Thông qua lịch sử ngàn năm văn hiến cần phát huy truyền thống đó qua việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền cho sinh viên sư phạm ở các vấn đề sau:
Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc, về Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn và Hội. Truyền thống quý báu này tạo ra động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử không những bộc lộ trong việc đạt tới đỉnh cao khi đối mặt với kẻ thù hoặc đứng trước những bước ngoặt quyết định trong sự phát triển của đất nước, mà còn được thể hiện trong học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong lao động, không cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, quyết vươn lên góp phần xây dựng tổ quốc giàu mạnh.
Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học - nghệ thuật, thể dục thể thao. . . trong những giai đoạn khó khăn ở các thời kỳ cách mạng của đất nước. Hình ảnh người sinh viên anh dũng vượt qua mọi thiếu thốn vật chất để học tập miệt mài nghiên cứu, tham gia xóa mù chữ cho đồng bào dưới những căn hầm chật chội, trong lòng địa đạo… trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã làm cho bạn bè trên thế giới xúc động và ngưỡng mộ. Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sinh viên ngành sư phạm ở thành phố Hà Nội được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để phát huy tinh thần hiếu học đang ra sức kế tục truyền thống rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp, phấn đấu khắc phục khó khăn, nắm bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ đất nước.
Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ khó khăn với nhân dân, không đòi hỏi cho riêng mình khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn, tạo ra sự thống nhất đồng bộ trong tư tưởng và hành động. Đã có nhiều tấm gương quên mình giúp dân, có nhiều sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp ra trường tham gia các đội thanh niên tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo… Có nhiều tấm gương sáng giúp bạn học tập trong nhiều năm liền như giúp người thân trong gia đình.
Phát huy truyền thống quý báu đó, trong suốt quá trình rèn luyện cống hiến và trưởng thành, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội luôn phát huy truyền thống là một tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam, là nhịp cầu gắn bó giữa sinh viên ngành sư phạm với sinh viên nói chung với Đảng, Nhà nước với Đoàn thanh niên; là một lực lượng giáo dục quan trọng trong nhà trường. Thông qua các hoạt động của mình, sinh viên ngành sư phạm mới “vừa hồng, vừa chuyên”; có kiến thức vững vàng, phong phú,; có khả năng tiếp cận trí tuệ của thời đại,
thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có hoài bão lớn, lối sống đẹp; có sức mạnh truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; có trách nhiệm cao với cộng đồng, củng cố và phát triển rộng rãi tổ chức sinh viên ngành sư phạm, tập hợp đoàn kết đông đảo sinh viên ngành sư phạm thi đua học tập, rèn luyện, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta.
Cần phát huy và nêu gương người tốt việc tốt, sáng kiến hay trong phong trào sinh viên ngành sư phạm. Bởi lẽ con người ta sinh ra như C.Mác nói: không phải có sẵn gương soi trong tay, do đó “người ta lúc đầu phải nhìn vào người khác, như nhìn vào một cái gương mới nhận thấy mình được”.
Như vậy, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ là những tiền đề cần thiết quan trọng cho việc hình thành nhân cách đạo đức cho sinh viên ngành sư phạm ở thành phố Hà Nội. Nếu chú trọng giáo dục pháp luật không chú ý giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thì các hiện tượng vi phạm các giá trị đạo đức đó sẽ diễn ra. Bởi lẽ, người ta có thể thực hiện đúng pháp luật nhưng vẫn có thể vi phạm về mặt đạo đức.
Tiểu kết chƣơng 3
Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, khai thác khả năng và sức sáng tạo của từng cá nhân, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng sáng tạo của mình. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế do đó phải tạo môi trường học đường trong sạch lành mạnh cho việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội. Muốn giáo dục được giá trị đạo đức truyền thống đó đạt kết quả cao cần phải có những giải pháp cụ thể, thì mới đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước và con người Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử hơn bốn ngăn năm dựng nước và giữ nước. Với điều kiện thiên nhiên vừa thuận lợi vừa khó khăn, lại luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược triền miên. Chính quá trình gian khổ đó đã hun đức cho con người Việt Nam kế tiếp nhau gìn giữ, phát huy, vì vậy nó trở nên trường tồn cùng lịch sử. Nhờ có những truyền thống quý báu ấy, dân tộc Việt Nam đã đứng vững trước mọi phong ba bão táp của lịch sử. Ngày nay, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vẫn tiếp tục khẳng định vị trí là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng nền đạo đức mới, cuộc sống mới.
Để có nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc tường xuyên tạo mọi điều kiện, cơ hội tốt nhất để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, nắm bắt công nghệ mới - tiên tiến, hiện đại cần phải quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đào tạo nói chung, công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội nói riêng. Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển thế nào, có vị thế trên trường quốc tế ra sao, nền văn hóa truyền thống của ta sẽ được kế thừa bổ sung và phát triển như thế nào, phụ thuộc rất nhiều vào lớp trẻ hiện nay trong đó có sinh viên ngành sư phạm.
Từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, quá trình chuyển đổi kinh tế đó đã từng bước tạo ra cơ sở vật chật - kỹ thuật cho việc phát huy tính tích cực, năng động của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội. Bên cạnh mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều khuyết tật mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Chính thực tế đó đã và đặt ra yêu cầu cần thiết phải giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho tầng lớp sinh viên ngành sư phạm ở
Thành phố Hà Nội hiện nay, đào tạo cho đất nước những con người vừa có năng lực vừa có phẩm chất đạo đức, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hăng say nhiệt tình, năng động, sáng tạo, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới.
Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội hiện nay vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bằng những hoạt động học tập, rèn luyện và tham gia các phong trào mang ý nghĩa giáo dục đạo đức truyền thống. Bên cạnh những thành tựu và thuận lợi mà chúng ta có được cũng còn nhiều bất cập, khó khăn trong vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho tầng lớp sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội hiện nay đòi hỏi chúng ta phải vượt qua.
Với truyền thống ngàn năm văn hiến, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhà trường, gia đình và xã hội, với ý chí học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, vì hạnh phúc của bản thân và tiền đồ của Tổ quốc, chúng ta tin tưởng rằng sinh viên ngành Sư phạm ở Thành phố Hà Nội nhất định sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách, chớp lấy thời cơ, vượt qua thách thức để góp sức mình xây dựng Việt Nam dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII, Hà Nội.
2. Lê Thị Tuyết Ba (1999), “Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Triết học, (1).
3. Hàm Châu (1997), Hiếu học và tài năng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Triết học, (2), tr.16-19.
5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống
trước những thách thức của toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước (1995), Con người Việt
Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội (KX07).
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị văn kiện lần thứ 6,
Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số
định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Trần Văn Giàu (1983), Dòng chủ lưu của văn hóa Việt Nam, tư tưởng
yêu nước, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học, (4), tr.8-11.
17. Vũ Khiêu (chủ biên - 1974), Đạo đức mới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (1996), Các giá trị truyền thống và con
người Việt Nam hiện nay, tập 1, chương trình Khoa học và công nghệ
Nhà nước, đề tài KX 07 - 02, Hà Nội.
19. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 1, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva. 20. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva. 21. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 31, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva. 22. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 35, Nxb. Tiến bộ Maxcơva. 23. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva. 24. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva. 25. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva. 26. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva.
27. Phạm Ngọc Liên (2006), Giáo dục và thi cử Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám 1945, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Long - Nguyễn Thế Kiệt (đồng chủ biên - 2004), Đạo đức
29. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
30. C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. C. Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Khắc Mậu (2002), Về những điều kiện quy định sự phát triển
của chính trị trong điều kiện hiện nay, Nxb. Khoa học chính trị, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 3, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Vũ Hữu Ngoạn (chủ biên - 2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn
kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hoàng Phê (chủ biên - 2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
51. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu các dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Hồ Sỹ Quý (2005), Về giá trị và giá trị Châu Á, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Mai Thị Quý (2009) Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị
truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
54. Trần Thành (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Nguyễn Văn Trung (1996), Chính sách đối với thanh niên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Huỳnh Khái Vinh - Nguyễn Thanh Tuấn (1997), Bàn về khoan dung
trong văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá
trị xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Trần Quốc Vượng và cộng sự (1998) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ TRƢNG CẦU Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
1. Đánh giá của sinh viên về vấn đề giáo dục giá trị truyền thống cho sinh viên trong nhà trường
Tỷ lệ % so với tổng số
TT Tiêu chí Kết quả (%)
1 Nhà trường rất quan tâm 37
2 Nhà trường quan tâm 52
3 Ít quan tâm 28
4 Hầu như không quan tâm 21
5 Không rõ 1