MỤC LỤC ẢNH...vi DANH MỤC BẢNGBIỂU...vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ...viii MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN NGỌC ĐÔNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NINH THUẬN, NĂM
2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN NGỌC ĐÔNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 60.58.03.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐỖ VĂN LƯỢNG
NINH THUẬN, 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn làtrung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Đông
Trang 5LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, mặc dù gặp nhiều khó khăntrong việc thu thập tài liệu, cũng như tìm hiểu kiến thức thực tế Nhưngvới sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự nỗlực của bản thân, luận văn đã hoàn thành đúng thời hạn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy PGS.TS
Đỗ Văn Lượng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn cho Tôitrong suốt quá trình hoàn thành luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơnđến Ban giám hiệu, các thầy cô phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học,Khoa Công trình trường Đại học Thủy Lợi, gia đình, bạn bè đã động viên,khích lệ và tạo điều kiện để Tôi hoàn thành khóa học và luận văn này.Tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm huyết và khảnăng của mình nhưng trong điều kiện thời gian và năng lực hạn chế nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những lờigóp ý và chỉ bảo của Quý thầy cô và đồng nghiệp để Tôi có thể hoàn thiệnhơn trong nghiên cứu và công tác sau này
Xin trân trọng cảm ơn !
Trang 6MỤC LỤC
ẢNH vi DANH MỤC BẢNGBIỂU vii DANH MỤC CÁC
TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .viii MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG 4
1.1 Khái niệm cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự
1.2.1 Chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn chuẩn bị đầu tư
14
1.2.2 Chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn thực hiện đầu
tư 20
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn chuẩn bị đầu tư 23
1.4 Kết luận chương
1 26
CHƯƠNG 2 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤTLƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 27
Trang 72.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 27
2.2 Cở sở khoa học về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 31
2.2.1 Những quy định chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng 31
2.2.2 Nội dung về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 34
2.3 Nội dung cơ bản công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu
Trang 82.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lập dự án đầu tư xây dựng
công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 532.4.1 Theo nhân tố chủ quan
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦUTƯ 63
3.1 Giới thiệu chung về dự án Hồ chứa nước KaPet, huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnhBình Thuận 63
3.1.1 Giới thiệu sơ lược dự
673.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
67
3.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm QLDA
68
3.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây
dựng giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Trung tâmQLDA 72
Trang 93.3.1 Chủ trương đầu tư
3.4 Những bài học thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình tại Trung tâm QLDA 82
3.4.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án
82
3.4.2 Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị
đầu tư 83
Trang 103.5.2 Giải pháp quản lý chất lượng lập và phê duyệt nhiệm vụ,
phương án khảo sát và đề cương thiết kế tổng quát
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Chu trình tổng quát của dự án đầu tư 6Hình 1.2 Chu trình chi tiết của dự án đầu tư 7Hình 1.3 Sự cố vỡ đường ống thủy điện Sông Bung 2, ngày
13/9/2016 16Hình 1.4 Sự cố sập hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo, ngày
16/12/2014 16Hình 1.5 Sự cố sập cầu máng hồ chứa nước Sông Dinh 3, ngày 13/6/2016
16Hình 1.6 Dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3, tỉnh Bình Thuận
19Hình 1.7 Dự án khu tái định cư đồng bào 2 xã Phan Lâm – Phan Sơn, tỉnh Bình
Thuận 19Hình 1.8 Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
19Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý vùng tỉnh BìnhThuận 63Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm QLDA
68Hình 3.3 Đầu mối hồ chứa nước Sông Móng, tỉnh Bình Thuận
74Hình 3.4 Đầu mối hồ chứa nước Sông Lòng Sông, tỉnh Bình Thuận
78Hình 3.5 Tràn xả lũ hồ chứa nước Sông Dinh 3, tỉnh Bình
Thuận 80Hình 3.7 Dự án Kè bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình
Thuận 85Hình 3.8 Mô hình tổ chức các phòng, ban của Ban QLDA thành lập mới
88Hình 3.9 Quy trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư hồ chứa nước
KaPet 89
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi tại các địa phương trong tỉnh
17Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các dự án do Trung tâm QLDA quản
lý 17Bảng 1.3 Thống kê quá trình thực hiện đầu tư của Dự án tưới Phan Rí - Phan
Thiết 21Bảng 2.1 Các văn bản pháp luật về quản lý dự án và quản lý chất lượng công
trình 27Bảng 3.1 Các thông số cơ bản của dự án theo phương án chọn
64Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn, cơ cấu nhân sự các bộ phận thuộc Trung tâm QLDA
69Bảng 3.3 Các dự án hoàn thành không phát huy đúng năng lực thiết kế
78Bảng 3.4 Các nguyên nhân chính làm điều chỉnh tổng mức đầu tư
79Bảng 3.5 Trình độ chuyên môn, cơ cấu nhân sự Ban điều hành dự án
91Bảng 3.6 Bảng tính dự phòng phí do yếu tố trượt giá 101Bảng 3.7 Bảng tính so sánh chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án hồ chứa nước
KaPet 102
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
BT-HTTĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhiều dự án đầu tưxây dựng hạ tầng kỹ thuật được xây dựng và sau khi hoàn thành đã pháthuy hiệu quả kinh tế - xã hội tốt Bên cạnh những dự án có chất lượng,tiến độ nhanh, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và mang lại hiệuquả kinh tế, , còn có những dự án chậm tiến độ, chất lượng không cao,không thể đưa vào khai thác sử dụng, gây lãng phí lớn về tiền của, uyhiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng côngtrình đã có nhiều tiến bộ và dần đi vào nề nếp Tuy nhiên, quá trình thựchiện vẫn còn một số dự án chưa thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng
từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư Vì vậy đã dẫnđến những sự cố đáng tiếc, gây mất an toàn đến tính mạng và tài sản,tiến độ thi công kéo dài, hiệu quả đầu tư kém,…Nguyên nhân chấtlượng công trình kém thì có nhiều, song một trong những nguyên nhânquan trọng là đội ngũ cán bộ tham gia và quy trình quản lý chất lượng dự
án của các tổ chức và cá nhân liên quan chưa nghiêm túc, chưa tuân thủnghiêm ngặt các luật, nghị định, quy trình, quy phạm thiết kế, thi công vànghiệm thu,…
Trong những năm gần đây, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh BìnhThuận đã có nhiều cố gắng trong quản lý và tổ chức thực hiện các dự ánđầu tư có hiệu quả Để đạt được kết quả này, địa phương đã bám sát cácvăn bản pháp quy của Nhà nước, tổ chức thực hiện khá nghiêm túc Tuynhiên vẫn còn một số dự án đầu tư chưa có hiệu quả, chất lượng hồ sơgiai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa đạt yêu cầu, , nên khi triển khai giai đoạnthực hiện đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng không đáp ứng được mụctiêu nhiệm vụ đề ra, gây lãng phí, Có những dự án trong quá trình thựchiện đầu tư phải điều chỉnh và phê duyệt lại nhiều lần, có dự án khi đưavào khai thác sử dụng mới thấy hết những hạn chế, bất cập của giai đoạn
Trang 15chuẩn bị đầu tư Điển hình như dự án Hệ thống Thủy lợi Tà Pao, phảiđiều chỉnh dự án đến ba lần, do điều chỉnh thời gian thực hiện, giải phápthiết kế và tổng mức đầu tư (TMĐT) từ 2.128.663 triệu đồng lên
3.911.287 triệu đồng, tăng 1.782.624 triệu đồng so với TMĐT được duyệt;
Dự án hồ
Trang 16chứa nước Sông Dinh 3, phải điều chỉnh dự án đến 4 lần, do điều chỉnh thờigian thực hiện và TMĐT từ 929.224 triệu đồng lên 1.227.892 triệuđồng, tăng 298.668 triệu đồng so với TMĐT được duyệt; Dự án Kè bảo vệ
bờ biển Đồi Dương, phải điều chỉnh dự án đến ba lần, do thay đổi phương
án thiết kế từ kè sử dụng vật liệu mềm túi vải GST thành kè có kết cấumảng mềm gia cố bằng các cấu kiện bê tông lục lăng làm tăng kinh phíđầu tư từ 26.303 triệu đồng lên 62.475 triệu đồng; Dự án Hồ chứa nướcSông Móng, phải điều chỉnh dự án đến 4 lần, do điều chỉnh thời gian thựchiện, giải pháp thiết kế và TMĐT từ 109.000 triệu đồng lên 207.491triệu đồng, tăng 98.491 triệu đồng so với TMĐT được duyệt và phảiđiều chỉnh, giảm, dãn thực hiện một số hạng mục công trình do chưa cânđối được nguồn vốn
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thành lập Trung tâm Quản lý dự án
và Tư vấn xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(gọi tắt là Trung tâm QLDA) để trực tiếp thực hiện các dự án do Sở Nôngnghiệp và PTNT Bình Thuận làm Chủ đầu tư như: Các dự án đầu tưbằng nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn ODA thuộc ngành Nông nghiệp
và phát triển nông thôn ủy quyền cho tỉnh Bình Thuận quản lý; các dự ánđầu tư từ nguồn vốn Ngân sách của tỉnh thuộc lĩnh vực Nông nghiệp vàphát triển nông thôn do UBND tỉnh Bình Thuận giao
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà UBND tỉnh giao cho Trungtâm QLDA cần có những tổng kết từ các dự án đã thực hiện để có nhữnggiải pháp đồng bộ quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng côngtrình, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng trong giai đoạn chuẩn bịđầu tư, nhằm tránh việc điều chỉnh lại dự án trong quá trình thực hiện vàkhi đưa vào khai thác sử dụng sẽ sớm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao
Từ các nhu cầu cấp thiết nêu trên, đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng Dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư” sẽ phần nào đáp ứng được yêu cầu thực t�ễn và có ý nghĩa khoa họcsâu sắc
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 17Xác định được những tồn tại và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng
dự án đầu tư xây dựng công trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Trung tâmQLDA Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tưxây dựng công trình hồ chứa nước Kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 18a Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý chất lượng dự án đầu tưxây dựng các công trình thủy lợi do Trung tâm QLDA quản lý trong giaiđoạn chuẩn bị đầu tư, xem xét một số tồn tại, khó khăn trong quá trìnhthực hiện từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dự án đầu
tư xây dựng công trình
b Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tạicác dự án do Trung tâm QLDA quản lý và áp dụng cho dự án Hồ chứanước KaPet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận trong giai đoạnchuẩn bị đầu tư
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về quản lýchất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam và tỉnh BìnhThuận
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê và phân tích từ các báo cáo củacác dự án đã thực hiện, các tài liệu hồ sơ về công tác quản lý chấtlượng dự án do Trung tâm QLDA quản lý
- Dựa trên các cơ sở khoa học để phân tích các tài liệu, văn bản pháp luậtcủa nhà nước về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình
- Phương pháp chuyên
gia
- Phương pháp mô
hình
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
a Ý nghĩa khoa học của đề tà�: Đề tà� hệ thống hóa lý luận cơ bản về côngtác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình trong g�a� đoạnchuẩn bị đầu tư, làm rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng
dự án, góp phần hoàn th�ện hệ thống lý luận, làm cơ sở tổng hợp, phântích, đánh g�á về công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng côngtrình, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dự án đầu tư xâydựng công trình do Trung tâm QLDA quản lý
b Ý nghĩa thực t�ễn của đề tà�: Thông qua kết quả ngh�ên cứu, phân tích,đánh g�á và các g�ả� pháp đề xuất của đề tà� chỉ ra được những mặt đã
Trang 19làm được và những mặt còn tồn tạ�, hạn chế cần khắc phục trong côngtác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng để áp dụng vào quản lýchất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Kapet giaiđoạn chuẩn bị đầu tư
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự án
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư
a Khái
niệm:
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiếnhành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảngthời gian xác định [1]
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt độngkinh doanh như thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặcthực hiện dự án đầu tư
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày mộtcách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch
để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trongtương lai
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến và cácchi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với thời gian vàđịa điểm cụ thể để tạo mới, để mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vậtchất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai
b Thành phần chính của dự án
đầu tư:
- Mục tiêu của dự án: là những lợi ích tài chính và kinh tế xã hội dự kiến
sẽ thu được nếu dự án được thực hiện
- Các kết quả: là những sản phẩm, dịch vụ được tạo ra nhằm thực hiệncác mục tiêu của dự án
- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong
dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hành độngnày, cùng với một tiến độ thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các bộphận có liên quan, sẽ tạo thành kế hoạch hành động của dự án
Trang 21- Các nguồn lực gồm: vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiếnhành các hoạt động Giá trị các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần thiếtcho dự án.
Trang 22Trong đó các kết quả đạt được là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án
Vì vậy cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các kết quả đạt được trong quátrình thực hiện dự án Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đếnviệc tạo ra các kết quả, được coi là hoạt động chủ yếu và phải được đặcbiệt quan tâm
c Đặc trưng chủ yếu của dự án
- Xác định được nguồn vốn tài chính để tiến hành thực
hiện đầu tư;
- Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục
tiêu dự án d Công dụng của dự án đầu tư:
- Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ
Trang 23+ Là căn cứ để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều luật củadoanh nghiệp
liên doanh
Để đảm bảo tính khả thi, một dự án đầu tư cần đáp ứng các
yêu cầu:
Trang 24- Tính khoa học và hệ thống: Phải nghiên cứu tỷ mỉ, kỹ càng, tính toán,cân nhắc cẩn thận, chính xác từng nội dung cụ thể của dự án Đồng thờicần sự tư vấn của cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư giúp đỡ;
- Tính pháp lý: Phải có cơ sở pháp lý vững chắc, phù hợp với chính sách, phápluật của Nhà nước Do đó, quá trình soạn thảo dự án cần nghiên cứu kỹchủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các văn bản liên quanđến hoạt động đầu tư;
- Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định về hoạt động đầu tư kể cảcác quy định về thủ tục đầu tư Đối với dự án quốc tế còn phải tuân thủnhững quy định chung mang tính quốc tế;
- Tính thực tiễn: Phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích,đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp haygián tiếp tới hoạt động đầu tư Việc chuẩn bị kỹ càng, khoa học sẽ giúpthực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảm tối thiểu các rủi ro có thểxảy ra trong quá trình đầu tư
1.1.2 Chu trình của dự án đầu tư
Chu trình của dự án đầu tư là bao gồm các bước hoặc giai đoạn kế tiếp nhautrong quá trình hình thành và vận hành dự án Cụ thể như hình 1.1 sau:
Hình 1.1 Chu trình tổng quát của dự án đầu tưChu trình tổng quát của dự án đầu tư gồm 5 quá trình
chính, đó là:
(1) Xác định dự án: gồm các công việc như xây dựng ý tưởng, thu thập
tư liệu, phân tích tình hình, đề xuất phương án
(2) Lập dự án: gồm các công việc như nghiên cứu tiền khả thi, nghiêncứu khả thi
Trang 25(3) Thẩm định dự án: gồm các công việc như xem xét, kiểm tra, đánhgiá các khía cạnh chủ yếu, thông qua, phê duyệt
Trang 26(4) Triển khai, thực hiện dự án: gồm các công việc như thiết kế chi tiết,thi công xây lắp, giám sát, xem xét, điều chỉnh, bàn giao, thanh toán (5) Đánh giá dự án: gồm các công việc như nghiệm thu, đánh giá kếtquả đầu tư
Chu trình chi tiết của dự án đầu tư thể hiện trong hình
1.2 sau:
Hình 1.2 Chu trình chi tiết của dự án đầu tư
1.1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn tạo tiền đề và quyết định sự thành công haythất bại của các giai đoạn tiếp sau của dự án Ở giai đoạn này chưa xuấthiện các nhà thầu tư vấn giám sát, thi công,…, mà chủ yếu là các thủ tụcpháp lý và dự án đầu tư được duyệt là cơ sở để triển khai các bước tiếptheo Trong giai đoạn này vấn đề chất lượng, sự chính xác của các kết quảnghiên cứu, việc tính toán và lập dự toán là quan trọng nhất
1.1.3.1 Khái niệm về Dự án đầu tư xây
dựng
a Khái niệm: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quanđến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng, để xây dựngmới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn
Trang 27b Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công
trình là:
- Tính "duy nhất" của sản phẩm, mỗi dự án đầu tư xây dựng đều cho mộtsản phẩm cụ thể và duy nhất;
Trang 28ra một cách tối ưu Các ràng buộc gồm: Quy phạm pháp luật như Luật,nghị định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, ; Ngân sách như nguồn vốn, tàichính ; Thời gian như tiến độ thực hiện; Không gian như đất đai, tổngmặt bằng xây dựng,
d Xác định chủ đầu tư của dự án:
[3] [2]
Chủ đầu tư dự án (chủ đầu tư xây dựng công trình) là người sở hữu vốnhoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng côngtrình Tùy từng loại vốn mà việc xác định chủ đầu tư xây dựng công trìnhkhác nhau:
- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư làcác cơ quan, tổ chức, đơn vị do Thủ tướng Chính phủ giao
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngânsách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị -
xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyệnquyết định đầu tư, thì chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyênngành hoặc Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực hoặc cơ quan, tổ chứcđơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách cấp xã, chủ tịch UBND cấp xã làchủ đầu tư Riêng các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì chủđầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thểcủa mình
- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế,tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư, thì chủ đầu tư do các doanhnghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị đượcgiao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình
Trang 29- Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân
sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng Trường hợp dự án sử dụngvốn hỗn hợp, thì các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư Đối với dự ánPPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quyđịnh của pháp luật
Trang 30a Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: là tài liệu trình bày các nội dungnghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tưxây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trước khi lập Báocáo nghiên cứu khả thi, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
để trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định Báo cáo nghiêncứu tiền khả
thi và quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định của LuậtĐầu tư công
Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khácchưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, thìchủ đầu tư phải báo cáo cấp thẩm quyền để xem xét, chấp thuận bổ sungquy hoạch hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạchtrước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy
ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộ quản lý ngành vàcác cơ quan có liên quan để tổng hợp và trình người quyết định đầu tưxem xét, quyết định chủ trương đầu tư Thời gian có ý kiến chấp thuậnkhông quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
b Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: là tài liệu trình bày cácnội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việcđầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ
sở xem xét, quyết định đầu tư Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựnggồm thiết kế cơ sở và các nội dung khác
Trang 31Thiết kế cơ sở: Lập phải đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với côngtrình xây dựng thuộc dự án, đảm bảo sự đồng bộ giữa các công trình khi đưavào khai thác, sử dụng, gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dungsau:
- Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp côngtrình
thuộc tổng mặt bằng xây
dựng;
Trang 32lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặtbằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xâydựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
- Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khaithác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiếnnghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án và các nộidung khác có liên quan
1.1.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Trang 33Những công việc chủ yếu của giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm: Thực hiệnviệc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phábom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dựtoán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải
có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây dựng;thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toánkhối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây
Trang 34án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyếtđịnh đầu tư quyết định, cụ thể như sau: [2]
- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với côngtrình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được
áp dụng với
công trình phải lập dự án đầu tư xây
dựng;
- Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản
vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư, cóquy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;
- Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ
quốc tế
Công trình thực hiện thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kếbước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của bước thiết
kế trước Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng
có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bướcthiết kế bản vẽ thi công
b Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng
Trang 35xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toánxây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xâydựng (trường hợp thiết kế hai bước).
+ Đối với các công trình từ cấp II trở xuống trên địa bàn hành chính của tỉnhthì Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm địnhthiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết
kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước)
Trang 36+ Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trìnhtrường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toáncông trình trường hợp thiết kế hai bước
+ Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trườnghợp thiết kế
ba
bước
- Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài
ngân sách:
+ Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình từ cấp III trở lên của
dự án thuộc chuyên ngành do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nướcthuộc phạm vi do mình quyết định đầu tư, công trình do Thủ tướngChính phủ giao và công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư: thì
cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trìnhxây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toánxây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toánxây dựng (trường hợp thiết kế hai bước)
+ Đối với các công trình từ cấp III trở lên trên địa bàn hành chính của tỉnh thì SởXây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm địnhthiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết
kế bản vẽ thi công, dự toán công trình (trường hợp thiết kế hai bước)
+ Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán phần côngnghệ đối với các công trình nêu trên và tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xâydựng các công trình còn lại và công trình lưới điện trung áp
+ Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trìnhtrường hợp thiết kế ba bước;
+ Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình trường hợpthiết kế
ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình trường hợp thiết kếhai bước
- Đối với công trình thuộc dự án sử dụng
vốn khác:
Trang 37+ Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình theo tuyến qua hai tỉnh trởlên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao: thì cơ quan chuyên môn về xâydựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì
tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước); thiết
kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước)
Trang 38+ Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng các côngtrình còn lại, phần công nghệ và dự toán xây dựng công trình.
+ Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết
kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình
1.1.4.2 Quản lý thi công xây dựng công
trình
Quản lý trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm quản lýchất lượng xây dựng, quản lý tiến độ, quản lý khối lượng, quản lý chi phíđầu tư, quản lý hợp đồng và quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựngđảm bảo các mục tiêu đã đề ra
a Yêu cầu về quản lý tiến độ thi công xây
dựng
Trước khi triển khai thi công phải có tiến độ thi công xây dựng Tiến độnày do nhà thầu lập và phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án đượcchủ đầu tư chấp thuận Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát cótrách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng Trường hợptiến độ thi công bị kéo dài thì được điều chỉnh nhưng không được làmảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án Trường hợp xét thấy tiến độtổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết địnhđầu tư điều chỉnh tiến độ tổng thể của dự án
b Quy định về quản lý khối lượng thi công
xây dựng
Việc thi công xây dựng phải thực hiện theo khối lượng của thiết kế đượcduyệt Khối lượng phải được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhàthầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công vàđược đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệmthu, thanh toán hợp đồng Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự
Trang 39toán công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải xemxét để xử lý Các khối lượng phát sinh phải được chủ đầu tư hoặcngười quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán,quyết toán công trình Pháp luật nghiêm cấm việc khai khống, khai tăngkhối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khốilượng thanh toán.
Trang 40c Quy định về quản lý an toàn lao động trên công trường
xây dựng
Nhà thầu thi công phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết
bị, phương tiện thi công trước khi thi công xây dựng Trường hợp các biệnpháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.Biện pháp và nội quy về an toàn phải được công khai trên công trường,những vị trí nguy hiểm phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo Phảithường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên côngtrường, khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thicông để khắc phục xong mới tiếp tục thi công Nhà thầu thi công phảicung cấp đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ cho người lao động và bố trí cán
bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh laođộng Theo quy định thì đối với công trường có số lao động trực tiếpdưới 50 người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm công tác
an toàn vệ sinh lao động; số lao động từ 50 người trở lên phải bố trí mộtcán bộ chuyên trách và số lao động từ 1.000 người trở lên phải thành lậpphòng hoặc ban an toàn và vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu haingười chuyên trách Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinhlao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định
d Quy định về quản lý môi trường xây
dựng
Nhà thầu thi công phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trườngcho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xungquanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải vàthu dọn hiện trường Đối với công trình thi công trong khu vực đô thịphải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơiquy định, quá trình vận chuyển phải che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinhmôi trường Các bên liên quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thựchiện và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môitrường
1.2 Tổng quan về chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận