Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh ta thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao cho hợp
Trang 1Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Chương 3 XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
3.1 Xác định địa điểm
3.1.1 Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm
Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh ta thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao cho hợp lý, kinh tế Địa điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, các kho hàng, đại lý…
Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng
Xác định địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực
có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong
Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một loại quyết định có tính chiến lược
Nó ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng như các hoạt động, giao dịch khác của doanh nghiệp Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm
Vì vậy khi chọn địa điểm của doanh nghiệp ta cần tiến hành cẩn thận, có tầm nhìn
xa, xem xét một cách toàn diện có kể đến khả năng phát triển, mở rộng doanh nghiệp trong tương lai Cần nêu lên ít nhất hai phương án để tính toán so sánh về mặt kinh tế,
kỹ thuật…
Trong mọi trường hợp, địa điểm được chọn cần có sự nhất trí của các cơ quan quy hoạch và chính quyền địa phương
3.1.2 Các bước tiến hành chọn địa điểm
Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp Chẳng hạn, các doanh nghiệp qui mô nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau
Việc lựa chọn địa điểm doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp lớn thường tiến hành theo 2 bước:
- Xác định khu vực địa điểm
- Xác định địa điểm cụ thể
Tuy nhiên, để có thể quyết định địa điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu sau:
Trang 2Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án xác định địa điểm Sau đây là một số chỉ tiêu dùng làm cơ sở để đánh giá, tuy nhiên các chỉ tiêu này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp công nghiệp: giảm tối thiểu các chi phí
- Đối với doanh nghiệp dịch vụ: tối đa hoá thu nhập
- Kho hàng, kho phân phối: giảm thiểu chi phí và tối đa tốc độ giao hàng
Đạt được các mục tiêu cụ thể nói trên sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp
Bước 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp
Việc bố trí doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá…
Bước 3: Xây dựng những phương án định vị khác nhau, đây là một trong những yêu
cầu chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn Trong thực tế có rất nhiều phương án để xác định địa điểm doanh nghiệp, mỗi phương án chính sách đều có mặt tích cực và hạn chế khác nhau Vì vậy việc xây dựng nhiều phương án là cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất với những mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra
Bước 4: Sau khi xây dựng các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp, bước tiếp
theo là tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế Lượng hoá các yếu tố có thể, trên cơ sở
đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi nhất tính theo các chỉ tiêu đó Ngoài ra, cần phải đánh giá đầy đủ về mặt định tính các yếu tố khác dựa trên những chuẩn mực đã đề ra Trong nhiều trường hợp phương án được lựa chọn không phải là phương án có chỉ tiêu kinh tế đã lượng hoá cao nhất, mà là những phương án khả thi và hợp lý có thể thoả mãn được những mục tiêu chính của doanh nghiệp đề ra
3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm
a) Các điều kiện tự nhiên
- Địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, sinh thái
- Đảm bảo yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm
b) Các điều kiện xã hội
- Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế, khả năng cung cấp lao động và năng suất lao động
- Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
- Cấu trúc hạ tầng kỹ thuật của địa phương: điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục…
Trang 3Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
c) Các nhân tố kinh tế
Gần thị trường tiêu thụ
- Doanh nghiệp dịch vụ: cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thông tin
- Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như dễ vỡ, đông lạnh, hoa tươi…
Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định địa điểm doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thị trường như: Dung lượng thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh
Gần nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như:
- Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu Đối với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hỏi tất yếu do tính chất của ngành Chẳng hạn, các ngành khai khoáng luôn chịu sự ràng buộc chặt chẽ vào địa điểm và qui mô nguồn nguyên liệu sẵn có
- Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguồn nguyên liệu; một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó bảo quản của nguyên liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng, Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực phẩm, mía đường, dâu tằm tơ…cũng cần bố trí gần nguồn nguyên liệu
Nhân tố vận chuyển: Chi phí vận chuyển có thể chiếm 25% giá bán
Gần nguồn nhân công
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu đặc điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp Có nhiều ngành cần lao động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư; nhưng cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố lớn, gần trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học
Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh nghiệp Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp Tuy nhiên, khi
Trang 4phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đôi với mức năng suất lao động trung bình của vùng
Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp Ở mỗi vùng, dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hoá khác nhau Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng
sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng
3.1.4 Các phương pháp xác định địa điểm
Để ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phương pháp khác nhau, các phương pháp bao gồm cả phân tích định tính và định lượng Trong việc quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp có nhiều yếu
tố mang tính tổng hợp rất khó xác định Việc lựa chọn cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu
tố định tính tổng hợp Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản trong lựa chọn quyết định địa điểm doanh nghiệp là tạo điều kiện giảm thiểu được chi phí vận hành sản xuất và tiêu thụ Những chi phí này có thể định lượng được, do đó phần lớn các kỹ thuật và phương pháp giới thiệu sau đây được dùng để tính toán và lượng hoá một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu là chỉ tiêu chi phí của các phương án xác định định điểm doanh nghiệp Trên
cơ sở đó lựa chọn phương án định vị có tổng chi phí nhỏ nhất
a) Phương pháp cho điểm có trọng số
Một phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi tính đến đầy đủ cả hai khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính Trong từng trường hợp cụ thể có thể ưu tiên định lượng hoặc định tính tuỳ thuộc vào mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp Phương pháp cho điểm có trọng số vừa cho phép đánh giá được các phương án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng Phương pháp này cho phép kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với lượng hóa một số chỉ tiêu Tuy nhiên, phương pháp dùng trọng số giản đơn có phần nghiêng về định tính nhiều hơn Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm các bước cơ bản sau:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến địa điểm doanh nghiệp;
(2) Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó;
(3) Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp;
(4) Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố;
(5) Tính tổng số điểm cho từng địa điểm;
(6) Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất
Ba bước đầu chủ yếu do các chuyên gia thực hiện, kết quả phụ thuộc rất lớn vào việc xác định, lựa chọn các nhân tố, khả năng đánh giá, cho điểm và trọng số của các chuyên gia Vì vậy, đây có thể coi là phương pháp chuyên gia Phương pháp này rất nhạy cảm với những ý kiến chủ quan
Ví dụ 3.1: Một doanh nghiệp cần chọn một địa điểm để xây dựng nhà máy Qua
nghiên cứu sơ bộ thấy có thể chọn 1 trong 2 địa điểm thuộc 2 tỉnh A và B Theo các chuyên gia thì trọng số và điểm số cho các yếu tố của 2 địa điểm này được cho như trong bảng 3.1 sau:
Trang 5Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Bảng 3.1: Đánh giá của chuyên gia về các yếu tố lợi thế của 2 địa điểm
Giá nhân công và thái độ 0,25 70 60
Giáo dục, chăm sóc sức khoẻ 0,10 85 80
Dùng phương pháp cho điểm có trọng số để so sánh hai địa điểm này và cho biết nên chọn địa điểm nào?
Qua tính toán chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn tỉnh A, vì tỉnh A có tổng số điểm cao hơn, có nghĩa là có nhiều lợi thế hơn
b) Phương pháp điểm hòa vốn
Phương trình xác định điểm hoà vốn:
b – biến phí cho 1 sản phẩm (đ/cái)
c – định phí tính cho 1 năm (đ/năm)
x – số sản phẩm bán ra trong 1 năm (cái/năm)
Như vậy, việc lựa chọn địa điểm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng chủ yếu 2 yếu tố định phí và biến phí, nên ta dùng phương trình (3.2) để xác định địa điểm
Trang 6Ví dụ 3.2: Công ty T&T cần chọn 1 địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất máy
công nghiệp loại nhỏ Có 3 điểm được đưa ra so sánh là A, B, C Thông tin về các địa điểm được cung cấp như trong bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Định phí và biến phí đơn vị của các địa điểm
Địa điểm Định phí hàng năm Biến phí 1 sản phẩm
Địa điểm B cho tổng chi phí nhỏ nhất Vậy nhà máy nên đặt tại địa điểm B
Trường hợp 2: Khi công suất chưa được xác định, vẫn sử dụng phương trình 3.2, tuy nhiên cho giá trị x biến thiên Kết quả tính toán được như sau:
Trang 7Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Theo biểu đồ trên ta có kết luận như sau:
Khi công suất < 1.000 chọn vị trí A
Khi 1.000 < công suất < 2.500 chọn vị trí B
Khi công suất > 2.500 chọn vị trí C
c) Phương pháp tọa độ 1 chiều
L – toạ độ của địa điểm mới (km);
Wi – lượng hàng vận chuyển đến cơ sở thứ i (i = 1, 2, 3,…, n);
di – tọa độ của cơ sở i so với 1 điểm nào đó lấy làm gốc tọa độ;
W – tổng số lượng hàng phải vận chuyển đến tất cả các cơ sở i
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các cơ sở i nằm trên 1 trục nào đó
Ví dụ 3.3: Nhà máy X sản xuất hộp số thuỷ 25 ML dùng cho tàu đánh cá cung cấp
cho các tỉnh dọc ven biển Để giảm chi phí chuyên chở, nhà máy muốn tìm một địa điểm dọc trên quốc lộ 1A để lập kho phân phối Thông tin về các địa điểm được cho trong bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3: Khoảng cách và lượng hàng vận chuyển từ nhà máy đến các địa điểm
Trang 8Vậy kho phân phối nên đặt trong khoảng Nha Trang – Tuy Hoà, nhưng gần về phía Tuy Hòa hơn
d) Phương pháp tọa độ 2 chiều
Phương pháp này được sử dụng khi các cơ sở cũ không nằm trên một trục mà phân tán ở nhiều nơi Giống phương pháp trên, chúng ta cùng xét đến tương quan chuyên chở hàng hoá
Công thức để tính tọa độ của cơ sở mới như sau:
Cx − Tọa độ x của cơ sở mới;
Cy − Tọa độ y của cơ sở mới;
dix − Tọa độ x của cơ sở i hiện có, lấy theo bản đồ;
diy − Tọa độ y của cơ sở i hiện có, lấy theo bản đồ;
wi − lượng hàng phải vận chuyển đến cơ sở i;
W – Tổng số lượng hàng phải vận chuyển đến tất cả các cơ sở i
Ví dụ 3.4: Nhà máy thuốc lá có kho phân phối X đặt ở tọa độ lấy theo bản đồ là (59;
40) Kho X này cung cấp hàng cho 6 đại lý A, B, C, D, E và F Tọa độ và số lượng hàng cần vận chuyển đến các đại lý được tính trong bảng sau:
Bảng 3.4: Toạ độ và số lượng hàng vận chuyển từ kho X đến các đại lý
Cơ sở hiện có (i)
Tọa độ (d i ) (x; y)
Trang 9Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
e) Phương pháp bài toán vận tải
Trong phương pháp tọa độ 2 chiều đã xét đến khối lượng vận chuyển, nhưng chưa xét đến chí phí vận chuyển Chi phí vận chuyển không chỉ phụ thuộc vào khối lượng vận chuyển mà còn phụ thuộc vào phương thức vận chuyển, chất lượng đường giao thông, cự ly vận chuyển…
Để xác định cách vận chuyển hàng hoá có lợi nhất từ nhiều điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều nơi phân phối (thị trường) sao cho có tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất,
ta cần sử dụng phương pháp bài toán vận tải
Để xây dựng và giải bài toán vận tải cần có các thông tin sau:
Danh sách các đơn vị sản xuất (cung cấp) hàng hóa;
Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm;
Chi phí chuyên chở một đơn vị sản phẩm từ địa điểm cung cấp đến nơi tiêu thụ Căn cứ vào các thông tin đó, ta lập ma trận vận tải gồm nguồn phát (nguồn cung), nguồn thu (địa điểm tiêu thụ) cùng với các số liệu về tổng số lượng cung, lượng tiêu thụ của từng địa điểm và chi phí vận chuyển 1 đơn vị sản phẩm
Mô hình và thuật toán giải bài toán vận tải đã được trình bày trong môn Quy hoạch tuyến tính Ở đây ta chỉ điểm qua các bước chính của bài toán vận tải, để giải bài toán
vận tải cần thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Tìm giải pháp ban đầu
Tìm giải pháp ban đầu có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau Ở đây
ta chỉ nghiên cứu phương pháp chi phí nhỏ nhất
Phương pháp này được phát biểu như sau:
Nếu bài toán có lượng cung = cầu thì ta tiến hành giải bình thường, nếu lượng cung nhỏ hơn cầu và ngược lại thì ta cần lập thêm hàng hoặc cột giả với các ô có chi phí vận chuyển đơn vị bằng 0, sau đó tiến hành giải như bình thường;
Phân phát hàng tối đa vào ô có chi phí nhỏ nhất (nếu có nhiều ô như vậy thì chọn ô bất kỳ trong số đó);
Sau khi (hàng) cung hoặc (cột) cầu đã thoả mãn thì ta thu gọn bảng vận tải bằng cách
bỏ bớt hàng cung hoặc cột cầu đó đi (chỉ bỏ một trong hai thứ hoặc hàng hoặc cột);
Tiếp tục lập lại hai bước trên đây cho tới khi lượng hàng được phân phối hết vào các ô
Nếu chưa đủ m+n–1 ô chọn thì ta bổ sung thêm một số “ô chọn 0” cho đủ m+n–1
ô chọn (Trong đó, m là số hàng, n là số cột của ma trận bài toán vận tải)
Trang 10 Bước 2: Kiểm tra tính tối ưu của giải pháp ban đầu
Để kiểm tra tính tối ưu ta dùng phương pháp thế vị Phương pháp này được thực hiện như sau:
Lập trình các ô chọn theo công thức: ui vj cij
(chỉ với các ô chọn, tức ô có xij 0)
Sau đó ta cho một uihay vj bất kỳ bằng 0 rồi suy ra các uivà vj khác
Kiểm tra các ô loại (ô có xij= 0) theo công thức: ij ui vj cij
Nếu mọi ij 0, ta được phương án tối ưu
Nhưng nếu có, dù chỉ một ij 0, thì phương án chưa tối ưu
Bước 3: Cải tiến để tìm phương án tối ưu
Để tìm phương án mới ta vẽ một chu trình kín bằng các đường ngang hoặc đường nằm dọc chỉ rẽ góc ở các ô chọn, tức là giữa 1 ô loại không đạt (ô có ij 0) với 1 số ô chọn Bắt đầu từ ô loại không đạt (nếu có nhiều hơn 1 ô loại không đạt có ij 0 thì ta chọn ô loại không đạt có ij 0 max), ta đánh dấu cộng (+) tiếp theo đánh dấu trừ (-), (+), (-) … trên các góc vuông
Chọn trong các ô có dấu (-) một số min (lượng điều chỉnh), lấy số min đó cộng vào lượng hàng ở ô có dấu (+); lấy lượng hàng trong các ô có dấu (-) trừ đi số min đó Sau khi thực hiện các bước trên ta có phương án mới Để kiểm tra phương án mới này xem đã tối ưu chưa, ta lại phải tiếp tục kiểm tra ij của các ô loại trong phương án mới này Và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào tìm được phương án tối ưu thì thôi
Vì bài toán vận tải là dạng bài toán luôn luôn có phương án tối ưu, do đó chắc chắn sau một số hữu hạn bước thực hiện, ta sẽ tìm được phương án tối ưu cho giá trị hàm mục tiêu là min
Ví dụ 3.5: Công ty Thiên Hương hiện có 2 nhà máy đặt tại Hà Nội và Thanh Hóa
Sản phẩm chủ yếu được cấp cho các đại lý nằm ở Móng Cái và Vinh Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, công ty quyết định lập thêm 1 nhà máy thứ 3 Dự kiến có thể đặt ở Hải Phòng và Nam Định Chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển từ các nhà máy đến các đại lý cho theo bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5: Thông tin về các nhà máy và đại lý
Chi phí vận chuyển
(tr.đ/tấn)
Nhà máy
Chi phí sản xuất
Theo anh (chị), nhà máy mới nên đặt ở đâu?
Trang 11Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Bài giải:
Để giúp công ty Thiên Hương xác định được vị trí đặt nhà máy mới, ta lập và giải 2 bài toán vận tải Sau đó so sánh và chọn ra phương án nào có tổng chi phí thấp nhất
BÀI TOÁN THỨ NHẤT: Vị trí đặt ở Hải Phòng
Bước 1: Tìm giải pháp ban đầu
u1 + v1 = 7 v1 = 7
u1 + v2 = 7,1 v2 = 7,1
u2 + v2 = 6,2 u2 = 6,2 – 7,1= – 0,9
u3 + v1 = 5,9 u3 = 5,9 – 7 = – 1,1 Sau khi đã tính được các uivà vjta kiểm tra các ô loại (xij= 0) theo công thức:
Nếu mọi ij 0, ta được phương án tối ưu
Nhưng nếu có dù chỉ một ij 0 thì phương án chưa tối ưu, ta tiến hành cải tiến phương án như sau:
32 u3 v2 c32 1,1 7,1 7 1 0
Ta thấy mọi ij 0, nên phương án là tối ưu
Vậy tổng chi phí (TC1) = 3 7 3 7,1 9 6, 2 5 5,9 127,6 triệu đồng/ngày
BÀI TOÁN THỨ HAI: Vị trí đặt ở Nam Định
Bước 1: Tìm giải pháp ban đầu
Trang 12 Bước 3: Cải tiến để tìm phương án tối ưu
Từ ô (3;1) có 31 0 ta vẽ 1 chu trình kín bằng các đường ngang, dọc và chỉ vẽ ở các ô chọn, lần lượt đánh dấu bắt đầu từ ô loại không đạt đánh dấu (+), tiếp theo là các dấu (-), (+), (-), (+) … ta được bảng sau:
Trang 13Chương 3: Xác định địa điểm & bố trí mặt bằng sản xuất QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Vì mọi ij 0 nên phương án tối ưu
Vậy tổng chi phí (TC2) = 6 7 9 6, 2 2 6, 6 3 6 129 triệu đồng/ngày
So sánh (TC1) với (TC2) ta thấy: TC1 < TC2 , vì vậy ta nên chọn địa điểm mới là Hải Phòng để xây nhà máy Phương án vị trí ở Hải Phòng sẽ tiết kiệm hơn ở Nam Định là 1,4 triệu đồng/ngày (nếu 1 năm làm việc 300 ngày thì sẽ tiết kiệm được 420 triệu đồng/năm)
3.2 Bố trí mặt bằng sản xuất
3.2.1 Tầm quan trọng của bố trí mặt bằng sản xuất
Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu vực phục vụ khách hàng, khu vực chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn Trong hoạch định qui trình sản xuất, chúng ta lựa chọn hay thiết kế sản xuất cùng với thiết kế sản phẩm và tiến hành đưa công nghệ mới vào vận hành Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các qui trình ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các qui trình này
và các công việc phụ trợ khác
Việc bố trí mặt bằng nên kết hợp chặt chẽ với chiến lược tác nghiệp nhằm đảm bảo
ưu tiên cạnh tranh Vì vậy cần chú ý đến các yếu tố như hạ giá thành sản phẩm, phân phối nhanh chóng và kịp thời, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao và linh hoạt về loại sản phẩm, sản lượng
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Cụ thể:
Trang 14 Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm
lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động
Hoạt động bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực, đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính
Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém
3.2.2 Các dạng bố trí mặt bằng sản xuất cơ bản
Có nhiều cách bố trí mặt bằng sản xuất khác nhau, dưới đây chúng ta sẽ lần lượt khảo sát từng cách bố trí: theo sản phẩm, theo công nghệ, theo vị trí cố định và kiểu bố trí kết hợp
a) Bố trí theo sản phẩm
Theo cách bố trí này thì các thiết bị trong một dây chuyền sản xuất được bố trí theo một chuỗi các nguyên công cần thiết để thực hiện sản phẩm Bố trí theo sản phẩm thường được sử dụng khi dòng sản phẩm hay dịch vụ yêu cầu có quy mô sản xuất lớn
và nhanh Vì vậy, dạng này đòi hỏi sản phẩm hay dịch vụ phải được tiêu chuẩn hóa cao, tức là quá trình chế tạo phải tiêu chuẩn hóa cao
Công việc sẽ được chia ra thành hàng loạt các nhiệm vụ được tiêu chuẩn hóa Do đó cho phép chuyên môn hóa cả về nhân sự và thiết bị Chỉ có một hoặc rất ít các sản phẩm rất giống nhau nên dễ sắp xếp bố trí mặt bằng tương ứng với yêu cầu công nghệ của sản phẩm hay dịch vụ
Dây chuyền có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc có dạng chữ U, L, W, M
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bố trí theo đường thẳng
Loại hình dây chuyền hình chữ U có nhiều ưu điểm hơn so với dây chuyền đường thẳng Đó là những ưu điểm về khả năng di chuyển của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất, độ dài nơi làm việc, chi phí vận chuyển, sự hợp tác và tính linh hoạt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bố trí theo hình chữ U
Nguyên
liệu
Nơi làm việc 1
Nơi làm việc 2
Nơi làm việc 3
Nơi làm việc n