CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM VÀ ỨNG DỤNG CHẤT KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢ
2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM 1 Các nghiên cứu xử lý nƣớc thải dệt nhuộm
2.3.1. Các nghiên cứu xử lý nƣớc thải dệt nhuộm
Do đặc thù, nước thải của nhà máy dệt nhuộm chứa rất nhiều chất hữu cơ mang màu nên thường được xem như một trong những nguồn gây ô nhiễm quan trọng cho
môi trường nước. Thuốc nhuộm được tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng khá lớn, chứa nhiều vòng thơm (đơn vòng, đa vòng, dị vòng), nhiều nhóm chức khác nhau. Hơn nữa tổng hàm lượng chất rắn, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao. Do đó, việc xử lý nước thải nhuộm là vấn đề không đơn giản. Chọn phương án xử lí thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Để đạt được hiệu quả kinh tế cũng như hiệu suất xử lý, cần có hệ thống phân luồng dòng thải, đặc biệt đối với những cơ sở sản xuất hàng dệt nhuộm lớn. Có thể phân luồng dòng thải như sau:
- Dòng ô nhiễm nặng như dịch nhuộm thải, dịch hồ, nước giặt đầu của mỗi công đoạn
- Dòng ô nhiễm vừa như nước giặt ở các giai đoạn trung gian
- Dòng ô nhiễm nhẹ như nước làm nguội, nước giặt cuối. Dòng thải ô nhiễm nhẹ có thể xử lý sơ bộ hay trực tiếp sử dụng lại cho sản xuất
Về nguyên lý xử lý, nước thải loại này có thể ứng dụng các phương pháp sau đây:
- Cơ học như sàng, lọc, lắng để tách các tạp chất thô như cặn bẩn, xơ, sợi, rác...
- Hóa lý như trung hòa các dòng thải có tính kiềm, axit cao; đông keo tụ để khử màu, các tạp chất lơ lửng và các tạp chất khó phân húy sinh học; phương pháp oxy hóa, hấp phụ, điện hóa để khử màu thuốc nhuộm.
- Sinh học để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học như một số loại thuốc nhuộm, một phần hồ tinh bột hay các tạp chất tách từ sợi.
- Phương pháp màng có thể dùng để thu hồi các loại hồ tổng hợp, khử màu, tách muối vô cơ...