1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực tiễn xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân ở việt nam

52 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Nắm được giá trị cốt lõi của bộ máy đứng đầu trong cơ chế Hành pháp, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “ Thực tiễn xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ Nhân dân ở Việt Nam” Hi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ-LUẬT

CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

PHÁP QUYỀN

ĐỀ TÀI: “Thực tiễn xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo,

phục vụ Nhân dân ở Việt Nam”

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: “ Vấn đề BOT dưới góc nhìn nhà

nước pháp quyền”

Giảng viên hương dẫn: Ths Lưu Đức Quang

Trang 2

Mục lục

“Thực tiễn xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ Nhân dân ở Việt Nam”

Lời mở đầu 1

Chương 1 Lý luận về nhà nước pháp quyền Việt Nam 2

1.1 Sự vận hành của cơ quan Hành chính nhà nước Việt Nam 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Đặc điểm của quyền hành pháp 3

1.1.3 Tính chất của quyền hành pháp 3

1.1.4 Mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam 4

1.2 Các yếu tố xây dựng nhà nước pháp quyền trong vấn đề hành pháp 6

1.2.1 Chính phủ kiến tạo 6

1.2.2 Chính phủ liêm chính 9

1.2.2.1 Kiểm soát liêm chính bên trong 10

1.2.2.2 Kiểm soát liêm chính bên ngoài 13

1.2.2.3 Kiểm soát liêm chính của quyền lực nhà nước Việt Nam 13

1.2.3 Chính phủ phục vụ nhân dân 14

Chương 2 Thực tiễn xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ Nhân dân ở Việt Nam 18

2.1 Những thành tựu đạt được 18

2.2 Những khó khăn và thách thức 25

2.3 Điểm nóng Thủ Thiêm – khẩu hiệu “liêm chính” có làm nguội 29

2.3.1 Tóm tắt sự việc 29

2.3.2 Những sai phạm 30

Trang 3

2.3.3 Hướng giải quyết của UBND TP.HCM 32

2.3.4 Sai phạm của lãnh đạo thời kỳ trước, cụ thể là của ông Tất Thành Can: 32

2.3.5 Bình luận 33

Kết luận 35

“ Vấn đề BOT dưới góc nhìn nhà nước pháp quyền" LỜI MỞ ĐẦU 38

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ BOT 39

1.1 Khái niệm 39

1.1.1 Hợp đồng hành chính 39

1.1.2 Bản chất 40

1.1.3 Hợp đồng BOT 40

1.1.4 Bản chất hợp đồng BOT 41

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VỀ VỤ VIỆC ÁP DỤNG BOT 42

2.1 Vụ việc BOT Cai Lậy 42

2.1.1 Tóm tắt vụ việc 42

2.1.2 Quá trình xem xét kí duyệt dự án 44

2.1.3 Trong quá trình vận hành dự án và phản ứng của người dân, cơ quan truyền thông 45

2.1.4 Các chính sách của cơ quan nhà nước trước phản ứng của người dân 46

Chương 3 Kết luận 48

Tài liệu tham khảo 49

Trang 4

Lời mở đầu

Đã gần 20 năm từ khi con người bước sang thế kỉ 21, 20 năm không là gì kể từ khicon người xuất hiện trên Trái Đất này, nhưng có thể thấy rằng 20 năm nay đánh dấu rấtlớn cho sự phát triển của toàn nhân loại Sự xuất hiện của Internet-cái nôi tri thức củanhân loại cùng với cuộc cách mạnh công nghệ 4.0 đã tạo ra sự chuyển mình vượt bậc saunguyên thập kỉ dài với những cuộc chiến tranh và khủng hoảng kinh tế Con người đãxích lại gần nhau hơn, đã bắt tay nhau cùng xây dựng cuộc sống của chính bản thânmình Có thể nói rằng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là sự kết hợp vận dụng nguồn lựctối đa từ Internet và các thiết bị thông minh của con người để phát triển kinh tế-xã hội củacon người Với khoảng thời gian cũng đánh dấu mốc quan trọng cho nền kinh thế ViệtNam với những chuyển mình sau chiến tranh và cấm vận từ nhiều Quốc gia Ngày naycác bạn bè năm châu đã nhìn Quốc gia hình chữ S này bằng một cảm quan khác, đókhông còn là Quốc gia của sự bom đạn, Quốc gia nghèo đói và mù chữ Ngày nay ViệtNam đã tiệm cận với các quốc gia đã và đang phát triển trong khu vực mà ở đó cuộc cáchmạng công nghệ 4.0 như ở trên tôi đề cập đã góp phần quan trọng trong sự phát triển đó

Tuy với sự phát triển của đất nước, chúng ta không thể phủ nhận những cống hiến

và đóng góp từ bộ máy nhà nước mà điển hình nhóm chúng tôi đề cập đó chính là Chínhphủ - cơ quan hành pháp Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp tuy ba khái niệm có khácnhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, mà ở đó các cơ quan Hành pháp đượcxem như là xương sống của một Quốc gia Chính vì lẽ đó, giá trị và những phẩm chất củaChính phủ phải được thể hiện rõ qua từng thời kì phát triển Nắm được giá trị cốt lõi của

bộ máy đứng đầu trong cơ chế Hành pháp, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “ Thực tiễn xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ Nhân dân ở Việt Nam”

Hi vọng, qua bài phân tích này, có thể giúp đỡ và hỗ trợ cho mọi người có thểnghiên cứu về cơ chế nhà nước pháp quyền nói chung và cơ quan Chính phủ nói riêngmột cách chi tiết và cụ thể nhất Trân trọng!

Trang 5

Chương 1 Lý luận về nhà nước pháp quyền Việt Nam

1.1 Sự vận hành của cơ quan Hành chính nhà nước Việt Nam

Quyền lực nhà nước được tạo thành từ ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Việc phân tách quyền lực nhà nước thành ba quyền nói trên bắt nguồn từ học thuyết tamquyền phân lập mà cha đẻ của nó là John Locke Học thuyết của ông sau đó được pháttriển bởi nhà xã hội học và luật học người Pháp Montesquieu Trong bài phân tích về thựctrạng Hiến pháp nước Anh đầu thế kỷ 18, Montesquieu kết luận rằng, ở Anh, sự tự do củacông dân chỉ được đảm bảo khi quyền lực và các chức năng của nhà nước được phân chiacho ba cơ quan khác nhau là lập pháp, hành pháp và tư pháp Quyền lập pháp là quyềnban hành pháp luật còn quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật và quyền tư pháp làquyền bảo vệ pháp luật

Một trong những bước tiến quan trọng trong nhận thức về tổ chức bộ máy nhà nước ởnước ta thời kỳ đổi mới là thừa nhận những hạt nhân hợp lý của thuyết tam quyền phân lập,theo đó mặc dù trong tổ chức bộ máy nhà nước không có sự phân chia và đối trọng giữa cácnhánh quyền lực nhưng thừa nhận sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện ba quyền

ấy Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001), theo đó “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

1.1.1 Khái niệm

Đa số các nước xã hội chủ nghĩa quyền lực nhà nước không được phân chia theo

cơ chế phân quyền mà được tổ chức theo cơ chế tập quyền Trong cơ cấu quyền lực nhà nước quyền hành pháp là một khái niệm chung dùng để chỉ một bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là Chính phủ (cơ quan hành pháp ở trung ương) với tính chất điển hình của cơ quan này là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của đời sống xã hội Ở Việt Nam, các chủ thể thựchiện quyền hành pháp không chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở trung ương, màmột số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực này

Trang 6

1.1.2 Đặc điểm của quyền hành pháp

Là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành quyền lực nhà nước, quyền hành phápcũng có những đặc điểm cơ bản của quyền lực nhà nước Ngoài ra, nó còn có những đặcđiểm đặc thù sau đây:

- Quyền hành pháp có tính quyền lực nhà nước và độc lập tương đối so với các nhánhquyền lực khác Ở Việt Nam các cơ quan hành pháp là do các cơ quan dân cử lập ra, thựchiện các hoạt động chấp hành và điều hành Mặc dù các cơ quan hành pháp là do cơ quanquyền lực lập ra, nhưng không có nghĩa là quyền hành pháp chỉ là quyền phái sinh

từ cơ quan quyền lực

- Quyền hành pháp có khả năng phản ánh một cách chính xác nhất những nhu cầucủa xã hội Quyền hành pháp không chỉ dừng lại ở việc thi hành pháp luật mà nó còn baogồm cả việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực củađời sống xã hội Đây là một trong các nhánh quyền lực có sự đụng chạm mạnh nhất tớiquyền và lợi ích của công dân trong quá trình thực thi và quản lý…

1.1.3 Tính chất của quyền hành pháp

1.1.3.1 Tính chấp hành (tính chất thi hành pháp luật)

Tính chấp hành của hành pháp là khả năng làm cho pháp luật được thực hiện trênthực tế bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói một cách khác là khả năng đưa pháp luật vàođời sống của các cơ quan nắm giữ quyền Không có tính chất chấp hành của Chính phủ - chủthể nắm quyền hành pháp chủ yếu ở trung ương thì các văn bản pháp luật của nhà nướckhông thể thực hiện được Bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân các cấp cũng là các cơ quan chấphành của Hội đồng nhân dân Các chủ thể này thực hiện quyền hành pháp ở địa phương

1.1.3.2 Tính hành chính Nhà nước

Ngoài tính chất chấp hành, quyền hành pháp ở Việt Nam còn hàm chứa tính chất hànhchính Hành chính nói một cách ngắn gọn nhất đó là hoạt động quản lý, điều hành và phục vụtrên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó hành chính công (hành chínhnhà nước) giữ vị trí đặc biệt quan trọng Ngoài tính chất chấp hành, các cơ

Trang 7

quan hành pháp ở Việt Nam còn được xác định là các cơ quan hành chính Nhà nước, thựchiện chức năng quản lý, điều hành Tính hành chính làm cho quyền hành pháp có tính độclập tương đối, có khả năng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việcquản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.1.3.3 Chức năng của quyền hành pháp

Chức năng của quyền hành pháp là những phương diện hoạt động mà thông qua

đó quyền hành pháp được triển khai để thực thi pháp luật và tiến hành các hoạt động quản

lý, điều hành và phục vụ xã hội:

- Chức năng đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội

- Chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

- Chức năng thực thi pháp luật

- Chức năng tài phán

- Chức năng quản lý, điều hành

1.1.4 Mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam

1.1.4.1 Mô hình Chính phủ ở trung ương

Ở các nước theo chế độ Tổng thống thì Tổng thống là người đảm nhiệm các chứcnăng hành pháp, trực tiếp lãnh đạo và điều hành Chính phủ Ở mô hình này Hiến pháp khôngquy định rõ Chính phủ bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, mà tất cả quyền hành phápđược trao cho Tổng thống Còn ở các nước có chính thể Cộng hoà lưỡng tính thì bộ máyhành pháp được trao cho Nguyên thủ quốc gia - Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ

- người đứng đầu Chính phủ, cùng các thành viên Chính phủ Các chủ thể này đều có thực quyền trong quá trình thực hiện quyền hành pháp

Ở nước ta, mỗi thời kỳ khác nhau, cách tổ chức quyền lực nhà nước cũng như quyềnhành pháp có những nét khác nhau Chính phủ là chủ thể cơ bản nhưng không phải là chủ thểduy nhất thực hiện quyền hành pháp Bên cạnh Chính phủ một số cơ quan nhà nước

Trang 8

khác cũng thực hiện quyền hành pháp, nhưng các cơ quan này không phải là chủ thể chủyếu thực hiện quyền hành pháp Qua các thời kỳ khác nhau, chủ thể thực hiện quyền hànhpháp có sự khác nhau Nhưng nhìn chung, mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namtập trung chủ yếu vào Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp Hiện nay Nguyên thủ quốcgia không có nhiều thẩm quyền về lĩnh vực hành pháp giống như Nguyên thủ quốc gia ởcác nước Cộng hoà Tổng thống và Cộng hoà lưỡng tính, cũng như theo Hiến pháp năm1946.

1.1.4.2 Mô hình Uỷ ban nhân dân ở địa phương

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được lập

ra để thực hiện những chức năng quản lý nhà nước ở địa phương Uỷ ban nhân dân được

tổ chức theo ba cấp: Tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương và tương đương), Huyện(quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã), Xã (phường thị trấn) Mô hình tổ chức các đơn vịhành chính theo cấp tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo, triển khai mệnh lệnh quản lý từ trêncũng như việc phân cấp quản lý cho cấp dưới Trên thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức

cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương Mô hình bổ nhiệm từ trên là mô hình được ápdụng từ rất xa xưa Sau này hình thức này được bổ sung bởi một hội đồng địa phương,hội đồng này do dân cư bầu ra và chỉ đóng vai trò tư vấn

Có mô hình quản lý địa phương là việc quản lý được thực hiện bởi một uỷ ban do dân

cư trực tiếp bầu ra(ở Mỹ) hoặc do các hội đồng địa phương cấp dưới bầu ra (Uỷ ban hànhchính huyện của Việt Nam trước đây) Hiện nay mô hình quản lý địa phương ở một số nướctrên thế giới được thực hiện bởi một hội đồng (Hội đồng tự quản, Hội đồng nhân dân), Hộiđồng lập ra cơ quan chấp hành của mình như Uỷ ban chấp hành, Uỷ ban nhân dân (Ở ViệtNam và các nước xã hội chủ nghĩa), Thị trưởng ở Pháp, quản trị trưởng ở Mỹ

Ở Việt Nam Mô hình tổ chức cơ quan chính quyền địa phương theo kiểu Hội đồng nhân dân và cơ quan chấp hành của nó được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính

Trang 9

1.2 Các yếu tố xây dựng nhà nước pháp quyền trong vấn đề hành pháp

1.2.1 Chính phủ kiến tạo

Chính phủ kiến tạo là một thuật ngữ mới ở Việt Nam nhưng không xa lạ với thếgiới Khái niệm đó là về một chính phủ được tổ chức và hoạt động trên tinh thần xâydựng tạo ra một môi trường cho mọi chủ thể có cơ hội tìm kiếm và thực hiện mưu cầuhạnh phúc của mình, mà không trực tiếp làm tất cả mọi việc cho người dân Một chínhphủ/ cả nhà nước không phải như thời trước đây - tất cả đều trông chờ vào nhà nước.Chúng ta thường thấy trong các bản báo cáo hàng năm của nhà nước Mỹ, thường có con

số mỗi năm Chính phủ tạo ra được bao nhiêu việc làm Đấy là minh chứng rõ nét nhấtcho việc Chính phủ của họ kiến tạo sự phát triển Chính phủ không tự làm mọi thứ chongười dân, mà chỉ tạo ra môi trường chủ yếu là môi trường pháp lý để mọi người dân chủđộng sáng tạo, để làm cho mình hạnh phúc hơn Cách đây gần 200 năm, trong tác phẩmBàn về tự do J S Mill đã chỉ ra rằng, cho dù có kết quả như nhau, một thứ do người kháclàm cho, và một thứ do con người tự mình làm ra thì với tư cách là con người, người tavẫn thích và tự hào với cái của mình làm ra hơn1

“Chính phủ kiến tạo” ở đây theo quan điểm của tôi là dùng ở nghĩa rộng cho cả bộmáy nhà nước, nhưng trong đó chính phủ ở nghĩa hẹp nhất bao gồm Thủ tướng và các Bộtrưởng thành viên chính phủ là trung tâm Để đạt được một chính phủ kiến tạo và liêm chínhthì trước tiên phải bắt đầu bằng việc: Chính phủ và các cơ cấu tổ chức của chính phủ cùngcác cơ cấu khác của bộ máy nhà nước phải làm những phần việc đúng chức năng vốn có củamình, tức là những nhiệm vụ, quyền hạn đã được Hiến pháp và Luật quy định Chính phủphải biết phân tích và hoạch định chính sách quốc gia Đưa các chính sách đó vào trong phápluật chứa đựng những khuôn khổ thể chế cần thiết để cho công việc làm ăn của người dânngày một dễ dàng hơn Quan trọng nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sảnphải được bảo đảm; sự minh bạch phải được tăng cường; các cam kết hợp đồng phải

1 J T Mill, Bàn về tự do, Nxb Tri thức 2005.

Trang 10

được tôn trọng; các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả; cơ chế cạnhtranh lành mạnh trong hoạt động kinh tế, cũng như mọi hoạt độngkhác phải được bảo đảm.

Từ những năm 80 thế kỷ XX, khi nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của NhậtBản, Chalmers Johnson đã đưa ra thuật ngữ chính phủ kiến tạo phát triển (developmentalgovernment), nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state) Chalmers Johnson đãnhận ra có ba mô hình chính phủ: chính phủ điều chỉnh (chính phủ của các nước theo môhình thị trường tự do); chính phủ kế hoạch hóa tập trung quan liêu (chính phủ của cácnước phủ nhận vai trò của thị trường) và chính phủ kiến tạo phát triển (chính phủ của cácnước coi trọng vai trò của thị trường, nhưng không tuyệt đối hóa vai trò này, mà tích cựccan thiệp để định hướng thị trường) Như vậy, theo nhận thức của Chalmers Johnson,chính phủ kiến tạo phát triển nằm ở giữa hai mô hình chính phủ điều chỉnh và chính phủ

kế hoạch hóa tập trung, quan liêu Bàn đến Chính phủ kiến tạo thì có nhiều, tuy nhiêntheo chúng tôi cần chú ý đến một số điểm sau:

- Thứ nhất, nói đến chính phủ kiến tạo phải xem xét hoạt động của chính phủ đó cóhiệu quả hay không, thể hiện ở bộ máy công vụ được xây dựng và hoạt động theo thiếtchế nào? Có lẽ việc đầu tiên là chính phủ kiến tạo phải được hình thành và tạo dựng trênnền tảng của một thiết chế chính trị dân chủ và tự do, ở đó con người được tự do sáng tạo,

tự do kinh doanh, tự do sở hữu tài sản và tự do hoạt động vì lợi ích cá nhân và quốc gia,dân tộc Đến lượt nó, chính phủ kiến tạo sẽ tạo dựng môi trường sống và hoạt động tốtnhất cho con người, ở đó con người được phục vụ tốt nhất về tinh thần và vật chất, hạnhphúc của người dân được coi trọng và được coi là mục tiêu hàng đầu

- Thứ hai, một chính phủ kiến tạo phải là chính phủ mạnh, tức là chính phủ phảigồm những người có trí tuệ, có kiến thức, có tư duy tốt, chuyên nghiệp, có khả năng nhìn

xa trông rộng, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng đề ra định hướng phát triển đất nướcmột cách tốt nhất và có kỹ năng hành động tầm chiến thuật, kỹ năng thiết kế, đề ra được

cơ chế, chính sách tốt, cũng như vận hành bộ máy hành chính, thực thi công vụ một cách hiệu lực và hiệu quả nhất

Trang 11

- Thứ ba, chính phủ kiến tạo là một chính phủ lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làmphương châm hành động với một phương thức hoạt động minh bạch, công khai và có đủkhả năng giải trình, lấy phục vụ nhân dân làm mục tiêu đầu tiên và lấy kết quả thực tiễn đem lại làm thước đo mức độ thực thi công vụ.

- Thứ tư, một chính phủ kiến tạo là chính phủ thân thiện với xã hội, với người dân,thị trường và doanh nghiệp, lấy sự ấm no của người dân, sự thành công của các doanhnghiệp và hạnh phúc của nhân dân làm phương châm hành động của mình Chính phủhoạt động với tinh thần tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân làm

ăn thuận lợi

- Thứ năm, chính phủ kiến tạo là chính phủ có tư duy luôn luôn đổi mới, nhạy bén

và linh hoạt, biết tạo ra sự phát triển và chia sẻ sự phát triển mọi mặt của xã hội

- Thứ sáu, để có chính phủ kiến tạo thì phải thiết kế và có một bộ máy hành chínhgọn nhẹ, hiệu quả, trong sạch và hoạt động trên nền tảng công nghệ cao theo hướng chínhphủ điện tử, chính phủ số, chính phủ của cách mạng công nghiệp 4.0

=> Như vậy, nếu một chính phủ đạt được 6 điểm nêu ở trên và đáp ứng mô hình chínhphủ kiến tạo phát triển theo cách phân chia của Chalmers Johnson thì đó là chính phủ kiếntạo đầy đủ Nội hàm của chính phủ kiến tạo cũng được hình thành từ 6 điểm được nêu ra đó.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, khái niệm về chính phủ kiến tạo cũng được hoàn thiệntừng bước Đầu tiên đó là chính phủ định hướng kiến tạo, đó là chính phủ luôn hoàn thiệnmình tiến đến hiện đại, phục vụ, xây dựng hành lang pháp lý và môi trường cho cho ngườidân và doanh nghiệp phát triển ngày một tốt hơn.Thực tế hiện nay, thông điệp chính phủ kiếntạo có thể được hiểu hướng tới có chính phủ như vậy và có các hành động cụ thể để đạtđược, đó là: tập trung hoàn thiện thể chế; rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, hành lang pháp

lý theo hướng xóa bỏ rào cản, tháo gỡ khó khăn cho người dân, cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh; phải chuyển mạnh hơn từ quản lý sang phục vụ người dân,

Trang 12

doanh nghiệp và cán bộ phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm

dù trong bất cứ trường hợp nào2

có một xã hội tốt đẹp hơn Khái niệm liêm chính được định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt là

sự sống trong sạch và ngay thẳng trong lí trí, trong suy nghĩ, trong cách làm, và cả cách nóinhững điều đúng với chuẩn mực xã hội, về các vấn đề, công việc liên quan 3 Nhà nước thờinào cũng cần, nhưng quyền lực của nhà nước phải bị kiểm soát Nhà nước vừa có nhiệm vụphải bảo vệ quyền con người, đồng thời cũng là chủ thể có tiềm năng nhất cho sự vi phạmquyền con người Nhà nước - một tổ chức của các cá nhân không phải của các thiên thần.Nhà nước của các con người, nên trong mình nhà nước lẽ đương nhiên phải có bản tính conngười Bản tính của con người là đam mê quyền lực và có tính tư lợi.Vì vậy, nhà nước phảiđược tổ chức hoạt động trong môi trường liêm chính Kết quả của nhà nước bao gồm kết quảcác hành vi của con người, phải bao gồm những hành vi liêm chính của con người đảm tráchcác công việc của Nhà nước Nhà nước liêm chính là nhà nước có các quan chức, nhân viên,

cả những người được nhà nước ủy quyền ngay thẳng và trong sạch Con người về cơ bảnkhông sẵn có lòng ngay thẳng và trong sạch, mà có sẵn lòng tư lợi Nhà nước liêm chính lànhà nước hoạt động trong môi trường trong sạch và liêm chính Nhà nước liêm chính là nhànước đức hạnh Nội dung của nhà nước liêm chính chính là nhà nước phải kiểm soát hoạtđộng bất liêm chính Kiểm soát sự liêm chính là bộ phận các

2 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chính phủ kiến tạo chuyển mạnh từ quản lý sang phục vụ Vnexpress.net, 1/1/2017.

3 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chính phủ kiến tạo chuyển mạnh từ quản lý sang phục vụ Vnexpress.net, 1/1/2017

Trang 13

loại hình kiểm soát quyền lực nhà nước Đó là sự giới hạn của quyền lực nhà nước trọng tâm của lý thuyết Chủ nghĩa Hiến pháp/ Chủ nghĩa Hợp hiến hay pháp quyền.

- Chủ nghĩa Hiến pháp (Constitutionalism) là nhà nước pháp quyền (The Rule ofLaw) 4 Chủ nghĩa Hiến pháp có nghĩa là quyền lực của lãnh đạo và cơ quan chính phủ bịgiới hạn và những giới hạn đó có thể được thực hiện thông qua những quy định trongHiến pháp Là một bộ phận của học thuyết nhà nước pháp quyền, mà trọng tâm của họcthuyết là sự giới hạn quyền lực nhà nước - Chủ nghĩa Hiến pháp Hình thức của sự kiểmsoát liêm chính nhà nước gồm: Kiểm soát liêm chính bên trong: Tự kiểm soát, kiểm soáttrước tạo nên mô hình chính thể nhà nước; Kiểm soát liêm chính bên ngoài: xã hội dân

sự, dự luận xã hội, báo chí, tự do thông tin Như một quy luật muốn kiểm soát quyền lựcnhà nước, thì quyền lực phải được phân ra, mà chúng ta gọi là phân công, phân nhiệm.Phân quyền hay phân công, phân nhiệm điều kiện nền tảng của kiểm soát sự liêm chínhcủa quyền lực nhà nước

1.2.2.1 Kiểm soát liêm chính bên trong

Tự kiểm soát, kiểm soát trước tạo nên mô hình chính thể nhà nước Chính thể Đạinghị; Chính thể Tổng thống; Chính thể Lưỡng tính.Nhưng chính thể không có khảnăng/không mặn mà với kiểm soát liêm chính quyền lực nhà nước: Quân chủ, độc tàì,chuyênchế, toàn trị, nhân trị, đảng trị Những chính thể có mục tiêu kiểm soát sự liêm chính quyềnlực nhà nước phải là nhà nước pháp quyền, phải là nhà nước có chủ nghĩa hiến pháp Môhình kiểm soát liêm chính thứ nhất làkiểm soát sự liêm chính của chế độ đại nghị, mô hìnhnày được hình thành dần dần trong thực tiễn của nhà nước Anh quốc Chính nơi đâyMontesquieu đã quan sát mà hình thành nên học thuyết phân quyền của ông Quốc hội - lậppháp do dân bầu Trong chế độ dân chủ bầu cử là kiểm soát mạnh nhất và khả dĩ của ngườidân Về nguyên tắc người dân sẽ loại trừ những ứng cử viên không có tinh thần liêm chínhvào cơ quan lập pháp của quốc gia Dựa trên thành phần của Quốc hội - lập pháp, hành phápvới chức năng thi hành pháp luật được thành lập và phải chịu trách nhiệm

4 Greg Russell, Chủ nghĩa Hợp hiến, trong cuốn Về pháp quyền và Chủ nghĩa Hợp hiến Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 tr 56.

Trang 14

trước lập pháp Các quan chức và đội ngũ công chức cấp dưới khác được hình thành nênbằng các được các quan chức hành pháp nói trên bổ nhiệm hoặc tuyển dụng theo quyđịnh của pháp luật Và lẽ đương nhiên về nguyên tắc những người có biểu hiện của sự bấtliêm sẽ bị loại ra khỏi danh sách đề cử Với tinh thần như vậy, tính liêm chính của bộ máynhà nước được duy trì Chế định chịu trách nhiệm của Chính phủ - hành pháp trước Quốchội là trung tâm của sự kiểm soát liêm chính của bộ máy thực hiện quyền lực nhà nước.Trong trường hợp đặc biệt sự bất liêm của công chức có thể dẫn đến sự bất tín nhiệm củacác bộ trưởng cấp trên, mà cán bộ đó trực thuộc.

- Nếu bất liêm chính quá nặng nề, thì Chính phủ có thể bị bãi chức - lật đổ, Quốc hộiphải tìm ra một Chính phủ với thành phần mới thay thế Nhưng với nguyên tắc sinh hoạtđảng một cách chặt chẽ, người của đảng nào chỉ bỏ phiếu cho người đảng đó, nên mỗi mộtQuốc hội với những thành phần đảng phái nhất định chỉ xác định cho một Chính phủ,

nên thay Chính phủ cũng là thay Quốc hội, nên Quốc hội phải bị giải tán Sự mâu thuẫn giữalập pháp và hành pháp được giải quyết bằng lá phiếu của người dân Người dân sẽ bỏ phiếubầu ra một Quốc hội khác và với thành phần Quốc hội khác sẽ có một Chính phủ khác.Quyền lực nhà nước một lần nữa lại thuộc về tay nhân dân Xét cho cùng sự phân quyền, nềntảng của trách nhiệm liêm chính được chuyển thành sự phân biệt giữa đảng cầm quyền vàđảng đối lập Sự hiện diện thường xuyên, thậm chí còn được thành lập một Chính phủ mờ(Shadow Cabinet) được người đối diện với Chính phủ đang cầm quyền trong các phiên họpcủa Nghị viện, sự bất lương khó có thể trốn thoát Mô hình kiểm soát liêm chính thứ hai củachế độ Cộng hòa Tổng thống Chính thể Tổng thống cộng hòa được hình thành trên cơ sở rútkinh nghiệm của hầu hết các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước của các nước trên thế giới,nhất là của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, cùng với các lý thuyết của các triết giathời bấy giờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới vẫncòn có hiệu lực cho đến tận ngày nay

- Kiểm soát liêm chính chế độ tổng thống (bỏ được) dựa trên nền tảng của sự phânquyền cứng rắn: Quốc hội - lập pháp do dân bầu ra; Chính phủ - hành pháp do Tổng thống nắm giữ cũng do nhân dân bầu ra thông qua đại cử tri Bầu cử là biện pháp kiểm soát liêm

Trang 15

chính của người dân đối với ứng cử viên sẽ được bầu vào các chức danh nghị sĩ thực hiệnquyền lập pháp, và tổng thống của nhà nước Người dân sáng suốt sẽ không bỏ phiếu chongười có hành vi bất liêm Mô hình kiểm soát liêm chính thứ ba của chế độ lưỡng tínhcộng hòa, mà đại diện là Cộng hòa Pháp quốc của Hiến pháp năm 1958 Sự kiểm soátliêm chính của tổ chức quyền nhà nước của chế độ mang cả dấu ấn của chính thể đại nghị

và của cả chính thể tổng thống cộng hòa Dấu ấn của chính thể đại nghị thể hiện ở chỗ,Quốc hội - lập pháp do dân bầu ra; Chính phủ - hành pháp do Quốc hội thành lập vàChính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội Dấu ấn của chính thể tổng thống cộnghòa thể hiện ở chỗ Nguyên thủ quốc gia - Tổng thống không những do dân bầu ra mộtcách trực tiếp, mà còn là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp - Chính phủ Vì vậy, Chínhphủ - hành pháp là trọng tâm của kiểm soát liêm chính không những phải chịu tráchnhiệm trước Quốc hội - lập pháp, mà còn phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống -nguyên thủ quốc gia Nếu như ở chế độ đại nghị sự chịu trách nhiệm này chỉ mang tínhhình thức, thì ở chế độ lưỡng tính hiệu lực trên thực tế Sự ảnh hưởng của các đảng pháichính trị cũng gần tương tự nhưng của chế độ đại nghị và chế độ tổng thống, như chỉkhác ở chỗ: Nếu như Tổng thống – nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng - người đứng đầuhành pháp cùng một đảng, thì chính thể này nghiêng hẳn về chế độ Tổng thống Nếu nhưkhông cùng một đảng, thì ngược lại nghiêng về chế độ đại nghị; Tổng thống - nghiêng vềhành pháp tượng trưng chủ yếu ở lĩnh vực đối ngoại, còn lại đối nội hầu như rơi vào tayThủ tướng Với ba hình thức kiểm soát sự liêm chính tương đương với 3 mô hình nói trênchủ yếu thể hiện mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp

- Kiểm soát liêm chính của quyền lực nhà nước - một dạng của mâu thuẫn giữa lậppháp và hành pháp Kiểm soát liêm chính của quyền lực nhà nước giữa lập pháp và hànhpháp, mà chủ yếu là kiểm soát hành pháp Sở dĩ như vậy, vì chính hành pháp mới là trungtâm của nhà nước, nơi nắm giữ mọi nguồn lực của nhà nước và trực tiếp điều hành quốcgia và cũng là nơi phát động mọi chủ trương chính chính sách Đảng cầm quyền Trongtrường hợp phạm phải sự bất liêm, các quan chức phải từ chức, đặc biệt phải áp dụng thủ

Trang 16

tục tư pháp/xét xử Kiểm soát liêm chính bằng tư pháp của nhà nước- cửa ải cuối cùngcủa kiểm soát sự liêm chính của quyền lực nhà nước.

1.2.2.2 Kiểm soát liêm chính bên ngoài

Kiểm soát liêm chính trong hoạt động của nhà nước không những chỉ được tiếnhành ở bên trong như trên đã phân tích, mà còn được diễn ra ở bên ngoài bằng hoạt độngcủa báo chí, của sự công khai, của dư luận xã hội và xã hội dân sự Trong cuộc đời củangười viết bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 Th Jefferson đã từng cho rằng: Trong 2thứ: i Chính phủ không cần báo chí, ii báo chí không cần Chính phủ, Ông sẵn sàng chọncái thứ hai Kiểm soát nói chung cũng như kiểm soát sự bất liêm phải gắn liền với côngkhai Bentham, tác giả nổi tiếng bằng Học thuyết Công lợi đã cho rằng: “Không có côngkhai thì mọi sự kiểm soát đều vô ích: So với công khai, tất cả mọi sự kiểm soát chỉ còn lạikhông đáng kể” 5 Các hình thức kiểm soát này đều gắn liền với quyền tiếp cận thông tincủa người dân Quyền này của người dân như là quyền tự do báo chí của người dân.Không có quyền tiếp cận thông tin thì người dân

1.2.2.3 Kiểm soát liêm chính của quyền lực nhà nước Việt Nam

Ngay từ Hiến pháp năm 1946 và Chính quyền mới của VNDCCH đã có chủtrương xây dựng một chính quyền liêm chính Chữ “Liêm” tức là: “luôn luôn tôn trọnggiữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước vàcủa nhân dân; Phải trong sạch, không tham lam Không tham địa vị Không tham tiền tài.Không tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chínhđại, không bao giờ hủ hoá Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”6

Ngay trong thời gian đầu tiên cầm quyền và cùng lúc phải tập trung mọi nguồn lựccho trận chiến Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minhvới cương là người đứng đầu Nhà nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa bác đơn xin ân xá của tử tù Trần Dụ Châu với hành vi tham ôtài sản của nhân dân hòng phục vụ cho cuộc sống xa đọa của mình cũng đồng bọn

5 Bentham 1838- 1843, tập 4.

6 Hồ Chí Minh, Toàn tập tập 10, tr 636.

Trang 17

Đến trước khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992, việc kiểm soát quyền lực nhà nướckhông được đặt ra một cách đậm đặc Mặc dù với sự hiện diện của các Hiến pháp thànhvăn của một nhà nước của giai cấp vô sản, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, sựkiểm soát quyền lực nhà nước về nguyên tắc không được đặt ra một cách quá nặng nềnhư của các nhà nước dân chủ khác Kiểm soát sự liêm chính của nhà nước cũng đượcđặt trong một tình trạng như vậy.

Chỉ mãi cho đến khi thay đổi tư duy, đổi mới, thay đổi nhận thức, từ một nền kinh

tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề kiểm soát quyền lựcnhà nước, trong đó có kiểm soát sự liêm chính của quyền lực nhà nước mới bắt đầu đượcđặt ra Năm 2001 bằng sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 mới có quy định:

- “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

- Hiến pháp năm 2013 không những tái khẳng định nguyên tắc trên, mà còn khẳngđịnh thêm nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước Đó là cơ sở khẳng định sự kiểmsoát giữa các quyền Hơn thế nữa, Hiến pháp năm 2013 còn cho phép xác định rõ thể chếnào đảm nhiệm các quyền: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ - quyền hànhpháp và Tòa án - quyền tư pháp Đây chính là cơ sở của việc thực hiện quyền kiểm soátquyền lực nhà nước Trong đó kiểm soát liêm chính của quyền lực nhà nước như là mộtphần của sự biểu hiện của kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung

1.2.3 Chính phủ phục vụ nhân dân

Nhà nước pháp quyền Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, bao nhiêu lợiích đều vì dân, bao nhiêu quyền hành đều của dân Quan điểm ấy có tính bản chất của Nhànước ta đã được khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp Đặc biệt Hiến pháp 1992 đãkhẳng định: "Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì

Trang 18

nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai củacông nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức"7 Đối với nhà nước ta, tính giai cấpgắn bó chặt chẽ với tính dân tộc và tính nhân dân Tư tưởng xây dựng một Nhà nước củadân, do dân, vì dân là do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương bắt nguồn từ truyền thống đạiđoàn kết dân tộc của các thế hệ người Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nước và giữnước; "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” (Trần Hưng Đạo), "Chở thuyền, lậtthuyền đều là dân” Nguyễn Trãi) và “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nềnnhân dân (Hồ Chí Minh) Bài học lấy dân làm gốc với tư tưởng bao nhiêu lợi ích đều vì dân,bao nhiêu quyền hành đều của dân luôn nhất quán trong lịch sử xây dựng và phát triển củaNhà nước ta, ngày nay càng trở nên hết sức quan trọng Nhà nước ta do dân lập nên, do dânbầu ra, dân kiểm tra, giám sát Đó phải là nhà nước hoạt động vì dân, lấy việc phục vụ nhândân làm mục tiêu cao nhất của mình Sức mạnh của Nhà nước ta bắt nguồn từ sức mạnh củanhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân; phải xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh,gần dân, sát dân, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của dân; đảm bảo trên thực tế quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "chúng ta phải hiểu rằng các cơquan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vácviệc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân "8 Vấn đề cấp bách đang được đặt ra làcần phải xây dựng một cơ chế pháp luật có hiệu quả, đảm bảo cho nhân dân luôn là chủ thểduy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước trên thực tế sao cho dân trao quyền cho các thiếtchế nhà nước mà không bị mất quyền và toàn bộ hoạt động của Nhà nước luôn nằm trongvòng kiểm tra, giám sát của chính nhân dân.

Với bốn bản Hiến pháp được thông qua, hệ thống pháp luật Việt Nam trên thực tế đãtrải qua bốn giai đoạn phát triển và cải cách Ở mỗi một giai đoạn lịch sử cụ thể, vai trò củapháp luật được thể hiện ở những mức độ khác nhau, lúc mạnh, lúc yếu nhưng ở mọi thời kỳpháp luật luôn là một trong nhưng công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội, củng cố

kỷ cương và tăng cường dân chủ Ngày nay, khi đất nước bước vào một thời kỳ

7 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Nxb Pháp lý - Nxb Sự thật, H.1992, tr.13

8 Hồ Chí Minh: Toàn tập NXB Chính trị Quốc gia, H.1995 Tập 4, tr.45.

Trang 19

phát triển mới: vấn đề cải cách pháp luật lại đang được đặt ra một cách cấp thiết Hiếnpháp 1992 đã xác định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăngcường pháp chế ” Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật là nguyên tắc

có tính hiến định xác lập các cơ sở chủ yếu điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hộigiữa công dân với công dân, giữa công dân với Nhà nước, giữa Nhà nước với các tổ chức

xã hội Sự đổi mới pháp luật tăng cường pháp chế đang được tiến hành trên cả ba lĩnhvực cơ bản: Xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật

Nhà nước pháp quyền đòi hỏi pháp luật phải được thực hiện nghiêm chỉnh và thốngnhất Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật phải trở thành đạo đức hàng đầu, thànhnếp sống tốt đẹp của mọi người Pháp luật vừa là hình thức pháp lý của tự do và dân chủ, vừa

là công cụ cơ bản để đảm bảo tự do và dân chủ Do vậy chỉ có trong khuôn khổ của Hiếnpháp và pháp luật, tự do dân chủ mới có ý nghĩa và giá trị thực tế Điều này có nghĩa là tự dodân chủ gắn liền mật thiết với kỷ cương và trật tự Tuân thủ nghiêm chỉnh triệt để pháp luật,thực hiện tích cực các quy định của pháp luật sống làm việc có kỷ cương, kỷ luật là đòi hỏicủa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân Củng cố kỷ luật nhà nước, kỷ cương trật tự xãhội không chỉ là nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý mà còn là nghĩa vụ đạo đức của mọi cán bộ,công dân Nhà nước ta quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng caođạo đức, kết hợp biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí kết hợp sứcmạnh của pháp luật với sức mạnh của quần chúng Đây chính là một nét đặc sắc trong tưtưởng văn hoá pháp lý truyền thống của các thế hệ người Việt Nam được kết tinh trong tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật

Nhà nước pháp quyền hay một chế độ pháp trị trong thế giới ngày nay đang là mộttrong những vấn đề tiếp tục được các dân tộc quan tâm Những giá trị của tư tưởng nhà nướcpháp quyền được đúc kết trong suốt tiến trình phát triển của tư tưởng pháp lý nhân loại đangtiếp tục được phát triển và làm phong phú thêm các xu hướng giao thoa giữa các nền văn hoáĐông - Tây và do vậy ngày càng trở nên có giá trị, có tính phổ quát Tuy nhiên sự phổ quát

đó không loại bỏ tính đặc thù của nền văn hoá của các dân tộc và vì thế không thể nói đếnnhững chuẩn mực pháp lý thống nhất hay mô hình nhà nước pháp quyền thống

Trang 20

nhất cho mọi quốc gia, dân tộc Việt Nam xuất phát từ truyền thống văn hoá pháp lý củamình, với các đặc điểm của sự phát triển kinh tế xã hội, kết hợp với việc tiếp thu các giá trị

có tính phổ biến ấy đang nỗ lực xây dựng không chỉ các quan điểm có tính lý luận mà cònphải xây dựng một nhà nước pháp quyền thực tế - nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trang 21

Chương 2 Thực tiễn xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo,

phục vụ Nhân dân ở Việt Nam

2.1 Những thành tựu đạt được

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, việc xây dựng một Chính phủ hànhđộng, kiến tạo, liêm chính, phục vụ phát triển, phục vụ Nhân dân là yêu cầu khách quan.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi nhậm chức (4-2016) đã truyền đi thông điệp mạnh

mẽ về xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ

Đã gần hai năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quyết tâm

nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụnhân dân Thời gian chưa dài nhưng đã chứng tỏ rằng đây là một thông điệp có sức lay độnglớn và dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, của Thủ tướng đang đivào những việc cụ thể nhất và hình ảnh về một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động,phục vụ ngày càng đậm nét Bước đầu đã đạt được những thành tựu9:

- Đổi mới tư duy về phương thức chỉ đạo, điều hành của Chính phủ10

Thay đổi tư duy về phương thức chỉ đạo, điều hành của Chính phủ được thể hiện

rõ qua thông điệp của Thủ tướng Chính phủ trong rất nhiều phiên làm việc: chuyển từphương thức mệnh lệnh hành chính sang Nhà nước kiến tạo, phục vụ; chính quyền khôngđược trở thành gánh nặng của người dân, doanh nghiệp; đồng thời, cần phân định rõ chứcnăng quản lý nhà nước và chức năng thị trường, hạn chế, tiến tới xóa bỏ cơ chế xin - cho,cái gì thị trường làm được thì để cho thị trường làm, Chính phủ tập trung vào công tácxây dựng thể chế, chính sách, tạo môi trường cho đầu tư kinh doanh phát triển

Tư duy về xây dựng Nhà nước kiến tạo đã được chuyển thành những thay đổi trongphương thức điều hành kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Trước hết, Chính phủ nhấn mạnh đến

9 chinh-phu-kien-tao.html

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2508-ket-qua-buoc-dau-sau-2-nam-xay-dung-10 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chính phủ kiến tạo chuyển mạnh từ quản lý sang phục vụ, Vnexpress.net, ngày 1-1-2017.

Trang 22

tăng trưởng thực chất, bền vững, không đánh đổi bằng những thành tích ngắn hạn Chẳnghạn, Thủ tướng đã quyết định không điều chỉnh hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng của năm

2016 để làm mục tiêu phấn đấu Kết quả năm 2016 cho thấy, tăng trưởng GDP đạt 6,21%,thấp hơn so với 6,7% theo kế hoạch Tuy nhiên, trong bối cảnh năm 2016 gặp rất nhiềukhó khăn thì kết quả đạt được đã thể hiện sự nỗ lực rất đáng ghi nhận trong điều hànhkinh tế vĩ mô của Chính phủ

Năm 2017, tăng trưởng GDP là 6,81%, cao hơn nhiều so với mức tăng của các năm từ2011-2016 Đáng chú ý, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 được Quốc hội thông qua là6,7%, đã từng được đặt vấn đề có nên điều chỉnh khi đầu năm, có nhiều dự báo khó đạt bởiGDP hai quý đầu năm đều thấp Tuy nhiên, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt cácgiải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng và đạt kết quả vượt kế hoạch đề ra

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chú trọng nhiều hơn đến các mục tiêu, chỉ tiêu liênquan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đã

có những điều chỉnh phù hợp hơn với các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra

Phong cách điều hành hoạt động của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đã có

sự thay đổi mạnh mẽ Trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc được đánh giá là có mật độ đến các tỉnh làm việc dày đặc nhất Thủ tướng cũng làlãnh đạo có nhiều chỉ đạo cụ thể nhất, cùng với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủlàm việc với các Bộ, ngành về thực thi nhiệm vụ được giao, nhằm rút ngắn khoảng cách

từ lời nói đến việc làm Theo phong cách đó, nhiều nơi đã ký cam kết về tạo môi trường

và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhiều văn bản chính sách, pháp luật cũng đã đượcban hành nhanh chóng, tình trạng nợ đọng nhiệm vụ cũng có chuyển biến rõ nét

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế11:

11 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn Việt

Nam, Nxb

Lý luận chính trị, Hà Nội, 2017

Trang 23

Trong hai năm 2016-2017, Chính phủ tập trung vào việc xây dựng bộ máy chínhquyền liêm chính, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 123/2016/NĐ-CP, đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc cho việc kiệntoàn bộ máy và đổi mới hoạt động của các Bộ, ngành Trung ương Theo đó, nhiều nơi đãtriển khai việc kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là việcsáp nhập, cắt giảm các đầu mối và biên chế trực thuộc Chẳng hạn, trong năm 2016, BộCông Thương đã cắt giảm 7 đầu mối đơn vị trực thuộc (từ 35 xuống còn 28 đầu mối); HàNội đã cắt giảm 55 phòng ban, giảm 130 đơn vị sự nghiệp và giảm 171 trưởng phòngban Bộ Nội vụ tiến hành rà soát các địa phương có tình trạng bổ nhiệm người thân giữcác vị trí lãnh đạo, quản lý.

Ngày 24-11-2017, để đẩy mạnh hơn nữa việc kiện toàn bộ máy, Quốc hội banhành Nghị quyết số 56/2017/QH14 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chínhnhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết đã đề ra những giải pháp

để tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn với các tiêu chí cụthể; tập trung vào việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ; xác định rõ tiêu chí thànhlập phòng, vụ, cục, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; sắp xếp, tổchức bộ máy ở địa phương Nghị quyết xác định việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấulại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm đến năm 2021 giảmđược 10% biên chế so với biên chế được giao năm 2015

Ngày 5-9-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường

kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp Chính phủ cũng đã có cácbiện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh và hợp lòng dân các vụ việc có dấu hiệu vi phạm củacông chức ở tất cả các cấp chính quyền, từ những vụ việc nhỏ, như trong vụ Cafe Xin chàotại huyện Bình Chánh cho đến vụ ô nhiễm môi trường tại Formosa Hà Tĩnh năm 2016

Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các cơ quan nhà nước, doanhnghiệp nhà nước cũng được đẩy mạnh Năm 2016, Chính phủ đã yêu cầu khẩn trương điềutra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần ĐạiDương, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Năm 2017, Thanh tra

Trang 24

Chính phủ đã triển khai gần 200.000 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm 34.222 tỷ đồng,5.803 ha đất; kiến nghị thu hồi 19.521 tỷ đồng và trên 5.000 ha đất; xuất toán, loại khỏigiá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét

xử lý 14.701 tỷ đồng, 729 ha đất Cơ quan thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính1.581 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành trên 118.000 quyết định xử phạt vi phạm hànhchính tổ chức, cá nhân với số tiền 3.180 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự

83 vụ, 176 đối tượng Qua việc chủ động thanh tra, kiểm tra, Chính phủ và chính quyềncác cấp đã kịp thời phát hiện và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền nhiều vụ án thamnhũng lớn, qua đó giúp củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và xâydựng Chính phủ kiến tạo phát triển

- Cải cách hành chính với trọng tâm là đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chínhtrong các lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương đã được đặc biệtquan tâm Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo, quán triệt nhằm đẩymạnh cải cách hành chính, kiên quyết tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở hoạt động sảnxuất, kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơquan nhà nước Kết quả rà soát thủ tục hành chính năm 2016 của cơ quan hành chính nhànước các cấp đã đề nghị bỏ 252 thủ tục không cần thiết, sửa đổi 901 thủ tục không hợp

lý, tổng số thủ tục hành chính được đơn giản hóa lên tới 4527/4723 thủ tục (đạt tỷ lệ95,85%); các Bộ, ngành đã chuẩn hóa 3589/4008 thủ tục (đạt 89,5%), số thủ tục đượccông bố kịp thời sau khi chuẩn hóa là 3495/3589 (đạt 87,3%), số thủ tục được công khaikịp thời trên Cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi công bố là 3176/3589 (đạt 88,5%)

Trong năm 2017, báo cáo với Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đếnnay đã cắt giảm, đơn giản hóa trên 5.000 thủ tục hành chính, đồng thời, công khai chỉ số cảicách hành chính của các bộ ngành, địa phương Để có kết quả đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã

đề xuất, trình Chính phủ bỏ 1.930 yêu cầu, điều kiện về kinh doanh được cho là những giấyphép con cản trở doanh nghiệp lâu nay; Bộ Công thương cũng tiến hành rà soát, đơn giản hóađiều kiện kinh doanh, đề xuất kế hoạch, lộ trình cắt giảm các thủ tục, điều kiện kinh doanhcũng như phương án giám sát cụ thể (dự kiến có khoảng 38-50% tổng số điều

Trang 25

kiện kinh doanh sẽ được cắt giảm); Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quanliên quan tổng hợp, đánh giá các rà soát, kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật liênquan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh đang gây vướng mắc, bất cập trongthực tiễn

- Về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp12:

Tháng 4-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2016/NQ-CP, đề ra nhữngnhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia trong 2 năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 Chỉ một tháng sau,Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanhnghiệp đến năm 2020 đã được Chính phủ thông qua Đây là lần đầu tiên, Chính phủ córiêng một nghị quyết về phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam, với mục tiêu đến năm 2020,

cả nước có trên 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Đồng thời, đề ra 9 nguyêntắc và 17 giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp

Trong năm 2016-2017, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định quy định vềđiều kiện đầu tư kinh doanh với việc loại bỏ nhiều điều kiện kinh doanh được ban hànhchưa đúng thẩm quyền; trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục

4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư nhằm xâydựng môi trường kinh doanh lành mạnh; Ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6-1-2017 nhằm điều chỉnh việc thi hành Luật Đất đai theo hướng tháo gỡ những vướng mắctrong thực hiện pháp luật về đất đai và tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cậnđất đai phục vụ sản xuất kinh doanh

Nhiều hành động quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh đã được xúc tiếntrong năm 2016 và 2017, như: tăng cường trực tiếp đối thoại, tiếp nhận kiến nghị, phản ánhcủa doanh nghiệp; yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chủ trương “3 đồng hành,

12 Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao (chủ biên): Nhà nước kiến tạo phát triển: Lý luận, thực tiễn trên thế giới

và ở

Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2017

Trang 26

5 hỗ trợ” đối với doanh nghiệp (Ba đồng hành là: đồng hành đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng hành trong hoàn thiện thể chế, pháp luật trên các lĩnhvực như xuất nhập khẩu, thuế, đất đai, xây dựng, tín dụng, đầu tư bảo đảm công khai, minhbạch, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp; đồng hành và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, nhất

là trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế vùng và địa phương Năm hỗ trợ là: hỗtrợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động; hỗ trợ tạo môi trườngthuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng, tiếp cận nguồn lực và cơ hội; hỗ trợ xâydựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực); chấm điểm lãnh đạo địa phương qua phát triển của doanh nghiệp WebsiteDoanhnghiep.chinhphu.vn đã bắt đầu hoạt động từ ngày 1-10-2016 và từ ngày 5-10-2016 đãtiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Những thông điệp mạnh mẽ và hành động quyết liệt đó của Chính phủ đã nhận được

sự phản hồi tích cực từ khu vực kinh tế tư nhân Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăngnhanh, trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể giảm đi Tính chung cả năm 2016, số doanhnghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,2% sovới năm 2015; tổng vốn đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1% Trong năm 2016, có26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm trước, nâng tổng sốdoanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2016 lêngần 136,8 nghìn doanh nghiệp Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm 2016 là60.667 doanh nghiệp, giảm 15,2% so với năm 2015, bao gồm 19.917 doanh nghiệp đăng kýtạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 27,3% và 40.750 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt độngkhông đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 26,9%

Năm 2017, tính chung cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới(tăng 15,2%) với tổng vốn đăng ký là 1.295,9 nghìn tỷ đồng (tăng 45,4%) Bên cạnh đó,

có 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt độngtrong năm 2017 là 60.553 doanh nghiệp, giảm 0,2% so với năm 2016

Ngày đăng: 01/10/2019, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w