CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.3. Dùng PAC làm vật liệu keo tụ (kí hiệu là PAC)
Hiệu quả xử lý màu của PAC
Kết quả xử lý màu ở các giá trị pH khác nhau của PAC được thể hiện trong đồ thị sau:
Hình 4.4: Hiệu quả xử lý màu của PAC ở các giá trị pH khác nhau.
Từ các kết quả được đồ thị hóa qua các hình 4.2; 4.3; và 4.4 cho thấy pH ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả xử lý độ màu trong nước. Để so sánh, ảnh hưởng của yếu tố pH lên hiệu quả xử lý độ màu của các vật liệu keo tụ khác nhau có thể được biểu diễn trên đồ thị hình 4.5 như sau:
Hình 4.5: Ảnh hưởng của các giá trị pH khác nhau đến hiệu quả xử lý màu của các chất keo tụ trong nghiên cứu
Từ đồ thị hình 4.5 có thể thấy: đối với phèn nhôm sunfat thì hiệu quả keo tụ tốt nhất ở pH = 7 đạt 72%; đối với phèn sắt (III) và PAC thì hiệu quả keo tụ tốt nhất ở pH = 6 tương ứng đạt 73% và 78%.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy ở giá trị pH = 6 - 7 thì quá trình keo tụ tốt nhất. Điều này cùng phù hợp theo lý thuyết, pH tối ưu của phèn nhôm sunfat là từ 5,5 – 7,5; pH tối ưu của phèn sắt (III) là 5,5 – 6,5; pH tối ưu của PAC là 5,5 – 8.
Điều này có thể giải thích là: khi cho phèn nhôm sunfat và PAC vào nước chúng phân ly thành các Al3+, sau đó các ion này bị thuỷ phân thành Al(OH)3
Trong phản ứng thuỷ phân trên đây, ngoài Al(OH)3 là nhân tố quyết định đến