CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KHẢ NĂNG LOẠI BỎ MÀU CỦA CÁC VẬT LIỆU KEO TỤ.
liều lượng chất keo tụ sử dụng nhưng sau đó thì giảm. Có thể thấy, ở nồng độ chất keo tụ từ 2-2.2g/l, hiệu quả loại bỏ màu là đáng kể (>80%). Tuy nhiên, hiệu quả keo tụ giảm đi khi tiếp tục tăng liều lượng chất keo tụ.
- Đối với vật liệu keo tụ là phèn sắt (III) thì hiệu quả xử lý tốt hơn so với phèn nhôm. Với liều lượng sử dung chỉ khoảng ½ so với phèn nhôm sunfat, hiệu quả loại bỏ màu đáng kể (>80%). Tuy nhiên, hiệu quả keo tụ giảm đi rõ rệt khi tiếp tụ tăng liều lượng phèn sắt (III), độ màu của nước thải tăng lên do màu ion Fe3+.
- Đối với vật liệu keo tụ là PAC thì hiệu quả hơn cả. Liều lượng keo tụ sử dụng ít hơn rất nhiều so với phèn nhôm chỉ khoảng 1/3 và phèn sắt khoảng 2/3. Khi tăng liều lượng keo tụ thì hiệu quả xử lý giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều giống như phèn nhôm và phèn sắt.
4.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KHẢ NĂNG LOẠI BỎ MÀU CỦA CÁC VẬT LIỆU KEO TỤ. LIỆU KEO TỤ.
Nghiên cứu này thực nghiệm với nước thải dệt nhuộm thực tế. Kết quả nghiên cứu trên 3 loại vật liệu keo tụ: Phèn nhôm sunfat, Phèn sắt (III), PAC cho thấy các vật liệu keo tụ đều đạt hiệu quả keo tụ cao nhất ở pH = 7 đối với phèn nhôm sunfat (đạt 72%), ở pH = 6 (đối với phèn sắt (III) đạt 73%; đối với PAC đạt 78%). Vật liệu PAC đạt hiệu quả hơn cả. Kết quả này phần nào phản ánh đúng với những nghiên cứu trước đó.
- Khi tiến hành khảo sát pH tối ưu, tác giả lấy liều lượng chất keo tụ là 0.25g/l với độ màu thực của nước thải 358 Pt – Co.
- Khi tiến hành khảo sát liều lượng chất keo tụ tối ưu, ứng với giá trị pH tối ưu đã khảo sát trước và sử dụng chất keo tụ thay đổi về liều lượng.
* Nhóm 1:
Khi tiến hành khảo sát liều lượng chất keo tụ tối ưu, với liều lượng các chất keo tụ từ 0.05-1g/l với độ màu thực của nước thải 300-350 Pt-Co cho thấy với phèn nhôm sunfat đạt hiệu quả tối ưu >72% với liều lượng là 0.6g/l; với phèn sắt (III) đạt hiệu quả tối ưu >72% với liều lượng là 0.3g/l; và với PAC đạt hiệu quả tối ưu >77% với liều lượng là 0.2g/l.
* Nhóm 2:
Khi tiến hành khảo sát liều lượng chất keo tụ tối ưu, với liều lượng các chất keo tụ từ 0.1-2g/l với độ màu thực của nước thải 700-800 Pt-Co cho thấy với phèn nhôm sunfat đạt hiệu quả tối ưu >80% với liều lượng là 1.3g/l; với phèn sắt (III) đạt hiệu quả tối ưu >80% với liều lượng là 0.7g/l; và với PAC đạt hiệu quả tối ưu >83% với liều lượng là 0.5g/l.
* Nhóm 3:
Khi tiến hành khảo sát liều lượng chất keo tụ tối ưu, với liều lượng các chất keo tụ từ 0.2-4g/l với độ màu thực của nước thải 1000-1200 Pt-Co cho thấy với phèn nhôm sunfat đạt hiệu quả tối ưu >80% với liều lượng là 2g/l; với phèn sắt (III) đạt hiệu quả tối ưu >79% với liều lượng là 1g/l; và với PAC đạt hiệu quả tối ưu >83% với liều lượng là 0.8g/l.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với mẫu nước thải dệt nhuộm thực tế, hiệu quả có thấp hơn so với lý thuyết và so với các nghiên cứu trước. Vì trong nước thải dệt nhuộm ngoài màu còn có lẫn các tạp chất có trong quá trình sản xuất (hồ sợi, nấu, tẩy trắng, làm bóng,…) như hàm lượng chất rắn lơ lửng, chất thải rắn và hóa chất trong các quá trình.
Nước thải có độ màu cao (>1000 Pt-Co), sau khi xử lý bằng các chất keo tụ, độ màu vẫn vượt mức cho phép theo QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may ở cột B.
Hiện nay, để xử lý nước thải dệt nhuộm có độ màu cao ngoài phương pháp keo tụ tạo bông còn có thể sử dụng các phương pháp hấp phụ màu bằng các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm và thân thiện với môi trường.