1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống hoa đào và biện pháp kỹ thuật làm tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất giống hoa đào GL2 3 trồng tại đình bảng từ sơn bắc ninh

126 71 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 15,64 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHỆP VÀ PTNTHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---NGÔ THỊ PHONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA ĐÀO VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÀM

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-NGÔ THỊ PHONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT

SỐ GIỐNG HOA ĐÀO VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG HOA ĐÀO GL 2-3

TRỒNG TẠI ĐÌNH BẢNG - TỪ SƠN - BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐẶNG VĂN ĐÔNG PGS.TS VŨ QUANG SÁNG

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi

rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 06 năm 2015

Tác giả luận văn

Ngô Thị Phong

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiPGS.TS Vũ Quang Sáng và T.S Đặng Văn Đông, người đã hướng dẫn, chỉbảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo

và tập thể cán bộ Trạm Khuyến Nông - Thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành khoá học cao học.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình chú Thủy, trang trại hoa Thu Thủy

- Đình Bảng - Từ Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Luận văn được hoàn thành có sự động viên tinh thần to lớn của gia đình và bạn bè Tôi vô cùng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2015

Tác giả luận văn

Ngô Thị Phong

Trang 6

2.4.4 Xử lý số liệu 35Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 363.

Trang 7

3.3.3 Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến chất lượng hoa của

giống đào bạch GL 2-3 71

3.4 Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến khả năng ra hoa và chất lượng cành hoa của giống hoa đào bạch GL2-3 73

3.5 Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp điều tiết hoa nở cho giống đào bạch GL 2-3 76

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Đề nghị 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua một số năm 191.2 Diện tích trồng hoa đào tại các vùng Miền Bắc Việt Nam 203

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt Vấn Đề

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người cũng được nângcao Đặc biệt là đời sống tinh thần, nhất là thưởng ngoạn hoa cây cảnh, hòamình vào thiên nhiên của con người luôn được quan tâm, đây chính là yếu

tố giúp con người cân bằng cuộc sống

Ở Việt Nam, cứ mỗi độ xuân về có một loài hoa mà thiếu nó nhưthiếu cả mùa xuân trong mỗi gia đình miền Bắc, đó là Hoa đào Hoa đào

(tên khoa học là Prunus persica (L.) Batsch) có nguồn gốc từ Trung Quốc

và xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời, mang đậm nét sinh hoạt văn hóa đặcsắc trong ngày Tết của dân tộc, đặc biệt là người dân miền Bắc Hiện nay,miền Bắc đã hình thành và phát triển nhiều vùng trồng hoa đào nổi tiếngnhư: Nhật Tân (Hà Nội), Dĩnh Kế - Dĩnh Trì (TP Bắc Giang), Gia Lộc (HảiDương), Đồng Thái (An Dương - Hải Phòng), Đông Hưng (Thái Bình),Cam Giá (TP Thái Nguyên), Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh)

Phường Đình Bảng - Từ Sơn là nơi phát triển nhất Bắc Ninh về nghềtrồng hoa cây cảnh, đặc biệt có truyền thống lâu đời về trồng hoa đào.Hàng năm, cây hoa đào mang về cho người dân nơi đây nguồn thu nhậpcao nhất trong tất cả các ngành nghề đang phát triển tại địa phương như:làm bánh Phu Thê, làm giấy, nấu Rượu Tuy nhiên, trong nhiều năm qua,cây hoa đào ở Việt Nam chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu Cácgiống hoa đào đang được trồng ngoài khu sản xuất, qua quá trình nhângiống vô tính nhiều lần đang có nguy cơ bị thoái hóa, sâu bệnh phá hạinhiều, chất lượng hoa giảm Tình hình chung này đã ảnh hưởng rất lớn tớiviệc sản xuất hoa ở Đình Bảng, toàn bộ diện tích hoa đào trên đồng ruộngđều là giống cũ, kém chất lượng, chưa tìm được giống thay thế

Trang 13

Xuất phát từ thực tiễn địa phương, với mong muốn tìm ra được giốnghoa đào có chất lượng cao thay thế các giống hoa đào đã trồng lâu năm tạiđây, đồng thời muốn xác định được thời điểm thích hợp nhất tác động cácbiện pháp kỹ thuật điều tiết hoa nở trên giống hoa đào GL 2-3, tôi tiến hànhthực hiện đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống

hoa đào và biện pháp kỹ thuật làm tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất giống hoa đào GL 2-3 trồng tại Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh”.

2 Mục đích và yêu cầu.

2.1 Mục đích

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, khả năng thích nghi của các giống

hoa đào Bích GL 2-1, Phai GL 2-1, Bạch GL 2-3, so sánh, đối chiếu vớigiống hoa đào đã trồng lâu năm tại địa phương, từ đó xác định giống hoađào thích hợp, mang lại lợi nhuận kinh tế cao để khuyến cáo người dânthay thế các giống hoa đào kém chất lượng

- Trên cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng

suất, chất lượng hoa của giống hoa đào GL 2-3 để đề xuất hướng sử dụngcác tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho người

dân vùng Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh.

2.2 Yêu cầu

- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển và ra hoa của các

giống hoa đào GL 2-1, GL 2-2, GL 2-3 trồng tại Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc

Ninh

- Xác định được biện pháp cắt tỉa thích hợp cho sự sinh trưởng, phát

triển, ra hoa của giống hoa đào GL 2-3

- Xác định được thời điểm khoanh vỏ hợp lí cho giống đào GL 2-3.

- Xác định được thời điểm tuốt lá hợp lí cho giống đào GL 2-3.

- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp để điều tiết nở

hoa cho giống hoa đào GL 2-3

Trang 14

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về

các đặc điểm sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật tác động ảnh hưởngđến sự sinh trưởng phát triển, ra hoa của các giống hoa đào mới trồng tạiĐình Bảng

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo, phục vụ công

tác nghiên cứu và giảng dạy trong các Viện, Học viện nông nghiệp

3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc định hướng

phát triển và chuyển đổi cơ cấu giống hoa đào trồng tại Đình Bảng - Từ

Sơn - Bắc Ninh, phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết, mang lại hiệu quảkinh tế cao cho người trồng hoa cây cảnh

- Bổ sung vào quy trình trồng, chăm sóc các giống hoa đào mới về

một số biện pháp kỹ thuật như: khoanh vỏ, tuốt lá nhằm điều khiển ra hoa

và chất lượng hoa

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu chung về cây hoa đào

1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ

Cây Hoa đào có tên khoa học là Prunus persica (L.) Batsch, được

trồng lâu đời tại Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam Người châu Âu thì chorằng Đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (nay là Iran) Tuy nhiên,hiện nay phần lớn các nhà thực vật đều nhất trí coi cây Hoa đào có nguồngốc từ Trung Quốc, được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hảitheo con đường tơ lụa (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2012)

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, từ 1973-1976, đã phát hiện rarất nhiều tài nguyên di truyền của đào hoang dã, loại đào vẫn đang đượctrồng phổ biến ở các khu vực rộng lớn của Trung Quốc Trong đó có cảTây Tạng, Cam Túc, phía đông Thiểm Tây, phía đông nam Tây Tạng.Trong lịch sử trồng trọt của Trung Quốc, cây hoa đào được trồng và thuầnhoá cách đây 4000 năm (Đặng Văn Lãm, 2012)

Ở Việt Nam, cây Hoa đào có từ lâu đời, tại Nhật Tân cây đào đượctrồng từ xuân Kỷ Dậu năm 1789 Có truyền thuyết kể rằng, vua QuangTrung sau một trận đánh đại thắng quân Thanh, khi tiến vào Thăng Longông đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay), mang một cànhđào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng cho Ngọc Hân công chúa để báo tinthắng trận Công chúa Ngọc Hân là người chơi đào sành nhất đất ThăngLong, nhìn sắc hoa công chúa có thể biết ngay được xuất xứ của nó Hoađào Nhật Tân bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ cho đến ngàynay Sang đầu thế kỷ XX, Nhật Tân bắt đầu trồng một số loại Hoa đàomới như đào Bích, loại hoa đào này cho năng suất và chất lượng hoađẹp Nói đến kỹ thuật trồng đào thì Nhật Tân đạt đến trình độ rất cao mà

ít nơi nào theo kịp (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2012)

Trang 16

1.1.2 Phân loại

Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) thì Hoa đào có vị trí phân loại như sau:

Giới (regnum): Thực vật (Plantae)

Ngành (divisio): Thực vật có hoa (Magnoliophyta)

Chi (genus): Mận mơ (Prunus)

Phân chi(subgenus) : Amygdalus

Loài (species): P persica

Phân chi Amygdalus gồm 6 loài, 5000 giống, được trồng ở nhiềunước ôn đới và cận nhiệt đới (Châu Âu, Nga, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung

Quốc, Việt Nam) Cây Hoa đào thuộc loài Prunus persica và có tên khoa học là Prunus persica (L.) Bastch, là một loài lưỡng bội (2n = 16).

Dựa vào đặc điểm màu sắc hoa và hình thái thân cành, ở Việt Namhoa đào được chia thành 4 nhóm giống khác nhau: nhóm đào Bích, nhómđào Phai, nhóm đào Bạch, nhóm đào Thất Thốn

- Nhóm đào Bích: nhóm giống này được trồng phổ biến nhất ở nước

ta, đào Bích hoa kép đỏ thắm, nhuỵ vàng, hoa có trên 16 cánh, cánh hoadầy Hiện nay đào Bích đang được trồng nhiều ở Nhật Tân, Đông Anh (HàNội), Hải Dương, Bắc Giang

- Nhóm đào Phai: cánh hoa có màu trắng hồng, nhị và nhuỵ hoa

màu vàng Dựa vào đặc điểm của hoa để chia thành các loại giống khác

Trang 17

nhau như: phai đơn cánh, phai bán kép, phai cánh kép Hiện nay, đào Phaiđược trồng ở một số tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương và một số tỉnh miềnnúi phía Bắc (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).

- Nhóm đào Bạch: hoa trắng, nhuỵ vàng, cánh mỏng, thường xuất

hiện ở vùng núi của tỉnh Lạng Sơn

- Nhóm đào Thất Thốn: hoa mọc đôi rất đặc biệt, hoa thưa phân bố

không đều trên cành, hoa kép, to, nhuỵ vàng, cánh hoa to dày Tán cây rậm

vì nhiều lá chen nhau, lá to xanh thẫm Khoảng cách 2 lá của đào ThấtThốn rất ngắn, trên đốt cây cứ 1cm thì có 5-7 lá Nhóm đào Thất Thốn cócác giống khác nhau theo màu sắc hoa hoặc màu sắc lá: giống có hoa màu

đỏ, trắng, hồng; giống lá đỏ và lá xanh Hiện nay, giống đào quý này chỉcòn thấy ở một vài tư gia giàu có (Đặng Văn Đông và CS, 2010)

- Nhóm đào Mãn Thiên Hồng: đây là nhóm giống hoa đào mới

được Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với công ty TYC Quảng Châunhập về trồng thử nghiệm năm 2006 Giống hoa đào Mãn Thiên Hồng rahoa nhiều, cánh dày, màu hồng đậm hoặc phớt hồng, độ bền cao Đến nay,diện tích trồng đào Mãn Thiên Hồng được trồng và mở rộng ở một số tỉnhthành như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương (Đặng Văn Đông, NguyễnThị Thu Hằng, 2010)

Theo Đặng Văn Đông và CS (2009), bổ sung vào nguồn giống hoađào còn có 3 giống hoa đào mới, đào Bích GL 2-1, đào Phai GL 2-2, đàoBạch GL 2-3 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh -Viện nghiên cứu rau quả tuyển chọn thành công từ năm 2009-2012 Bộnông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận giống sản xuất thử theo

QĐ 511/QĐ-TT-CLT, ngày 12/11/2013 Trong đó:

- Giống đào Bích GL2-1: có hoa màu đỏ, mật độ hoa/cành dày,

đường kính hoa (>3,5cm), số lượng cánh/hoa từ 20-22 cánh, tỷ lệ nở hoacao (>95%), hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 15-16 ngày, được người

Trang 18

tiêu dùng ưa chuộng Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển và chốngchịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh chảy gôm Hiệu quả kinh tế thu được từviệc trồng giống hoa đào Bích GL2-1 cao hơn so với giống hoa đào bíchđang được trồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 15-30%

Giống đào Phai GL2-2: có hoa màu hồng, đường kính hoa to

(>4cm), số lượng cánh/hoa từ 20-22 cánh, tỷ lệ nở hoa cao (>90%), hoa nởtập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày Hiệu quả kinh tế thu được từ việctrồng giống hoa đào phai GL2-2 cao hơn so với giống đào phai đang đượctrồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 20-50%

Giống đào Bạch GL2-3: có hoa màu trắng, đường kính hoa to

(>3,5cm), số lượng cánh/hoa từ 18-20 cánh, tỷ lệ nở hoa cao (>90%), hoa

nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày Giống hoa đào Bạch GL2-3 cóđường kính hoa và độ bền hoa cao hơn hẳn giống hoa đào bạch đang đượctrồng hiện nay Hiệu quả kinh tế thu được cao hơn so với giống hoa đàobạch đang được trồng phổ biến ngoài sản xuất từ 30-50%.(Đặng Văn Đông,Nguyễn Thị Thu Hằng, tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp ViệtNam, số 3 (42)/2013, trang 72-81)

1.2 Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa đào

*Nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng pháttriển, nở hoa và chất lượng hoa của cây hoa đào Nhiệt độ thích hợp nhấtcho cây sinh trưởng và phát triển từ 20oC-30oC Nếu mùa hè gặp nhiệt độcao kéo dài cây sẽ ngừng sinh trưởng Tuy nhiên, cây hoa đào cũng cần cómột khoảng thời gian sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ lạnh từ 10°C-15°C để phá ngủ của mầm hoa và mầm lá, giúp cây ra hoa Đối với các

giống hoa đào cận nhiệt đới, yêu cầu số giờ lạnh là 150giờ-250giờ, còn đối với một số giống đào nhiệt đới cần số giờ lạnh là 600giờ-1000giờ Trong

điều kiện không đủ lạnh, cây phát triển yếu, mầm chồi ra hoa ít Các chồi

Trang 19

hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ từ -15°C đến -25°C Nếu mùađông trời lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp dưới 7oC thì chồi hoa sẽ nở chậm hoặckhông nở, người ta gọi hiện tượng đó là “đào mù” (Đặng Văn Lãm, 2012).

*Ánh sáng:

Cây hoa đào là cây ưa nhiều ánh sáng, thời gian chiếu sáng trung bình6giờ-8giờ/ngày Nếu thiếu ánh sáng, tán cây sẽ bị khuyết về phía đó Dovậy, cần đốn tỉa tạo bộ tán thông thoáng để tất cả các cành đều nhận đượcánh sáng đầy đủ Cây hoa đào là loại cây rụng lá, hàng năm vào mùa đông

do nhiệt độ thấp, ánh sáng ngày ngắn khiến sinh lý của lá bị rối loạn tạothành ly tầng ở chân lá làm lá bị đỏ rồi rụng (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010)

*Đất:

Cây hoa đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu úng, nếu trồng đào ở nơiđất trũng, có nước nhiều thì rễ sẽ bị thối, cây dễ chết Trồng hoa đào trongbóng dâm, ít ánh nắng, lá sẽ xanh tốt quanh năm, nhưng hoa lại rất ít Vìvậy chọn đất trồng đào nên chọn nơi cao ráo, có chỗ thoát nước tốt, đặc biệtnên tạo các rãnh to, thoát nước ngay trên ruộng sản xuất Tuy nhiên, câyhoa đào có thể chịu được đất xấu, đất dốc có độ cao 700m - 900m, sốngđược trên đất Feralit đỏ vàng, hơi chua, đất cát, sỏi nhiều

*Lượng mưa và độ ẩm:

Độ ẩm của không khí, đất, lượng mưa đều ảnh hưởng tới sinh trưởng

và phát triển của hầu hết các loại cây trồng Riêng đối với việc sản xuất câyhoa đào thì lượng mưa dao động từ 1250mm-1500 mm, độ ẩm không khí80-85%, độ ẩm đất 60-70% là điều kiện lí tưởng nhất cho năng suất và chất lượng hoa đẹp (Đặng Văn Đông, 2010)

Cây hoa đào cần được cung cấp nước đầy đủ và cần tăng lượng nướclên trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả Hương thơmcủa hoa đào chỉ có được khi cây được tưới nước đầy đủ trong suốt cả vụ

Trang 20

*Dinh dưỡng:

Trong suốt quá trình sống, thực vật lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từmôi trường đất Vì thế, để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển chonăng suất, chất lượng sản phẩm cao, cần bổ sung thêm dinh dưỡng vàođất cho cây sử dụng

Theo Đặng Văn Đông (2009), đối với việc trồng cây hoa đào, đểcây cho năng suất, chất lượng hoa đẹp, cần phải bổ sung đầy đủ, cân đốihàm lượng NPK hợp lí (đặc biệt là lượng phân chuồng, phân hữu cơ):

- Phân hữu cơ: đây là loại phân chứa hầu hết các nguyên tố đa

lượng và vi lượng mà cây cần, tạo sự cân đối về dinh dưỡng cho cây, đồngthời cải tạo đất, tăng độ mùn và độ tơi xốp của đất Phân hữu cơ thườngđược sử dụng để bón lót (phân hoai mục) hoặc ngâm ủ với nước để tưới

- N: Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá

phát triển Nếu đạm dư thừa sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, chồi lộcphát triển mạnh, chồi hoa không được hình thành, thân, cành mềm yếu.Thiếu đạm lá màu xanh chuyển sang màu vàng nhạt, các gân chính bịmất màu, cây còi cọc, thân lá nhỏ bé, cây ra hoa sớm, hoa bé thậm chí thiếuđạm còn gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa

- P: Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp,

tăng cường quá trình hút N Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ (kíchthích rễ cây phát triển Tuy nhiên, lân vẫn đóng vai trò quan trọng trongthời kỳ hình thành nụ và hoa Thiếu lân lá đào trở nên già, màu xanh tím,hoa nhỏ, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt mất màu đặc trưng củagiống Do lân khó tiêu nên thường bón lót trước khi trồng

- Kali: tham gia quá trình tổng hợp nhiều chất như diệp lục, sắc tố,

protein, kích thích hoạt động các enzim, tham gia quá trình vận chuyển cácchất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp Kali còn làm tăng khả năngchống chịu với điều kiện bất thuận như: tăng khả năng chịu rét, chịu hạn,

Trang 21

chống chịu sâu bệnh hại Trong quá trình sinh trưởng cây đào cần Kali vàothời kì kết nụ và nở hoa Nếu thiếu Kali màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh hoamềm, hoa chóng tàn Người trồng đào sử dụng Kali như một biện pháp thúccho hoa nở đều và đẹp, độ bền hoa cao.

Theo Đặng Văn Lãm (2012), phân vi lượng cũng là yếu tố màcây trồng không thể thiếu được để sinh trưởng cân đối Trong số các nguyên

tố vi lượng (Mg, Fe, Mn, B, Zn…) thì B và Zn được coi là 2 nguyên tố quantrọng nhất Bo (Bo) có tác dụng rất quan trọng tới sự phân hoá hoa, quá trìnhthụ phấn, thụ tinh và sự phát dục của cơ quan sinh thực Nếu thiếu nhiều Bo,phần chóp ngọn cây ngừng sinh trưởng, lá và cành hoa cong lại, đốt ngắn.Nếu thừa nhiều Bo, mép lá biến thành màu nâu, các phần khác biến màuvàng Kẽm (Zn) có vai trò tổng hợp Prôtein, kích thích sự giải phóng CO2trong diệp lục, hình thành kích tố sinh trưởng Nếu thiếu kẽm, chất kíchthích sinh trưởng khó hình thành, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây, đốtngắn, lá và gân lá từ màu xanh nhạt sau đó chuyển sang vàng, trắng và chếtkhô

Như vậy, trong quá trình trồng hoa đào cần cung cấp đầy đủ và cânđối tất cả các loại phân đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây sinhtrưởng thuận lợi, ra hoa đẹp và hoa nở đúng dịp lễ Tết

1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đào

Cây hoa đào là một trong những loại hoa cây cảnh được trồng phổbiến đối với người dân miền Bắc Việt Nam Tuy nhiên, để có được cành đàođẹp trong ngày Tết cổ truyền thì người trồng đào gặp rất nhiều khó khăn,mất rất nhiều công sức, tỉ mỉ nhiều công đoạn, đôi khi kết quả vẫn khôngnhư mong muốn Đặc biệt, để điều khiển hoa nở theo ý muốn đòi hỏi phải

có kỹ thuật, kinh nghiệm cao Đây cũng là vấn đề trăn trở và khó khăn nhấtcủa các nhà nghiên cứu, cán bộ nông nghiệp và người dân trồng đào

Trang 22

Đặng Văn Đông (2014) đã xây dựng hoàn thiện quy trình trồng vàchăm sóc cho cây hoa đào, quy trình cần thực hiện nghiêm ngặt các khâu từ

Trang 23

chọn đất đến thu hoạch Đặc biệt là việc xác định thời điểm khoanh vỏ, tuốt

lá hợp lí và đúng kỹ thuật Bao gồm:

1.3.1 Chuẩn bị đất

Do cây hoa đào chịu úng nên khi trồng phải chọn khu đất cao ráo,quang đãng và phải lên luống cao Vườn trồng đào nên bố trí gần nguồnnước, chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nướcchống úng trong mùa mưa lũ

Đất phải được phay đập nhỏ, dọn sạch cỏ trước khi trồng 1 tháng

Lên luống rộng 60-70cm, chiều cao luống từ 30-35cm, chiều rộng rãnh 40cm Bố trí trồng đào theo hướng Đông - Tây để cây có thể nhận được

đường kính gốc 1 - 1,5cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, dập nát và vỡ bầu

Có thể chọn cây gốc ghép (1-2 năm tuổi) để trồng, cây khỏe, sạchbệnh, sinh trưởng phát triển tốt

1.3.4 Mật độ khoảng cách

Trung bình 1ha có thể trồng được khoảng 3.100 - 6.000cây, tùy thuộc

vào tuổi cây khi trồng là cây đào cổ thụ, đào thế hay đào trồng cắt cành

Đối với cây đào mới ghép (trồng ra ruộng sản xuất): khoảng cách câycách cây 1,0m; hàng cách hàng 1,5m (tương đương 6.000 cây/ha)

Đối với cây đào thế hay đào cổ thụ: cây cách cây 1,6m và hàng cáchhàng 2m (tương đương 3.100 cây/ha)

1.3.5 Cách trồng

- Đào hố, bón lót:

+ Kích cỡ hố 0,4 x 0,4m Khi đào hố, cần lưu ý đổ riêng lớp đất

Trang 24

mầu phía trên mặt về một bên, lớp đất phía dưới về một bên.

+ Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố

+ Lượng phân bón cho 1ha: phân chuồng hoai mục 30 tấn/ha +1.100kg phân lân + 600kg vôi bột

Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy xuống trước, tiếp đến hỗn hợp(phân chuồng + lân + vôi bột) và sau cùng lớp đất trên bề mặt Vunthành vồng cao hơn mặt luống 15-20 cm để khi đất lún cây không bịtrũng, không bị úng nước, tránh được bệnh nghẹt cổ rễ và bệnh lở cổ rễ

Chú ý: cây cần trồng nông vừa bằng cổ rễ, thường xuyên xới xáo để đất

luôn tơi xốp, đề phòng bệnh nghẹt rễ gây hại Các cây trên hai luống kềnhau nên trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời

1.3.6 Chăm sóc và bón phân

- Tưới nước: cây sau khi trồng xong phải được tưới nước ngay,

15 ngày đầu tưới nước 2 lần/ngày, những ngày tiếp theo tuỳ thuộc vào

độ ẩm đất để điều chỉnh lượng nước thích hợp cho cây (luôn đảm bảo

độ ẩm đất 60%)

- Tủ gốc: tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ là thích hợp nhất nhằm hạn chế

thoát hơi nước từ đất, làm mát gốc cây khi trời nắng nóng, không mấtcông làm cỏ dưới vùng tán Nên tủ gốc dày khoảng 7-10cm lớp tủ trênmặt luống

- Cắt tỉa: tùy theo mục đích tạo dáng, tạo thế cho cây mà thời

gian đầu sau trồng có hình thức cắt tỉa khác nhau Tuy nhiên, trong sảnxuất phần lớn cứ sau trồng 2 tháng, bắt đầu cắt tỉa và cắt tỉa liên tục 1

Trang 25

tháng 1 lần, đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán.

- Bón phân: cho 1ha

+ Bón thúc tổng lượng phân cần: phân tổng hợp NPK(13:13:13+TE): 2.700kg + phân Urê: 270kg Trộn phân NPK và phân Urêtheo tỷ lệ 10:1 để bón

+ Bón thúc chia làm 5 lần:

- Sau trồng 1tháng: rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần

đầu Lượng bón: 300kg NPK + 30kg urê, hòa tan với nước tưới xungquanh gốc

- Số còn lại chia đều cho 4 lần bón, mỗi lần bón cách nhau

khoảng 25-30 ngày Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét dọnluống Ngoài ra, phun thêm phân bón lá Đầu trâu 501, 502 hoặc Atoniknhằm giúp cây nhiều cành, tán xum xuê

1.3.7 Thu hoạch và bảo quản

*Thu hoạch.

Đối với đào dùng để chơi cành: khi thu hoạch phải dùng cưa, nếuchặt sẽ làm lay gốc đứt rễ Đem đi xa nên tẩm bông ướt cho vào túinilon, đặt gốc đào vào rồi buộc chặt lại

Đối với đào thế: chú ý khâu đánh cây, tránh làm cây bị đứt nhiều

rễ và vỡ bầu Khi cần vận chuyển đi xa nên đánh cây và trồng cây vàochậu trước đó 1-2 tháng, hoặc bao gói bầu thật chặt và tránh va dập

* Bảo quản.

- Đối với đào dùng để chơi cành: sau khi mua cành đào về phải

đốt gốc cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70-80oC, để nhựacủa cành đào không chảy ngược xuống và các chất dinh dưỡng dự trữnuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài Để đào tươi lâunên thay nước 2-3 ngày/lần và mỗi lần thay nước nên cho 1 viên aspirin

Trang 26

nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, làm tàn hoa Sau khi mua về nhà,nếu thấy hoa đào nở nhanh cho một vài viên nước đá vào đó để giữlạnh, có tác dụng kìm hãm hoa nở rất hiệu quả.

- Đối với chậu đào thế: trung bình 4-5 ngày tưới nước một lần.

Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô thì phải tưới nước Không nêntưới quá nhiều nước, làm cây bị úng, sinh ra khí độc gây thối rễ, câyđào sẽ nhanh chết Chậu đào phải được đặt ở nơi đầy đủ ánh sáng,không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm đào mất nước nhiềudẫn đến héo hoa và nụ Không nên để đào nơi quá tối vì sẽ không đủánh sáng làm màu sắc hoa bị phai, hoa nhanh tàn hoặc nụ sớm rụng.Tránh để đào ở gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độcao cũng làm cho hoa nở nhanh Nếu thấy hoa nở muộn, người chơi cóthể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, làm như vậy thì chỉ sau 1 đêmhoa đào sẽ nở tung, cũng có thể tưới nước ấm hoặc dùng đèn điện nhấpnháy chăng xung quanh cây đào vừa trang trí cho cây cũng vừa kíchcho hoa nở sớm

1.4 Một số biện pháp kỹ thuật cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán

Để cây hoa đào cho hoa nở đúng dịp Tết, cần phải có các biện pháp kỹthuật xử lý khác nhau Trong đó, biện pháp khoanh vỏ và tuốt lá là các biệnpháp chung áp dụng bắt buộc cho tất cả các loại giống hoa đào

Khoanh vỏ (còn gọi là "thiến đào"): được tiến hành vào tháng 8 âm

lịch, dùng dao sắc khoanh 1 vòng ở phần cổ cây (phần phân nhánh) cho đứtvào tận phần gỗ Cây khoẻ làm trước, cây yếu làm sau Sau 1 tuần khoanh,

lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống Nếuthiến phạm vào thân gỗ sâu, cây bị vàng lâu thì phải chăm sóc thêmcho cây nhanh hồi phục Nếu sau thiến khoảng 1 tuần lá vẫn xanh tươi thì taphải làm lại, lần sau vết cắt phải nằm dưới vết cắt cũ Sau khi bóc vỏ xong

Trang 27

cần dùng túi nilón buộc chặt vết khoanh lại để nước mưa đọng lại làm thối

vỏ Cũng

Trang 28

có thể lấy dây thép cuộn vòng quanh gốc hoặc thân cành Làm như vậynhằm điều khiển đào nở hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, đồng thời tạođược những mấu sẹo già dặn và độc đáo (Đặng Văn Đông, 2009).

Tuốt lá đào: cây hoa đào thuộc cây rụng lá vào mùa đông, hàng năm

sau khi lá rụng hết, nụ hoa lớn nhanh và nở hoa Nếu để tự nhiên đào sẽrụng lá vào cuối tháng 12 âm lịch và hoa đào sẽ nở vào cuối tháng 1 đầutháng

2 năm sau Vì thế, muốn có hoa đào nở đúng dịp Tết Nguyên Đán, đi đôivới việc hãm đào, thì phải tuốt lá đào trước Tết một thời gian khoảng 50-60ngày tùy giống Đối với đào Bích thời điểm tuốt lá là trước Tết 45 - 60ngày, đào Thất Thốn tuốt lá trước tết 85 - 90 ngày, đào Phai 50 - 60 ngày.Sau khi tuốt lá, tán cây được buộc lại cho gọn gọi là "Go" Sau khi go,dưới gốc đào có thể trồng xen các cây hoa thấp hay rau ăn lá, nhưng dophái chăm sóc các cây phụ, khó điều khiển hoa nở đúng Tết nên họ thườngkhông trồng xen cây khác Với đào thế nên đánh cây và trồng cây trước khituốt lá 1-

2 tháng Tác dụng của tuốt lá để tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảonụ

hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp (Đặng Văn Lãm,2012)

Theo Đặng Văn Đông (2010), khi đã áp dụng đúng quy kỹ thuật đểđiều khiển đào nở hoa đúng Tết, nhưng thời tiết bất thường sẽ ảnh hưởng rõrệt đến sự nở hoa Do đó, nếu hoa đào bị non hoa thì phải thúc, hoặc hoađào có khả năng nở sớm thì cần phải hãm lại Trong đó:

- Thúc hoa: vào tháng 12 âm lịch, nếu trời rét đậm, rét hại kéo dài

(nhiệt độ <100C quá 7 ngày), thì hầu hết nụ đài sẽ bị teo hoặc chưa thấy nụhoa rõ rệt Lúc này phải thúc hoa bằng cách ngưng tưới nước sau vài ngày,sau đó tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40-500C vào quanh gốc, bổ sung5-6 lần/ngày, quây nilon, thắp điện vào ban đêm và phun phân bón lá Đầu

Trang 29

Trâu 901, 902 kích thíccho hoa nở đúng

Tết

- Hãm hoa: nếu thời tiết nồm ấm kéo dài, vào hạ tuần tháng 11 âm

lịch nếu nụ hoa đã nhú to, hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm bằng các

Trang 30

cách sau:

+ Làm giàn che lưới đen và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ táncây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới bằng nước lạnh(có thể cho một ít nước đá vào)

+ Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào

để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng(tương tự như biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ)

+ Chặt bớt từ 10-12% bộ rễ, chặt rải rác quanh gốc cây

1.5 Cơ sở khoa học của biện pháp khoanh vỏ, tuốt lá đào để điều khiển

ra hoa

Khoanh vỏ hoặc tuốt lá là để điều khiển cho sự ra hoa dựa trên cơ sở

về mối tương quan sinh trưởng giữa các cơ quan trên thân cây

Theo Hoàng Minh Tấn và CS (2006), thì thực vật có mối tương quannhư sau:

- Tương quan kích thích sinh trưởng: khi bộ phận này sinh trưởng sẽ

kích thích bộ phận khác sinh trưởng theo (rễ sinh trưởng tốt thì sẽ kíchthích thân lá sinh triển mạnh và ngược lại)

Rễ cung cấp nước và chất khoáng cho các bộ phận trên mặt đất.Ngược lại, các bộ phận trên mặt đất sẽ vận chuyển các sản phẩm quang hợp

từ lá xuống cho rễ sinh trưởng

Rễ là cơ quan tổng hợp Xytokinin và vận chuyển lên cung cấp cho

sự sinh trưởng của các chồi bên, làm trẻ hóa các bộ phận trên mặt đất vàngược lại, chồi ngọn và lá là nguồn Auxin và cả Giberelin cho sự hìnhthành và sinh trưởng của hệ thống rễ

- Tương quan ức chế sinh trưởng: khi bộ phận này sinh trưởng sẽ ức

chế sự sinh trưởng của bộ phận khác (sự sinh trưởng của chồi ngọn ức chếcác chồi bên hoặc sự ức chế lẫn nhau giữa các cơ quan dinh dưỡng và cơ

Trang 31

quan sinh sản).

Thân, lá, rễ sinh trưởng mạnh thì sẽ ức chế việc hình thành cơ quansinh sản Ngược lại, sự hình thành hoa quả ức chế sự sinh trưởng của các

cơ quan dinh dưỡng

Khi các cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng mạnh, nguồn chất dinhdưỡng sẽ được ưu tiên tập chung cho sự sinh trưởng của chúng và do đó,thiếu chất dinh dưỡng cho việc hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ Khihoa, quả, củ được hình thành chúng là những trung tâm thu hút chất dinhdưỡng về mình dẫn đến các cơ quan dinh dưỡng thiếu dinh dưỡng và khôngthể sinh trưởng được

Các hocmon hình thành trong cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinhsản thường có tác dụng đối kháng nhau Các chất kích thích sinh trưởngđược hình thành trong cơ quan dinh dưỡng (Auxin được hình thành trongchồi ngọn, Giberilin trong lá non, Xytokinin trong hệ thống rễ) lại ức chếhình thành hoa Ngược lại, các chất ức chế sinh trưởng (ABA, etylen) đượchình thành mạnh trong cơ quan sinh sản và dự trữ lại ức chế sinh trưởngcủa các cơ quan dinh dưỡng

Do vậy, khi thân lá tốt tươi thì hoa hình thành chậm và khi hoa xuấthiện thì thân lá ngừng hoặc chậm sinh trưởng

Khoanh vỏ cây hoa đào để ngắt dòng vận chuyển các sản phẩmquang hợp từ lá xuống cho rễ sinh trưởng Đồng thời sản sinh ra chất ABAlàm già hóa cây, dẫn đến cây đào phân hóa mầm hoa và hình thành nụ

1.5 Tình hình sản xuất hoa đào trên thế giới và Việt Nam

1.5.1 Tình hình sản xuất Hoa đào trên thế giới

Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO năm 2004 cho biết trên Thếgiới có 71 nước trồng đào với diện tích 1,4 triệu hecta Trung Quốc là

Trang 32

nước có diện tích trồng đào lớn nhất thế giới, chiếm 44% diện tích trồngcủa thế

Trang 33

giới, sau đó là Italia, Mỹ, Tây Ban Nha, Hy Lạp, người ta biết đến đào làloại cây ăn quả nhiều hơn là làm cảnh Còn đối với các giống đào làm cảnhthì được trồng phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam Gần đây ở Hoa Kỳ(các bang California, South Carolina, Michigan, Texas, Alabama, Georgia,Virginia), Canada (miền nam Ontario và British Columbia) và Australia(khu vực Riverland) cũng đã trở thành các quốc gia nổi tiếng trong việctrồng đào Các khu vực có khí hậu đại dương như khu vực tây bắc TháiBình Dương và British Isles nói chung không thích hợp cho việc trồng đào

do không có đủ nhiệt về mùa hè, tuy nhiên cũng có một số ít diện tích vẫnđược trồng tại đây (Đặng Văn Đông, 2009)

Theo h t t p : // www c h i n a h i g h l i g h t s c o m tại Trung Quốc, vườn thựcvật Bắc Kinh (thành lập năm 1983) với diện tích trồng hoa đào là 4,2 haHiện nay, có hơn 60 giống hoa đào được trồng tại vườn (đây là bộ sưutập đào cảnh lớn nhất trên thế giới) Lễ hội hoa đào được tổ chức trongvườn những ngày đầu tháng tư cho đến giữa tháng năm, với nhiều màusắc, mùi hương khiến cho bao du khác tham dự đều cảm thấy thích thú.(Đặng Văn Đông, 2009)

Tại Mỹ, Bang Delaware là nơi sản xuất đào lớn nhất nước Mỹ(khoảng 800.000 cây đào) Trong đó, khu vực thích hợp nhất để cây đàophát triển là phía Đông và phía Tây bang Coast (từ Florida đến Mass),khu vực phía Nam và phía Đông của Great Lakes Ngoài ra, cây đàocũng có thể trồng được ở các sườn núi phía Tây nam của dãy núi Rocky

ở bang Colorado (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014)

1.5.2 Tình hình sản xuất hoa đào tại Việt Nam

Trong dịp Tết truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, hoa đào luônchiếm một vị trí quan trọng trên bàn thờ tổ tiên Đây là một loại hoa vừa cógiá trị thẩm mỹ cao, giá trị tinh thần lớn vừa mang lại giá trị kinh tế chongười dân

Trang 34

Trước năm 1995, nghề trồng đào đứng thứ 2 trong nghề sản xuất hoacây cảnh tại Việt Nam (chiếm 25% về số lượng và chủng loại hoa) Tuynhiên, từ năm 1995 cho đến 2010, diện tích hoa đào đã được mở rộng tạinhiều vùng trong cả nước.

Theo báo cáo tình hình sản xuất hoa của Viện Nghiên cứu Rau quả(2011), thì cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua một số nămđược thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1 Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua một số năm

Trang 35

Qua bảng trên, diện tích trồng đào từ năm 1995 đến năm 2011 giảm3% (từ 25% xuống 22%) Diện tích trồng hoa đào giảm do quá trình đô thịhóa và nhiều giống đang trong tình trạng bị thoái hóa do sản xuất lâu nămtrên đồng ruộng.

Những năm gần đây do quá trình đô thị hoá, đất trồng đào bị thu hẹplại Khu đô thị mới Nam Thăng Long ra đời từ năm 2002 là bước ngoặt của

cả 4 phường chuyên trồng đào gồmKhoảng 1/3 diện tích trồng đào của 4phường: Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân Đỉnh, Xuân La bị quy hoạch dùng

để xây khu biệt thự, chung cư, phần còn lại cũng nằm trong diện giải toả.Cuối 2005, các vườn đào Nhật Tân cũng đã phải đốn bỏ gần hết Chính vìthế, từ cuối năm 2004 những người trồng hoa đào, yêu hoa đào đã bắt đầu

tự phát triển manh mún cây hoa đào sang những vùng lân cận như ĐôngAnh, Từ Liêm, Hải Dương, Thái Bình (Đặng Văn Đông và cộng sự,2013)

Theo Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) Tình hình sản xuất hoa Đàotại các vùng miền Bắc Việt Nam được thể hiện dưới bảng 1.2

Bảng 1.2 Diện tích trồng hoa đào tại các vùng Miền Bắc Việt Nam

Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (2012), diện tích hoa đào toàn Thành phố là 288,2 ha (chiếm 14,4% diện tích trồng hoa cây cảnh),

Trang 36

được trồng thành những vùng tập trung các quận Tây Hồ và các huyệnThường Tín, Đông Anh Sản xuất hoa đào cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là

ở quận Tây Hồ trồng hoa đào chất lượng cao thu nhập 500-700 triệuđồng/ha/năm Nghề trồng hoa đào ở Hà Nội có kinh nghiệm lâu năm, lưugiữ nhiều kỹ thuật cổ truyền cần được thu thập để phổ biến, nhân rộngsang các khu vực khác

Theo Đặng Văn Đông và cộng sự (2010), khi trồng được một gốc đàotốn quá nhiều thời gian và tâm huyết, với những cây có giá trị cao ngườitrồng đào rất ít khi bán gốc, họ cho thuê để cho khách hàng chơi vào dịp tết.Vào khoảng 20 tháng chạp, dịch vụ cho thuê gốc đào bắt đầu nhộn nhịp,người cho thuê tự đánh gốc đào mang đến tận nhà người mua rồi trồngvào chậu Sau rằm tháng giêng, họ lại mang xe đến chở về chăm sóc vàghép mới cho năm sau Với giá thuê từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng/cây,thu nhập từ những gốc đào thế lớn hơn nhiều lần so với đào cành

h t t p : // ww w d u l i c h d a l a t v n / t h a n g - c a nh / 1 2 0 - vu o n - h o a - m uo i - l o i h t m l Năm 1997, nghệ nhân Bùi Văn Lời đã thử nghiệm và trồng thành công các sắc hoa đào như: bích đào, liễu đào và hồng đào Từ thành công ấy, ông đã phát triển và mở rộng diện tích cũng như chủng loại giống hoa đào, xâydựng thung lũng Đào Hoa trở thành một địa điểm du ngoạn nổi tiếng ở cáctỉnh phía Nam

1.6 Tình hình nghiên cứu hoa đào trên thế giới và Việt Nam

1.6.1 Tình hình nghiên cứu hoa đào trên thế giới

Trung Quốc là nơi cho ra đời rất nhiều giống hoa đào chất lượng cao,sản phẩm hoa đẹp bằng phương pháp lai tạo Trong đó nổi tiếng là giốnghoa đào Mãn Thiên Hồng

Theo Giáo sư Giang Qing Hai (2005) và các nhà khoa học thuộcViện nghiên cứu Rau hoa quả Quảng Châu đã lai tạo thành công giống đàoMãn Thiên Hồng Đây là giống đào được lai tạo từ đào hoang dại và đào

Trang 37

bích, dùng để chơi cảnh Giống hoa đào Mãn Thiên Hồng thân có màuxám, có thể cao tới 3-4m, nếu để tự nhiên sẽ nở hoa vào tháng 3 đến tháng

4 (sau Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng) Lá màu xanh thẫm, bản rộng,cành dăm to, có màu xanh hoặc màu đỏ nâu Hoa kép, to, cánh hoa dày,màu sắc phong phú từ phớt hồng, hồng đến hồng thẫm, đỏ, giữa có nhiềunhị vàng trông rất hấp dẫn Đường kính hoa trung bình từ 2,5-2,8 cm, đặcbiệt trên cây vừa có lộc non lại có hoa nên cánh hoa lâu rụng Đây là những

ưu điểm mà các giống đào ở nước ta không có được, hoa nở ít kết thànhquả, màu hoa đẹp, rất được ưa chuộng Để cây đào phát triển cân đối, tánphù hợp, hoa ra nhiều thì từ lúc trồng đến thu hoạch phải mất 3 năm (ĐặngVăn Đông và cộng sự, 2010)

Theo nhóm tác giả D Hu, Z Zhang, X Zhang and Q Zhang (2003),

để tạo thành công một giống hoa đào mới, việc đầu tiên là phải thu thậpđược nguồn gen Đặc điểm của các nguồn gen hoa đào trong cuộc khảo sátđượ các nhà nghiên cứu tiến hành tại hơn 30 thành phố ở Trung Quốc vàNhật Bản, hoa đào có thể được phân loại thành 2 chi nhánh, 5 nhóm, và 11loại

Theo Đặng Văn Đông (2009), tổng hợp các kết quả nghiên cứu ởTrung Quốc cũng cho thấy: muốn điều tiết cho cây đào Mãn Thiên Hồng

nở hoa đúng vào dịp Tết phải dùng các biện pháp cơ học (khoanh vỏ, tuốtlá); biện pháp lý học (điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) và biện pháphoá học (phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng)

1.6.2 Tình hình nghiên cứu hoa đào ở Việt Nam

Hoa đào là loài hoa được người dân Việt Nam biết đến và sử dụng từlâu đời, nhất là trong ngày Tết cổ truyền Việc sử dụng đào chơi Tết đã trởthành thói quen không thể thiếu được của phong tục truyền thống quêhương Nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức và chuyên sâu nào

Trang 38

về các giống hoa đào, ngay cả đối với giống đào Bích đang được trồng phổbiến và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Trang 39

Tuy nhiên, trong những năm gần đây Việt Nam cũng đã có sựquan tâm, chú ý đến một số nghiên cứu trên một số khía cạnh của cácgiống hoa đào:

+ Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học:

Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), tiến hành nghiên cứu đặc điểm thựcvật học và khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa đào tạiGia Lâm- Hà Nội Các giống hoa đào được nghiên cứu ở đây là đào bích, đàophai, đào bạch và đào Mãn Thiên Hồng Kết quả cho thấy, dựa theo phiếu

mô tả về cây Đào cảnh của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa, câycảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả có 19 chỉ tiêu miêu tả về cây Hoa đàonhư màu sắc mầm hoa (xanh, đỏ, xanh chấm đỏ hoặc xanh sọc đỏ), mật độ

nụ hoa (dày, trung bình, thưa), hình dạng nụ (trứng hẹp, trứng, elíp, cầudẹt, tròn tù), màu sắc nụ (trắng, hồng nhạt, hồng, hồng sậm, đỏ, đỏ và trắng,hồng và trắng, hồng, đỏ, trắng), kiểu hoa có hoa (đơn, hoa mai, hoa hồng,hoa mẫu đơn, hoa cánh cúc, hình chuông)

+ Nghiên cứu về đánh giá sinh trưởng

Năm 2007-2009, Viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã tiến hànhnhập nội và trồng thử nghiệm ba giống đào Mãn Thiên Hồng có nguồngốc tại Trung Quốc Kết quả cho thấy ba giống này có các ưu điểm vượttrội hơn so với giống đào Bích Nhật Tân như: dăm to, cành mập, kíchthước lá to hơn đào Bích, khả năng kháng bệnh phồng lá, chảy gôm cao,chịu úng tốt hơn so với đào Bích Đặc biệt là số lượng cánh hoa và màusắc hoa không đổi so với hình thái gốc của hoa trước khi nhập nội (ĐặngVăn Lãm, 2012)

Lê Thị Thu Hằng (2009), đã đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triểncủa một số giống hoa đào nhập nội có triển vọng tại Gia Lâm - Hà Nội Kếtquả cho thấy các giống hoa đào nhập nội trong đó có 2 giống hoa đào MãnThiên Hồng đỏ và gống hoa đào Phai có khả năng sinh trưởng nổi trội hơn

Trang 40

giống đối chứng là giống hoa đào Bích.

Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), các giống hoa đào được nghiên cứu

ở đây là đào bích, đào phai, đào bạch và đào Mãn Thiên Hồng Tác giả chỉ

ra rằng bốn giống hoa đào này đều sinh trưởng, phát triển tốt trong điềukiện sinh thái tại Gia Lâm Tuy nhiên, giống đào bạch và giống đào phaicho hoa nở muộn hơn so với tết Nguyên đán là 25 ngày và 9 ngày (trongđiều kiện năm 2011) Giống hoa đào Mãn Thiên Hồng là giống có khảnăng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, khả năng ra hoa và chất lượng hoacao nhất (thời gian nở hoa trước tết Nguyên đán là 3 ngày)

Nghiên cứu của Đặng Văn Lãm (2012) kết luận: cả 4 giống hoa đàonghiên cứu đều sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa tốt tại ATKĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên Trong đó, giống đào QC1 sinh trưởng, pháttriển tốt nhất; (tỷ lệ nở hoa 96,75%, đường kính hoa 4,17 cm, độ bền hoa

là 7,5 ngày) Tiếp đến là giống đào Phai (tỷ lệ nở hoa 95,87%, đường kínhhoa 3,97 cm, độ bền là 7,2 ngày) Đối với cây hoa đào, phương thứckhoanh vỏ khác nhau cho năng suất và chất lượng hoa khác nhau Phươngthức khoanh vỏ 1 vòng cả thân cho năng suất và chất lượng hoa cao nhất.Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), đã tiến hành điềutra, khảo sát, thu thập nguồn gen giống hoa đào tại 7 tỉnh thành miền Bắc.Kết quả được bộ NNPT Nông thôn công nhận 4 giống hoa đào mới: giốnghoa đào Bích GL2-1; giống hoa đào Phai GL2-2; giống hoa đào Bạch GL2-3; giống đào Mãn Thiên Hồng, các giống này đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt với vùng đất tại Hà Nội

+ Nghiên cứu về khoanh vỏ, tuốt lá:

Đặng Văn Đông và cộng sự (2009), đã nghiên cứu một số biện pháp

cơ giới tác động lên giống đào Mãn Thiên Hồng theo các công thức khácnhau: CT1: Tuốt lá, CT2: Khoanh vỏ + tuốt lá, CT3: Đảo gốc + tuốt lá,CT4: Khoanh vỏ + đảo gốc + tuốt lá Kết quả chỉ ra rằng, muốn kìm hãm

Ngày đăng: 22/05/2019, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), “Phân loại học thực vật”, NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại học thực vật
Tác giả: Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến
Nhà XB: NXB Đại Học và TrungHọc Chuyên Nghiệp
Năm: 1978
2. Đặng Văn Đông (2009), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ“Nghiên cứu tính thích ứng và khả năng phát triển của một số giống đào nhập nội”, Báo cáo khoa học - Viện Nghiên cứu Rau quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính thích ứng và khả năng phát triển của một số giống đào nhập nội
Tác giả: Đặng Văn Đông
Năm: 2009
3. Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), “Cây hoa đào và Kỹ thuật Trồng”, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây hoa đào và Kỹ thuật Trồng
Tác giả: Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2010
4. Đặng Văn Đông (2010), Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ“Kết quả điều tra, đánh giá, bảo tồn, lưu giữ giống hoa đào Việt Nam”, Báo cáo khoa học - Viện Nghiên cứu Rau Quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kếtquả điều tra, đánh giá, bảo tồn, lưu giữ giống hoa đào Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Đông
Năm: 2010
5. Đặng Văn Đông, Trịnh Khắc Quang, Nguyễn Thị Thu Hằng (2010).“Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống hoa đào Mãn Thiên Hồng ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT tháng 3/2010, tr.110-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứutuyển chọn giống hoa đào Mãn Thiên Hồng ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Đông, Trịnh Khắc Quang, Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2010
7. Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Thu Hằng (2013). “Kết quả tuyển chọn giống hoa đào cho miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ NN Việt Nam, Số 3 (42)/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tuyển chọn giống hoa đào chomiền Bắc Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2013
8. Đặng Văn Đông (2014), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ “Kết quả nghiên cứu , hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa đào tại Gia Lâm - Hà Nội”, Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau Quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kếtquả nghiên cứu , hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa đào tạiGia Lâm - Hà Nội
Tác giả: Đặng Văn Đông
Năm: 2014
9. Nguyễn Thị Thu Hằng (2012). “Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa đào tại Gia Lâm - Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và khả năng sinhtrưởng, phát triển của một số giống hoa đào tại Gia Lâm - Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2012
10. Lê Thị Thu Hằng (2009), "Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ điều chỉnh ra hoa và nâng cao chất lượng hoa của giống hoa đào Bích GL 2-1 tại Gia Lâm - Hà Nội”, Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau Quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ điều chỉnh ra hoavà nâng cao chất lượng hoa của giống hoa đào Bích GL 2-1 tại Gia Lâm - Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Năm: 2009
11. Phạm Ninh Hải (2012), “Những làng hoa ở Hải Dương”, Tạp chí KHCN &amp;MT số 1/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những làng hoa ở Hải Dương
Tác giả: Phạm Ninh Hải
Năm: 2012
13.Đặng Văn Lãm (2012), “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của một số giống hoa đào và ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ, tuốt lá đến khả năng ra hoa giống đào Bích được trồng tại ATK Định Hóa-Thái nguyên”, Luận văn thạc sĩ , Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của một số giống hoa đào vàảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ, tuốt lá đến khả năng ra hoa giống đào Bíchđược trồng tại ATK Định Hóa-Thái nguyên
Tác giả: Đặng Văn Lãm
Năm: 2012
14. Khuyến nông Hà Nội (5/2012), “Thực trạng sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn Hà Nội, định hướng trong thời gian tới”, Báo cáo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn HàNội, định hướng trong thời gian tới
15. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006), “Giáo trình sinh lý thực vật”, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lýthực vật
Tác giả: Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
16. Nguyễn Huy Trí và Đoàn Văn Lư (1994) Trồng hoa cây cảnh trong gia đình. NXB Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng hoa cây cảnh trong gia đình
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
17. Viện Nghiên cứu Rau quả (2011), “Đề án Quốc Hoa”.Tài liêu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Quốc Hoa
Tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả
Năm: 2011
18. D. Hu, Z. Zhang, X. Zhang, Q. Zhang (2003) , “The germlasm preservation of ornamental peach cultivars”, Acta Hort. (ISHS) 620:395-402) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The germlasm preservation of ornamental peach cultivars”
19. Jiang Qing Hai (2005), Kỹ thuật nuôi trồng Hoa và Cây cảnh, NXB Trung Quốc Từ t r a n g w e b Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi trồng Hoa và Cây cảnh
Tác giả: Jiang Qing Hai
Nhà XB: NXB Trung QuốcT ừ t r a n g w e b
Năm: 2005
20. ht t p: / /ww w . du l i c h d a l a t . v n/ t h a n g - c a nh / 120 - v uon - h o a - m u oi - lo i . h t ml, 21.Theo ht t p://ww w .c h i n a h i g hl i g ht s.c om22. h ttp : //www . b a omo i . c om / Ba o - t on - d a o/148 / 70 0 7748 .e pi vi.wikipedia.org/wiki/Đào_(thực_vật Khác
25. ht t p: / /ww w . b a o moi . c o m/Don g - S on - mu a - h o a - d a o Khác
26. h t t p :// h o a -d a o . b l o g s po t . c o m / 2 0 0 5 / 0 2/ c y - h o a - a o . h t m l , cây cảnh Việt Nam) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w