Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành Sư phạm ở Thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 75)

học tập và làm theo các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Ngăn chặn những tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trƣờng và hội nhập thế giới

Con người với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, quá trình cải tạo thế giới, là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, thông qua hoạt động giáo dục, tự giáo dục con người có khả năng tự biến đổi nhân cách của mình một cách

có ý thức. Sinh viên ngành sư phạm là những người được giáo dục bởi nhà trường, gia đình và xã hội. Cùng với quá trình giáo dục là quá trình tự giáo dục, quá trình tự giáo dục là quá trình “tự thân vận động”, đòi hỏi phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao để chiến thắng bản thân mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ của nền kinh tế thị trường đem lại và tâm lý hưởng thụ.

Giá trị đạo đức truyền thống được củng cố phát triển chủ yếu do sự đấu tranh rèn luyện hàng ngày. Tu dưỡng rèn luyện những giá trị đạo đức truyền thống cũng giống như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trên thực tế có nhiều sinh viên sư phạm được giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống và đã hiểu rất rõ các phạm trù, nguyên tắc giá trị đạo đức đó nhưng khi ra trường công tác thì lại hành động tỏ ra không có đạo đức, hoặc vi phạm những giá trị đạo đức truyền thống đó.

Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành sư phạm là một trong những nội dung hiện đại hóa phương pháp giáo dục: Lấy sinh viên làm

trung tâm, giáo viên là chủ đạo, là hoàn toàn phù hợp với nguyên lý “tự thân

vận động” của triết học. Tính tự giác, tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên ngành sư phạm là con đường tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của sinh viên ngành sự phạm ở Hà Nội hiện nay. Điều 40 Luật giáo dục Việt Nam (Công bố ngày 27 - 6 - 2005) “Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học” là “phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng…”.

Lý thuyết, lý luận là như vậy và là khoa học, nhưng trên thực tế, nhiều khi lại diễn ra trái ngược. Kết quả nghiên cứu tiến hành trên 1.089 sinh viên hệ chính quy ở các trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Sư phạm Đại học Đồng Tháp, khoa Sư phạm Đại học Tiền Giang… đăng ở

tuổi trẻ.vn/prinwiem.aspx?ARticleID=508114, ngày 23- 8- 2012 cho thấy, trong ba nhóm biện pháp thuộc về bản thân sinh viên, nhà trường và xã hội; sinh viên sư phạm cho rằng những biện pháp thuộc về nhà trường là quan trọng nhất, sau đó là những biện pháp thuộc về xã hội rồi mới đến những biện pháp liên quan đến bản thân. Nhận thức này cho thấy sự bị động của sinh viên ngành sư phạm hiện nay. Sinh viên sư phạm Hà Nội chắc cũng không nằm ngoài cái chung đó.

Sinh viên sư phạm là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên sư phạm trong tự học tập, tự tu dưỡng giá trị đạo đức truyền thống, lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho sinh viên sư phạm nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên sư phạm phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên ngành sư phạm. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên ngành sư phạm về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu, đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để sinh viên sư phạm rèn luyện giá trị đạo đức truyền thống. Mỗi sinh viên sư phạm phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, trước thế hệ trẻ - tương lai của đất nước sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi sinh viên nên phải tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người thường xuất hiện trong cơ chế thị trường. Sinh viên ngành sư phạm cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.

3.3. Cải tiến phƣơng pháp, đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên sƣ phạm

Thực hiện phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội, trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành sư phạm. Ngoài giờ lên lớp các bộ môn khoa học Mác-Lênin, nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên… cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động mang ý nghĩa chính trị - xã hội - thực tiễn nhằm giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành sư phạm. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương pháp giáo dục hiện đại là phương pháp kết hợp, sử dụng nhiều phương pháp giáo dục cho những đối tượng và môn học khác nhau. Đối với môn khoa học Mác-Lênin chúng ta có thể kết hợp phương pháp thuyết giảng, phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm… với phương pháp thực hành, phương pháp đi thực tế, phương pháp bài tập thực địa…

Trên thực tế, những năm gần đây Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động mang tính giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cao. Các phong trào như: “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng”, phong trào giúp đỡ và chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng gặp hoàn cảnh neo đơn, những người già không nơi nương tựa, ngày thứ bảy tình nguyện. Riêng ở Hà Nội, các chương trình “Xây dựng hình ảnh người sinh viên Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “Tuổi trẻ học đường Thủ đô tiến bước dưới cờ Đảng thi đua học tập - rèn luyện, lập công xuất sắc trong phong trào Thanh niên tình nguyện”, các cuộc thi “Tìm hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội”… đã tạo ra những sân chơi bổ ích cho sinh viên ngành sư phạm.

Đây là dịp để sinh viên ngành sư phạm có cơ hội thể hiện tính tích cực xã hội của mình, phát huy cao độ năng lực tự chủ, tính độc lập sáng tạo trong hoạt động, gắn “học với hành, lý luận với thực tiễn”, biến những giá trị đạo

đức truyền thống thành thực tiễn đạo đức, không ngừng nâng cao tình cảm đạo đức cách mạng cho mỗi sinh viên ngành sư phạm. Chính thông qua môi trường sinh hoạt tập thể giúp cho sinh viên tự vươn lên để hoàn thiện bản thân mình. Hơn 150 năm trước, trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân” [31, tr.108]. Mọi sự tách rời giữa lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm đều đáng phê phán, có thể nói: nhà giáo dục lớn nhất vẫn là thực tiễn, nhà trường lớn nhất vẫn là cuộc đời. Không có gì làm mất uy tín của giáo dục - nhất là giáo dục đạo đức - hơn là

sự tách rời giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận với thực tiễn. Với ý nghĩa

đó, việc tổ chức một cách hợp lý, có kế hoạch các chương trình, các phong trào hoạt động nhằm giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành sư phạm là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay.

3.4. Phát huy truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến trong sinh viên ngành sƣ phạm ở thành phố Hà Nội hiện nay viên ngành sƣ phạm ở thành phố Hà Nội hiện nay

Thông qua lịch sử ngàn năm văn hiến cần phát huy truyền thống đó qua việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền cho sinh viên sư phạm ở các vấn đề sau:

Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc, về Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn và Hội. Truyền thống quý báu này tạo ra động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử không những bộc lộ trong việc đạt tới đỉnh cao khi đối mặt với kẻ thù hoặc đứng trước những bước ngoặt quyết định trong sự phát triển của đất nước, mà còn được thể hiện trong học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong lao động, không cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, quyết vươn lên góp phần xây dựng tổ quốc giàu mạnh.

Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học - nghệ thuật, thể dục thể thao. . . trong những giai đoạn khó khăn ở các thời kỳ cách mạng của đất nước. Hình ảnh người sinh viên anh dũng vượt qua mọi thiếu thốn vật chất để học tập miệt mài nghiên cứu, tham gia xóa mù chữ cho đồng bào dưới những căn hầm chật chội, trong lòng địa đạo… trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã làm cho bạn bè trên thế giới xúc động và ngưỡng mộ. Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sinh viên ngành sư phạm ở thành phố Hà Nội được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để phát huy tinh thần hiếu học đang ra sức kế tục truyền thống rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp, phấn đấu khắc phục khó khăn, nắm bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ đất nước.

Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ khó khăn với nhân dân, không đòi hỏi cho riêng mình khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn, tạo ra sự thống nhất đồng bộ trong tư tưởng và hành động. Đã có nhiều tấm gương quên mình giúp dân, có nhiều sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp ra trường tham gia các đội thanh niên tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo… Có nhiều tấm gương sáng giúp bạn học tập trong nhiều năm liền như giúp người thân trong gia đình.

Phát huy truyền thống quý báu đó, trong suốt quá trình rèn luyện cống hiến và trưởng thành, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội luôn phát huy truyền thống là một tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam, là nhịp cầu gắn bó giữa sinh viên ngành sư phạm với sinh viên nói chung với Đảng, Nhà nước với Đoàn thanh niên; là một lực lượng giáo dục quan trọng trong nhà trường. Thông qua các hoạt động của mình, sinh viên ngành sư phạm mới “vừa hồng, vừa chuyên”; có kiến thức vững vàng, phong phú,; có khả năng tiếp cận trí tuệ của thời đại,

thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có hoài bão lớn, lối sống đẹp; có sức mạnh truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; có trách nhiệm cao với cộng đồng, củng cố và phát triển rộng rãi tổ chức sinh viên ngành sư phạm, tập hợp đoàn kết đông đảo sinh viên ngành sư phạm thi đua học tập, rèn luyện, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta.

Cần phát huy và nêu gương người tốt việc tốt, sáng kiến hay trong phong trào sinh viên ngành sư phạm. Bởi lẽ con người ta sinh ra như C.Mác nói: không phải có sẵn gương soi trong tay, do đó “người ta lúc đầu phải nhìn vào người khác, như nhìn vào một cái gương mới nhận thấy mình được”.

Như vậy, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ là những tiền đề cần thiết quan trọng cho việc hình thành nhân cách đạo đức cho sinh viên ngành sư phạm ở thành phố Hà Nội. Nếu chú trọng giáo dục pháp luật không chú ý giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thì các hiện tượng vi phạm các giá trị đạo đức đó sẽ diễn ra. Bởi lẽ, người ta có thể thực hiện đúng pháp luật nhưng vẫn có thể vi phạm về mặt đạo đức.

Tiểu kết chƣơng 3

Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, khai thác khả năng và sức sáng tạo của từng cá nhân, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng sáng tạo của mình. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế do đó phải tạo môi trường học đường trong sạch lành mạnh cho việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội. Muốn giáo dục được giá trị đạo đức truyền thống đó đạt kết quả cao cần phải có những giải pháp cụ thể, thì mới đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước và con người Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử hơn bốn ngăn năm dựng nước và giữ nước. Với điều kiện thiên nhiên vừa thuận lợi vừa khó khăn, lại luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược triền miên. Chính quá trình gian khổ đó đã hun đức cho con người Việt Nam kế tiếp nhau gìn giữ, phát huy, vì vậy nó trở nên trường tồn cùng lịch sử. Nhờ có những truyền thống quý báu ấy, dân tộc Việt Nam đã đứng vững trước mọi phong ba bão táp của lịch sử. Ngày nay, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vẫn tiếp tục khẳng định vị trí là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng nền đạo đức mới, cuộc sống mới.

Để có nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc tường xuyên tạo mọi điều kiện, cơ hội tốt nhất để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, nắm bắt công nghệ mới - tiên tiến, hiện đại cần phải quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đào tạo nói chung, công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho sinh viên ngành sư phạm ở Thành phố Hà Nội nói riêng. Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển thế nào, có vị thế trên trường quốc tế ra sao, nền văn hóa truyền thống của ta sẽ được kế thừa bổ sung và phát triển như thế nào, phụ thuộc rất nhiều vào lớp trẻ hiện nay trong đó có sinh viên ngành sư phạm.

Từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ngành Sư phạm ở Thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)