo(HCTDÂM) là hai hội chứng thường gặp trong các BLTQĐTD
Trang 10Bảng 1.1: Đặc điểm lâm sàng của HCTDNĐ/ HCTDÂĐ
Hội chứng Các biểu hiện do bệnh nhân mô tả Biểu hiện lâm sàng
Tiết dịch âm đạo
- Ra khí hư, có mùi hôi.
- Ngứa âm đạo.
- Đi tiểu buốt.
- Đau khi giao hợp.
Khí hư
Tiết dịch niệu đạo - Đi tiểu buốt, nhiều lần.
- Tiết dịch ở niệu đạo. Dịch niệu đạo
Trong số các căn nguyên gây bệnh có biểu hiện của hai hội chứng trên,
CT và lậu là hai nguyên nhân hay gặp nhất, ngoài ra các nghiên cứu trên thếgiới gần đây đã chứng minh được vai trò gây bệnh của nhóm vi khuẩn
Ureplasma và Mycoplasma
1.1.1 Nhiễm Chlamydia trachomatis
Nhiễm Chlamydia trachomatis (CT) trong số các bệnh nhân mắc các
BLTQĐTD có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây Thống kê cho thấy
tỷ lệ mắc CT ở Mỹ tăng từ 453,3/100.000 dân năm 2012 lên 497,3/100.000dân năm 2016, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn ở nam giới Năm
2016, tỷ lệ nhiễm CT ở nữ giới tại Mỹ là 497,3/100.000 dân, trong khi đó tỷ lệnày ở nam giới là 330,5/100.000 dân [9]
Theo thống kê của Viện Da liễu Quốc gia về tính hình nhiễm CT trêntoàn quốc từ năm 1996, trong giai đoạn 1996 đến 2000 có 14.800 ca nhiễm
CT, trong giai đoạn 5 năm tiếp theo có 13.757 ca Đến năm 2007, có 2.414 canhiễm CT ở nam giới và 3.473 ở nữ giới Theo Diệp Xuân Thanh, tỷ lệ nhiễm
CT trên bệnh nhân mắc BLTQĐTD khám tại Viện Da liễu Quốc gia trong 2năm 1997-1998 là 10,98%, trong đó nam giới chiếm 64% trên tổng số bệnhnhân [12] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (năm 2000) cho thấy tỷlệ nhiễm CT ở phụ nữ có hội chứng tiết dịch âm đạo là 10,5% [13] Tuynhiên, tất cả các nghiên cứu trên đều chẩn đoán dựa trên kỹ thuật miễn dịchsức ký, có độ nhạy không cao, Do đó, trước đây đa số các bệnh nhân có hội
Trang 11chứng tiết dịch âm đạo, niệu đạo đều được điều trị CT theo đúng phác đồ củaWHO mà không cần xét nghiệm Hiện nay, tại Bệnh viện Da liễu Trung Ươngđã thực hiện xét nghiệm PCR trong chẩn đoán các BLTQĐTD, trong đó có kỹthuật tìm 11 tác nhân gây BLTQĐTD bằng phương pháp lai phân tử cho độnhạy và độ đặc hiệu cao góp phần chẩn đoán chính xác bệnh.
1.1.1.1.Căn nguyên gây bệnh
Chlamydia Trachomatis là vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, có chứa
đồng thời hai loại acid nucleic : DNA và RNA CT có thành và màng tế bàotương tự như các vi khuẩn Gram âm khác, tuy nhiên do CT ký sinh bên trong
tế bào nên không phát hiện được bằng phương pháp nhuộm Gram
CT lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chínhlà: lây qua đường sinh hoạt tình dục và từ mẹ sang con trong quá trình sinh
đẻ Ngoài ra, CT có thể lây qua tiếp xúc với bộ phận sinh dục với dịch tiếtđường sinh dục của người bị bệnh
1.1.1.2.Biểu hiện lâm sàng của nhiễm Chlamydia trachomatis
Ở nam giới:
- Viêm niệu đạo: CT là tác nhân chính gây viêm niệu đạo không do lậu.Thời gian ủ bệnh thường thay đổi từ vài ngày đến vài tháng nhưng trung bìnhkhoảng 10-15 ngày Có tới khoảng 50 % bệnh nhân nhiễm CT không có biểuhiện lâm sàng Sau thời gian ủ bệnh xuất hiện các triệu chứng lâm sàng gồm:tiểu khó: đái buốt, đái rắt, đái khi đi tiểu, có cảm giác dấm dứt dọc niệu đạohoặc cảm giác rát bỏng, ngứa dọc niệu đạo Có dịch niệu đạo màu trắng đụchoặc màu trong, 15-30% có chảy mủ, 20-60% có chảy dịch trong với số lượng
ít hoặc vừa
- Viêm mào tinh hoàn: biểu hiện lâm sàng là: sưng nề một bên bìu, đau,sốt, kèm theo viêm niệu đạo, tuy vậy cũng có những trường hợp viêm màotinh hoàn đơn thuần Thăm khám thấy tinh hoàn nhạy cảm, mào tinh hoànsưng to, nắn đau
Trang 12- Viêm tiền liệt tuyến: biểu hiện sốt nhẹ hoặc vừa, mệt mỏi, buồn đi tiểu,tiếu sót, có khi đái ra máu, đau vùng bẹn bìu Thăm trực tràng thấy tuyến tiềnliệt sưng to
Ở nữ:
- Viêm cổ tử cung: Đa số bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
Các trường hợp biểu hiện triệu chứng thấy: cố tử cung tiết dịch mủ nhầymàu vàng xanh hoặc trong Có thể viêm lộ tuyến, phì đại, phù nề, xunghuyết, dễ chảy máu
- Viêm niệu đạo: biểu hiện các triệu chứng: tiết dịch âm đạo, tiết dịchniệu đạo Miệng niệu đạo đỏ, phù nề Rối loạn tiểu tiện: đái khó, đái rắt.Khoảng 50-60% bệnh nhân viêm cổ tử cung có viêm niệu đạo kèm theo
- Viêm tuyến Bartholin: CT gây viêm xuất tiết ống tuyến Bartholin.Tuyến Bartholin viêm đỏ, có mủ Có thể viêm do CT đơn thuần hoặc phối hợpvới lậu cầu
- Bệnh viêm tiểu khung: Bệnh thường do viêm đường sinh dục trên và cóthể cấp, bán cấp hoặc mạn tính 80% viêm tiểu khung ở các nước phát triển là
do các BLTQĐTD Ở Châu Âu khoảng 60% bệnh nhân viêm tiểu khung là do
CT Có 10-40% phụ nữ nhiễm CT có thể bị hậu quả là viêm tiểu khung, tỷ lệnày ở nhóm 15-19 tuổi còn cao hơn [14] Biểu hiện lâm sàng của viêm tiểukhung là: đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo hoặc có thể chảy máu, đau khi diđộng cổ tử cung, nhưng cũng có thể không có biểu hiện gì Chẩn đoán trênlâm sàng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phải dựa vào nội soi Bệnh nhân bịviêm tiểu khung lâu có thể dẫn đến hậu quả như chửa ngoài tử cung , vô sinh
- Viêm nội mạc tử cung: Có tới gần một nửa số bệnh nhân viêm cổ tử cung
và hấu hết bệnh nhân viêm vòi trứng có kèm theo viêm nội mạc tử cung Nhiễm
CT khi mang thai không điều trị dễ dẫn đến viêm nội mạc tử cung sau đẻ
- Viêm vòi trứng: Là biến chứng của viêm cổ tử cung do CT, tuy nhiêntriệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng Hậu quả của việc viêm vòitrứng là sẹo ống dẫn trứng gây nên chửa ngoài tử cung và vô sinh
Biểu hiện lâm sàng ngoài đường sinh dục
Trang 13- Viêm quanh gan (hội chứng Fitz- Hugh – Curtis) [15]: thường xuất hiệnsau các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, hay gặp ở phụ nữ trẻ Bệnh có thểxảy ra sau hoặc cùng lúc với viêm vòi trứng Bệnh có thể gặp ở phụ nữ trẻ ở
độ tuổi hoạt động tình dục mạnh với các biểu hiện: đau hạ sườn phải, sốt,buồn nôn, nôn Có 5-10% bệnh nhân bị viêm tiểu khung tiến triển thành vêmquanh gan
- Hội chứng Reiter: bao gồm các triệu chứng chính: viêm niệu đạo, viêmkết mạc mắt, viêm khớp Có 80% bệnh nhân bị hội chứng Reiter xét nghiệm
1.1.1.3.Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm CT trong phòng thí nghiệm
CT là nhóm vi sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc, chúng tồn tại cạnhnhân tế bào chủ tạo nên những hạt vùi chứa cả hai loại DNA và RNA CT
có vách tế bào, có chung nhóm kháng nguyên là Lypopolysaccharid (LPS)
Các phương pháp xét nghiệm CT bao gồm:
Xét nghiệm không đặc hiệu:
+ LEA (leukocyte esterase assay):
Là xét nghiệm không đặc hiệu có thể chẩn đoán viêm niệu đạo nhưngkhông xác định được căn nguyên gây viêm, độ nhạy thấp Xét nghiệm nàyphát hiện enzym leukocyte esterase do bạch cầu sinh ra trong nước tiểu của
Trang 14bệnh nhân nhân có viêm đường sinh dục tiết niệu Các tác giả đều thốngnhất là phương pháp này chỉ để dùng sàng lọc loại trừ nhiễm khuẩn đườngsinh dục tiết niệu.
+ Xác định kháng thể IgG kháng lipopolysaccharid Chlamydia tronghuyết thanh người:
Các kháng nguyên vỏ lipopolysaccharid của CT đã được bất hoạt gắnvào các giếng Khi các kháng thể IgG kháng CT hiện diện trong huyếtthanh bệnh nhân cũng như các chứng dương được cộng hợp kháng huyếtthanh dê kháng IgG người, gắn men peroxydase kết hợp với chất tạo màu
sẽ cho phản ứng màu vàng Xét nghiệm này không đặc hiệu vì kháng thể cóthể gây dương tính chéo với vỏ của các vi khuẩn khác
Xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp:
+ Phương pháp nhuộm Giemsa:
Kỹ thuật này đơn giản, rẻ tiền nhưng phải xét nghiệm đúng thời ky vàthận trọng khi nhận định kết quả Kết quả bị phụ thuộc vào chất lượngGiemsa và đòi hỏi luôn luôn kiểm tra dung dịch đệm
+ Phương pháp nhuộm iod:
Kỹ thuật này rất đơn giản, chỉ cần 1 kính hiển vi thông thường, tuy nhiên
độ nhạy lại kém, hiện nay ít được ứng dụng
Các phương pháp trên ít được sử dụng vì hiệu quả thấp.
Nuôi cấy phân lập:
Do có độ đặc hiệu đạt gần tới 100% nên nuôi cấy được coi là tiêu chuẩnvàng trong chẩn đoán CT, và được dùng trong y pháp Tuy nhiên độ nhậy của
kỹ thuật nuôi cấy chỉ đạt 70 - 80% Ngoài ra, kỹ thuật nuôi cấy cần dâychuyền vận chuyển bệnh phẩm lạnh để giữ vi khuẩn còn sống cho tới khi tiếnhành nuôi cấy, phòng xét nghiệm cần nhiều trang thiết bị đắt tiền, kết quả chỉ
có sớm nhất sau 3-7 ngày Do đó phương pháp nuôi cấy phân lập chủ yếuđược dùng trong nghiên cứu khoa học, ít được ứng dụng trong lâm sàng
Trang 1510 hạt phát quang màu xanh lục Độ nhạy của xét nghiệm này đạt 80% - 90%,
- Miễn dịch gắn men gián tiếp: đầu tiên kháng thể chuột kháng LPS kếthợp với LPS có trong bệnh phẩm, sau đó, kháng thể kháng Ig chuột có gắnmen được thêm vào kết hợp với phức hợp này và làm thay đổi màu cơ chất
có phản ứng chéo với các loại Chlmydia khác và cả các vi khuẩn khác, đo đó
có độ đặc hiệu không cao, giá trị ước đoán dương tính thấp
Xét nghiệm lai axid nucleic (DNA Probe)
Phương pháp này sử dụng các mồi lai DNA gắn với chất phát quang hoặcphóng xạ, khi kết hợp với bệnh phẩm, mồi lai này kết hợp với RNA ribosome16S có trong bệnh phẩm Phức hợp này được phát hiện bằng máy đo màu hoặcmáy đếm phóng xạ Phương pháp này có độ đặc hiệu cao hơn EIA
Trang 16 Xét nghiệm khuếch đại DNA:
Phương pháp khuếch đại DNA là các phương pháp rât nhạy cảm trong việcchẩn đoán các bệnh nhiễm trùng Có rất nhiều phương pháp khuếch đại DNAnhưng hay sử dụng nhất là phương pháp Polymerase Chain Reaction (PCR)
Kỹ thuật PCR cho phép nhân lên bất ky một đoạn vật liệu di truyềnnào với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần so với sự nhân lên của chúng ởtrong tế bào Chỉ trong vòng 2 – 4 giờ, số lượng bản sao có thể tăng lêngấp hàng trăm triệu đến hàng tỷ lần
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về những ưu điểm của kỹ thuậtnày, với độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán rất cao, thậm chí nó cònđược xem như là một tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán Các tác giả đều thấyPCR có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn hẳn EIA
1.1.2 Nhiễm Neissseria gonorrhoeae
Neisseria gonorrhoeae (NG) là tác nhân gây bệnh lậu ở người Bệnh
lậu có thể gây ra các hội chứng viêm cổ tử cung ở nữ, viêm niệu đạo, viêmhọng, viêm trực tràng ở cả 2 giới Nếu không được điều trị sớm, phụ nữ có thể
bị di chứng nghiêm trọng do viêm vùng chậu, đau vùng bụng dưới mạn tính,chửa ngoài tử cung, vô sinh,… trong đó ở nam giới có thể gặp viêm mào tinhhoàn, viêm tiền liệt tuyến và co thắt niệu quản, Một số trường hợp có thể gặpnhiễm lậu cầu lan toả toàn than gây ra các biến chứng hệ thống, một số trườnghợp có thể gặp nhiễm trùng không có triệu chứng
Trang 17- Khó chịu dọc niệu đạo, kèm theo đái rắt, đái buốt.
- Khám miệng sáo đỏ có dính mủ, vuốt dọc niệu đạo mủ chảy ra ở miệngsáo
Nữ giới
- Tiết dịch âm đạo ở các mức độ khác nhau
- Đi tiểu khó, chảy máu sau giao hợp, đau bụng dưới
- Khám cổ tử cung nhiều dịch nhày, hoặc mủ Có thể gặp tiết dịch/mủ ởniệu đạo, tuyến Skene, tuyến Bartholin
Lậu trực tràng
- Có thể không có triệu chứng
- Đau khi đại tiện, tiết dịch mủ nhày, chảu máu trực tràng
- Soi trực tràng có thể thấy trực tràng viêm và có mủ
Lậu mắt trẻ sơ sinh
- Xuất hiện 1-3 ngày sau khi sinh
- Viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh: Kết mạc đỏ, có mủ vàng đặc, mi mắt sưng
nề, dính vào nhau không mở ra được Nếu không chữa kịp thời sẽ gây mù
Biến chứng
Các biến chứng thường gặp như:
- Nam giới: Viêm túi tinh, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, vô sinh ở nam
- Nữ giới: Viêm niêm mạc tử cung, vòi trứng, viêm buồng trứng dẫn đếnhẹp ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung, vô sinh ở nữ, và lậu mắt trẻ sơ sinh
- Trực tràng: gây áp xe tại chỗ
Trang 18- Nuôi cấy thực hiện trên môi trường Thayer- Martin, Martin Lewwis cóchứa Vancomycin, colistin, trimethoprime lactate và thuốc chống nấmNystatin và anissomycin hoặc amphotericin B Sau đó được ủ ở nhiệt độ 35-
37 độ C ở mỗi trường ẩm có 3-7% CO2, sau 24-48h nên được quan sát vàphân lập và làm kháng sinh đồ Hiện nay tỷ lệ lậu kháng thuôc cao, nên việclàm kháng sinh đồ có ý nghĩa trong việc điều trị, tuy nhiên thời gian xétnghiệm lâu, ít nhất trong 2-3 ngày, nên có thể làm chậm trễ việc chẩn đoán vàđiều trị cho bệnh nhân
- Nhận biết qua đặc tính sinh hoá học cở lậu cầu: xác định sự có mặt của
NG thông qua phản ứng oxy hoá của vi khuẩn trên một số môi trường đặcbiệt Sự oxy hoá chất tetrametyl ( dung dịch chứa 1% N,N,N, N-tetrametyl-1,
4 –phenylenediamine), đánh giá kết quả dựa trên sự thay đổi màu của giấy lọchoặc đầu tăm bông có chứa thuốc thử khi tiếp xúc với mẫu dương tính cho kếtquả thay đổi àyu tím sẫm trong 10 giây Xét nghiệm catalase (3% hydrogenperoxide) hoặc superoxol (30% hydrogen peroxide) là các xét nghiệm nhanhkhác được sử dụng
- Xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR có độ nhạy và đặc hiệu rất cao
- Kỹ thuật lai phân tử: có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
1.1.3 Nhiễm Mycoplasma genitalium
Mycoplasma genitalium (MG) là vi khuẩn nội bảo nhỏ nhất, có bộ gen
nhỏ với 580 kb, có khả năng sinh sản và được báo cáo lần đầu tiên vào năm
1981 gây viêm niệu đạo ngoài lậu hay gặp ở nam giới
1.1.3.1.Biểu hiện lâm sàng:
Ở nam
- Viêm niệu đạo cấp tính ở nam:
Theo một nghiên cứu, ở những bệnh nhân viêm niệu đạo không do lậuthì có đến 27% có kết quả dương tính với MG và có 9% bệnh nhân không cóviêm niệu đạo dương tính [16]
Trang 19- Viêm quy đầu, viêm dương vật.
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính
- Viêm mào tinh hoàn cấp tính
Ở nữ:
Viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung ở nữ, có thể gây ra nhiễmtrùng đường sinh dục trên, gây hội chứng đau bung dưới, có thể để lại cácbiến chứng như viêm tắc vòi trứng, vô sinh, chửa ngoài tử cung, viêm nội mạc
tử cung [17], [18] Trong vòng 15 năm trở lại đây, mô hình bệnh tật trên lâmsang do M.genitalium xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ Một nghiên cứu tổnghợp gần đây đã xác định mối lien quan giữa mắc M.gen với tang nguy cơviêm cổ tử cung, viêm vùng chậu và sinh non, sẩy thai tự phát ở nữ giới Hơnnữa, một nghiên cứu trứớc đó cho thấy tần suất tang đáp ứng huyết thanh đặchiệu M.gen trong phụ nữ vô sinh do tắc ống dẫn trứng khi so sánh với phụ nữ
vó ống dẫn trứng bình thường
1.1.3.2.Xét nghiệm chẩn đoán
Sau 10 năm kể từ khi phát hiện đã sử dụng được các phương pháp xétnghiệm thông thường để phát hiện, tuy nhiên phương pháp nuôi cấy, chẩnđoán huyết thanh học bị hạn chế bởi tính biến dị kháng nguyên của vi khuẩn.Việc phát hiện mycoplasma gây bệnh đường sinh dục và ureaplasma thườngbằng nuôi cấy, tuy nhiên mất thời gian từ 2-5 ngày đối với Ureaplasma spp
và M.homunis và đến 8 tuần đối với M genitalium Các tác nhân gây bệnhnày có thể được phát hiện trong vòng 8 giừ bằng kỹ thuật khuyếch đại acidnucleic và phương pháp lai phân tử [19]
1.1.4 Nhiễm Mycoplasma hominis
Mycoplasma hominis (MH) có thể được phân lập với tần số đáng kể từ
hệ thống tiết niệu sinh dục của con người và được cho là gây ra các hội chứngkhác nhau như viêm niệu đạo, viêm khung chậu, viêm bể thận hoặc vô sinh.Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được chính xác vai trò gâybệnh của MH MH được phát hiện nhiều hơn ở âm đạo nữ so với niệu đạo
Trang 20nam Ở cả nam và nữ, bệnh nhiễm Trichomonas có tỷ lệ đồng nhiễm với MHcao, MH được tìm thấy nhiều hơn ở những phụ nữ bị viêm âm đạo do vikhuẩn hơn là những người không bị Và nhiễm trùng cổ tử cung với NG hoặc
CT làm tăng tỷ lệ có mặt của MH trong dịch âm đạo [20]
1.1.5 Nhiễm Ureplasma parvum và Ureaplasma urealyticum
Ureplasma là vi khuẩn có thể lây truyền qua tiếp xúc tình dục mặc dù nó
không được xếp và nhóm BLTQĐTD cổ điển vì mức độ gây bệnh thấp Trong
nhóm này có 2 loài là U parvum và U Urealyticum Các tác giả cho rằng
phần lớn người hoạt động tình dục bị nhiễm Ureaplasma mà không gây ra bất
cứ triệu chứng gì Một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng: buốt, bỏngrát khi đi tiểu, ngứa niệu đạo, ra khí hư bất thường ở phụ nữ, tiết dịch niệuđạo bất thường ở nam giới, bệnh nhân nữ có thể gặp viêm bàng quang, nhiễmtrùng đường tiểu mà không tìm thấy bằng chứng về bất cứ vi khuẩn nào trênnuối cấy, và khi sử dụng PCR cho Ureplamsa với bệnh phẩm nước tiểu thìcho kết quả dương tính
UU Là một trong những nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo không dolậu ở nam giới, với tỷ lệ được phân lập là 12% trong nhóm này [20] Ngoài ra
UU còn được báo cáo là gây ra bệnh viêm màng phổi, nhiễm trùng thận, viêmkhớp phản ứng trong hội chứng Reiter và viêm khớp ở bệnh nhân giảmgammaglobulin [21] Ở phụ nữ, UU còn có vai trò trong các nguyên nhân gâybiến chứng cho thai nghén, gây sẩy thai, vô sinh, viêm vùng chậu, … Việc lâynhiễm UU tới thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có thấy gây ra chứng loạn dưỡng cơnghiêm trọng và thậm chí gây ra các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trungương ở trẻ [22]
Tỷ lệ nhiễm Ureaplasma sinh dục trong mẫu tinh trùng ở nam giới bị vô sinh là 19,2%, nhiễm Mycoplasma là 15,8% Tần suất Ureplasma urealyticum (15%) cao hơn Mycoplasma hominis (10,8%), Ureaplasma parvum (4,2%) và Mycoplasma genitaliaum (5%) [23]
Trang 211.1.6 Nhiễm Trichomonas vaginalis.
Trichomonas là một BLTQĐTD gay ra bởi ký sinh trùng ký sinh vào
biểu mô niêm mạc, gây ra các vết loét rất nhỏ Ở phụ nữ, T.vaginalis có thểđược phân lập từ âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung, tuyến Sknene và tuyếnBartholin, bàng quang, ở nam giới thì có thể tìm thấy ở vùng sinh dục ngoài,niệu đạo trước, tuyến tiền liệt và tinh dịch
Thời ky ủ bệnh khoảng 4-28 ngày Hầu hết ở nam giới không có biểuhiện lâm sàng, một số có biểu hiện tiết dịch niệu đạo, tiểu khó hoặc tiểu dắt Ởnữ giới, có thể không có biểu hiện hoặc có biểu hiện nhiễm trùng thành từngđợt (thường gặp ở trong hoặc sau khi có kinh nguyệt) Phụ nữ nhiễm bệnh cóthể có tiết dịch âm đạo, màu vàng xanh, ngứa âm ỉ, sưng nề, ban đỏ, khó chịuvùng bụng dưới, tiểu khó [24] Nhưng hầu hết (70-85%) không có triệuchứng và không được điều trị
Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán nhiễm T.vaginalis:
- Đo độ pH của âm đạo: pH có xu hướng trên 4,5 ở bệnh nhân nhiễm T.Vaginalis Phương pháp này không đặc hiệu do ở những bệnh nhân bị viêm
âm đạo do vi khuẩn cũng có hiện tượng này
- Soi tươi mẫu bệnh phẩm trong nước muối: là phương pháp phổ biếnnhất để chẩn đoán nhiễm trùng roi Hình ảnh đặc trưng là thấy đơn bào hìnhtrứng với sự di chuyển đặc trưng Xét nghiệm cần được thực hiện ngay saukhi lấy mẫu Xét nghiệm này có độ nhạy khoảng 60-70% [24], [25]
- Nuôi cấy: có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, kết quả thường có sau 48 giờ
- ELISA phát hiện kháng nguyên của T.vaginalis cho kết quả nhanh
- PCR, lai phân tử
1.1.7 Nhiễm Human papillomavirus
Human papillomavirus (HPV) là một vi rút DNA chuỗi đôi thuộc họPapovaviridae Có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó có khoảng hơn 30loại vi rút HPV gây bệnh tại bộ phận sinh dục Phân loại HPV có thể đượcchia theo nguy cơ gây ung thư:
Trang 22- Loại nguy cơ thấp chủ yếu là loại 6, 11, 42, 43 và 44 Biểu hiện lâmsàng của loại này là sùi không tiến triển thành ung thư
- Loại nguy cơ cao chủ yếu là loại 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51 và 52,
có thể biểu hiện lâm sàng có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung và ung thư sinhdục khác Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh SMG
Có đến 90% bệnh nhân có tổn thương sùi mào gà do type 6 và 11
Có một vài nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, trong dịch tiết niệuđạo và âm đạo có thể tìm thấy sự có mặt của HPV thậm chí ở những ngườikhông có biểu hiện của bệnh sùi mào gà Đây là tình trạng nhiễm HPV tiềmtàng, mặc dù không có biểu hiện lâm sàng nhưng có nguy cơ lây HPV chobạn tình Vì vậy, việc tìm sự có mặt của HPV (đặc biệt 2 type thường gặp là 6
và 11) đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng sự lây lan, đặc biệt ởnhững đối tượng có yếu tố nguy cơ
1.1.7.1.Triệu chứng lâm sàng
Sau khi tiếp xúc với người bị bệnh khoảng 2 – 3 tháng, tuy tình trạngmiễn dịch của người bệnh, vị trí tổn thương, loại HPV mà có biểu hiện trênlâm sàng khác nhau:
+ Biểu hiện rõ ràng
- Tổn thương sùi: sẩn nổi cao, trên có các nhú mềm màu hồng tươi giốngnhư các tinh thể nhô lên, xoè rộng ra giống mào gà (vì vậy có tên là Crête ducoq), hay giống súp lơ, thương tổn có khi có cuống Không có hiện tượngthâm nhiễm
- Tổn thương sẩn dạng mụn cơm: là các sẩn nổi cao màu hồng hoặc màuxám, bề mặt thô có các nhú rất nhỏ
- Tổn thương phẳng:
Trang 23+ Tổn thương dưới lâm sàng
Tổn thương không nhìn thấy hoặc chỉ là một vùng thô mất bóng, nếu nhưbôi axít axetic 3-5% sau 5 phút thấy màu trắng
+ Không tổn thương lâm sàng
+ Triệu chứng cơ năng: Không đau, không ngứa
1.1.7.2.Cận lâm sàng:
- Sinh thiết, nhuộm HE: nhân tế bào lớn, tăng thoái hoá sắc tố vàkoilocytosis (Tế bào sừng nhân đặc hoặc nhiều nhân liên kết lại, bắt màukiềm, xung quang là vùng sáng (halo) và nguyên sinh chất ít)
- Axít axetic 3-5%: Sau khi bôi axít axetic 5 phút nếu xuất hiện mảnggiới hạn rõ màu trắng, hơi nổi cao, bề mặt thô, nếu dùng kích lúp có thể thấy
rõ bề mặt thô rõ hơn, trên có các nhú thì thử nghiệm dương tính
- Tế bào học cổ tử cung: Xét nghiệm Papanicolaou thấy được hiện tượngkoilocytosis, có thể chẩn đoán nhiễm HPV, đồng thời có thể phát hiện loạnsản thượng bì cổ tử cung (CIN) CIN 1 là loạn sản nhẹ, CIN 2 là loạn sản vừa
và CIN 3 là loạn sản nặng
- PCR
- Kỹ thuật lai phân tử, định type HPV
1.1.8 Nhiễm Herpes simplex
Bệnh herpes là do Virút có tên là Herpes simplex virus (HSV), gồm có
typ 1 và typ 2 gây ra Theo ước tính của WHO trên thế giới hàng năm cóhàng triệu người bị bệnh herpes Việt Nam chưa có số liệu thống kê đầy đủ,nhưng hàng năm có hàng trăm người bị bệnh herpes đến khám và điều trị tạiphòng khám Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương
1.1.8.1.Căn nguyên và cách lây truyền của Virút
- Virút HSV có đường kính là từ 100 – 110nm, bên trong có chứa vật liệu
di truyền là một chuỗi xoắn kép DNA HSV có 2 type gây bệnh: Virút Type 1gây bệnh chủ yếu ở nửa người trên và hay gặp nhất ở vùng bán niêm mạcquanh miệng, môi Virút Type 2 gây bệnh ở cơ quan sinh dục là chủ yếu
Trang 24- Virút HSV lây truyền qua da và niêm mạc Rất nhiều người bị nhiễmVirút HSV nhưng không có triệu chứng lâm sàng và có thể lây nhiễm chongười khác qua tiếp xúc, đặc biệt là khi quan hệ tình dục hoặc cho con quađường sinh dục của mẹ khi sinh đẻ.
Một số trường hợp trên lâm sàng không quan sát được tổn thương mụnnước, bọng nước mà chỉ quan sát được tình trạng tiết dịch ở bộ phận sinh dục,đặc biệt trong trường hợp mụn nước xuất hiện ở trong niệu đạo (ở nam giớigây viêm niệu đạo) hay xuất hiện ở trong thành âm đạo, cổ tử cung ở nữ giới
Triệu chứng toàn thân: có thể sốt, hạch lân cận sưng to, đau, mệt mỏi, chán ăn.
1.1.8.3.Các xét nghiệm cận lâm sàng
+ Xét nghiệm tế bào học(dịch trong bọng nước):
Có tế bào gai lệch hình hoặc tế bào gai nhân khổng lồ
+ Các xét nghiệm khác
Trang 25- Phản ứng ELISA, PCR (Polymerase Chain Reaction) để chẩn đoán xácđịnh
- Nuôi cấy Virút để phân lập
1.2 Kỹ thuật lai phân tử
1.2.1 Định nghĩa:
Hiện tượng lai phân tử là hiện tượng khi một phân tử DNA mạch đôi ởmột nhiệt độ vượt quá “ nhiệt độ nóng chảy Tm” thì 2 mạch đơn sẽ tách rờihau do sự phá vỡ của liên kết Hydro nối liền mạch Khi 2 mạch tách rời, nếunhiệt độ phản ứng được làm giảm từ từ cộng với điều kiên thí nghiệm thíchhợp chúng sẽ bắt cặp trở lại
1.2.2 Nguyên tắc
Phương pháp lai phân tử bao gồm các giai đoạn: tổng hợp mẫu dò, đánhdấu mẫu dò, biến tính DNA mục tiêu, chuyển DNA lên màng lai, tiến hànhlai, đọc kết quả [26]
Trong phản ứng lai phân tử, sử dụng các mẫu dò bản chất là đoạnoligonucleotide được đánh dấu, có đặc điểm đặc trưng phù hợp với điều kiện
lý hóa trong quá trình lai, sử dụng để phát hiện sự hiện diện các trình tựnucleic acid đặc hiệu trong hỗn hợp nhiều trình tự nucleic acid Kỹ thuật laiđược sử dụng nhiều nhất là kỹ thuật lai trên màng lai (membranehybridization) DNA hoặc RNA mục tiêu bị biến tính và gắn cố định vào mộtmàng lai, giữ ở trạng thái trơ để chúng không tự tái bắt cặp trở lại Sau đó,phản ứng lai xảy ra giữa phân tử acid nucleic mục tiêu với các phân tử mẫu dòđược đánh dấu Bước rửa màng lai cho phép rửa trôi các phân tử mẫu dòkhông gắn được với DNA mục tiêu (mẫu dò tự do)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng Kit phát hiện đồng thời 11 tácnhân STI dựa vào phản ứng PCR và công nghệ lai phân tử “Flow through”.ADN của các tác nhân gây bệnh nếu có sẽ được khuyếch đại bằng phản ứng
Trang 26PCR sử dụng bộ mồi được gắn biotin Các sản phẩm PCR sẽ được lai với cácđầu dò đặc hiệu thông qua quá trình lai “Flow through” Các sản phẩm lai nếu
có sẽ được phát hiện nhờ hệ thống streptavidin-Alkaline phosphataseconjugate và NBT/BCIP
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lai phân tử
- Nồng độ DNA và thời gian phản ứng: để sự tái bắt cặp giữa 2 mạch
đơn xảy ra, các trình tự bổ sung phải tiến đến gần và ở vị trí đối diện nhau.Như vậy, tần số gặp gỡ giữa 2 trình tự bổ sung sẽ quyết định quá trình tái bắtcặp Ở một nhiệt độ xác định, 2 chỉ tiêu ảnh hưởng đến tần số gặp gỡ là nồng
độ DNA và thời gian phản ứng Nồng độ DNA nghĩa là số lượng các trình tự
bổ sung, càng cao thì xác suất chúng tiếp xúc với nhau càng tăng, kết quả làtốc độ phản ứng lai phân tử tăng lên Tương tự, thời gian phản ứng càng dàithì xác suất trên càng lớn hơn và số lượng phân tử lai tăng dần cho đến khitoàn bộ các trình tự bổ sung đều tái bắt cặp
- Nhiệt độ: tốc độ của phản ứng lai phụ thuộc nhiệt độ Thông thường phản
ứng lai cực đại ở nhiệt đọ thấp hhown Tm của chính nucleic acid đó độ 25%
- Độ dài của các trình tự: tốc độ lai tăng tỷ lệ thuận với căn bậc 2 của độ
dài các trình tự bổ sung
- Lực ion: Nồng độ NaCl 1M làm tăng tốc độ phản ứng lên từ 5-10 lần.
Nồng độ NaCl vượt quá 1,2M lại hoàn toàn không còn tác dụng
1.2.4 Xét nghiệm tìm 11 tác nhân gây BLTQĐTD bằng phương pháp lai phân tử
Xét nghiệm tìm 11 tác nhân gây BLTQĐTD thường gặp bằng phươngpháp lai phân tử sử dụng phương pháp Poymerase Chain Reaction (PCR) vàphương pháp lai phân tử xuôi dòng (“Flow-through” hybridization) Máy lai
là thiết bị lai dòng chảy tự động giúp phát hiện và xác định đoạn DNA đíchtrong mẫu thử bằng cách so sánh với đoạn DNA trong Kit được cung cấp đi
Trang 27kèm với máy sử dụng hệ thống FT-PRO, với hiệu quả cao, độ chính xác cao
và chi phí thấp
Hệ thống FT-PRO là có ưu điểm:
- Hệ thống có dòng chảy tự động, có cùng hệ thống tách chiết được sửdụng trong phương pháp PCR
- Chạy được 48 mẫu và xác định được 11 tác nhân gây BLTQĐTDthường gặp trong cùng một lần chạy
- Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao vì sử dụng 2 đoạn mồi
- Kết quả có thể trả trong vòng 3,5 giờ
- Dễ sử dụng
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí đoạn mồi của các tác nhân STD trong xét nghiệm
Quy trình xét nghiệm gồm 5 bước cơ bản:
- Lấy mẫu: Mẫu bệnh phẩn được sử dụng là mẫu tăm bông từ âm đạo, cổ
tử cung và niệu đạo, nước tiểu và dịch chứa tế bào
- Tách chiết DNA
11 tác nhân gây bệnh STD thường gặp
1 Chlamydia trachomatis (CT)
2 Neisseria gonorrheae (NG)
3 Mycoplasma genitalium (MG)
4 Ureaplasma urealyticum (UU)
5 Ureaplasma parvum (UP)
6 Trichomonas vaginalis (TV)
7 Mycoplasma hominis (MH)
8 Human papillomavirus typ 6
9 Human papillomavirus typ 11
10 Herpes simplex virus typ 1
11 Herpes simplex virus typ 2
12 Kiểm soát yếu tố khuy ếch đại DNA (AC)
13 Chứng dương (PC)
Trang 28- Khuyếch đại DNA
- Lai dòng chảy
- Đọc kết quả
Hình 1.2 Sơ đồ các bước tiến hành xét nghiệm
1.3 Một số kết quả nghiên cứu
Kỹ thuật lai phân tử đã được áp dụng và có nhiều nghiên cứu về cácBLTQĐTD ở trên thế giới, tuy nhiên thì ở Việt Nam còn thiếu dữ liệu nghiêncứu về kỹ thuật này
Nghiên cứu của Rubina Ghani và cộng sự (năm 2014) trên 60 mẫu tinhdịch của bệnh nhân nam không có biểu hiện lâm sàng ở Pakistan thì có tới20,83% mẫu có chứa Mycoplasma hominis; 10,41% có chứa UU/UP; 6,25%chứa CT và 4,16% chứa NG; 2,08 chứa T.vaginalis; 2,08% chứa HPV type6/11 Trong đó, tỷ lệ đồng nhiễm giữa MH-UU/UP là 4,16%; CT-UU/UP là2,08%; MG-UU/UP là 2,08%; CT-NG là 2,08% [27]
Một nghiên cứu khác của Binderya G (năm 2014) ở Mông cổ trên 1473mẫu tăm bông cổ tử cung và niệu đạo cho kết quả 19,1% mẫu dương tính vớiNG; 11,4% dương tính với CT, T,vaginalis 8,6%; MG 7,4% và đến 43,9%chứa UU/UP, MH; 0,6% dương tính với HSV ½ và có tới 35,9% phụ nữ cókết quả dương tính với HPV [28]
35 phút
120 phút30-40 phút
Mẫu bệnh
phẩm Tách chiết DNA Khuyếch đại DNA Lai dòng chảy Đọc kết quả