tài liệu về doanh nghiệp
Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh ta thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao chohợp lý, kinh tế. Địa điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, các kho hàng, đại lý… Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu d ài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng. Xác định địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận. Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng,phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong. Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một loại quyết định có tính chiến lược. Nó ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng như các hoạt động, giao dịch khác của doanh nghiệp. Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy khi chọn địa điểm của doanh nghiệp ta cần tiến hành cẩn thận, có tầm nhìn xa, xem xét một cách toàn diện có kể đến khả năng phát triển, mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Cần nêu lên ít nhất hai phương án để tính toán so sánh về mặt kinh tế, kỹ thuật… Yếu Tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm Điều kiện kinh tế Gần thị trường tiêu thụ - Doanh nghiệp dịch vụ: cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thông tin. - Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như dễ vỡ, đông lạnh, hoa tươi… Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường coi việc bố trígần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thị trường như: Dung lượng thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh . Gần nguồn nguyên liệu Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như: - Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hỏi tất yếu do tính chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai khoáng luôn chịu sự ràng buộc chặt chẽ vào địa điểm và qui mô nguồn nguyên liệu sẵn có. - Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phảiđặt gần vùng nguồn nguyên liệu; một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó bảo quản của nguyên liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng, .Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực phẩm, mía đường, dâu tằm tơ…cũng cần bố trí gần nguồn nguyên liệu. Nhân tố vận chuyển:Chi phí vận chuyển có thể chiếm 25% giá bán. Gần nguồn nhân công Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. đặc điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao động phổ thông phải được phânbố gần nguồn lao động như những khu dân cư; nhưng cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố lớn, gần trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học. Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, khi phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đôi với mức năng suất lao động trung bình của vùng. Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi vùng, dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hoá khác nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng. Các điều kiện tự nhiên - Địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, sinh thái. - Đảm bảo yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm. Các điều kiện xã hội - Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế, khả năng cung cấp lao động và năng suất lao động. - Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Cấu trúc hạ tầng kỹ thuật của địa phương: điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục… Các yếu tố khác − Diện tích mặt bằng và tính chất đất đai của địa điểm doanh nghiệp; − Tính thuận lợi của vị trí đặt doanh nghiệp như khả năng tiếp xúc với thị trường, với khách hàng, điều kiện và khả năng nối liền giao thông nội bộ với giao thông cộng đồng; − Nguồn điện , nước; − Nơi bỏ chất thải; − Khả năng mở rộng trong tương lai; − Tình hình an ninh, phòng, chữa cháy, các dịch vụ y tế, hành chính; − Chi phí về đất đai và các công trình công cộng hiện có; − Những qui định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng, những đóng góp cho địa phương, . Bài Tập Công ty Y cần chọn địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất hàng hoá. Có 3 địa điểm được đưa ra so sánh là A, B, và C. Thông tin được đưa ra như bảng sau: Địa điểm Định phí hàng năm Biến phí 1 SP A 40.000 USD 75 USD B 70.000 USD 50 USD C 115.000 USD 25 USD Theo phương trình xác định điểm hòa vốn Y= ax (1) Y= bx + c (2) a : giá bán 1 sản phẩm (usd/sản phẩm) b :biến phí cho 1 sản phẩm (usd/sản phẩm) c : định phí tính cho 1 năm (usd/sản phẩm) x : số sản phẩm bán ra trong 1 năm (sản phẩm/năm) ở đây chỉ có định phí hàng năm và biến phí 1 sản phẩm nên ta dùng phương trình 2 Trường hợp 1 nếu công suất được xác định là 2000 sản phẩm/ năm ta có : y a = 75 x 1000 +40000 =115000 (usd) y b = 50 x 1000 +70000 = 120000 (usd) y c = 25 x 1000 + 115000 = 140000 (usd) Địa điểm A có tổng chi phí nhỏ nhất nên chọn địa điểm A Trường hợp 2 : Khi công suất chưa đc xác định , khi đó x là biến thiên, ta có : y a =75x + 40000 y b =50x + 70000 y c =25x + 115000 Ta có đồ thị Từ đồ thị ta rõ ràng nhận thấy địa điểm A bao giờ cũng có tổng chi phí thấp hơn 2 địa điểm còn lại, từ đó ta sẽ chọn địa điểm A Chi phí sản xuất trong năm (USD) Công suất . Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh ta thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao chohợp lý, kinh. nguyên liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng,...Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng