Phần hệ thống điều hòa không khí: Sử dụng động cơ điện để dẫn động máy nén của hệ thống điều hòa không khí ô tô, hệ thống điều hòa không khí ô tô sử dụng các cảm biến sau: • Cảm biến nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
MÔ HÌNH
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG
(AUTOMATIC AIR CONDITIONING SYSTEM)
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2008
Trang 2PHẦN 1:
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH
I CẤU TẠO MÔ HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo mô hình
Trang 31 Mô hình được chia làm hai phần:
• Rờle Heater, Rờle A/C và Rờle quạt
1.2 Phần hệ thống điều hòa không khí:
Sử dụng động cơ điện để dẫn động máy nén của hệ thống điều hòa không khí ô tô, hệ thống điều hòa không khí ô tô sử dụng các cảm biến sau:
• Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
• Cảm biến nhiệt độ môi trường
• Cảm biến nhiệt độ trong xe
• Cảm biến nhiệt độ nước động cơ
• Cảm biến bức xạ mặt trời
• Công tắc áp suất kép
Trang 4
Hình 2.3: Phần hệ thống điều hòa không khí
¾ Các cơ cấu chấp hành trên hệ thống điều hòa không khí:
− Điều khiển tốc độ quạt
− Điều khiển dòng khí vào và dòng khí ra
− Điều khiển nhiệt độ
Đặc biệt, trên mô hình có bố trí một bảng giắc được đấu với các cực của hộp A/C Control Assembly để thuận tiện cho việc đo đạc, kiểm tra của người sử dụng
2 Cảm biến nhiệt độ trong xe:
Trang 6
3 Cảm biến nhiệt độ môi trường:
Trang 74 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh:
Hình 4.7a: Vị trí cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Hình 4.7b: Hình dạng cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Nhìn vào cảm biến:
Chân 1: TE Chân 2: SG
Trang 85 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát:
Trang 11Nhìn vào relay:
Chân 1: +B Chân 2: MGC Chân 3: +B Chân 4: A/C MGC
Trang 12II SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY
Sơ đồ đấu dây trên mô hình:
Trang 13
Hình 2.4: Sơ đồ mạch điện.
Trang 14III VỊ TRÍ CÁC CHÂN A/C CONTROL ASSEMBLY
1 Vị trí các chân của A/C control assembly:
Trang 152 Bảng giắc kiểm tra:
Hình 2.6: Bảng giắc của A/C Control Assembly
+B Điện áp 12V thường trực
ACC Điện áp 12V khi bật contact máy vị trí ACC
IG Điện áp 12V khi bật contact máy vị trí IG
GND Mass
TC Cụm phương tiện
AMH Tín hiệu điều khiển air mix control servo motor
ADF Tín hiệu đến DEF ogger system
AMC Tín hiệu điều khiển air mix control servo motor
HR Tín hiệu điều khiển Heater relay
FR Tín hiệu điều khiển Fan relay
VM Tín hiệu phản hồi từ cụm transistor công suất
MGC Tín hiệu điều khiển A/C relay
FACE Tín hiệu điều khiển hướng gió ra thẳng vào người
FOOT Tín hiệu điều khiển hướng gió ra xuống sàn xe
B/L Tín hiệu điều khiển hướng gió ra vào người và sàn xe
Trang 16F/D Tín hiệu điều khiển hướng gió ra xuống sàn xe và xông
kính
DEF Tín hiệu điều khiển hướng gió ra xông kính
PSW Tín hiệu công tắc áp suất kép
AC1 Tín hiệu từ ECU
ACT Tín hiệu từ ECU
LOCK Tín hiệu đóng ly hợp điện từ
IGN Tín hiệu đánh lửa
DIN Đến data link conector
DOUT Đến data link conector
S5 Điện áp 5V từ A/C Control Assembly
TR Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ trong xe
TAM Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường
SG Mass cảm biến
TEL Tín hiệu telephone
TE Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
TS Tín hiệu từ cảm biến bức xạ mặt trời
TW Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát
TP Tín hiệu vị trí cánh trộn gió
TPI Tín hiệu vị trí cánh điều khiển gió vào
SPD
BLW Tín hiệu điều khiển transistor công suất
AIFR Tín hiệu điều khiển gió trong xe
AIR Tín hiệu điều khiển gió ngoài xe
IV CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH
1 Yêu cầu khi sử dụng:
• Trước hết, sinh viên được học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, chức năng của từng bộ phận trên mô hình trước khi thao tác trên mô hình
• Sinh viên phải nắm được sơ đồ tổng quát của mô hình
• Mô hình sử dụng nguồn điện một chiều 12 – 14 V (chú ý khi lắp accu vào động cơ phải đúng các cọc) và nguồn điện xoay chiều 220V
• Trước khi vận hành cần kiểm tra điều kiện an toàn đặc biệt kiểm tra sự
rò rỉ gas trên các đường ống
2 Các thao tác khi sử dụng mô hình:
• Bật công tắc máy vị trí IG
• Khi công tắc máy ở vị trí IG thì đèn trên màn hình phải sáng như hình 2.7a
Trang 17Hình 2.7a: A/C Control Assembly
• Khi công tắc máy ở vị trí IG thì ta có thể tiến hành đo các thông số thông qua bảng giắc kiểm tra
• Bật công tắc máy sang vị trí ST để khởi động động cơ điện
• Bật contact Blower và A/C để hệ thống điều hòa không khí hoạt động
Hình 2.7b: A/C Control Assembly
• Sau khi hệ thống điều hòa không khí hoạt động ta có thể tiến hành đo các thông số thông qua bảng giắc
Trang 18PHẦN 2:
CÁC BÀI THỰC HÀNH
Trường ĐHSPKT
Khoa Cơ khí động lực
Bộ môn Điện ôtô
Tên mô đun Thực hành hệ thống điều hòa không khí
Số tiết
Phiếu thực hành 1 KIỂM TRA MÃ LỖI
I Mục đích:
- Luyện tập phương pháp chẩn đoán hư hỏng qua hệ thống tự chẩn đoán
- Tìm được các hư hỏng thông thường qua mã chẩn đoán
- Bật công tắc máy ON
- Đèn báo sẽ nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra
Hình 4.11: Màn hình check mã lỗi
- Sau khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển thị
Trang 19Hình 4.12: Màn hình mã lỗi
- Đọc mã lỗi:
11 Cảm biến nhiệt độ trong xe Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến
12 Cảm biến nhiệt độ môi
21 Cảm biến bức xạ mặt trời Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến
22 Tín hiệu khóa máy nén Máy nén không đóng hoặc hở mạch
cảm biến
23 Áp suất gas Áp suất gas không bình thường
31 Mạch cánh trộn gió Nối mát hoặc điện áp
32 Mạch cửa giàn lạnh Nối mát hoặc điện áp
41 Cánh trộn gió Tín hiệu vị trí cánh trộn gió không
đổi
42 Cửa giàn lạnh Tín hiệu vị trí cửa giàn lạnh không
đổi
- Nhấn nút OFF để hủy bỏ việc kiểm tra
Hình 4.13: Màn hình khi ngưng kiểm tra
- Thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng
- Sau khi sửa chữa các hư hỏng xong thì xóa mã lỗi lưu trong bộ nhớ
- Cách xóa mã lỗi: Rút giắc cầu chì ECU – B (trên xe) hoặc rút cọc bình
accu khoảng 10 giây hoặc hơn
- Kiểm tra đọc mã lỗi thêm một lần nữa để chắn chắn là đã hết mã lỗi
Trang 20Trường ĐHSPKT
Khoa Cơ khí động lực
Bộ môn Điện ôtô
Tên mô đun Thực hành hệ thống điều hòa không khí
Số tiết
Phiếu thực hành 2 KIỂM TRA ĐIỆN ÁP
I Mục đích:
- Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên động cơ
- Xác định được các giá trị điện áp của các cảm biến Từ đó có cơ sở để
tiến hành tìm pan cho hệ thống điện động cơ
II An toàn:
- Không được mắc sai các cực accu
- Không được bật công tắc ở vị trí Start khi chưa gắn phích cắm của
motor vào ổ điện xoay chiều 220V
- Khi có hiện tượng bất thường xảy ra, phải ngắt nguồn kịp thời
- Sử dụng đồng hồ đo phải đúng ở thang đo cần đo
III Chuẩn bị:
- Đồng hồ Vôn kế, hệ thống hoạt động tốt
- Chỉnh Vôn kế ở thang đo V - DC
- Điện áp accu phải trên 11V
IV Các bước tiến hành:
1 Đấu dây:
- Mắc vôn kế song song với mạch điện cần đo
- Ghi lại giá trị điện thế vừa đo rồi so sánh với giá trị tra trong bảng sau:
BLW – GND tắc ON Công A/C ON
Blower ở vị trí L 1.55Blower ở vị trí ML 1.6Blower ở vị trí MH 2.0 Blower ở vị trí H 2.48
TE – SG tắc ON Công
Nhiệt độ giàn lạnh 0oC 2.0 – 2.4 Nhiệt độ giàn lạnh 5oC 1.8 – 2.2Nhiệt độ giàn lạnh 10oC 1.6 – 2.0
Trang 21Nhiệt độ giàn lạnh 15oC 1.4 – 1.8
TR – SG tắc ON Công
Nhiệt độ trong xe 18oC 1.45 – 1.85 Nhiệt độ trong xe 25oC 1.35 – 1.75
Nhiệt độ trong xe 35oC 0.95 – 1.30TAM – SG tắc ON Công
Nhiệt độ môi trường 20oC 1.40 – 1.80Nhiệt độ môi trường 30oC 1.20 – 1.60 Nhiệt độ môi trường 40oC 0.85 – 1.25
tắc ON
Nhiệt độ nước làm mát 0oC 2.8 – 3.2Nhiệt độ nước làm mát 40oC 1.8 – 2.2Nhiệt độ nước làm mát 70oC 0.9 – 1.3AIR – GND Công
Trang 22Trường ĐHSPKT
Khoa Cơ khí động lực
Bộ môn Điện ôtô
Tên mô đun Thực hành hệ thống điều hòa không khí
- Kiểm tra hệ thống thông qua đồng hồ đo
- Tìm nguyên nhân và cách khắc phục hư hỏng
II An toàn:
- Chú ý gắn đúng cực accu
- Cấm phích motor vào nguồn 220V trước khi bật công tắc ON
- Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống trước khi gắn đồng hồ đo
III Chuẩn bị:
- Accu 12V, nguồn điện 220V
- Đồng hồ đo áp suất gas
IV Các bước tiến hành:
1 Bình thường:
Hình 4.14: Áp suất gas bình thường
Nếu hệ thống lạnh bình thường, giá trị áp suất trên đồng hồ như hình vẽ:
- Phía áp thấp: 0,15 – 0,25 MPa (1,5 – 2,5 kgf/m2)
- Phía áp cao: 1.6 – 1,8 MPa (16,3 – 18,4 kgf/m2)
Trang 232 Môi chất không đủ (thiếu gas):
Hình 4.15: Áp suất gas ở áp cao và áp thấp đều thấp
Trên hình vẽ: Nếu thiếu môi chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng
áp cao và áp thấp đều nhỏ hơn giá trị bình thường
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Rò rỉ gas
- Kiểm tra rò gas và sửa chữa
- Nạp thêm gas
3 Thừa gas hay giải nhiệt giàn nóng không tốt:
Hình 4.16: Áp suất gas ở áp cao và áp thấp đều cao
Trang 24Nếu có hiện tượng thừa môi chất hay giàn nóng giải nhiệt không tốt thì giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đều lớn hơn giá trị bình thường
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Vệ sinh giàn nóng
- Kiểm tra hệ thống làm mát (quạt giải nhiệt)
4 Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh:
Hình 4.17: Áp suất gas áp thấp quá thấp
Khí ẩm không được tách khỏi hệ thống, áp suất trên đồng hồ vẫn bình thường mới bật lạnh Sau một thời gian, phần áp thấp giảm tới áp suất chân không Sau vài giây đến vài phút, áp suất đo trở lại bình thường Quá trình này
cứ lặp đi lặp lại Triệu chứng này xảy ra khí ẩm không được tách làm lặp lại sự đóng băng và tan băng gần van tiết lưu
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Hệ thống điều hòa hoạt
động bình thường sau khi
bật: Sau một thời gian phía
áp thấp giảm tới áp suất
chân không (Tại thời điểm
này, tính năng làm lạnh
giảm)
- Không lọc được ẩm
- Thay bình chứa hoặc lọc gas
- Hút chân không triệt để trước khi nạp gas, điều này giúp hút ẩm ra khỏi
hệ thống lạnh
Trang 255 Máy nén yếu:
Hình 4.18: Áp suất gas ở áp cao quá cao và áp thấp quá thấp
Khi máy nén yếu, giá trị áp suất trên đồng hồ đo ở phía áp cao cao hơn giá trị bình thường và ở phía áp thấp thấp hơn giá trị bình thường
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Áp suất phía áp thấp cao, phía áp cao
Trang 26Môi chất không thể tuần hoàn do tắc nghẽn trong hệ thống lạnh, áp suất
ở phía áp thấp giảm xuống giá trị chân không Áp suất ở phía áp cao cao hơn giá trị bình thường
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Khi tắt nghẽn hoàn toàn, giá
trị áp suất ở phần áp thấp
giảm ngay xuống giá trị
chân không ngay lập tức
- Rò rỉ gas bên trong đầu cảm ứng nhiệt
- Làm rõ nguyên nhân gây tắt Thay thế chi tiết bị nghẹt
- Hút triệt chân không trong hệ thống lạnh
7 Khí lọt vào hệ thống lạnh:
Hình 4.20: Áp suất gas ở áp cao và áp thấp đều cao
Khi khí xâm nhập vào hệ thống lạnh, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng: áp cao và áp thấp đều cao hơn giá trị bình thường
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Giá trị áp suất phía áp cao
và phía áp thấp đều cao
- Tính năng làm lạnh giảm
tương ứng với việc tăng áp
suất bên thấp
- Nếu lượng môi chất đủ, sự
sủi bọt tại mắt gas giống
như lúc hoạt động bình
thường
- Khí xâm nhập - Thay môi chất
- Hút triệt để chân không
Trang 278 Van tiết lưu mở quá lớn:
Hình 4.21: Áp suất gas áp thấp quá cao
Khi van tiết lưu mở quá lớn, thì áp suất đo ở phần áp thấp trở nên cao hơn bình thường Điều này làm giảm tính năng làm lạnh
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Áp suất ở phần áp thấp tăng,
tính năng làm lạnh giảm Áp
suất ở phần áp cao hầu như
không thay đổi
- Hư van tiết lưu
- Kiểm tra và sửa chữa đầu cảm ứng nhiệt
Trang 28Trường ĐHSPKT
Khoa Cơ khí động lực
Bộ môn Điện ôtô
Tên mô đun Thực hành hệ thống điều hòa không khí
Số tiết
Phiếu thực hành 4 KIỂM TRA MẠCH CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ TRONG XE, CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢM BIẾN BỨC
XẠ MẶT TRỜI
I Mục đích:
- Kiểm tra điện áp của cảm biến
- Tìm được các nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng
Trang 29Hình 4.23: Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ môi trường
Hình 4.24: Sơ đồ mạch điện cảm biến bức xạ mặt trời
• Điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận thay đổi điện trở theo nhiệt độ Nó được làm bằng vật liệu bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm (NTC) Khi nhiệt độ tăng điện trở cảm biến giảm và
Trang 30ngược lại Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ làm thay đổi giá trị điện
áp được gửi đến A/C Control Assembly trên nền tản cầu phân áp
• Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) tới cảm biến rồi trở về A/C Control Assembly về mass Điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp
• Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự - số (bộ chuyển đổi ADC) Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã nhờ bộ vi
xử lí để thông báo cho A/C Control Assembly nhiệt độ trong xe
và nhiệt độ môi trường
9 Nguyên lý hoạt động cảm biến bức xạ mặt trời:
• Cảm biến bức xạ mặt trời có cấu tạo là một photodiode, nó cho dòng điện đi qua khi có ánh sáng chiếu vào nó Mức độ dẫn điện của photodiode phụ thuộc vào mức độ áng sáng chiếu vào nó, có nghĩa là ánh chiếu vào càng nhiều thì nó sẽ dẫn càng lớn và ngược lại
• Cảm biến bức xạ mặt trời sẽ cảm nhận sự thay đổi của cường độ ánh sáng và nó sẽ chuyển đổi thành tín hiệu điện áp gửi tới A/C control asembly
V Các bước thực hiện:
- Bật công tắc máy ON
- Đo điện áp tại cực TR và SG tại bảng giắc kiểm tra
Nhiệt độ cảm biến (0C) Điện áp (V)
- Đo điện áp tại cực TAM và SG tại bảng giắc kiểm tra
Nhiệt độ cảm biến (0C) Điện áp (V)
- Đo điện áp cực S5 và TS tại bảng giắc kiểm tra
Để cảm biến ngoài ánh sáng <4,0
Trang 31- Nếu điện áp đúng thì kiểm tra cảm biến nhiệt độ trong xe
- Nếu cảm biến này tốt, thực hiện bước tiếp theo
- Nếu cảm biến hư hỏng thì thay thế
- Kiểm tra mạch điện và giắc nối giữa cảm biến và A/C Control Assembly
- Sửa chữa lại dây dẫn và các giắc nối khi có hư hỏng
- Nếu mạch điện và giắc nối OK, tạm thời thay thế A/C Control Assembly khác còn hoạt động và kiểm tra lại hệ thống
Trang 32Trường ĐHSPKT
Khoa Cơ khí động lực
Bộ môn Điện ôtô
Tên mô đun Thực hành hệ thống điều hòa không khí
Số tiết
Phiếu thực hành 5 KIỂM TRA MẠCH CẢM BIẾN NHIỆT
ĐỘ GIÀN LẠNH
I Mục đích:
- Kiểm tra điện áp của cảm biến
- Tìm được các nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng
IV Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
- Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ giàn lạnh:
Hình 4.25 Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
- Nguyên lý hoạt động:
• Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh cũng có nguyên lý hoạt động giống như cảm biến nhiệt độ trong xe và cảm biến nhiệt độ môi trường dùng để xác định nhiệt độ trong giàn lạnh, nó có cấu tạo là một điện trở nhiệt (Thermistor)
Trang 33• Điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận thay đổi điện trở theo nhiệt độ
Nó được làm bằng vật liệu bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm (NTC) Khi nhiệt độ tăng điện trở cảm biến giảm và ngược lại Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ làm thay đổi giá trị điện áp được gửi đến A/C Control Assembly trên nền tản cầu phân áp
• Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) tới cảm biến rồi trở về A/C Control Assembly về mass Điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp
• Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự - số (bộ chuyển đổi ADC) Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã nhờ bộ vi xử lí để thông báo cho A/C Control Assembly nhiệt độ trong xe và nhiệt độ môi trường
¾ Các bước thực hiện:
- Bật công tắc máy ON
- Đo điện áp tại cực TE và SG tại bảng giắc kiểm tra
Nhiệt độ cảm biến (0C) Điện áp (V)
- Nếu điện áp đúng thì kiểm tra cảm biến nhiệt độ trong xe
- Nếu cảm biến này tốt, thực hiện bước tiếp theo
- Nếu cảm biến hư hỏng thì thay thế
- Kiểm tra mạch điện và giắc nối giữa cảm biến và A/C Control Assembly
- Sửa chữa lại dây dẫn và các giắc nối khi có hư hỏng
- Nếu mạch điện và giắc nối OK, tạm thời thay thế A/C Control Assembly khác còn hoạt động và kiểm tra lại hệ thống