mu trong bàn chân được các cầu thủ sử dụng nhiều nhưng chưa đạt hiệu quảcao vì đây là một kỹ thuật khó, nếu thực hiện tốt sẽ phát huy rất lớn khả năngtruyền bóng và sút bóng cầu môn..
Trang 1NGUYỄN VĂN NGHĨA
LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SÚT BÓNG CẦU MÔN BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ TRƯỜNG THPT
NGÔ GIA TỰ - TỪ SƠN – BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HÀ NỘI , 2018
Trang 2NGUYỄN VĂN NGHĨA
LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SÚT BÓNG CẦU MÔN BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ TRƯỜNG THPT
NGÔ GIA TỰ - TỪ SƠN - BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CNKHSP TDTT
Người hướng dẫn khoa học
THS VŨ TUẤN ANH
HÀ NỘI, 2018
Trang 3Tôi tên là: Nguyễn Văn Nghĩa
Sinh viên: K40-GDTC Trường ĐHSP HN2
Tôi xin cam đoan với Hội đồng khoa học đề tài “Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nữ trường trung học phổ thông Ngô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài không trùng với kết quả
nghiên cứu của tác giả khác Các kết quả nghiên cứu này mang tính thời sựcấp thiết đúng thực tế khách quan của trường THPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn -Bắc Ninh
Tôi tự chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về công trình nghiêncứu của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Văn Nghĩa
Trang 5Biểu bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Ngô Gia Tự -
37
Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hiệu quả sút
bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân(n=20) 41
Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra trước trước thực nghiệm của hai nhóm
47
Bảng 3.9 So sánh ttính trước và sau thực nghiệm ( nA= nB = 12 VĐV) 48
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Quan điểm chỉ đạo của đảng và nhà nước về gdtc trường học 5
1.2 Đặc điểm của môn bóng đá 8
1.3 Cơ sở lý luận về kỹ thuật bóng đá bằng mu trong bàn chân 10
1.3.1 Đặc điểm kỹ thuật bóng đá bằng mu trong bàn chân 10
1.3.2 Đặc điểm dạy học kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân 12
1.4 Những nguyên tắc về huấn luyện bóng đá 14
1.4.1 Nguyên tắc tự giác tích cực 14
1.4.2 Nguyên tắc dễ tiếp thu 15
1.4.3 Nguyên tắc trực quan 15
1.4.4 Nguyên tắc kết hợp huấn luyện 16
1.4.5 Nguyên tắc hệ thống và liên tục 16
1.4.6 Nguyên tắc củng cố và nâng cao 17
1.4.7 Nguyên tắc sử dụng hợp lý lượng vận động 17
1.4.8 Nguyên tắc đối xử cá biệt 18
1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh thpt 19
1.5.1 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh thpt 19
1.5.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh thpt 20
1.6 Cơ sở lý luận xây dựng bài tập 22
CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 26
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 26
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 27
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 27
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 27
Trang 72.3 Tổ chức nghiên cứu 292.3.1 Thời gian nghiên cứu 29
2.3.2 Đối tượng nghiên cứu 30
2.3.3 Địa điểm nghiên cứu .30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và năng lực sút bóng cầumôn bằng mu trong bàn chân của đội tuyển bóng đá nữ trường THPT NgôGia tự - Từ Sơn - Bắc Ninh 313.1.1 Thực trạng công tác GDTC trường THPT Ngô Gia tự - Từ Sơn - BắcNinh 313.1.2 Đánh giá thực trạng năng lực sút bóng cầu môn của đội tuyển bóng đá
nữ trường THPT Ngô Gia tự - Từ Sơn - Bắc Ninh 343.1.3 Thực trạng việc sử dụng bài tập cho đội tuyển bóng đá nữ ttrườngTHPT Ngô Gia tự - Từ Sơn - Bắc Ninh 353.2 Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập sút bóng cầu mônbằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nữ trường trường THPT NgôGia tự - Từ Sơn - Bắc Ninh 363.2.1 Lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn cho đội tuyểnbóng đá nữ ttrường THPT Ngô Gia tự - Từ Sơn - Bắc Ninh 363.2.2 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao hiệu quả sút bóngbằng mu trong bàn chân cho đội tuyển nữ trường THPT Ngô Gia tự - Từ Sơn
- Bắc Ninh 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, công tác TDTT có nhiềubước tiến mới Chúng ta phấn đấu thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng vàphát triển phong trào TDTT trong những năm đầu thế kỷ XXI, đưa nền thểthao nước nhà hoà nhập và đua tranh với các nước trong khu vực và trên thếgiới Chính vì vậy mà phong trào TDTT đã phát triển không ngừng, thu hútnhiều đối tượng tham gia tập luyện
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác địnhnhững quan điểm cơ bản về chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong
sự nghiệp đổi mới Một trong những quan điểm đó là: "Phát triển TDTT là
một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực giữ gìn và nâng cao sức khỏe, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng và giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước"[12].
GDTC trong trường học là một mặt giáo dục không thể thiếu được trong
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu “Nâng cao dântrí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân,nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất ,phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏingày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
GDTC học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệtrẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường anninh, quốc phòng Muốn phát triển được phong trào TDTT của đất nướckhông thể coi nhẹ vai trò của giáo dục thể chất trong trường học
Trang 9GDTC góp phần cùng với thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nềnTDTT nước ta phát triển cân đối và đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu chiếnlược củng cố, xây dựng và phát triển thể dục thể thao Việt Nam từ nay đếnnăm 2025, đưa nền thể dục thể thao nước ta hòa nhập và đua tranh với cácnước trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội trong nhữngnăm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nền TDTT nước ta đã
có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng Mục tiêu của TDTT lànâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất, góp phần hình thành con người mớiphát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe và tâm lý vững vàng
để xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Ngoài ra TDTT còn là phương tiện để giao lưu, học hỏi, tăng cường tìnhđoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, các Quốc gia trên toàn thế giới, giúp conngười xích lại gần nhau hơn không phân biệt thể chế Chính trị, sắc tộc, tôngiáo trong những năm gần đây lĩnh vực TDTT ngày càng khẳng định được
vị thế và nâng được tầm ảnh hưởng của mình cùng với các lĩnh vực khác đểquảng bá hình ảnh nước Việt Nam đã và đang hội nhập, phát triển có thể sánhngang với các nước bạn bè khắp châu lục, cũng như khẳng định được vị thếtrong lĩnh vực thể thao đối với đấu trường khu vực và thế giới
Bóng đá là môn thể thao “Vua” được đông đảo quần chúng mến mộ vàtập luyện Trong những năm gần đây, phong trào tập luyện môn bóng đá đãkhông ngừng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng ở mọi đốitượng trong cả nước Những trận đấu bóng đá ở trình độ cao đã thực sự cuốnhút khán giả Vì vậy bóng đá đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động vănhoá thể thao lành mạnh của quần chúng nhân dân
Qua quan sát tập luyện và thi đấu của đội tuyển bóng đá nữ trường THPTNgô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật sút bóng bằng
Trang 10mu trong bàn chân được các cầu thủ sử dụng nhiều nhưng chưa đạt hiệu quảcao vì đây là một kỹ thuật khó, nếu thực hiện tốt sẽ phát huy rất lớn khả năngtruyền bóng và sút bóng cầu môn Tuy nhiên, để hình thành được kĩ năng, kĩxảo vận động là quá trình lâu dài, cần có phương pháp tập luyện và hệ thốngbài tập phù hợp.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu được biết đã có một số tác giả nghiêncứu về bóng đá trong nhà trường phổ thông như: Nguyễn Thị Tâm, NguyễnThị Hà, Nguyễn Ngọc Long, Lương Thế Long Khoa GDTC Trường ĐHSPHà Nội 2… Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên sút bóng cầu môn bằng
mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đã nữ Trường THPT Ngô Gia Tự - TừSơn - Bắc Ninh
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nữ Trường Ngô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh”.
*Giả thiết khoa học: Nếu thực trạng khả năng quả sút bóng cầu môn bằng
mu trong bàn chân của đội tuyển bóng đá nữ trường THPT Ngô Gia Tự - TừSơn - Bắc Ninh không tốt, thì cần có biện pháp cải thiện, nâng cao qua đóphát huy hiệu quả công tác huấn luyện trong nhà trường
Trang 11Nếu lựa chọn hợp lý, khoa học các bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầumôn bằng mu trong bàn chân cho đối tượng nghiên cứu thì sẽ có hiệu quảtrong việc nâng cao thể thành tích cho đối tượng nghiên cứu đó.
Nếu xây dựng chương trình thực nghiệm khoa học, hợp lý với chương trìnhhọc và thực tế thì sẽ có tác dụng nâng cao nâng cao hiệu quả sút bóng cầumôn bằng mu trong bàn chân cho đối tượng nghiên cứu
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về GDTC trường.
Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT vì sứckhỏe nhân dân, Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thân thể giữ gìnsức khỏe và nâng cao thể lực Bác Hồ tin yêu thế hệ trẻ, quan tâm và chămsóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ, ngày về thăm Trường Trung cấpTDTT Trung ương (nay là Trường Đại học TDTT Bắc Ninh ), Bác đã căndặn: " Các cháu học TDTT không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiệntướng nọ Cái chính là người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểubiết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khỏeđẩy lùi bệnh tật " [10]
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đặt nền tảng xây dựng
sự nghiệp TD,TT của nước ta là: TD,TT là một công tác cách mạng vừa lànhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp củatoàn dân, do dân và vì dân Tiêu biểu cho tư tưởng của Bác là lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc
gì cũng cần có sức khỏe mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho
cả nước mạnh khỏe Vậy, rèn luyện tập Thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ Như vậy thì sức khỏe Dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục " [8].
Trang 13Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trongnhững năm tới, Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã khẳng định: "Giáo dụcđào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sáchhàng đầu Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI Muốnxây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàndiện, không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà phải làcon người cường tráng về thể chất Chăm lo cho con người về thể chất là tráchnhiệm của toàn xã hội của tất cả các ngành các đoàn thể, trong đó có giáo dục -đào tạo, y tế TD, TT.
Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về phát triển sự nghiệp TD,TT: "Phát triển TD, TT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố conngười công tác TD, TT phải góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dụcnhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinhthần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu củacác lực lượng vũ trang"
Trong các văn bản Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải xây dựngnền TD, TT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, phát triển rộng rãi phongtrào TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và tăng cường công tác GDTCtrong nhà trường các cấp với khẩu hiệu: "Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổquốc” Cũng như khẳng định phát triển TD, TT là trách nhiệm của các cấp ủyĐảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu: "Mục tiêu cơbản lâu dài của công tác TD, TT là hình thành nền TD, TT phát triển và tiến
bộ, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thầncủa nhân dân thực hiện nền giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làmcho
Trang 14việc tập luyện TD, TT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh - sinh viên" [1].
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi:
"Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học" Điều đó đã khẳng định
sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với TD, TT và GDTC trongnhà trường, coi đó là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng và toàn dân, để tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển TD, TT nước nhà Chỉ thị 133 của Thủ tướngchính phủ đã chỉ rõ “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáodục thể chất trong nhà trường Cải tiến nội dung giảng dạy TD,TT nội khóa,ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấphọc, quy chế bắt buộc ở các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi,phòng tập TD, TT, có định biên hợp lý và có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáoviên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả cấp học" [7]
Luật giáo dục đã khẳng định: "Giáo dục là con đường chủ yếu và cơ bản đểchuẩn bị cho con người cho sự phát triển bền vững của đất nước trongđiều kiện kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là con người
có sức khỏe và được phát triển toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc"[11]
Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọngmà sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng như xác định đúng về vị trí GDTCtrong nhà trường các cấp phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặtgiáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tácGDTC trong nhà trường các cấp Trong đó đã khẳng định: "Giáo dục thể chấtđược thực hiện trong nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạonhững công dân phát triển toàn diện GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục
Trang 15tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".
1.2 Đặc điểm của môn bóng đá.
Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể Trong quá trình thi đấu các cầuthủ phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là khi có bóng thì tổ chức tấn công cầumôn đối phương; khi mất bóng thì chuyển sang phòng thủ Trong tấn côngcũng như phòng thủ, các cầu thủ cần khắc phục những hoạt động đối kháng,cản trở của đối phương bằng cách linh hoạt chạy, dừng đột ngột, thay đổihướng và tốc độ động tác, đá bóng, giữ bóng, dẫn bóng…, tạo cho hành độngcủa mình phù hợp với tình huống xảy ra trên sân
Bóng đá là môn thể thao đối kháng gián tiếp, các tình huống trên sân rất
đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thôngminh của cả một tập thể Sự phong phú đa dạng và hấp dẫn của bóng đá đượcthể hiện ở 3 đăc điểm lớn sau: Tính tập thể, tính chiến đấu và tính phức tạp[5]
* Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể
Trận đấu bóng đá được tiến hành trên một sân rộng với 2 tập thể đôngngười, Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng, một đội bónghay không thể thiếu những cầu thủ xuất sắc Tuy nhiên không có bất cứ mộtcầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớnvà sự cản phá quyết liệtcủa đối phương để ghi bàn thắng Điều đó có nghĩa là sức mạnh của đội bóngđược thể hiện trước hết ở tính tập thể Điều này đòi hỏi các cầu thủ phải biếtchơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong tấncông cũng như trong phòng ngự vì mục đích chung của toàn đội là giànhchiến thắng
Trang 16Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật cao như ngày nay do vậy tính tập thểtrong thi đấu cũng đòi hỏi ngày càng cao, trong tấn công cũng như trongphòng ngự đòi hỏi toàn đội phải tham gia.
Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật là nâng cao trình độhiệp đồng tổ chức tấn công và phòng thủ, nâng cao tính tập thể của đội bóng
* Bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao
Trong thi đấu đội nào cũng muốn giành chiến thắng, vì vậy các độithường sử dụng mọi biện pháp trong khuôn khổ luật cho phép để tiến hành tấncông cũng như phòng thủ Có thể nói trận đấu bóng đá là cuộc đấu ý chí, đấutrí, đấu lực, đấu về trình độ kỹ chiến thuật giữa hai đội Cuộc đấu này đượctiến hành trong thời gian dài với sự đối kháng trực tiếp của các cầu thủ Do đó
có thể nói tính chiến đấu thể hiện trong trận đấu rất cao, đội nào thể hiện được
sự vượt trội về mọi mặt mới có thể làm chủ trận đấu và giành chiến thắng.Chính tính chiến đấu cao của bóng đá là một trong những yếu tố quantrọng hấp dẫn khán giả ở mọi lứa tuổi [5]
* Bóng đá là môn thể thao phức tạp
Một đặc điểm rất đặc biệt của bóng đá là các cầu thủ không được dùngtay chơi bóng (trừ thủ môn trong khu vực được phép) mà chủ yếu là dùngchân và các bộ phận cơ thể khác để điều khiển trái bóng tròn Hai yếu tố này
đã nói lên phần nào đặc tính phức tạp của bóng đá Chân và các bộ phận kháccủa cơ thể (đầu, ngực, vai) là các bộ phận ít linh hoạt, nhưng trong bóng đákhông chỉ thực hiện các chức năng vốn có của nó mà còn được dùng để thựchiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng là điều khiển trái bóng tròn, một vật thể rấtlinh hoạt, với các yêu cầu rất khác nhau, đây là điều vô cùng phức tạp
Như trên đã nói sự đối kháng trong thi đấu cũng là một yếu tố tạo nêntính phức tạp Trong quá trình thực hiện các hoạt động luôn bị đối phương cảntrở, tấn công
Trang 17Bóng đá là môn thể thao tình huống Trong thi đấu vô vàn tình huốngxảy ra mà cầu thủ phải giải quyết tức thời, mà trong thực tế các tình huống đóthường diễn ra rất đa dạng và không hề lặp lại Đây là điều vô cùng khó khănnhưng đồng thời lại cũng vô cùng hấp dẫn của bóng đá.
Bóng đá ngày càng phát triển yêu cầu đối với cầu thủ ngày càng cao Đểđáp ứng được tốt những yêu cầu đó thì trong mỗi cầu thủ phải biết vận dụngmột cách linh hoạt, sáng tạo và hợp lí các kỹ, chiến thuật cả trong tấn công lẫnphòng thủ ở trình độ cao, trong nhịp độ cao của trận đấu [5]
1.3 Cơ sở lý luận về kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn.
1.3.1 Đặc điểm kỹ thuật bóng đá bằng mu trong bàn chân
Là kiểu đá bóng cơ bản và thông dụng được sử dụng rất phổ biến vìđộng tác thực hiện dễ, thuận lợi khi lăn mọi hướng, bóng bổng, bóng chết.Kiểu đá này có ưu điểm tạo đường bóng đi căng và chính xác Có tác dụng rấtlớn trong chuyền bóng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sút bóng cầumôn và phá bóng
1.3.1.1 Giai đoạn chạy đà:
Đường chạy chếch 450 so với hướng bóng đi Khi chạy đà, tốc độ tăngdần đều, bước ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh bước cuối cùng khi đặt chântrụ Bước cuối cùng khi chuẩn bị đặt chân trụ phải dài để giảm độ lao của cơthể về trước, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo Do hướng chạyđà chếch nên thực tế tư thế thân người hơi ngả vào phía trong, đường chạy đàhơi vòng, biên độ động tác tay vung lớn, chạy đà phải thoải mái, tránh gò bócăng thẳng
1.3.1.2 Giai đoạn đặt chân trụ:
Giai đoạn này có tác dụng nhằm tạo thành điểm tựa vững chắc củatrọng tâm cơ thể Động tác đặt chân trụ từ gót chân chuyển qua má ngoài rồimới tới mũi bàn chân, mũi bàn chân trụ phải thẳng với hướng định đá đi Tư
Trang 18thế thân người nghiêng về chân trụ phải thẳng so với hướng đá đi Tư thế thânngười nghiêng về chân trụ và hơi ngả về sau, đầu gối chân trụ hơi khuỵuxuống để giữ thăng bằng, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trụ.
Vị trí chân trước đặt cách bóng chừng 20 - 25cm về phía bên và lùiphía sau một chút (đường tiếp tuyến của bóng với mặt đất) Tất nhiên tùythuộc vào tầm vóc và thói quen của từng cầu thủ
1.3.1.3 Giai đoạn vung chân lăng:
Khi vung chân về sau, đùi hơi mở ra do ảnh hưởng của các cơ duỗi,dạng và xoay đùi ra ngoài, đường vung chân về sau hơi chếch về phía chântrụ Để giữ thăng bằng cho cơ thể, tay đối diện với chân lăng cũng đánh mạnh
về sau
Sau khi chân lăng vung hết ra thì chuyển động ngược chiều về trước,lúc này bàn chân duỗi hết và hơi bẻ ra chuẩn bị cho giai đoạn tiếp xúc bóng.Động tác vung về trước làm cho đùi hơi khép lại và khi đùi gần tới phươngthẳng đứng thì đường chuyển động của chân gần như thẳng hàng với hướngsút bóng (lúc đó bàn chân vẫn bẻ ra ngoài) Tay đối diện với chân đá và thânngười hơi gập xuống làm nhiệm vụ giữ thăng bằng, vừa hỗ trợ cho hoạt độngcủa cơ chân
1.3.1.4 Giai đoạn tiếp xúc bóng:
Là giai đoạn quan trọng nhất quyết định toàn bộ kỹ thuật sút bóng bởi
vì điểm tiếp xúc quyết định tính bản chất của quả bóng được đá đi và quyếtđịnh hình thức bay của bóng Giai đoạn này quyết định độ chuẩn xác giúpbóng đi đúng đích
Vị trí tiếp xúc của chân với bóng là cạnh trong của các xương giữa bànchân tính từ ngón cái tới phía trong mắt cá chân Do đường vung chân khi đá
mu trong tạo thành một mặt phẳng của đất bằng một góc nhọn nên mu trongbàn chân tiếp xúc bóng cũng hơi chếch Bàn chân tuy bẻ ra ngoài nhưng giữ ở
Trang 19tư thế vững chắc, nhờ thế mà động tác đá vẫn mạnh và cổ chân không bị chấnthương (do đá hỏng) Mặt khác, mặc dù đường vung chân chếch nhưng mutrong bàn chân tiếp xúc đúng phía sau của quả bóng và lực đã thông qua tầm
đá về phía trước (đường vung chân thẳng hướng về trước) vì thế đường bóng
đi thẳng, không bị xoáy
Những cầu thủ mới tập thường mắc khuyết điểm là không duỗi hết mubàn chân và tiếp xúc bóng lệch tâm bóng, vì thế bóng không đi đúng mục tiêuvà bị xoáy lệch hướng, đồng thời bị phân tán lực nên bóng đi yếu, không căngđược
Đối với cầu thủ có trình độ kỹ thuật cao có thể vận dụng kỹ thuật này
để đá bóng vòng cung “hình quả chuối” vì cầu thủ chủ động tiếp xúc lệch tâmbóng, miết từ phía ngón cái lướt vòng qua lòng bàn chân
1.3.1.5 Giai đoạn kết thúc bóng:
Khi đá bóng đi thì tiếp tục đưa hông về phía trước , chân đá sau khivung về trước thì hạ xuống đất tiếp tục bước 1- 2 bước để giảm tốc độ chuyểnđộng của cơ thể Hai tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng cho cơ thể
Nếu như bóng vừa đá đi mà chân đã dừng đột ngột hoặc thu lại liền sẽảnh hưởng đến đường bóng đi
1.3.2 Đặc điểm dạy học kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân
Đặc điểm cơ bản trong việc dạy học động tác là phải đảm bảo được mốiliên hệ tối ưu giữa các yếu tố ,từ đó việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo sẽ nhanhhơn Mặt khác trong yêu cầu kỹ thuật động tác cần làm tăng tính biến đổikhông ngừng, phù hợp với luật thích ứng - phát triển - lại thích ứng - lại pháttriển kể cả việc không ngừng thay đổi tình huống, mục đích giúp cho học sinhnâng cao khả năng tiếp thu động tác kỹ thuật, thúc đẩy nhanh quá trình hìnhthành kỹ năng kỹ xảo trong việc học kỹ thuật, linh trong tập luyện và thi đấu
Để xác định các giai đoạn của quá trình giảng dạy, phải dựa trên quychế quy luật nhận thức và quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo là mục đích
Trang 20của giảng dạy Vì nó là mức độ đạt được trong thực hiện động tác, qua từnggiai đoạn học tập kỹ năng, kỹ xảo có sự khác nhau về mức độ tiếp thu kỹthuật động tác.
Kỹ năng vận động thể hiện ở mức độ thấp hơn kỹ xảo tức là ở mức độnắm được mấu chốt và thực hiện kỹ thuật động tác Nếu kỹ năng vận độngkhông được củng cố liên tục có thể sẽ bị phá vỡ Nếu kỹ năng được lặp lạinhiều lần thì động tác sẽ trở nên nhuần nhuyễn thuần thục, động tác sẽ dầnchuyển sang tự động hóa và kỹ năng đó sẽ trở thành kỹ xảo Đặc điểm tiêubiểu chính của kỹ xảo vận động thể hiện ở mức độ thực hiện động tác mộtcách tự động ở mức độ vững chắc cao
Một điểm quan trọng nữa là hiệu quả công tác giảng dạy nói chung vàgiảng dạy kỹ thuật này nói riêng phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn các tiền đềsau:
- Sẵn sàng tiếp thu động tác: Trước khi giảng dạy một động tác nào đóphải nắm được xem người tập đã sẵn sàng tiếp thu chưa, nếu chưa chuẩn bị sơ
bộ có thể phát hiện được bằng các bài tập kiểm tra, các thông tin về kinhnghiệm vận động bước đầu của người tập, các bài tập chuẩn bị, đặc biệt là cácbài tập dẫn dắt, sự chuẩn bị thường biểu hiện ở 3 yếu tố:
+ Mức độ phát triển các tố chất thể lực+ Khả năng vận động
+ Yếu tố tâm lýQua quá trình học động tác đá bóng bằng mu trong bàn chân có đặctính là: Quá trình dạy học động tác phải dựa trên giai đoạn tương ứng của quátrình hình thành các kỹ năng, kỹ xảo Quá trình tập luyện kỹ năng trở thành
kỹ xảo vận động ở mức độ tương đối hoàn thiện thì phải qua 3 giai đoạn tiêubiểu khác nhau cả về nhiệm vụ sư phạm lẫn về phương pháp giảng dạy
Trang 21*Giai đoạn 1: Dạy học ban đầu về động tác Nó tương ứng với giai
đoạn thực hiện kỹ thuật động tác ở mức độ chung Các động tác hoạy độngcòn vụng về, thô và hiệu quả thấp
*Giai đoạn 2: Thể hiện tiêu biểu trong quá trình dạy học động tác là đi
sâu, chi tiết hóa, trọng tâm, nâng cao yêu cầu Kết quả là khẳng năng vậnđộng được chính xác một phần kỹ thuật, kỹ năng được chuyển hóa, đượcchuyển thành kỹ xảo
*Giai đoạn 3: Củng cố hoàn thiện và nâng cao mọi kết quả đạt được ở
giai đoạn 2 Mục đích giúp cho kỹ xảo được vững chắc Ở giai đoạn này việckhắc phục một số nhược điểm nhỏ của người tập rất cần thiết, điều quan trọnglà giáo viên phải chỉ ra cho họ được điểm yếu đó và có phương pháp sửa chữatối ưu nhất Một yêu cầu quan trọng nữa là phải đảm bảo yêu cầu của cácnguyên tắc giảng dạy là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để sao chongười tập có thể tiếp thu kỹ thuật một cách có hiệu quả và nhanh nhất
Như vậy: Cơ sở lý luận của việc tăng nhanh khả năng tiếp thu kỹ thuật
đá bóng bằng mu trong bàn chân bao gồm những điểm cơ bản sau:
- Hiểu và nắm chắc nguyên lý kĩ thuật động tác đá bóng bằng mu trongbàn chân
- Phải căn cứ vào nguyên lý quy luật nhận thức và quy luật hình thành
kỹ năng, kỹ xảo vận động của con người
- Phải có phương pháp giảng dạy tối ưu, đúng quy trình và đảm bảotuân thủ theo yêu cầu của nguyên tắc huấn luyện và giảng dạy
1.4 Những nguyên tắc về huấn luyện bóng đá.
1.4.1 Nguyên tắc tự giác tích cực
Đây là nguyên tắc mang tính chủ quan, do đó nó có tác dụng quyết địnhđến việc nâng cao kết quả tập luyện của người tập Tính tự giác tính cực chủ
Trang 22yếu phụ thuộc vào lòng ham muốn, ý chí nghị lực của người tập, song nó cònmột số mặt khác tác động đến:
+ Khả năng nhận thức về mục đích, nhiệm vụ … của người tập luyện.+ Ảnh hưởng của các khoa mục đối với đặc tính người tập luyện
+ Khả năng tiếp thu tri thức và ứng dụng của nó vào thực tế thi đấu.Tất cả mọi người tập luyện, ngoài tính tự giác do lòng ham mê mà cònphải làm cho mình có một bản lĩnh: Chủ động, lý trí, biết ghép mình vào kỹthuật, tự giác, chặt chẽ Có như vậy mới vượt qua được những khó khăn giankhổ trong tập luyện
1.4.2 Nguyên tắc dễ tiếp thu
Muốn đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này thì trong giảng dạy, huấnluyện đòi hỏi người giáo viên, HLV phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn
bị giáo trình, giáo án Bên cạnh đó giáo viên, HLV cần phải có những bài tậpphong phú cả về nội dung và cách thức tiến hành để phù hợp với từng đốitượng tập luyện Bài tập càng có tính hấp dẫn thì càng dễ tập và càng có hiệuquả cao Không những thế người giáo viên, HLV cũng cần phải chuẩn bị tốtphương tiện và dụng cụ tập luyện Lựa chọn dụng cụ tập luyện hợp lý cũnggóp phần tạo cho đối tượng tập luyện khả năng dễ tiếp thu
Muốn thực hiện nguyên tắc dễ tiếp thu cũng cần phải phát huy tốtnguyên tắc hệ thống, tức là đảm bảo tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đếnphức tạp
1.4.3 Nguyên tắc trực quan
Là một trong những nguyên tắc giảng dạy, huấn luyện có hiệu quả caonhất, là phương pháp đơn giản dễ hiểu Trong nguyên tắc này ở khâu thựchành có thể chia ra làm 2 loại: Trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp
+ Trực quan trực tiếp
Trang 23Là phương pháp giới thiệu các bài tập, động tác thật cho người tậpluyện “xem” và “nhìn” thấy toàn bộ như: HLV làm mẫu kỹ thuật động tác đábóng bằng lòng bàn chân cho VĐV xem.
+ Trực quan gián tiếp
Là phương pháp giới thiệu các bài tập, động tác không “thật” nhưngđúng và thường là rất chính xác, mẫu mực Trực quan gián tiếp có thể là toàn
bộ như phim và cũng có thể là không toàn bộ như xem tranh ảnh
1.4.4 Nguyên tắc kết hợp huấn luyện
Là nguyên tắc kết hợp giữa toàn diện và nâng cao, thông thường được
sử dụng trong việc phát triển thể lực và cũng ở đây nó thường được biểu hiện
rõ nét nhất Trong huấn luyện việc phát triển thể lực chuyên môn sẽ không thểđạt kết quả cao nếu không lấy việc phát triển thể lực toàn diện thường xuyênlàm cơ sở Việc phát triển thể lực và các yếu tố khác một cách toàn diện kếthợp với nâng cao chuyên môn là điều bắt buộc trong bóng đá, nhưng cũngphải xác định rõ thế nào toàn diện, thế nào là chuyên môn
1.4.5 Nguyên tắc hệ thống và liên tục
Trong công tác giảng dạy và huấn luyện bóng đá, về phía truyền thụcũng như về phía tiếp thu, cần duy trì tính hệ thống và liên tục Người giáoviên, HLV nếu không đảm bảo được tính hệ thống khoa học thì quá trìnhhuấn luyện sẽ bị gián đoạn làm cho người tập mất khả năng tích lũy liên tục
Do đó, không thể nâng cao được hiệu suất tiếp thu dẫn đến kết quả kém, đôikhi có thể phá hủy những gì trước đó đã đạt được
Nguyên tắc hệ thống và liên tục còn đảm bảo cho phương pháp giảngdạy được tiến hành theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từtrực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ cơ bản đến nâng cao
Trang 241.4.6 Nguyên tắc củng cố và nâng cao
Quá trình tiếp thu trong tập luyện bóng đá mà chủ yếu là tiếp thu các kỹthuật, các bài tập mới diễn ra như sau: Lúc đầu là mới lạ khó thực hiện,tiếpđến quen dần và trở thành dễ dàng, rồi qua một thời gian củng cố liện tục mà
nó trở thành của riêng mình, trở thành thói quen (kỹ xảo động tác), đó là quátrình củng cố và nâng cao
Củng cố đòi hỏi sự lặp lại nhiều lần theo đặct tính tăng cường Sự lặplại này có khi là nhiều ngày , hằng năm Qúa trình lặp lại chính là sự vận độngcủa “lượng” dễ tới một mức độ nào đó tạo nên bước nhảy vọt từ “lượng” biếnthành “chất” bước sang khái niệm nâng cao Trong bóng đá,nâng cao chủ yếuđược biểu hiện ở tính sử dụng, thi đấu, củng cố bao giờ cũng phải đi trước vàlà cơ sở để nâng cao, đồng thời nâng cao cũng sẽ là cái mốc cho việc hìnhthành mức độ củng cố mới Đó là hai phạm trù của sự phát triển liên tụckhông ngừng trong họat động tập luyện TDTT
Trang 25Lượng oxy tiêu thụ trong các cơ quan của cơ thể tỷ lệ lập phương với
sự tăng cường độ Tức là nếu tăng cường vận động thì thời gian tăng này làrất ngắn Trong các cách thức tăng cường độ vận động thì tăng cường độ vậnđộng là chóng gây mệt mỏi nhất
- Thời gian của bài tập:
Tỷ lệ nghịch với tốc độ vận động Trong luyện tập bóng đá thôngthường một nội dung tập từ 20 giây đến 2 phút, phụ thuộc vào tốc độ của bàitập Nói chung không nên kéo dài quá giới hạn này
- Thời gian nghỉ giữa các bài tập:
Là nghỉ phục hồi có tính chất tạo điều kiện trả lại lượng oxy bị giảmquá nhanh cho các cơ quan của cơ thể Do vậy ở đây là nghỉ tích cực Đặcđiểm thời gian phục hồi của cơ thể là lúc đầu nhanh sau chậm dần
- Số lần lặp lại của bài tập:
Càng nhiều càng có khả năng tăng lượng vận động Tuy nhiên khi sửdụng phương pháp lặp lại cần chú ý tới tính “hấp dẫn” cần thiết của các bàitập Bài tập kém hấp dẫn sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả
*Lượng vận động tối đa:
Thường khi tăng khối lượng vận động, lúc đầu kết quả nâng lên rõ rệt,sau đó giảm dần và có trường hợp mất hẳn tác dụng, khi đó người ta gọi đó làgiới hạn của lượng vận động Cần luôn luôn kiểm tra và đánh giá giới hạn củalượng vân động bằng nhận xét chuyên môn, bằng kiểm tra y học, sự chính xáccủa lượng vận động tối đa sẽ có tác dụng trực tiếp tới thành tích tập luyện
1.4.8 Nguyên tắc đối xử cá biệt
Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính toán đến đặc điểm cá nhân VĐV, đặcđiểm sinh lý lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện, thể lực và tâm lý…
Phải xác định được mức độ thích hợp cho các vận động viên khác nhau,trước hết phải dựa vào yêu cầu chương trình có tính chất tiêu chuẩn cho từng
Trang 26loại đối tượng cụ thể Trên cơ sở khoa học tổng kết kinh nghiệm thực tế, trướchết là chương trình về giáo dục các tố chất cho các đối tượng cơ bản.
Yêu cầu phải đảm bảo mức độ thích hợp ở mỗi lứa tuổi, mỗi giới tínhkhác nhau đòi hỏi tính hợp lý khác nhau Phải xác định được mức độ hợp lý đểchọn và đưa ra cấu trúc buổi tập, thời gian buổi tập, phải chú ý đến phươngpháp kế thừa tối ưu giữa các bài tập nâng cao và độ khó của bài tập Phần nộidung của buổi tập sau phải là nội dung kế thừa mà buổi tập trước đó là nềntảng
Đối xử cá biệt còn là hình thức sửa chữa động tác cho tập luyện phùhợp với thể lực vận động viên
1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học THPT
1.5.1 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT
1.5.1.1 Đặc điểm tâm lý chung
Lứa tuổi này là học sinh muốn chứng tỏ mình là người lớn, muốn đượcmọi người biết đến và tôn trọng mình, các đã có một trình độ nhất định có khảnăng phân tích tổng hợp hơn, muốn hiểu nhiều biết rộng, thích hoạt động, cónhiều hoài bão Tuy vậy vẫn có quá trình hưng phấn chiếm ưu thế sôi nổi vàhiếu động Vì vậy, đa dạng hoá hình thức tập luyện sẽ nâng cao được hưngphấn của học sinh Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập
1.5.1.2 Đặc điểm tâm lý trong học tập
Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động, tính độclập ở mức độ cao hơn nhiều so với học sinh THCS, đồng thời cũng đòi hỏiphát triển tư duy lý luận để nắm vững nội dung một cách sâu sắc
Thái độ học tập ở lứa tuổi này được thúc đẩy bởi động cơ học tập mà ýnghĩa nhất là động cơ thực tiễn Trong hoạt động TDTT nếu các em có động
cơ đúng đắn sẽ tích cực tập luyện, thi đấu để thực hiện mục đích hoạt độngthể thao, điều này đòi hỏi trong công tác đào tạo, giáo viên và HLV cầm định
Trang 27hướng cho các em xây dựng được động cơ đúng đắn để có được hứng thútrong học tập nói chung và trong công tác GDTC nói riêng.
Mặt khác, ở lứa tuổi này đa số các em là tích cực học một số môn màcác em cho là quan trọng đối với nghề của mình còn các môn khác chỉ họcsao nhãng hoặc học để đạt điểm trung bình Do vậy, giáo viên và HLV cầngiúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục học phổ thôngđối với mỗi giáo dục chuyên ngành
Ngoài ra, ở lứa tuổi này giáo viên và HLV có được thiện cảm và sự tôntrọng của các em thì đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tácgiảng dạy và huấn luyện
1.5.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
1.5.2.1 Đặc điểm sinh lý chung
Ở lứa tuổi này tâm lý của các em thích chứng tỏ mình là người lớn vàmuốn để mọi người tôn trọng mình ở lứa tuổi này đã có một trình độ hiểu biếtnhất định, có khả năng phân tích, tổng hợp, các em muốn khám phá, nhưngcác em vẫn còn rất nhiều nhược điểm và kinh nghiệm sống còn thiếu
Ở lứa tuổi này của các em chủ yếu là hình thành ý thức hình thành vềtính cách và là tuổi nhu cầu sáng tạo cao có sự nảy nở những tình cảm tranglứa
Ở lứa tuổi nay các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phậncủa cơ thể vẫn tiếp tục lớn lên nhưng chậm dần, chức năng sinh lý tương đối
ổn định, khả năng hoạt động của cơ thể cũng nâng cao hơn Có ý nghĩa nhấtđối với công tác giáo dục và huấn luyện là sự phát triển mạnh mẽ của các hệ
cơ quan cũng như thể lực tăng dần đạt tới hoàn thiện
1.5.2.2 Hệ vận động
Ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một cách mạnh mẽ về chiều dài,
bề dày, hàm lượng các chất hữu cơ giảm do hàm lượng Mg, P, Ca trongxương tăng quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa hoàn tất chỉ xuất hiện
Trang 28cốt hóa ở bộ phận như mặt Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xươngnên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống Không giảm mà tráilại tăng lên có xu hướng cong vẹo Vì vậy có thể sử dụng rộng rãi các bài tậpvới khối lượng tăng dần để giúp cho VĐV thích nghi một cách từ từ.
Hệ cơ: Thành phần quan trọng của bộ máy vận động là cơ, các tổ chức
cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ vẫn tương đối yếu, các cơ lớn phát triểntương đối mạnh, cơ nhỏ phát triển chậm hơn, cơ co phát triển nhanh hơn cơduỗi, đặc biệt là các cơ duỗi của nữ lại càng yếu nên ảnh hưởng tới sự pháttriển sức mạnh Vì vậy, khi tập luyện những bài tập phát triển sức mạnh đớivới nữ cần có những yêu cầu riêng biệt, tính chất động tác của nữ cần toàndiện mang tính nhịp điệu mềm dẻo khéo léo
1.5.2.3 Hệ tuần hoàn
Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển và hoàn thiện Timlớn hơn có khả năng co bóp cơ tim phát triển tốt hơn do đó nâng cao khả nănglưu lượng máu trên phút Buồng tim đã phát triển tương đối hoàn chỉnh mạchđập của nam 70 lần/phút, nữ 70 - 85 lần/phút Nhưng khi vận động thì tần sốhoạt động nhanh hơn, phản ứng của hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt vận độngmạch và huyết áp tăng nhanh hơn Nhưng sau vận động mạch và huyết áptăng nhanh chóng thì tim hoạt động trở nên dẻo dai hơn Vì vậy, ở lứa tuổinày có thể tập luyện những bài tập có khối lượng và cường độ tương đối lớnnhưng vẫn phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sứckhỏe của các VĐV
1.5.2.4 Hệ thần kinh
Ở lứa tuổi này kích thước não và hành tuỷ đạt đến mức như ở ngườitrưởng thành Hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy trìutượng đã hình thành tốt, điều này thuận lợi cho sự hình thành các phản xạ códiều kiện Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp trong sinh dục,
Trang 29tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế Tuy nhiên,với các bài tập đơn điệu, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nên sự căng thẳng thầnkinh rất dễ làm cho các em chán nản, thờ ơ và thực hiện không tốt các bài tập.
Do vậy trong quá trình giảng dạy huấn luyện chúng ta cần đưa ra các bài tậpsinh động, hấp dẫn, phù hợp với tính hưng phấn cao nhằm giúp các em thamgia tập luyện một cách tự giác tích cực
1.5.2.5 Hệ hô hấp
Ở lứa tuổi này hệ hô hấp đã phát triển nhưng số lượng phế nang thamgia hô hấp và dung tích sống còn nhỏ, cơ gian sườn phát triển chậm, cơ hoànhcòn yếu nên khi vận động tần số hô hấp nhanh, độ sâu hô hấp nông dễ gây nênmệt mỏi Do đó, trong quá trinh tập luyện chúng ta cần hướng dẫn các em hítthở sâu và đều
1.5.2.6 Trao đổi năng lượng
Đặc điểm chính là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dịhóa Nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể một phần đáng kể năng lượng ởlứa tuổi này được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đó
1.6 Cơ sở lý luận xây dựng bài tập.
Các bài tập được xây dựng nhằm sử dụng để tác động đến đối tượng tậpluyện mong muốn đạt được những mục đích của huấn luyện giáo dục thể chất
- Khái niệm bài tập: “Là hoạt vận động chuyên biệt do con người sáng
tạo ra một cách có ý thức, có phủ định phù hợp với các quy luật giáo dục thểchất, đáp ứng được những yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của conngười”
- Phân loại bài tập: Có nghĩa là sắp xếp chúng thành các nhóm sao cho
những loại hình bài tập trong mỗi nhóm có sự giống nhau về tính chất cơ bản
Dựa trên đặc điểm chế độ hoạt động cơ bắp và cách đánh giá kết quảcuối cùng của bài tập
Trang 30Các môn sức mạnh tốc độ mà đặc điểm tiêu biểu là có cường độ haycông suất gắng sức cơ bắp tối đa, như các môn chạy cự ly ngắn, các môn nhảyném đẩy …
Các môn sức bền trong bài tập có chu kì: Chạy cự ly trung bình và dài,
đi bộ, bơi, chèo thuyền…
Các môn đòi hỏi năng lực phối hợp vận động như: Thể dục dụng cụ,nhảy cầu, trượt băng nghệ thuật…
Các môn đòi hỏi biểu hiện tổng hợp các tố chất vận động trong điềukiện các tình huống và hình thức vận động luôn thay đổi như các môn đốikháng cá nhân, các môn bóng
- Dựa theo chuyên ngành khoa học để phân loại:
Từ góc độ sinh học, cơ học người ta phân loại các bài tập thành các bàitập có chu kỳ
Không có chu kỳ và hỗn hợp
Các bài tập tịnh tiến
Quay vòng và phức tạp trong không gian
Từ gốc độ sinh lý học và các bài tập có chu kỳ được phân loại theo cácvùng công suất vận động khác nhau
- Cấu trúc bài tập:
Trong các bài tập khác nhau động tác của các bài tập có chu kỳ đượcphân theo loại theo các vùng công suất vận động khác nhau, khác nhau vềhình dáng bề ngoài, tốc độ chuyển động, lực, thời gian kéo dài… do đó cácđộng tác của con người là một thể hoàn chỉnh có cấu trúc phức tạp “cấu trucbài tập là mối liên quan lẫn nhau có tính quy luật và tương đối ổn định của tất
cả các yếu tố, cấu tạo nên động tác như một thể hoàn chỉnh thống nhất”
Tùy theo từng môn thể thao mà cấu trúc bài tập được phân chia thànhcác phần, các giai đoạn Đa số các cấu trúc của bài tập thể dục thể thao không
Trang 31có chu kì phân thành 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn chủ yếu (cơbản) và giai đoạn kết thúc.
* Giai đoạn chuẩn bị
Có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện động tác ở giai đoạnchủ yếu, thường là động tác tạo đà có chiều chuyển động ngược lại với chiềuchuyển động ở giai đoạn chủ yếu Ví dụ: Động tác lăng, vung trước khiném,… hoặc cùng chiều với chiều chuyển động ở giai đoạn chủ yếu để tạo giatốc lớn hơn trong động tác ở giai đoạn chủ yếu: Chạy đà trong các mônnhảy…
* Giai đoạn chủ yếu:
Bao gồm những động tác nhằm trực tiếp giải quyết nhiệm vụ vận động,chúng có vị trí quan trọng cấu trúc động tác bài tập Trong một số bài tậptrong chu kỳ không phải chỉ có một mà là một số giai đoạn chủ yếu là giậmnhảy … treo người và chống vào sào quay người…
* Giai đoạn kết thúc:
Là giai đoạn kết thúc của động tác hoặc buông thả một cách thụ động,như: Tiếp đất trong các môn nhảy của thể dục dụng cụ Trong một số bài tậpgiai đoạn kết thúc cũng có yêu cầu kỹ thuật rất cao như: Đứng vững sau khinhảy, bật lộn trong thể dục dụng cụ
- Nội dung của bài tập:
Bao gồm các thành phần cấu tạo nên bài tập đó và các quá trình cơ bảnxảy ra trong cơ thể do việc thực hiện bài tập đó tạo nên Các quá trình nàyquyết định tác dụng của bài tập đó tạo nên Các quá trình này quyết định tácdụng của bài tập đối với người tập
Về mặt sinh lý học thì nội dung của bài tập TDTT là những biển đổitrong những hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập, làm cho cơthể chuyển sang một mức độ hoạt động cao hơn với lúc yên tĩnh Nhờ vậy cóthể hoàn thiện được những khả năng chức phận của cơ thể
Trang 32Từ góc độ sư phạm khi xem xét nội dung bài tập TDTT thì điều quantrọng là xem xét tác dụng tổng hợp của các bài tập với việc phát triển cácnăng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận độngcũng như tác động lên hành vi nhân cách của người tập.
Bên cạnh đó nội dung bài tập còn được hình thành trên cơ sở tâm lý và
sự hình thành nhân cách người tập Bài tập TDTT có thể được coi là nhữnghành vi vận động có ý thức trong đó thể hiện sự thống nhất giữa hoạt độngthân thể và tâm lý Nó không chỉ tác động đến cơ thể mà cả đối với nhân cáchvà tâm lý người tập
Trang 33CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết mục đích của đề tài nghiên cứu, đề tài đi vào giải quyếthai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và năng lực sút
bóng cầu môn cho đội tuyển bóng đá nữ THPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn - BắcNinh
Ngoại khóa: Đánh giá năng lực sút bóng cầu môn đưa vào công tác huấnluyện nhằm phát triển khả năng sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn châncho đội tuyển bóng đá nữ trường THPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập sút
bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nữ trườngTHPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài đã sử dụng những phương phápnghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Đây là phương pháp mà tôi sử dụng trước tiên trong quá trình nghiêncứu Sử dụng phương pháp này để tiến hành tìm hiểu và đọc các tài liệu cóliên quan , các tài liệu chuyên môn nhằm hệ thống hóa các kiến thức, hìnhthành cơ sở lý luận, xây dựng giả định khoa học, xác định mục đích, nhiệm vụnghiên cứu, kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện đề tài Các tài liệu chuyênmôn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, với mong muốntìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác giảng dậy, huấn luyện sức
Trang 34mạnh tốc độ, các Tets đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ trong bóng đá, cáctiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ.
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn được chúng tôi sử dụng nhằm trao đổi, phỏngvấn các huấn luyện viên, các giáo viên và những cán bộ TDTT có chuyênmôn trong việc huấn luyện, giảng dạy môn bóng đá Nội dung phỏng vấn tậptrung vào việc lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn chođội tuyển bóng đá nữ cho trường THPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh.Phiếu phỏng vấn được tiến hành bằng cách gửi phiếu hỏi cho 20 giáo viên ,HLV và các chuyên gia bóng đá trong và ngoài trường
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm.
Đề tài sử dụng phương pháp này để quan sát việc tập luyện và thi đấucủa đội tuyển bóng đá nữ trường THPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh Từ
đó có cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập nâng cao hiệu quả sútbóng cầu môn cho đội tuyển Mặt khác tôi sử dụng phương pháp này để quansát quá trình thực hiện bài tập của sinh viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữanhững sai xót Đồng thời sử dụng phương pháp này để quan sát, thu thập sốliệu cần thiết trong thực nghiệm để rút ra được những kết luận chính xác
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tổ chức kiểm tra đánh giá đốitượng nghiên cứu vào thời điểm trước và sau thực nghiệm thông qua các testkiểm tra:
- Test 1: Tại chỗ sút cầu môn (2x3 m) với khoảng cách 9m Sút 10 quả
vào cầu môn.Tính số quả
- Test 2: Đẩy bóng trước mặt sút cầu (7,32m x 2,44m) với khoảng cách
16m50 Sút 10 quả vào cầu môn Tính số quả
Trang 35- Test 3: Sút bóng liên tục sút cầu môn (7,32m x 2,44m) với khoảng
cách 16m50 Sút 5 quả Tính số quả
Trên cơ sở đó có những nhận xét kết luận về hiệu quả của các bài tập
đã lựa chọn trong việc nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu trongbàn chân cho đối tượng nghiên cứu
2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện nhằmxác định hiệu quả các bài tập đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn giảngdạy Chúng tôi tổ chức thực nghiệm trên 24 VĐV bóng đá nữ trường THPTNgô Gia Tự - Từ Sơn - Bắc Ninh Được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm A (NTN): Gồm 12 VĐV tập các bài tập đã lựa chọn trong đề
Trang 36- Nhóm B (NĐC): Gồm 12 VĐV tập theo giáo án và theo sự hướng dẫn
của huấn luyện viên đội bóng đề ra
Trong quá trình tổ chức thực nghiệm và kiểm tra đánh giá được thựchiện như nhau về hình thức, thời gian, quy trình và đảm bảo tính đồng nhấttrong các lần kiểm tra
2.2.6 Phương pháp toán học thống kê.
Sau khi thu thập các số liệu nghiên cứu, sử dụng các công thức toánhọc thống kê để xử lý các số liệu nhằm rút ra các kết luận đề tài trong quátrình nghiên cứu, sử dung các công thức sau: