Là một sinh viên Khoa Lịch Sử, em cảm thấy mình rất may mắn khi được học tập và được tham gia những hoạt động liên quan đến học thuật, may mắn hơn khi em được tham gia nghiên cứu về đề
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BỆNH DỊCH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)
VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Hoạt động nghiên cứu khoa học và khóa luận luôn là một phần quang trọng trong chặng đường học tập của sinh viên các trường đại học trên cả nước nói chung và trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng nói riêng Những công trình nghiên cứu này sẽ góp phần đi sâu hơn vào các vấn đề của xã hội, mở ra những tư duy mới cho những công trình nghiên cứu sau này tiếp tục phát triển
Là một sinh viên Khoa Lịch Sử, em cảm thấy mình rất may mắn khi được học tập và được tham gia những hoạt động liên quan đến học thuật, may mắn hơn khi em
được tham gia nghiên cứu về đề tài “Bệnh dịch dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) và
biện pháp giải quyết”, là một đề tài rất ý nghĩa và có giá trị
Với lòng biết ơn sâu sắc, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến TS Trương Anh Thuận – cán bộ hướng dẫn khoa học và cũng là người đã hỗ trợ rất tận tình về các tài liệu và nội dung để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Lịch Sử - Trường Đại Học Sư Phạm đã tạo điều kiện về thời gian cũng như các nguồn tư liệu để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn đồng hành cùng
em, động viên em thực hiện bài khóa luận cuối khóa này Dù đã cố gắng rất nhiều, song bài khóa luận nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm cho bản thân em có thể đúc kết và hoàn thành tốt hơn trong các nghiên cứu sau này
Đà Nẵng, ngày Tháng 4 Năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Nhị Hạnh
Trang 3MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp của đề tài 3
7 Cấu trúc đề tài 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG DỊCH BỆNH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883) 5
1.1 Khái quát tình hình Việt Nam dưới Triều Nguyễn (1802 - 1883) 6
1.1.1 Chính trị - kinh tế 6
1.1.2 Văn hóa – xã hội 11
1.2 Thực trạng dịch bệnh dưới triều Nguyễn 14
1.2.1 Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh 15
1.2.2 Các loại dịch bệnh 18
1.2.3 Diễn biến bệnh dịch lệ dưới triều Nguyễn 21
1.2.4 Hậu quả sau các lần phát sinh dịch bệnh 26
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CỦA TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1883) 29
Trang 42.1 Các biện pháp giải quyết khi dịch bệnh bùng phát và lây lan 29
2.2 Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh 34
2.3 Các biện pháp quan tâm đời sống nhân dân vùng phát dịch 36
2.4 Đánh giá những biện pháp giải quyết dịch bệnh của triều Nguyễn 42
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỉ XIX, khi thế giới tư bản đang phát triển cực thịnh với những thể chế chính trị mang tính chất dân chủ hơn thời trung cổ, thì ở Việt Nam, một nhà nước phong kiến đã ra đời Đây là vương triều cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế Việt Nam – triều đại nhà Nguyễn Từ khi ra đời cho đến khi kết thúc
sứ mệnh lịch sử của mình, triều Nguyễn đã để lại trong lòng dân tộc không ít những dấu ấn, mà cho đến ngày nay, khi luận “công tội” của vương triều này, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều Chính vì vậy, thêm một công trình nghiên cứu
về triều Nguyễn ra đời thì điều đó đồng nghĩa thêm một góc nhìn đa chiều và mới mẻ về vương triều này được khai mở, để giúp cho quá trình đánh giá thêm toàn diện và khách quan hơn Xuất phát từ nhận thức đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài này, với hi vọng sẽ góp một phần nhỏ sức mình vào việc làm rõ hơn về lịch sử triều Nguyễn, tổng hợp các nguồn tư liệu nói về dịch bệnh dưới triều Nguyễn và biện pháp phòng chống để hiểu sâu sắc hơn về một số chính sách, việc làm tích cực của triều Nguyễn, từ đó hình thành nên thái độ đánh giá đúng đắn hơn về triều đại này
Trong khi đó, cho đến hiện nay, mặc dù thành quả nghiên cứu về triều Nguyễn tương đối phong phú, toàn diện, tuy nhiên, vẫn chưa có bất kì một công trình nào nghiên cứu trực tiếp hoặc liên quan đến vấn đề bệnh dịch và các biện pháp phòng chống của triều Nguyễn được công bố và xuất bản Điều đó ở một mức độ nhất định phản ảnh sự khiếm khuyết, không toàn diện trong nghiên cứu triều Nguyễn
Hơn nữa, từ trong bản thân vấn đề “Bệnh dịch và biện pháp phòng chống
của triều Nguyễn (1802 - 1883)” đã cho thấy sự hấp dẫn của một đề tài khoa
học Khảo sát toàn bộ thực trạng bệnh dịch dưới triều Nguyễn trong giai đoạn
1802 - 1883 để làm rõ chủng loại bệnh dịch, nguyên nhân phát sinh, số lần và
Trang 7địa phương phát dịch, đặc biệt là nghiên cứu các biện pháp của triều Nguyễn trong việc phòng ngừa và xử lí khi bệnh dịch bùng phát và lây lan cũng như các biện pháp khác quan tâm đến đời sống nhân dân vùng bị bệnh dịch tất cả những vấn đề trên đã thực sự cuốn hút và mang lại cho tôi niềm đam mê nghiên cứu
Xuất phát từ các lí do trên đây, tôi đã quyết định chọn vấn đề “Bệnh dịch
dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) và biện pháp giải quyết” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, triều Nguyễn vẫn luôn là một đề tài lớn đầy tính hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu sử học Đã có không ít công trình khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực, nội dung khác nhau liên quan hoặc phát sinh trong thời gian tồn tại của vương triều này Tuy nhiên, cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kì công trình chuyên khảo nào về vấn đề dịch bệnh và các biện pháp giải quyết của triều đình Nguyễn
Phần lớn nguồn tài liệu thành văn ghi chép lại các dịch bệnh dưới triều
Nguyễn tập trung trong “Đại Nam thực lục” và “Khâm định Việt sử thông giám
cương mục” Bên cạnh những tư liệu trong “Đại Nam thực lục” thì “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cũng có ghi chép lại một số tấu sớ của triều thần
về các nạn dịch Hầu hết những ghi chép trong các nguồn tư liệu trên còn tản mạn, rời rạc, chưa được thống kê, tổng hợp và hệ thống trong bất kì một tài liệu sách vở nào, điều đó khiến chúng tôi phải tốn nhiều công sức trong việc tìm kiếm, phân loại, thống kê, xử lí tư liệu trong các bộ sử trên trước khi bắt tay thực hiện đề tài Tuy nhiên đây là nguồn tư liệu gốc vô cùng quý giá, có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu đề tài khóa luận này
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tổng hợp các nguồn sử liệu thành văn dưới triều Nguyễn (1802-1883) về việc ghi chép những nạn dịch đã xảy ra và biện pháp giải quyết của triều đình Nguyễn
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong thời gian là dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 đến 1883
4 Mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm “phục dựng” lại một cách chính xác nhất có thể thực trạng bệnh dịch và biện pháp phòng chống của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1883, từ đó, cung cấp thêm một thành quả nghiên cứu nữa, làm cơ sở cho việc đánh giá toàn diện, khách quan đối với vương triều Nguyễn
Nguồn tư liệu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài chính là các ghi chép về dịch bệnh và biện pháp phòng chống của triều Nguyễn trong các
bộ sử lớn của vương triều này như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và lịch sử triều Nguyễn
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng vững trên lập trường lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Hai phương pháp chủ đạo được vận dụng trong nghiên cứu đề tài này là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, hệ thống và các phương pháp liên ngành khác
6 Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài được nghiên cứu hoàn thành sẽ cung cấp cho giới
nghiên cứu “bức tranh” toàn cảnh và tương đối chi tiết về thực trạng bệnh dịch dưới triều Nguyễn và các biện pháp phòng chống của vương triều này Từ đó,
Trang 9sẽ giúp giới học giả có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc và khách quan, công bằng hơn khi đánh giá về triều Nguyễn
Về mặt thực tiễn: Công trình trên sẽ là một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu
có giá trị tham khảo cao, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các học phần, chuyên đề lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử triều Nguyễn nói riêng của giảng viên cũng như sinh viên khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành lịch sử
Trang 10Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG
DỊCH BỆNH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)
Triều Nguyễn là một triều đại đặc biệt trong lịch sử Việt Nam Đặc biệt ngay
từ sự ra đời – hành trình giành lại vương quyền đầy gian truân của vương tử Nguyễn Phúc Ánh, tức vua Gia long sau này Trong suốt các thế kỉ XVII, XVIII, cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh không có hồi kết đã khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, lầm than Chính vì vậy, năm 1771, ba anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã đứng lên dấy cờ khở nghĩa Đối tượng đầu tiên mà phong trào này nhắm tới đó chính là chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong đang bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng Năm
1777, gia tộc chúa Nguyễn mất vương quyền và bị tiêu diệt, duy chỉ có Nguyễn Phúc Ánh thoát thân, phải chạy ra đảo Thổ Chu lánh nạn Lợi dụng bất hòa của anh em Tây Sơn, năm 1778, Nguyễn Ánh trở về, bí mật xây dựng lực lượng, đưa quân về đánh thành Gia Định Tìm kiếm giúp đỡ từ phía Xiêm nhưng lần lượt thất vọng về sự thất bại của quân Xiêm trước nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh tăng cường tìm kiếm viện trợ từ phía nước Pháp Việc không thành, nhưng đổi lại lúc này Nguyễn Ánh nhận được sự trợ giúp của giám mục Bá Đa Lộc, cũng như một
bộ phận đại địa chủ ở Gia Định, vì vậy, thế lực Nguyễn Ánh ngày càng mạnh lên Năm 1972, triều Tây Sơn đang trên đà phát triển mạnh thì vua Quang Trung đột ngột qua đời, bỏ lại cả một sự nghiệp dang dở Người kế vị là Quang Toản
đã không đủ sức để gánh các trọng trách được giao phó Trước tình hình đó, Nguyễn Ánh đưa quân tấn công Quy Nhơn (năm 1793) Nội bộ nhà Tây Sơn rạn nứt nghiêm trọng, lực lượng quân đội ngày càng rệu rã
Tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được thành Thăng Long, chính thức đặt dấu chấm hết cho vương triều Tây Sơn, đồng thời mở ra một triều đại mới
Trang 11trong lịch sử Việt Nam – vương triều Nguyễn Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) Tồn tại suốt 143 năm (1802 – 1945), triều Nguyễn đã trải qua một thời kì đầy biến động và phân hóa sâu sắc trong lịch sử nước ta Là tấm gương phản chiếu hơn ngàn năm chế độ phong kiến quân chủ và là đêm trước của công cuộc giành độc lập, xây dựng nước ta ngày nay Chính sự ra đời và tồn tại trong giai đoạn đặc biệt như vậy, nên đánh giá về vương triều này có rất nhiều ý kiến trái chiều Nhiều khía cạnh về vương triều này được đưa ra tranh luận với các ý kiến không đồng nhất giữa các giai đoạn lịch sử, thậm chí trong cùng giai đoạn cũng nhiều quan điểm khác nhau Chính vì vậy, trước khi đi tìm hiểu về bệnh dịch và cách phòng chống của triều Nguyễn (1802 – 1883), chúng tôi tìm hiểu về tình hình khái quát của Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 - 1883) để góp phần tạo cái nhìn đúng đắn hơn về triều đại này
1.1 Khái quát tình hình Việt Nam dưới Triều Nguyễn (1802 - 1883)
1.1.1 Chính trị - kinh tế
*Chính trị
Dường như, chưa từng có quốc gia nào mà sự cát cứ, chống đối giữa các thế lực phong kiến lại kéo dài như Đại Việt ta Suốt nửa đầu thế kỉ XVI (1533) đến đầu thế kỉ XIX (1802) Bức tranh lịch sử với những sự kiện bi hùng xảy ra dồn dập Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều vừa chấm dứt thì cuộc chiến Trịnh – Nguyễn lại tiếp tục đưa đất nước rơi vào cảnh chia cắt lần hai Xen vào đó là phong trào Tây Sơn nổi lên cuối thế kỉ XVIII Những cuộc chiến làm nội lực đất nước bị suy yếu, gây chia rẽ vùng miền, tạo cơ hội cho cuộc ngoại xâm, cũng như để lại nhiều dấu ấn khác biệt về văn hóa, tính cách, ngôn ngữ, tập quán trong quá trình phát triển đất nước, con người Việt Nam giữa các địa phương
Trang 12Đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lên ngôi vị hoàng
đế, đã chính thức chấm dứt 275 năm chia cắt, thống nhất đất nước liền một dãy
từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau
Quốc sử quán triều Nguyễn và Trần Trọng Kim đều cùng chung quan điểm khẳng định công lao thống nhất đất nước của Nguyễn Ánh – Gia Long Trần
Trọng Kim cho rằng: “Vua Thế Tổ Cao Hoàng đế nhà Nguyễn cất quân ra Bắc,
lòng người theo phục, chỉ một tháng trời mà bình định được Bắc Hà, đem giang sơn về một mối, Nam Bắc một nhà, làm cho nước ta thành một nước lớn ở phương Nam vậy… Thế tổ khởi binh chống nhau với Tây Sơn ở đất Gia Định từ năm Mậu Tuất (1778) kể từ 24 năm, mới dứt được nhà Tây Sơn, thu phục được giang sơn cũ của chúa Nguyễn khi xưa và họp cả Bắc Nam lại một khối” [23, tr
có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia Bên dưới, triều đình lập ra sáu bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công Đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước Bên cạnh 6 bộ còn có Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang, cùng với một số Ty và Cục khác Theo Trần Trọng Kim, người ta
“thường hiểu mấy chữ quân chủ chuyên chế theo nghĩa của các nước Tây Âu
Trang 13ngày nay, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học Nho giáo có nhiều chỗ khác nhau ” [23, tr 198] Theo đó, nhà Nguyễn đã thiết lập một bộ máy chính quyền
từ trung ương tới địa phương khá tiến bộ Khi triều đình có việc gì quan trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám sát Ngự sử có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này Ở địa phương, nhân dân được phép tự chọn ra người tài để quản trị địa phương của mình
Năm 1802, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh chọn Phú Xuân (Huế) làm quốc
đô Ông vẫn đặt 11 trấn phía bắc làm một tống trấn với tên gọi cũ là Bắc thành,
do một tổng trấn cai quản Năm 1831 - 1832, dưới thời vua Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính nhà nước, nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh và vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh Thừa Thiên, nơi toạ lạc của kinh đô Phú Xuân, là phủ trực thuộc Trung ương Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (mỗi người phụ trách 2-3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh)
và Tuần phủ (dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ 1 tỉnh) Giúp việc có Bố chánh sứ ti
lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp Phụ trách về quân sự có chức lãnh binh Các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm, và thường là võ quan cao cấp, về sau mới
chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự lựa chọn cử ra quản trị Nhìn chung, hệ thống chính quyền được phân rõ từ trung
Trang 14ương tới địa phương, vua là người đứng đầu và có quyền lực nhiều hơn so với những triều đại trước
Tính đến thế kỉ XIX, nước ta có 98 phủ, 342 huyện và châu Về vấn đề chủ quyền biển đảo thời kì này cũng được các vua nhà Nguyễn quan tâm chú trọng, nhất là đối với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa Từ năm 1816, sau khi chính thức ra lệnh tiếp thu quần đảo Hoàng Sa thì Nguyễn Ánh cũng đã cho cắm cờ và tiến hành đo đạc thuỷ trình Tới thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập vụ nhiệm vụ: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và biên phòng bảo vệ hai quần đảo
* Kinh tế
Nông nghiệp: Cũng như những triều đại trước, nhà Nguyễn vẫn là triều đại
“dĩ nông vi bản” Ngay từ khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã ban hành nhiều
chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển như: cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Hàng năm, các vua Nguyễn cũng tiến hành lễ Tịch điền khuyến
nó ảnh hưởng đến thu nhập quốc khố, và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra Ý thức được được điều này, ngay
từ đầu triều đại, Gia Long đã ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền, công thổ này để đảm bảo nông dân ai cũng có đất cày Khi nhân dân liên tục thất thu, triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và phát chẩn Tới thời vua Minh Mạng, vua Nguyễn đã định lại chính sách quân điền và tiến hành chia lại ruộng đất công cho nhân dân Ở Nam Kỳ, triều đình nhà Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa Theo đó, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập
Trang 15thể dưới sự giúp đỡ của triều đình Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang Chính sách đinh điền cũng được kiểm soát chặt chẽ Tính tới thời vua Minh Mạng quỹ ruộng đất đã được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 suất và 4.063.892 mẫu ruộng đất [7, tr.421]
Thương nghiệp: Toàn cảnh thương mại Việt Nam lúc bấy giờ là một bức
tranh phủ màu ảm đạm Các tổ chức thương mại trong nhân dân chủ yếu trong phạm vi gia đình, nếu có hội buôn lớn thì đó cũng chỉ là sự hợp tác ngắn hạn, manh mún và không lâu dài Mặt hàng mua bán chủ yếu là lương thực, thực phẩm, gia vị, các vật dụng nhỏ như: gạo, lúa, bắp, đường, hạt tiêu… kết hợp nhập cảng trà, thuốc Bắc, vải, đồ đồng, giấy Ở nông thôn, hoạt động thương
một số trung tâm thương mại thành thị được phát triển ở các thành phố và cảng biển chính, phần lớn hoạt động mua bán vẫn diễn ra trên các con sông Triều đình nắm giữ độc quyền thương mại ở các mặt hàng có giá trị cao như ngà voi, sừng nai, bạch đậu khấu, vàng Việc trao đổi mua bán hàng hóa đối với các nước phương Tây không được vua Nguyễn chú trọng, ngay từ thời vua Gia Long, ông đã nhiều lần từ chối người Anh khi họ đến xin được mua bán, ngay cả người Pháp khi đến mua bán cũng không được thuận lợi mấy, ông không cho phép người phương Tây lập phố buôn trên lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên, đối với các nước trong khu vực, triều đình đã tổ chức nhiều chuyến đi công cán để thực hiện giao dịch buôn bán Năm 1824, Minh Mạng đã sai người đi công cán ở
Hạ Châu (Singapore) và Giang Lưu Ba (Indonesia) Năm 1825, vua Minh Mạng phái người sang Hạ Châu mua vải và đồ thủy tinh Trong khoảng 1835 - 1840 đã
có 21 chuyến tàu được cử đi công cán nước ngoài Hàng bán ra chủ yếu là gạo,
Trang 16đường, lâm thổ sản quý, hàng mua về là len dạ và vũ khí, đạn dược Các hoạt động này gần như là độc quyền của triều đình dù tư nhân không bị cấm
Thủ công nghiệp: Dưới thời nhà Nguyễn, thủ công nghiệp là một bức tranh
ngành kinh tế với hai mảng màu sắc đối lập giữa một bên là thủ công nghiệp nhân dân và thủ công nghiệp nhà nước Thủ công nghiệp nhân dân thì kém phát triển do kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu, những thợ thủ công giỏi hầu hết bị triều đình triệu tập để chế tạo đồ dùng Hoàng gia Chính vì vậy, thời kì này, thủ công nghiệp nước ta chưa có sự đột phá đáng kể Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn cũng đã có những quan tâm nhất định đến tình hình thủ công nghiệp nước nhà Một năm sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho thành lập xưởng đúc Bắc Thành tiền cục tại Thăng Long, sau đó là các Ti quản lí về thủ công nghiệp như: Ti Vũ Khố, Ti Thuyền, Ti Doanh kiến, Đặc biệt, nghề đóng thuyền khá phát triển, sản phẩm tàu thuyền lúc này bao gồm tàu gỗ lớn và một số tàu bọc đồng Nhận
xét về tài đóng tàu thuyền của nhân dân ta, sĩ quan Mỹ Jonh White viết: “Người
Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác.” [21, tr.451] Ngoài ra, việc tiếp xúc
với công nghiệp cơ khí phương Tây cũng đã tạo khích lệ các thợ thủ công nước
ta hăng say sáng tạo Thời vua Minh Mạng, nhân dân ta đã chế tạo được một số máy móc lợi dụng sức nước như xe “Thủy hỏa kí tế”, máy xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng, và đặc biệt là thành công trông việc chế tạo chiếc thuyền máy đầu tiên tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1939 Khai mỏ dưới thời
kì nhà Nguyễn cũng đã có những vượt bậc đáng khen ngợi Trải qua nửa đầu thế
kỉ, nhà nước đã quản lí 139 mỏ, trong đó có 39 mỏ vàng, 32 mỏ sắt, 15 mỏ bạc,
9 mỏ đồng [22, 451]
1.1.2 Văn hóa – xã hội
* Văn hóa
Trang 17Ngay từ khi lên ngôi, vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn để thờ đức Khổng Tử Năm 1803, ông cho lập Quốc Tử Giám ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học và đức hạnh ra làm quan Triều đình cũng định rõ cứ 10 tháng thì tổ chức thi Hương một lần Trong lịch sử nhà Nguyễn, có rất nhiều cử nhân, phó bảng đã đem đức hạnh, tài trí của mình ra giúp dân giúp nước như phó bảng Nguyễn Văn Siêu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Công Trứ, Trong dân chúng, việc học được quan tâm và phát triển, cứ là người có học thức thì có thể mở trường dạy học cho nhân dân
Dưới thời nhà Nguyễn, văn học lúc này chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm với nội dung mang đậm chất Nho giáo và đề cao người phụ nữ cũng như số phận con người Về sử học, địa lí học cũng được triều đình quan tâm và quán xuyến nghiêm túc Sử học rất phát triển, cơ quan chuyên môn được thành lập là Quốc sử quán (1820) chuyên thu thập và biên soạn lại Quốc sử dưới thời Lê cũng như chính sử đương thời Quốc sử quán đã hoạt động một cách nghiêm túc và có hiệu quả cao Nhà Nguyễn đã để lại cho người đời sau khối lượng sách sử vô cùng to lớn với Đại Nam thực lục tiền biên – chính biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam liệt truyện, Về địa lí, nhiều bộ sách được biên soạn như bộ Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí do Thượng thư
Lê Quang Định tuân mệnh vua Gia Long biên soạn Sau đó, cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều công trình khác gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ, Đại Nam nhất thống chí Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm có giá trị cao của cá nhân như Bắc Thành địa dư chí và Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú; Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu; Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo,… Ngoài ra dưới triều Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ về các địa phương của nước ta giai đoạn đó Nhìn chung, nhà
Trang 18Nguyễn đã để lại cho đời sau những nguồn tài liệu vô cùng quý báu để từ nhân dân ta tiếp tục công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc
* Xã hội
Cũng giống như những triều đại trước, thời nhà Nguyễn, xã hội Việt Nam cũng chia ra hai giai cấp thống trị, bị trị Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan thư lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ Vua và hoàng tộc là một lực lượng đông đảo, có đặc quyền cao Thư lại là những người xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau, người chính trực thì ít, kẻ nhũng nhiễu cậy vị thế mà hạch sách nhân dân thì nhiều Địa chủ phong kiến trở thành lực lượng đông đảo vừa có chức có quyền tại quan trường và địa phương Đây chính là những tầng lớp đối lập với nhân dân nghèo khổ đại đa số là nông dân, dân bản mường, plây
ở vùng ít người Họ có ít ruộng đất, không có tầm ảnh hưởng trong xã hội và là tầng lớp hứng chịu mọi hiểm họa thiên nhiên, bất công xã hội Thêm vào đó, chế
độ binh dịch và công tượng khá nặng nề mặc dù nhân dân ít nhiều cũng có những ưu đãi ruộng đất, song chỉ chiếm một phần nhỏ Số dân còn lại phải chịu
đủ mọi thứ sưu cao thuế nặng Ngay từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18 đến 60 tuổi Đơn vị làng có quyền tự trị lớn, những người đứng đầu các làng toàn quyền lo việc thuế má và sưu dịch, triều đình không quan tâm làng
sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng như nào Về thuế nhân đinh và thuế ruộng, triều Nguyễn đặt mức thuế khoá mới nặng hơn thời trước Vua Gia Long cho sửa lại hộ tịch và điền tịch đã hư hỏng trong giai đoạn đất nước bị chia cắt
Hộ tịch phân ra 9 hạng, tuỳ từng hạng mà nộp thuế toàn phần hoặc được miễn giảm phân nửa hay miễn trừ cả sưu thuế lẫn sai dịch Dân là thợ thủ công thì nộp thuế sản vật Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực
để đánh thuế Dân Thanh Nghệ và Bắc Hà chịu thuế đinh và thuế điền cao nhất
cả nước Theo thống kê của bộ Hộ thì số đinh năm đầu đời Gia Long là 992.559
Trang 19người, cuối đời Thiệu Trị là 1.024.380 người [4,tr 454] Về điền thổ thì đầu đời
Tự Đức có 3.398.584 mẫu ruộng và 502.672 mẫu đất [4, tr 455] Mỗi năm, người dân đinh phải bỏ ra 60 ngày lao dịch cho triều đình với các công việc như xây làm thủy lợi, xây đắp các thành lũy; nặng nề nhất là xây dựng các cung điện cho hoàng tộc Năm 1807, ngay khi kinh thành Huế vừa được hoàn thành, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu
bổ thêm trong một thời gian dài Vua Minh Mạng là người nối tiếp công việc xây dựng kinh đô Vua Thiệu Trị thì không tập trung xây dựng cấm thành, song, trong một cuộc tuần du lớn ra Bắc Kì năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn đông đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của
nhà vua “Giáo sĩ Pháp Guérard đã nhận định: “…sự bất công và lộng hành
làm người ta rên xiết hơn cả thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba” [ 21, tr.455]
Đời sống nông dân khó khăn cũng với những chính sách trả thù tàn bạo của triều đình Nguyễn đối với triều Tây Sơn khiến cho triều Nguyễn từ đầu đã không được lòng nhân dân nhiều cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân nổ ra: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821), Khởi nghĩa Ba Nhàn - Tiền Bột (1833),khởi nghĩa Cao Bá Quát ( 1854),
1.2 Thực trạng dịch bệnh dưới triều Nguyễn
Năm 1802, sau khi lật đổ triều Tây Sơn và lên ngôi, Nguyễn Ánh bắt tay vào thiết lập một chế độ quân chủ chuyên chế, độc đoán cao chưa từng có trong lịch
sử nước ta Vua Nguyễn nghi kỵ tất cả những người có dính líu đến triều Tây Sơn, ngay cả những người nằm dưới lòng đất cũng không tha Chính Gia Long
từng nói “Trẫm vì chín đời mà trả thù” hay “Trẫm không đội trời chung với
nông dân” [9, tr.532] đã làm tổn thương tình đoàn kết dân tộc, làm suy yếu nội
lực đất nước, gây bất hòa trong nhân dân Thêm vào đó, sau khi lên ngôi những chính sách đối nội, đội ngoại thiển cận khiến cho nhà Nguyễn càng suy yếu,
Trang 20không được lòng đại đa số nhân dân Những đời vua Nguyễn về sau lại thiếu sự chăm lo cho đời sống nhân dân cùng với chính sách thuế má nặng nề cộng với những điều kiện nội tại của quốc gia khiến cho đời sống nhân dân trăm bề khổ cực Thiên tai, địch họa dẫn tới bệnh dịch liên miên khiến cho bao gia đình ly tán, oán than trăm bề
1.2.1 Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, lại nằm gần đường xích đạo nên nước ta
từ xưa tới nay mang kiểu hình khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Theo đó, tình hình thời tiết nước ta dưới triều Nguyễn cũng khá bất ổn Khi thì nắng nóng kéo dài gây hạn hán, lúc lại mưa to trên diện rộng khiến vỡ đê, lụt lội Nhận thấy những đặc điểm của khí hậu nước ta, ngay từ những ngày đầu gây dựng vương triều, các vua Nguyễn đã cho xây dựng cơ quan khí tượng để quan sát, theo dõi, báo cáo tình hình khí hậu về cho triều đình kịp thời ứng phó
Năm 1802, vua Gia Long cho thành lập Khâm Thiên Giám làm nhiệm vụ
diễn ra các lễ quan trọng của triều Nguyễn xưa đều được cơ quan này tư vấn như ngày giờ lễ Tế Giao, lễ Đăng cơ của Vua, lễ công bố bảng vàng khoa cử Đến năm 1826, dưới thời vua Minh Mệnh đã cho xây dựng trụ sở chính của Khâm Thiên Giám ngay trong kinh thành Huế để rút ngắn thời gian dự báo khí hậu Một năm sau, vua Minh Mệnh lại cho xây dựng Quan Tượng Đài và dựng cột cờ phía tây nam kinh thành Huế cao 4,2 mét làm đài quan sát nhằm theo dõi hướng gió Đối với việc bổ nhiệm chức quan cho Khâm Thiên Giám đã khá tiến bộ, Vua cho chỉ dụ không phân biệt địa vị cấp bậc, chỉ cần là người am hiểu, thông văn, tường địa lý đều có thể bổ nhiệm vào cơ quan này Để chiêu hiền đãi sĩ vào
làm việc tại Khâm Thiên Giám, năm 1836 vua Minh Mạng “ nghe nói Linh đài
Hải Dương là Đinh Huy Thẩm, thự Linh đài lang Hưng Yên là Nguyễn Khắc
Trang 21Đạt, thí sai Linh đài lang Hà Nội là Nguyễn Bá Đinh, đều biết xem thiên văn, bèn sai đòi vào Kinh đợi Chỉ cất dùng Lại chuẩn cho bộ Lễ thông tư cho các tỉnh Bắc Kỳ, không cứ là quan hay là dân, nếu có ai hơi biết thiên văn, suy lường được mưa gió, và thông hiểu các độ số chuyển vần của mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh, đều đưa về Kinh, liệu cho bổ dùng” [12, tr.791] Mặc dầu,
những đời vua đầu triều Nguyễn rất chú trọng việc xây dựng, phát triển đội ngũ
thơ lại cho Khâm Thiên Giám thì càng về sau lại càng thụt lùi Theo Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ Thời vua Gia Long và đầu thời vua Minh Mạng, Khâm
Thiên Giám có khoảng 60 quan lại làm việc, đến thời vua Thiệu Trị chỉ còn khoảng 20 người
Ngoài ra, triều Nguyễn cũng đã cung cấp cho cơ quan này những dụng cụ tối thiểu như: sách kỹ thuật, phong thủy, ống ngắm, bàn đo hướng gió, mặt trời,
để hoàn thành nhiệm vụ Song, với những dụng cụ thô sơ, kỹ thuật lạc hậu việc
dự báo thời tiết dưới triều Nguyễn chưa thật sự kịp thời Hàng năm, hạn hán lũ lụt vẫn diễn ra ở nhiều địa phương khiến cho đời sống nhân dân cực khổ, lầm than Thiên tai, địch họa xảy tới kéo theo đó là hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm lây lan tại nhiều địa phương trên cả nước Ở phía bắc, mùa mưa kéo dài khiến cho nhiều địa phương lụt lội, đời sống nhân dân khó khăn Vào đời vua Gia
Long thứ 14, tháng 5 năm Ất Hợi (1815), Nghệ An bị lụt, Trần thần thấy lúa vụ
Chiêm đang gặp 10 phần tổn hại 2,3 phần”[ 9, tr.969 ] , “Trấn thần Phú Yên tâu báo huyện Đồng Xuân trong hạt ít mưa” [ 10, tr.272 ] Thêm vào đó là hệ
thống đê điều xung yếu khu vực phía Bắc thành chưa được tu bổ, sửa sang dẫn tới khi mưa lũ to thì vỡ đê, lúc kém mưa thì thiếu nước tưới tiêu, phục vụ nhân dân khiến cho giá thóc gạo đắt đỏ, nhân dân đói ăn, lúa mạ khó gieo trồng, nhân dân đói kém dẫn tới sức khỏe yếu, thời tiết lại thất thường khiến cho dịch bệnh hoành hành nhiều tháng liền không hết Thiên nhiên khó lường, dưới thời Nguyễn, nhân dân đã phải chịu áp bức từ nhiều phía, thiên tai lại chồng lên thiên
Trang 22tai khiên cho nhân dân càng thêm cực khổ Tháng hai, mùa xuân năm Kỷ Hợi, vua Minh Mạng đời thứ 20, các tỉnh Bắc Kỳ gồm các tỉnh : Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên vừa tâu có bênh dịch do lũ lụt, vỡ đê, dịch bệnh
kéo dài không hết Tháng sau, “Lại khoa Cấp sự trung Lê Chân, Thự lễ khoa
Cấp sự trung dâng sơ nói năm trước các tỉnh Thanh Hoa, Ninh Bình gặp thêm nạn gió, dân bị chết không ngờ đến vài trăm”[ 13, tr.476 ] Nhìn chung, các tỉnh
phía bắc thường xuyên đối mặt với vỡ đê, lũ lụt dẫn tới dịch bệnh liên miên Về phía nam, mùa khô kéo dài, có địa phương nhiều tháng liền không mưa khiến cho hạn hán trên diện rộng tạo điều kiện cho bệnh dịch bùng phát Mùa đông
năm 1832, “Tỉnh Phú Yên lâu không mưa, giá gạo ngày càng đắt” [11, tr.419],
thiên nhiên thay đổi thất thường, mùa thu tháng 8 năm 1830, Trấn thần tỉnh Bình
Định dâng sớ tâu: “Bình Định lụt to Huyện Bồng Sơn, nhà dân bị trôi và đổ mất
hơn 300 nhà, chết đuối hơn 30 người” [11, tr.106] thì tới năm 1835, tỉnh Nghệ
An “ xuân năm nay lại vì có sương và hạn hán, lúa má chưa được xanh tốt vươn
lên”[ 12, tr.542 ] Dân chúng chưa kịp khắc phục khó khăn này thì tai họa khác
lại kéo tới
Ngoài ra, dưới thời Nguyễn, việc trao đổi buôn bán với các nước trong khu vực theo đường biển cũng đã khá phát triển, do đó một số nạn dịch bắt nguồn từ phía các thương nhân tới nước ta buôn bán Mùa hè năm Giáp Ngọ, Minh Mệnh
thứ 15 Phạm Đăng Hưng tâu: “Gặp tai họa biết lo sợ, vốn là đức thịnh của đấng
nhân quân Nhưng thần nghe bệnh dịch từ Tây dương sang, bệ hạ hà tất lấy làm tội của mình” [ 10, tr.75] Một lí do nữa khiến bệnh dịch phát ra, thường do môi
trường không được vệ sinh kịp thời gây ô nhiễm dẫn hoặc xác người, xác động vật chết quá nhiều làm ô nhiễm không khí, nguồn nước nên dẫn tới phát tới sinh bệnh truyền nhiễm Năm 1840, Tổng đốc Ninh – Thái Tôn Thất Bật dâng sớ
kiểm điểm việc tỉnh tâu lên triều đình: “tỉnh hạt thần từ năm thứ 14, 15 trở lại
đây, giặc cướp tự ý hoành hành, hình ngục rất nhiều, xử chém đến hơn 700
Trang 23người, sách có nói: người chết phi mệnh thành ra ác quỷ, hoặc là sát khí quá nhiều, không tránh khỏi hại đến khí hòa, nên có nạn dịch lệ chăng? Thuộc hạt thần, án lâu năm còn nhiều, bọn can về chiêu xưng, bọn can về vu khống, phải giam đã lâu có người trên 5,6 năm, trên 10 năm mà trong đó vẫn còn oan uổng, không minh oan vào đâu được cho nên uất kết và sinh nạn dịch chăng?”
[13, tr.490]
Như vậy, xét về nguyên dân gây ra nạn dịch ở nước ta dưới triều Nguyễn gồm có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội tại nước ta dưới triều vua Nguyễn, với kỹ thuật lạc hậu kết hợp với việc dự báo chỉ trong phạm vi gần kinh thành là chủ yếu, do đó đã không có những dự báo từ sớm để nhân dân kịp phòng tránh Càng về những đời vua sau thì công tác khí tượng ngày càng lỏng lẻo, không được quan tâm nhiều như ban đầu Nguyên nhân khách quan từ phía thiên nhiên và những thương buôn nước ngoài trong quá trình giao thương buôn bán với nước ta vô tình gây nên Thời tiết biến đổi không ngừng, giáng tai họa xuống nhân dân Lũ lụt, hạn hán, gió máy liên tục khiến cho nhân dân luôn trong tình trạng phải khắc phục hậu quả, nhất là trong nông nghiệp Nông nghiệp lạc hậu lại thường xuyên gặp thiên tai, nhân dân nhiều nơi đói ăn, đời sống vô cũng cực khổ Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân, thóc gạo đắt, nhân dân đói kém, nghèo khổ không đủ sức chống trọi lại sức mạnh thiên nhiên như vũ bão, từ đó khiến cho bệnh dịch xuất hiện và lây lan khắp các đời vua Nguyễn
1.2.2 Các loại dịch bệnh
Do vị trí địa lý đặc biệt, từ xưa tới nay, hằng năm nước ta phải hứng chịu vô vàn thảm họa thiên nhiên bất ngờ ập tới Ngày nay, khi khoa học hiện đại, con người đã có thể chủ động phòng tranh thiên tai thì dưới thời Nguyễn, công tác phòng tránh còn hạn chế Khi thiên tai xảy ra, nhân dân ta luôn phải chịu những hậu quả nặng nề Thời tiết biến hóa khôn lường với những biểu hiện như lạnh,
Trang 24nắng, gió dữ, mưa dầm, hạn lâu, lụt lội, sơn lam chướng khí, vv uất kết lại lâu
ngày gây dịch bệnh Sau mỗi lần thiên tai, môi trường vì hoàn cảnh vệ sinh
không được tốt như xác chết của động vật không được vùi lấp kịp thời, và những
vật bẩn thỉu tạp nhạp bỏ bừa bãi, lâu ngày, thối nát hóa thành lệ khí, sau khi
người ta hấp thụ phải mà gây ra bệnh, rồi truyền nhiễm lẫn nhau mà hình thành
bệnh ôn dịch lưu hành Dưới thời nhà Nguyễn, dịch lệ phát sinh truyền nhiễm từ
năm này qua năm khác đã khiến bao dân chúng ta phải oằn mình chống trọi,
thiệt hại nhiều vô kể
Khi tiến hành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa phần lớn vào nguồn ghi
chép từ Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Chúng tôi
nhận thấy, dưới triều Nguyễn, nạn dịch bùng phát hầu hết là dịch lệ, truyền
nhiễm gây nên nhiều chết chóc Bệnh dịch lệ phát ra, lây lan qua nhiều tỉnh
thành Vua quan nhà Nguyễn đã cố gắng chữa trị nhưng bệnh dịch vẫn bùng
phát liên tục tại nhiều địa phương
Khi khảo sát các sử liệu triều Nguyễn, chúng tôi nhận ra rằng, những ghi
chép của các sử gia đương thời không có sự ghi chép và phân loại rõ ràng các
loại dịch bệnh, mà thường gọi chung là bệnh dịch lệ Theo Đại cương lịch sử
Việt Nam của tác giả Trương Hữu Quýnh, bệnh dịch lệ ở đây chủ yếu là dịch tả
bùng phát nhiều năm liền dưới thời các vua Nguyễn “năm 1820, dịch tả phát ra
từ mùa thu qua mùa đông, Năm 1840, dịch tả lại phát sinh ở Bắc Kì, Trong
hai năm 1849 – 1850 dịch tả lại hoành hành từ Bắc chí Nam” [21, tr.456]
Trong Thực lục chỉ duy nhất hai lần gọi đích danh tên dịch bệnh: dịch sởi bùng
phát vào tháng 5 năm Thiệu Trị thứ hai (1842) vì thời tiết khắc nghiệt [ 14, tr 359 ] và bệnh đậu mùa phát sinh vào tháng giêng, mùa xuân năm 1848 [ 15, tr.78 ] Chính vì vậy, chúng tôi không phân loại dịch bệnh mà tuân theo
cách gọi của các sử gia đương thời, dịch bệnh dưới triều Nguyễn chủ yếu là dịch
lệ
Trang 25Dịch lệ là bệnh do một nhân tố ở ngoài gây ra bệnh “Lệ” là một thứ khí trái thường trong trời đất “Dịch” bao hàm ý nghĩa truyền nhiễm Thiên Di thiên thích pháp luận sách Tố vấn nói: “Năm thứ dịch lưu hành đều truyền nhiễm từ
người này sang người khác, không kể người lớn người nhỏ, bệnh trạng đều giống nhau” [6, tr.135] Đây là loại dịch bệnh khiến cho người già và trẻ nhỏ
khi mắc phải đều bị nhiễm lệ khí như nhau, người như có quỷ lệ khí
Về bệnh dịch lệ, thì trong các sách y học cổ truyền gọi rất nhiều tên, có chỗ gọi là dị khí, có chỗ gọi là lệ khí, có chỗ gọi là tạp khí, cũng có chỗ gọi là độc khí, tùy theo từng tính chất của bệnh dịch Nói tóm lại thứ khí này là khí trái thường ở trong khoảng trời đất có nguy hại rất lớn đối với sức khỏe loài người Bệnh dịch lệ phát tán do nhiều nguyên nhân như biến đổi khắc nghiệt của tiết trời, nạn lụt lội khiến cho môi trường ô nhiễm, gây phát sinh ra bệnh Phần lớn dịch lệ khí bùng phát sau các trận bão, lũ lụt, nhân dân không kịp phòng tránh, khi thiên tai giáng xuống nhân dân buộc lòng phải khắc phục hậu quả Bão lụt khiến cho môi trường bị ô nhiễm, lệ khí hình thành lây lan tạo ra nhiều trận dịch lớn trên cả nước Sau mỗi lần vỡ đê, lụt lội lớn, mùa màng hư hại, nhân dân bỏ làng đi phiêu tán kiếm ăn tại các địa phương khác rất nhiều Năm 1833,
theo lời tâu của Nguyễn Công Trứ thì “dân đói ở các tỉnh đến kiếm ăn ở Hải
Dương hơn 27.000 người Trận bão lớn năm 1842 làm tỉnh Nghệ An đổ sập 40.753 ngôi nhà, chết 5240 người” [21, tr.456] Dân chết nhiều, chôn cất không
được cẩn thận, sau thiên tai, môi trường nhiễm bệnh gây ra dịch lệ, mà dịch lệ phát sinh ở đây cụ thể là dịch tả, đã gây tổn hại tới hàng vạn sinh linh con người Tháng 5 năm 1815, sau khi Trấn thành tỉnh Nghệ An tâu lên triều đình vua
có nạn lũ lụt, vua Gia Long đã ra chiếu nói rằng: “Trấn ngươi hai năm Bính Tý
và Đinh Sửu mùa màng bị hao tổn luôn, nhân dân lại dịch bệnh, nay lại gặp tai riêng Trẫm rất thương” [10, tr.969] Hay trong đạo dụ hoãn tuyển binh ở Nghệ
An, Hà tĩnh năm 1844, vua Thiệu Trị đã nói : “Hai hạt này năm ngoái, chính
Trang 26đến kì tuyển duyệt, nhưng vì vừa sau bão lụt, nhân dân lại còn bị nhiễm lệ khí, nguồn sống chưa được đầy đủ ” [14, tr.912] Khi mưa bão kéo dài, nhân dân đã
đủ thống khổ thời tiết lúc nắng hạn cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh hình thành
Tháng 6 năm Canh Tý ( 1840), đời vua Minh Mệnh thứ 21, “Quan phủ Thừa
Thiên tâu nói: gần đây khí trời nóng nực, 5 huyện Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vĩnh bệnh dịch lệ phát ra, dân gian nhiều người
bị truyền nhiễm”[16, tr.739] Mùa hạ tháng 5 năm Nhâm Thân (1842), dưới thời
vua Thiệu Trị “dân hai hạt Thừa Thiên và Quảng Trị phần nhiều bị bệnh sởi
truyền nhiễm Vua sai hai hạt đều lễ cầu hết sức thành kính và sai thầy thuốc cắt thuốc đem đi khắp các nơi để điều trị Người nào bệnh chết thì chiếu lệ cấp tiền tuất cho Được một tháng, dịch sởi rút lui, dân hai hạt được yên lành” [14,
tr.359] Mùa xuân năm Tự Đức thứ 10, dịch đậu mùa phát sinh tại Quảng Bình khiến cho dân chúng chết nhiều [15, tr.78]
Thiên nhiên đem lại cho nhân dân ta rất nhiều điều kiện thuận lợi để sinh sống, phát triển Song, những tai họa mà thiên nhiên mang tới, hạn hán lũ lụt kéo theo bệnh dịch lệ phát sinh, khiến cho đời sống dân chúng dưới thời nhà Nguyễn càng thêm khó khăn Dịch lệ phát sinh liên tục với diễn biến khó lường, phát tán
và lây lan qua nhiều địa phương, tỉnh thành, khiến cho cả triều đình và nhân dân không kịp trở tay và gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại về người và của
1.2.3 Diễn biến bệnh dịch lệ dưới triều Nguyễn
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, với vị trí địa lý và điều kiện nước ta lúc bấy giờ, thiên tai địch họa là điều khó tránh khỏi Hầu như năm nào, triều đình cũng nhận được tấu sớ có địa phương phát sinh dịch lệ
Trong giai đoạn vua Gia Long trị vì, chỉ ghi nhận 2 lần phát sinh dịch bệnh Trường hợp phát sinh dịch bệnh đầu tiên vào năm 1804, ba năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế Trong năm này, duy chỉ có tỉnh Bình Định phát dịch, được triều đình quan tâm, giúp đỡ, bệnh dịch sớm lui Năm 1815, Gia Long năm