Nhóm 1: Với độ màu khoảng 300 – 350 (Pt-Co)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số chất keo tụ trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 60)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Nhóm 1: Với độ màu khoảng 300 – 350 (Pt-Co)

Để khảo sát liều lượng chất keo tụ, tiến hành thay đổi liều lượng các chất keo tụ từ 0.05 – 1 g/l.

Các giá trị khác cố định như sau:

- Giá trị pH = 7 dùng để khảo sát ảnh hưởng của liều lượng vật liệu keo tụ là phèn nhôm sunfat; pH = 6 dùng để khảo sát ảnh hưởng của liều lượng vật liệu keo tụ là phèn sắt (III) và PAC đến hiệu quả xử lý độ màu của nước thải đã được xác định trong khảo sát giá trị pH tối ưu.

- Điều kiện nhiệt độ lấy theo nhiệt độ phòng thí nghiệm.

- Tốc độ quay của cánh khuấy: khuấy nhanh 140vòng/phút, khuấy chậm: 20- 40vòng/phút.

- Mẫu nước thải dệt nhuộm 1000ml

- Thời gian khuấy nhanh 10 phút, khuấy chậm 20 phút. Để lắng 30 phút.

4.3.1.1. Dùng Al2(SO4)3.18H2O làm vật liệu keo tụ (kí hiệu là phèn nhôm sunfat)

- Kết quả xử lý độ màu của phèn nhôm sunfat ở các liều lượng khác nhau được thể hiện trên đồ thị hình 3.6. như sau:

Hình 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phèn nhôm sunfat đến hiệu quả xử lý màu nhóm 1

4.3.1.2. Dùng FeCl3.6H2O làm vật liệu keo tụ (kí hiệu là phèn sắt (III))

- Kết quả xử lý độ màu của phèn sắt (III) ở các liều lượng khác nhau được thể hiện trên đồ thị hình 3.7. như sau:

Hình 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng phèn sắt (III) đến hiệu quả xử lý màu nhóm 1

4.3.1.3. Dùng PAC làm vật liệu keo tụ (kí hiệu là PAC)

- Kết quả xử lý độ màu của PAC ở các liều lượng khác nhau được thể hiện trên đồ thị hình 4.8. như sau:

Hình 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng PAC đến hiệu quả xử lý màu nhóm 1.

Từ các kết quả được đồ thị hóa qua các hình 4.6; 4.7 và 4.8 cho thấy liều lượng chất keo tụ ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả xử lý độ màu trong nước. Để so sánh, ảnh hưởng của liều lượng đến hiệu quả xử lý độ màu của các vật liệu keo tụ khác nhau có thể được biểu diễn trên đồ thị hình 4.9 như sau:

Hình 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng các chất keo tụ khác nhau đến hiệu quả xử lý màu nhóm 1.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của liều lượng chất keo tụ đến hiệu quả xử lý màu cho thấy (Hình 4.9) khi tăng liều lượng chất keo tụ khác nhau từ 0.05g/l – 1g/l, hiệu quả xử lý màu cũng tăng theo. Tuy nhiên, hai yếu tố trên không tỉ lệ tuyến tính với nhau.

- Đối với vật liệu keo tụ là phèn nhôm sunfat thì hiệu quả xử lý tăng dần theo liều lượng chất keo tụ sử dụng nhưng sau đó thì giảm. Có thể thấy, ở nồng độ chất keo tụ từ 0.5–0.6g/l, hiệu quả loại bỏ màu là đáng kể (>70%). Tuy nhiên, hiệu quả keo tụ giảm đi khi tiếp tục tăng liều lượng chất keo tụ.

- Đối với vật liệu keo tụ là phèn sắt (III) thì hiệu quả xử lý tốt hơn so với phèn nhôm. Với liều lượng sử dung chỉ khoảng ½ so với phèn nhôm sunfat, hiệu quả loại bỏ màu đáng kể (>70%). Tuy nhiên, hiệu quả keo tụ giảm đi rõ rệt khi tiếp tụ tăng liều lượng phèn sắt (III), độ màu của nước thải tăng lên do màu ion Fe3+.

- Đối với vật liệu keo tụ là PAC thì hiệu quả hơn cả. Liều lượng keo tụ sử dụng ít hơn rất nhiều so với phèn nhôm chỉ khoảng 1/3 và phèn sắt khoảng 2/3. Khi

tăng liều lượng keo tụ thì hiệu quả xử lý giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều giống như phèn nhôm và phèn sắt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số chất keo tụ trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)