1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI công ty cổ phần chứng khoán Vndirect

29 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 77,28 KB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG,công ty cổ phần, chứng khoán Vndirect

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Các công ty chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán Vndirect nói riêng là mộttrong những nơi mà sinh viên khoa tài chính ngân hàng mong muốn được thực tập và làm việcsau khi ra trường Đây là chiếc nôi đào tạo ra những nhà phân tích tài chính giỏi,những chuyênviên tư vấn,môi giới chứng khoán và cũng là nơi mà các bạn sinh viên trẻ mới ra trường có thểhọc hỏi và trau dồi thêm những kinh nghiệm thực tế, phát huy đúng chuyên ngành của mình.Chính vì vậy mà ngày 16/12/2014 vừa qua khoa Tài chính Ngân hàng- trường ĐH Kinh Tế-ĐHQGHN đã tổ chức cho sinh viên các lớp TCNH được tham dự buổi nói chuyện với các anhchị nhân viên bên Công ty cổ phần chứng khoán Vndirect – một trong 3 công ty lớn nhất ngànhchứng khoán Việt Nam.Buổi nói chuyện có sự tham gia của TS.Trần Thị Thanh Tú-Phó chủnhiệm phụ trách khoa Tài chính ngân hàng và ThS Tô Lan Phương cùng với đông đủ sinh viêncác lớp K56.TCNH và K57.TCNH.CLC

Tại đây chúng em đã được gặp gỡ và giao lưu với anh Tuấn Anh , chị Nga của công ty cổphần chứng khoán Vndirect và được các nghe anh chị chia sẻ những kinh nghiệm rất chân thànhcủa bản thân khi làm việc tại công ty như thế nào cũng như những điều cần tích lũy để có thể cóđược cơ hội việc làm ở Vndirect Qua những giờ phút trò chuyện tuy ngắn ngủi nhưng đã đem lạicho em nói riêng và các bạn sinh viên khoa Tài chính ngân hàng nói chung những kiến thức rất

bổ ích về ngành chứng khoán cũng như về hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoánVndirect

Trang 4

Câu 1: Nhận xét về tổ chức hoạt động và danh mục dịch vụ của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng khoán, thựchiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng khoán, môigiới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tưvấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư Công ty chứng khoán có thể tham gia quá trình trao đổi cổphiếu trong thị trường với vai trò trung gian

Tổ chức hoạt động

 Theo mô hình tổ chức hoạt động thì công ty chứng khoán có thể chia thành nhiều loại: Công ty

cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty hợp danh: Là loại hình kinh doanh có từ hai chủ sở hữu trở lên, thành viên

của công ty chứng khoán hợp danh bao gồm: Thành viên góp vốn và thành viên hợpdanh Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản củamình về nghĩa vụ thanh toán của công ty Các thành viên góp vốn không tham gia điềuhành công ty, họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình đối vớinhững khoản nợ của công ty.Công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ mộtloại chứng khoán nào

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công

ty là các cổ đông Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Công ty cổ phần cóquyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật hiện hành

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản

nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kếtgóp vào doanh nghiệp.Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành cổphiếu

Trang 5

Do các ưu điểm của loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn so vớicông ty hợp danh, vì vậy hiện nay chủ yếu các công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Hiện nay ở nước ta theo quyết định số 03/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998của UBCK, CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại ViệtNam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hìnhkinh doanh chứng khoán

 Theo cách phân loại dựa vào các nghiệp vụ thực hiện của công ty chứng khoán thì công tychứng khoán có thể chia thành các loại như sau:

Công ty môi giới chứng khoán: là công ty chỉ thực hiện việc trung gian, mua bán

chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng

Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: là công ty chứng khoán có lĩnh vực hoạt

động chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá

Công ty kinh doanh chứng khoán: là công ty chứng khoán chủ yếu thực hiện nghiệp

vụ tự doanh, có nghĩa là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

Công ty trái phiếu: là công ty chứng khoán chuyên mua bán các loại trái phiếu.

Công ty chứng khoán phi tập trung: là các công ty chứng khoán hoạt động chủ yếu

trên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường bằng các dịch vụcung cấp

Đối với các thị trường chứng khoán phát triển thì vai trò của các công ty này là rấtlớn.Còn đối với những thị trường mới phát triển như nước ta thì tiềm năng của các công ty này làrất lớn

Danh mục dịch vụ

Môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán

chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàngtiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường OTC Vì các quyếtđịnh đầu tư do chính khách hàng đưa ra nên họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm về kết quả

Hiện nay, tất cả các công ty chứng khoán ở nước ta đều đang thực hiện nghiệp vụ này.Nhânviên phòng môi giới của các công ty chứng khoán sẽ cung cấp thông tin về các công ty niêm yết,các thông tin thị trường cho khách hàng bên cạnh đó họ sẽ đại diện cho khách hàng trong việcthực hiện các giao dịch Tuy nhiên đó mới chỉ là "môi giới giao dịch" khi thị trường phát triển thìhoạt động môi giới phải đóng vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán và nhà đầu tư

Trang 6

mua chứng khoán, thông qua hoạt động môi giới nhà môi giới chứng khoán sẽ trở thành ngườibạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời cho nhà đầu

tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo

Nghiệp vụ tự doanh: Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán là quá trình tự tiến hành các

giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình Đây được coi là một khoản đầu tư của công tybởi vì hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích thu lợi nhuận cho chính công ty thông quahành vi mua bán chứng khoán với khách hàng Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp

vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính côngty

Hoạt động tự doanh được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGCK hoặc thị trườngOTC.Trên thị trường OTC hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thôngqua hoạt động tạo lập thị trường.Lúc này, công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thịtrường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiệnmua bán chứng khoán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá

Đối với các công ty chứng khoán ở nước ta hiện nay thì chỉ có một số công ty thực hiệnhoạt động này bởi vì theo quy định của pháp luật thì muốn thực hiện nghiệp vụ này thì công tychứng khoán cần đáp ứng được một số yêu cầu mà đầu tiên là phải có vốn điều lệ 12 tỷ Đâycũng là một điều bất lợi đối với một số công ty chứng khoán khi không có đủ điều kiện về vốntrong khi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và khả năng phân tích

Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán là việc

thực hiện các đợt chào bán và phân phối chứng khoán cho các doanh nghiệp cổ phần hoá ra côngchúng và thực hiện bảo lãnh Có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một trong những nghiệp

vụ phổ biến ở các công ty chứng khoán, nó giúp cho tổ chức phát hành thực hiện các thủ tụctrước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứngkhoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành

Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thì mới chỉ có một số công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụnày, đó là những công ty có ngân hàng mẹ hỗ trợ rất nhiều về năng lực, vốn, các quan hệ sẵn có

Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư là việc thực hiện quản

lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinhlợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn nguồn vốn cho khách hàng Việc lập vàquản lý danh mục đầu tư đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn có kinh

Trang 7

nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính Chính vì vậy để có thể hoạt động tốt tạo lòng tin chokhách hàng đồng thời thu được nguồn lợi nhuận trong tương lai cho công ty thì cần phải nângcao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này.

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: Dựa trên hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên,

phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến pháthành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn chất xám mà họ

đã bỏ ra để kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cho cả công ty chứng khoán lẫn khách hàng Nhà

tư vấn đòi hỏi phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, vì vớilời khuyên đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí phá sản, còn người

tư vấn thu về cho mình khoản thu về dịch vụ tư vấn bất kể hoạt động đó thành công hay không

Bên cạnh các hoạt động tư vấn về đầu tư chứng khoán các công ty chứng khoán còn thực

hiện một mảng tư vấn rất lớn đó là mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Trong mảng tư vấn về tài chính doanh nghiệp các công ty chứng khoán thực hiện các hoạtđộng: Tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi hìnhthức sở hữu, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, chia tách, sát nhập…Những mảng hoạt độngnày đòi hỏi đội ngũ nhân viên tư vấn của công ty chứng khoán cần phải nghiên cứu tìm hiểu cácvấn đề tài chính doanh nghiệp một cách chuyên sâu

Những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong việc sắp xếp đổimới hình thức sở hữu của các doanh nghiệp, tất cả công ty chứng khoán đều đã thực hiện rất tốtmảng hoạt động này

Câu 2:Thực trạng quản trị công ty chứng khoán ở Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đang suy thoái và vẫn gặp nhiều khó khắn,năm 2014 tình hình kinh kế có chút cải thiện tích cực nhưng rất chậm chạp vì vậy nó có ảnhhưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán nói chung Các công ty chứng khoán vì thế cũng gặpnhiều khó khăn không chỉ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà còn bởi các nhàđầu tư trong nước vẫn còn đang khá rụt rè trong việc đầu tư trong một nền kinh tế vĩ mô chưa ổnđịnh như hiện nay

Trang 8

Theo cam kết WTO, năm 2012 sẽ mở cửa hoàn toàn với các dịch vụ chứng khoán ViệtNam, sự cạnh tranh trên thị trường này chắc chắn sẽ khốc liệt hơn.

Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam cho thấy, hầuhết các địnhchế trung gian này đều thực hiện chưa tốt 03 nguyên tắc:

• Kiểm soát rủi ro

• Tránh xung đột lợi ích

• Thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Thứ nhất, mục tiêu của nguyên tắc về kiểm soát rủi ro là nhằm đảm bảo công ty chứng

khoán hoạt động lành mạnh, giá trị cổ đông tăng trưởng liên tục Kiểm soát rủi ro hiện nayđang là vấn đề đáng lo ngại nhất của các công ty chứng khoán Việt Nam Lạm dụng đòn bẩytài chính, cung cấp tín dụng cho nhà đầu tư mua chứng khoán một cách bất hợp pháp và vượtquá ngưỡng kiểm soát rủi ro của công ty chứng khoán đã trở thành chuyện hàng ngày của thịtrường

Trong hai năm gần đây, để cạnh tranh, nhiều công ty cho vay đầu tư chứng khoán với tỷ lệđòn bẩy tài chính từ 100% tới 300%, các dịch vụ cho vay khác như cho vay ứng trước ngaysau khi có kết quả khớp lệnh, repo cổ phiếu chưa niêm yết, cho vay bảo chứng, cho vay100% thời gian T+1, T+2, thậm chí ñến T+7, hợp tác với các ngân hàng thương mại để cungcấp dịch vụ cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán

Thông qua công tác giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cho thấy, không

ít công ty chứng khoán cho nhà đầu tư “VIP” vay để giao dịch với số tiền lên tới 30-40 tỷñồng Giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng khiến các công ty chứng khoán đã lãng quên cácnguyên tắc về quản trị rủi ro, nhằm chạy theo việc cạnh tranh và thu hút khách hàng Gần đâynhất, dư luận thị trường xôn xao vì thông tin một số nhà đầu tư VIP đã sử dụng đòn bẩy tàichính để lừa các công ty chứng khoán

Nhóm nhà đầu tư này đã ñược công ty chứng khoán hỗ trợ tài chính ñể liên tục mua vào vàichục tỷ đồng cổ phiếu AAA, đẩy giá cổ phiếu này lên mức cao ngất ngưởng rồi chính nhómnày lại mở tài khoản mới tại các công ty chứng khoán khác, sử dụng đòn bẩy tài chính lênñến 70% giá trị giao dịch để mua lại số cổ phiếu này Như vậy, với chiêu bài dùng tiền củachính công ty chứng khoán để mua vào tay này, bán ra tay kia, nhóm nhà đầu tư này đã thu

về vài chục tỷ đồng rồi “biến mất”, để lại “nạn nhân” là một số công ty chứng khoán ômđống cổ phiếu AAA mà giá trị thị trường liên tục đi xuống Thông tin chi tiết về sự kiện này

Trang 9

tuy chưa được cơ quan quản lý chứng khoán xác nhận cụ thể nhưng có thể coi đây là bài họcquý báu về kiểm soát rủi ro cho các công ty chứng khoán.

Bên cạnh đó, tình trạng thua lỗ của hầu hết các công ty chứng khoán trong năm 2010 cũngphần nào phản ánh việc quản trị kinh doanh và quản trị rủi ro chưa tốt của các doanh nghiệpnày Báo cáo tài chính quý 3-2010 cho thấy, tại 25 CTCK đang niêm yết trên sàn có đến 9công ty thông báo lỗ quý 3 (đều ở sàn HNX) Lỗ nặng nhất là CTCK Kim Long (KLS), tới

193 tỷ đồng (lũy kế 9 tháng KLS lỗ 203 tỷ đồng), CTCK Bảo Việt (BVS) thông báo lỗ 83,6

tỷ đồng; lũy kế 9 tháng lỗ của BVS là 74,6 tỷ đồng CTCK Rồng Việt (VDS) quý 3 cũng lâmvào tình trạng thua lỗ gần 25,5 tỷ đồng Chứng khoán Hải Phòng- HPC lỗ nặng quý 3 với42,9 tỷ đồng; CTCK Công Thương lỗ 26,96 tỷ ñồng điều này ñặt ra nhiều dấu hỏi về tìnhhình quản trị của các công ty chứng khoán

Thứ hai, một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản trị công ty chứng khoán là tránh

xung đột lợi ích Với tư cách là tổ chức cung cấp dịch vụ, tránh xung đột lợi ích là nhằm đảmbảo rằng công ty chứng khoán tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, cung cấptốt dịch vụ, duy trì cũng như phát triển được cơ sở khách hàng bền vững Tuy nhiên, các công

ty chứng khoán Việt Nam cũng chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này Tránh xung đột lợi íchthể hiện ở hai lĩnh vực chủ yếu:

• Tách biệt tài sản của công ty chứng khoán và tài sản khách hàng, tách biệt tài sản của cáckhách hàng với nhau

• Thực hiện đúng các nguyên tắc ưu tiên trong thực hiện lệnh của khách hàng Thực hiệnnguyên tắc này, trong những năm gần đây, UBCKNN đã rất vất vả trong việc yêu cầu cáccông ty chứng khoán thực hiện tách biệt tiền của khách hàng và tiền của công ty Mặc dùquy định được UBCKNN ban hành từ năm 2007, nhưng cơ quan này mới chỉ thực sựthúc giục các công ty chứng khoán thực hiện quy định tách biệt tài sản trong 2 năm 2008

và 2009 Kết quả là có khoảng 20/105 công ty thực hiện Tuy nhiên, đến năm 2010, dotính chất phức tạp của việc yêu cầu nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng thương mại vàkết nối tài khoản này với các giao dịch chứng khoán, hầu hết các công ty chứng khoán lạiquay lại phương thức sử dụng một tài khoản tổng cho tất cả các nhà đầu tư tại ngân hàng.Với phương thức này, sự tách biệt tài sản của nhà đầu tư là không tồn tại, vì thế nếu cótình trạng công ty chứng khoán lạm dụng tiền của nhà đầu tư này để cho nhà đầu tư khácvay mua chứng khoán thì cơ quan quản lý chứng khoán cũng khó lòng giám sát được

Trang 10

Bên cạnh đó, việc tôn trọng và thực hiện đúng các nguyên tắc về ưu tiên lệnh của kháchhàng cũng chưa được các công ty chứng khoán thực hiện triệt để.

Năm 2010 là một năm báo chí và công luận ghi nhận các giao dịch thao túng thị trườngxảy ra nhiều nhất từ trước tới nay Những cổ phiếu của doanh nghiệp có hoạt đông bình thườnghoặc thua lỗ đột nhiên tăng giá chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn như AMV, MKV, HTV, HHC

và nhiều mã cổ phiếu khác Một số vụ thao túng giá chứng khoán mà cơ quan quản lý phát hiệnđược đều cho thấy dấu hiệu đặt lệnh dồn dập đầu phiên, cuối phiên hoặc sát giờ khớp lệnh ñịnh

kỳ để tác động đến giá mở cửa hoặc giá tham chiếu Dư luận thị trường cho rằng nếu thiếu sự

“giúp ñỡ” của nhân viên công ty chứng khoán, những nhà đầu tư thực hiện các hành vi thao túnggiá này khó lòng có thể đặt lệnh như vậy Báo cáo giám sát của các Sở Giao dịch Chứng khoánnăm 2009 cho thấy, có tới 77% các vi phạm của công ty chứng khoán thành viên là vi phạm vềviệc đặt, hủy và sửa lệnh sai quy ñịnh Hiện tượng này một mặt làm tổn hại đến quyền và lợi íchhợp pháp của cộng đồng đầu tư, một mặt giảm niềm tin của thị trường vào chính các công tychứng khoán

Thứ ba, thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp (code of conduct) là một trong những

nguyên tắc về quản trị của công ty chứng khoán Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng công tychứng khoán cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng và giảm thiểu rủi ro đạođức Hầu hết các công ty chứng khoán đều xây dựng những quy chế quản trị nội bộ, cá biệt

có công ty xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp áp dụng trong công ty Tuy nhiên, việc

vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty chứng khoán vẫn còn phổbiến trên thị trường điển hình là vụ nhân 5 viên môi giới chứng khoán bắt cóc con gái, tốngtiền chính khách hàng của mình Một số công ty chứng khoán như Thiên Việt, Công ty chứngkhoán Phố Wall đã bị khách hàng khiếu nại về việc lạm dụng tài khoản khách hàng Cókhông ít trường hợp dư luận dị nghị về công ty chứng khoán thổi phồng tình hình lợi nhuận

và kinh doanh để thu hút khách hàng; tiết lộ thông tin về tình hình hoạt ñộng kinh doanh củacông ty niêm yết cho người thân và bạn bè để trục lợi từ việc có trước thông tin; cạnh tranhthiếu lành mạnh bằng cách tung tin thất thiệt về dối thủ; nhân viên công ty môi giới tham giavào việc tung tin đồn về việc “đánh lên” một số cổ phiếu nhất định hoặc chính bản thân cáccông ty chứng khoán cũng tham gia vào các “đội lái” để làm giá trên thị trường chứng khoán;hoặc nhân viên công ty chứng khoán sau khi chuyển sang công ty khác đã tiết lộ bí quyếtkinh doanh của công ty cũ cho công ty mới Mặc dù cơ quan quản lý chứng khoán có rất ít

Trang 11

thông tin phản hồi về những vụ việc này, nhưng đây là những câu chuyện được bàn luận sôinổi của giới kinh doanh chứng khoán và những người tham gia hầu hết ñều cho rằng thịtrường chứng khoán cần một “quy tắc đạo đức nghề nghiệp”.

Câu 3: Phân tích các rủi ro thường gặp và các biện pháp quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán

Các công ty chứng khoán là một trong những công ty đem lại mức thu nhập khá hấp dẫn tuy nhiên những công ty chứng khoán cũng đối mặt với không ít những rủi ro

Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp, rủi ro vận hành

• Đây là loại rủi ro có mặt trong hầu hết hoạt động của CTCK

• Rủi ro này xuất phát từ các nhân tố như đội ngũ nhân viên, hệ thống công nghệ của công

ty, các tác động khách quan khác Trong đó có một số trường hợp như nhân viên gian lận,môi giới giả mạo chữ ký khách hàng hay của công ty để rút tiền, đặt nhầm lệnh, tự doanh dùng tiền của công ty mua chứng khoán bên ngoài và bán lại cho công ty để ăn chênh lệch, vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ công

ty, vi phạm các quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ, quy chế, kể cả các quy định về đạo đức nghề nghiệp

• Nếu không quản trị tốt rủi ro này CTCK sẽ phải đối diện với tổn thất về uy tín và tài sản

Biện pháp quản trị:

• Thiết kế quy trình, bộ máy vận hành có sự kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các cá nhân, bộ phận Tại Công ty, các quy trình nghiệp vụ và bộ máy hoạt động được thiết kế với mục đích có sự kiểm tra chéo lẫn nhau để tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ, hạn chế sự lạm quyền và sớm phát hiện các sai phạm có thể xảy ra;

• Nâng cao ý thức tuân thủ của nhân viên Công tác đào tạo, tuyên truyền về tuân thủ được chú trọng Nhân viên mới được tuyển dụng đều được đào tạo, phổ biến về các quy trình, quy chế chung và các quy định đặc biệt có liên quan đến công việc của mình Trong suốt thời gian làm việc tại SSI, nhân viên được đào tạo định kỳ để nắm rõ quy trình làm việc và nâng cao ý thức tuân thủ;

• Thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ;

• Áp dụng kỷ luật nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quy định của Công ty

Rủi ro tín dụng

Trang 12

• Rủi ro tín dụng là rủi ro mà CTCK có khả năng không thu được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

• Rủi ro này nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ ký quỹ (margin) cho khách hàng, nhiều công ty đã phải chấp nhận khoản lỗ lớn vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ trách nhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản Cũng

có ý kiến cho rằng nên kiện khách hàng ra tòa nhưng việc này thường tốn nhiều thời gian

và phát sinh chi phí lớn.Mặc dù giao dịch ký quỹ là một công cụ tốt để cạnh tranh và hỗ trợ cho cuộc chạy đua giành thị phần nhưng cần quản trị rủi ro này tốt để đảm bảo tránh được khoản lỗ lớn

Biện pháp quản trị

• Lập danh mục hỗ trợ thận trọng trên cơ sở tuân thủ các quy định của UBCKNN, đồng thời chấm điểm các cổ phiếu trên các yếu tố thanh khoản, biến động giá và định giá cổ phiếu dựa trên báo cáo phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Danh mục cổ phiếu làm tài sản bảo đảm được đánh giá lại hàng tháng để kịp thời cập nhật tình hình biến động của cổ phiếu, đồng thời các trường hợp cá biệt cũng được đánh giá ngay khi cổ phiếu xuất hiện thông tin xấu;

• Xây dựng hệ thống hạn mức đan chéo để kiểm soát tối đa: tổng hạn mức cho vay ký quỹ, hạn mức tối đa trên 1 khách hàng, hạn mức tối đa trên 1 mã cổ phiếu, tỷ lệ cảnh báo ngưỡng an toàn, tỷ lệ cảnh báo ngưỡng ép bán thu hồi nợ,

• Giám sát tình hình dư nợ và tỷ lệ rủi ro hàng ngày để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro: ví dụ dư nợ có độ tập trung cao trên 1 khách hàng, trên 1 cổ phiếu, cổ phiếu có biến động giá bất thường, cổ phiếu có thông tin bất thường, cổ phiếu có biến động giao dịch bất thường và nghi vấn trong phiên giao dịch

• Chấm điểm và đánh giá khách hàng sử dụng giao dịch ký quỹ phải đảm bảo các tiêu chí theo các nguyên tắc do SSI quy định, ràng buộc trách nhiệm của Môi giới chăm sóc khách hàng trong việc cảnh báo và thu hồi nợ vay

• Nói “không” với các hình thức đảo nợ, xoay vòng nợ

Rủi ro thanh toán

• Rủi ro thanh toán, đó là việc CTCK bị thiếu hụt số dư tiền hay chứng khoán trên tài khoản để thanh toán cho các giao dịch trong ngày

• CTCK vấp phải rủi ro này do cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao mà chưa đặt nặng yêu cầu quản trị rủi ro nên phải gánh chịu các khoản lỗ khi khách hàng mấtkhả năng thanh toán; cũng có trường hợp công ty muốn gia tăng lợi nhuận trong khi

Trang 13

nguồn tài chính hạn hẹp bằng cách vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ, trường hợp này rủi ro của CTCK sẽ lớn hơn do sử dụng đòn bẩy tài chính; hay dùng tiền và chứng khoán trong tài khoản ít giao dịch để bù đắp giao dịch tạm thời, điều này hết sức rủi ro khi khách hàng giao dịch trở lại hay rút tiền.

Rủi ro thanh khoản của thị trường

• Rủi ro thanh khoản xảy ra khi CTCK mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cáckhoản nợ đến hạn.Khi thanh khoản biến động bất thường và đột ngột thì rủi ro cho CTCK

là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh, cho vay ký quỹ hay trong tương lai là các hoạt động vay mượn chứng khoán và sản phẩm quyền chọn

Biện pháp quản trị:

• Duy trì quy trình quản lý tiền mặt chặt chẽ

• Duy trì một tỷ lệ hợp lý và cân đối giữa tài sản và nợ, áp dụng nguyện tắc cơ bản của quản tị rủi ro thanh khoản là đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản

• Ngoài ra CTCK có thể ây dựng hạn mức tín dụng, sử dụng các công cụ phái sinh như mua bán lại trái phiếu, mua ban kỳ hạn, phát hành các giấy tờ có giá nhằm huy động vốn trung và dài hạn

Rủi ro thị trường

• Rủi ro thị trường là rủi ro do sự không ổn định, biến động bất thường của thị trường như

sự thay đổi giá cả hàng hóa, sự biến động của lãi suất, sự không ổn định của tỷ giá, chính sách…

• Đây là rủi ro không thể loại bỏ được, CTCK cần phải có đội ngũ nhận định, phân tích, dựbáo thị trường nhằm đưa ra phương án phòng ngừa hiệu quả Thông thường các nhà đầu

tư trên thế giới áp dụng phương án đa dạng hóa danh mục và vận dụng các sản phẩm pháisinh

Câu 4: Vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hiện đối với vị trí môi giới, tư vấn tài chính và đầu tư.

1. Nhân viên môi giới (Broker)

Công việc:

Trang 14

Là nghề tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư, mua bán các loại cổ phiếu hoặc chứng từtài chính.Họ là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thông qua việc tư vấn, thựchiện hợp đồng mua bán.

Yêu cầu:

• TNĐH hệ chính qui thuộc các ngành Kinh tế, Ngoại thương, Tài chính, Kế toán,Ngân hàng, Chứng khoán

• Năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm giao tiếp, chăm sóc khách hàng

• Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và Internet

• Ngoại ngữ: tiếng Anh giao tiếp

• Hiểu biết về tình hình thị trường tài chính,ngân hàng;

• Có kiến thức xã hội; ngoại hình khá

• Có khả năng chịu được áp lực công việc

2 Nhà môi giới chứng khoán

Công việc:

• Phát triển khách hàng; tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng hiệntại

• Tư vấn cho khách hàng kinh doanh:mở tài khoản,tư vấn mua,bán

• Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng đặt lệnh và thực hiện các thủ tụcgiao dịch liên quan

• Cập nhật quy định, kiến thức, thông tin chứng khoán và thường xuyên cập nhật các nhucầu của khách hàng

• Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện các yêu cầu của khách hàng

• Đóng góp ý kiến, đề xuất các biện pháp hoàn thiện và phương án đẩy mạnh hoạt độngmôi giới

• Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của các cấp quản lý

Do đó: Một nhà môi giới dành rất nhiều thời gian để thông báo cho khách hàng của mình sựthay đổi trong giá cổ phiếu Thông thường, một khách hàng quan tâm đến việc mua mộtchứng khoán đặc biệt, nếu giá của nó đi dưới một mức giá nhất định; hoặc bán cổ phiếu của

Ngày đăng: 28/09/2019, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w