Các mô hình xử lý nước thải dệt nhuộm điển hình trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số chất keo tụ trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 43)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM VÀ ỨNG DỤNG CHẤT KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢ

2.3.1.2. Các mô hình xử lý nước thải dệt nhuộm điển hình trên thế giớ

Vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm đã được thế giới quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên đối với mỗi công nghệ sản xuất khác nhau sẽ sinh ra các loại nước thải có đặc trưng riêng, do đó công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm cũng khác nhau. Sau đây là một vài phương pháp xử lý nước thải đã dược áp dụng trên thế giới:

 Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy dệt nhuộm sợi bông ở Hà Lan

Trong hệ thống có công đoạn xử lý hóa lý trước công đoạn xử lý sinh học. Lưu lựơng nước thải từ 3000-4000 m3

/h ; COD=400-1000mg/l; BOD5 =200-400 mg/l. Nước sau khi xử lý : BOD5<50mg/l, COD<100mg/l

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty Stork Aqua – Hà Lan, với công suất 4000 m3/ngày.đêm

( Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – NXB khoa học kỹ thuật)  Hệ thống xử lý nước thải của xí nghiệp tẩy nhuộm Niederfronhna hãng

Shieser

Lưu lượng nước thải là 2500m3

/ngày. Thuốc nhuộm chủ yếu là loại hoạt tính.

Nguyên lý của sơ đồ công nghệ là sinh học, hóa lý. Sau bể trung hòa là bể xử lý sinh học, lắng và cho bùn hoạt tính hồi lưu. Xử lí bậc ba bằng phương pháp hóa lý. Xử lý sinh học dùng than nâu làm chất mang và trong hấp thụ cũng dùng than nâu. Than nâu dạng bột kích thước < 5mm, bề mặt riêng 300m2/g và khối lượng riêng 460kg/m3 Nước thải Song chắn rác Bể điều hòa Bể keo tụ Bể lắng 1 Bể sinh học Bể lắng 2 Nguồn tiếp nhận Thiết bị XL bùn Thiết bị XL bùn Nước ép bùn Bùn Bùn tuần hoàn Bùn dư Bùn

Bột than từ bể phản ứng sinh học hiếu khí (aeroten) lẫn bùn hoạt tính cùng với khối sinh vật và bột than từ thấp hấp phụ được hoạt hóa bằng nhiệt để tuần hoàn và dùng lại một phần phần còn lại thải ra là bùn than. Nước thải sau lắng của tháp hấp thụ được đưa vào làm keo tụ kết tủa với phèn nhôm và chất trợ keo tụ là polielectrolyt, tiếp theo là lắng lọc. Nước thải sau khi lắng lọc xả ra môi trường là 40%, phần còn lại 60% xử lý tiếp làm mềm (khử Ca2+ và Mg2+), thẩm thấu ngược để loại bỏ muối vô cơ, khử khuẩn, đưa trở lại dùng cho các công đoạn công nghệ của xí nghiệp. Hệ thống xử lý này hiệu quả khá cao: COD và BOD5 đầu vào là 516 và 140 mg/l, đầu ra 20,3 và nhỏ hơn 0,1 mg/l. Nước đã xử lý không màu hàm lượng chất rắn rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số chất keo tụ trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)