1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tiểu luận mác lênin 2 VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU

18 762 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 51,51 KB

Nội dung

VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU Cơ sở lý luận chung về quy luật giá trị và quy luật cung cầu 4 Chương II: Vận dụng vào thực tiễn phân tích các quy luật giá trị và quy luật cung cầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

**************

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ

NGHĨA MÁC-LÊNIN 2

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH QUY

LUẬT GIÁ TRỊ VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU

GVHD:

Lớp :

Nhóm :

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 01 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

 Lời mở đầu 3

 Nội dung 4

Chương I: Cơ sở lý luận chung về quy luật giá trị và quy luật cung cầu 4 Chương II: Vận dụng vào thực tiễn phân tích các quy luật giá trị và quy luật cung cầu 8

15

17

18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với mỗi quốc gia thì sản xuất hàng hóa luôn giữ vai trò quan trọng, đây

là một trong những hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia Sản xuất hàng hóa thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động, phát triển chuyên môn hóa, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cải thiện kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy phát triển Ngoài ra, sản xuất hàng hóa còn làm cho quá trình giao lưu kinh tế văn háo giữa các địa phương, các vùng, các nước ngày càng phát triển, đời sống tinh thần được nâng cao, phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do độc lập của cá nhân

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông lung”, xoá bỏ nền kinh tế

tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh

tế của xã hội Sản xuất hàng hoá thường chịu tác động của các quy luật kinh

tế chung (như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật tăng năng suất lao động…), trong đó quy luật giá trị giữ vai trò cơ sở, chi phối nền sản xuất hàng hoá Những tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có vai trò to lớn trong thực tiễn Không những thế, trong nền kinh tế hàng hoá, một mặt hàng nào đó muốn có chỗ đứng trên thị trường thì trước hết đó phải là hàng có chất lượng tốt, đáp ứng được đúng nhu cầu của người sử dụng và có giá cả hợp lý Mỗi người sản xuất hàng hoá đều có thể tự quyết định các hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình Nhưng cho dù đó là mặt hàng gì đi chăng nữa thì người sản xuất đều không thể hoàn toàn quyết định được giá cả của hàng hoá đó, vì họ phải chịu sự tác động, chi phối của ba nhân tố: giá trị thị trường của hàng hoá, quan hệ cung- cầu về hàng hoá và sức mua của đồng tiền trong lưu thông Trước thực trạng sự phát triển của nền

kinh tế, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Vận Dụng Vào Thực Tiễn

Phân Tích Quy Luật Giá Trị Và Quy Luật Cung Cầu” với mong muốn sẽ có

cách nhìn nhận sâu sắc, toàn diện hơn về các tác động của quy luật giá trị và quy luật cung cầu trong cuộc sống của chúng ta

Trang 4

NỘI DUNG

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ

VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU 1.1 Quy luật giá trị:

1.1.1 Sản xuất hàng hóa:

 Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế, trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường

 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa:

- Phân công lao động xã hội

- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giũa những người sản xuất do quan hệ

sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định

1.1.2 Lượng giá trị hàng hóa:

 Lượng giá trị hàng hóa được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết

 Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần sản xuất ra để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội

 Nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa

- Năng xuất lao động

- Mức độ phức tạp của lao động

 Cấu thành lượng giá trị hàng hóa

- Lao động đơn giản

- Lao động phức tạp

1.1.3 Quy luật giá trị:

 Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất cuả sản xuất và trao đổi hàng hoá Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật giá trị

 Nội dung và sự vận động của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh

tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết,cụ thể là:

 Trong sản xuất thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động

xã hội cần thiết Vì trong nền sản xuất hàng hóa, vấn đề đặc biệt quan trọng là

Trang 5

hàng hóa sản xuất ra có bán được hay không Để có thể bán được thì hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận được Mức hao phí càng thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản…

 Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có lương giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau Đòi hỏi trên của quy luật là khách quan, đảm bảo sự công bằng, hợp lí, bình đẳng giữa những người sản xuất hàng hoá Quy luật giá trị bắt buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo yêu cầu hay đòi hỏi của nó thông qua “ mệnh lệnh” của giá cả thị trường Tuy nhiên trong thực tế do sự tác động của nhiều quy luật kinh tế, nhất là quy luật cung cầu làm cho giá cả hàng hoá thường xuyên tách rời giá trị Nhưng sự tách rời đó chỉ xoay quanh giá trị, C.Mác gọi đó là vẻ đẹp của quy luật giá trị.Trong vẻ đẹp này, giá trị hàng hoá là trục, giá cả thị trường lên xuống quanh trục đó Đối với mỗi hàng hoá, giá cả của nó có thể cao thấp khác nhau, nhưng khi xét trong một khoảng thời gian nhất định, tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị của nó Giá cả thị trường tự phát lên xuống xoay quanh giá trị là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị

 Tác dụng của quy luật giá trị:

 Điều tiết và sản xuất lưu thông hàng hóa: được thể hiện trong hai trường hợp sau:

- Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng

- Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động

ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này

 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao

Trang 6

phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp

lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống

 Thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa:

Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản

1.2 Quy luật cung cầu:

1.1.1 Định nghĩa về cung và các nhân tố ảnh hưởng tới cung:

 Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất, chi phí sản xuất nhất định

 Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất của từng mặt hàng, phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các nguồn lực, các yếu tố được sử dụng, năng suất lao động và khả năng sản xuất mặt hàng đó

1.1.2 Định nghĩa về cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu:

 Cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kì tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định

 Lượng cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: thu nhập của người tiêu dùng, sức mua của tiền tệ, giá cả của hàng hoá, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng

Trang 7

1.1.3 Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung- cầu với giá cả:

Quan hệ giữa cung và cầu là quan hệ giữa người bán và người mua, giữa người sản xuất và người tiêu dùng; là những quan hệ có vài trò quan trọng trong kinh tế hàng hoá Giá cả được hình thành ngay trên thị trường Giá trị thị trường là kết quả của sự thương lượng và thoả thuận giữa người mua và người bán Đối với người bán, giá cả phải đáp ứng nhu cầu bù đắp được chi phí và có doanh lợi Chi phí sản xuất là giới hạn dưới, là phần cứng của giá

cả Còn doanh lợi càng nhiều càng tốt Đối với người mua, giá cả phải phù hợp với lợi ích giới hạn của họ Giá cả thị trường dung hoà cả hai lợi ích của mua lẫn người bán Không phải chỉ có giá cả ảnh hưởng tới cung và cầu, mà quan hệ cung – cầu ảnh hưởng tới việc xác định giá cả trên thị trường Cung

và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: Chỉ có ít hàng hoá nào có cầu thì mới được sản xuất, cung ứng; hàng hoá nào tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là có cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại Đến lượt mình, cung tác động đến cầu, kích thích cầu Những hàng hoá nào được sản xuất cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu sở thích của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu tăng lên Vì vậy, người sản xuất hàng hoá phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu,

sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện các nhu cầu mới để cải tiến chất lượng, hình thức mẫu mã cho phù hợp Giá cả được hình thành ngay trên thị trường Cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau

mà còn ảnh hưởng tới giá cả: Khi cung bằng cầu, người bán sẽ bán hàng theo đúng giá trị, giá cả bằng giá trị Khi cung lớn hơn cầu, người bán phải giảm giá, giá cả có thể thấp hơn giá trị hàng hoá Khi cung nhỏ hơn cầu, người bán

có thể tăng giá, giá cả có thể cao hơn giá trị

Trang 8

Chương II VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH CÁC QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU

2.1. Sự tác động của quy luật giá trị:

2.1.1. Trong điều tiết sản xuất và lưu thông:

Ví dụ về thị trường gạo Việt Nam những năm gần đây là minh chứng cho tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị Nhìn lại quá trình tham gia thị trường gạo thế giới, có thể thấy đến năm 2007 kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường lúa gạo thế giới từ trước đó gần hai thập kỷ Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp gạo quan trọng trên thị trường thế giới Trong giai đoạn 1989-2008, Việt Nam đã xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia trên thế giới Trong giai đoạn 2006-2010, xuất khẩu gạo đạt gần 27 triệu tấn với tổng giá trị hơn 10,5 tỷ USD Đặc biệt từ năm 2008, trị giá tăng vọt gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt gần 2,7 tỷ USD, đưa năm

2008 trở thành năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất khẩu gạo vượt con số 2 tỷ USD Đặc biệt, trong vòng ba năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã liên tiếp lập

kỷ lục về số lượng và trị giá Năm 2009, xuất khẩu gạo đã tăng vọt lên mức hơn 6 triệu tấn Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về

cả số lượng và trị giá, với 6,75 triệu tấn và thu được gần 3 tỷ USD Thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy từ đầu năm 2011 đến trung tuần tháng 10-2011, lũy kế xuất khẩu gạo đạt 5,999 triệu tấn, trị giá 2,88

tỉ USD Theo dự báo của Trung tâm Tin học Thống kê Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước đạt mức 7,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 3,7 tỉ USD Nếu như kịch bản này xảy ra và xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt được đúng như dự báo 7,5 triệu tấn, thì đây sẽ là năm đầu tiên Việt Nam vươn lên đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo Có rất nhiều yếu

tố cùng chi phối tác động đẩy khối lượng xuất khẩu và giá gạo lên Một là lũ lụt đang đồng loạt xảy ra ở nhiều nước Đông Nam Á gây sụt giảm nguồn cung trong ngắn hạn Dự kiến, Thái Lan có thể mất 3 - 5 triệu tấn lúa do lũ lụt; lũ lụt tại Campuchia, Lào, Philippines và Myanmar cũng có thể gây thiệt hại thêm 2 – 3 triệu tấn gạo Hai là, giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ đang tăng lên

và ngày càng khó giao hàng do tình trạng tắc nghẽn tàu tại các cảng Bốn là, sản lượng gạo hạt dài của Mỹ giảm khoảng 20 – 30% so với năm 2010 và

Trang 9

nước này đang phải đối phó với vấn đề chất lượng gạo vụ cũ thấp Sản lượng gạo vụ mới tại Nam Mỹ, hiện đang gieo trồng, có thể giảm so với năm ngoái

do giá gạo địa phương không khuyến khích nông dân trồng lúa và một số khu vực trồng lúa tại Nam Mỹ thiếu nước do hiệu ứng La Nina Nhìn vào thành công của xuất khẩu gạo trong năm nay ở nước ta, có thể thấy rõ sự tác động của quy luật giá trị vào nền kinh tế Xét riêng trong trường hợp này là trong lưu thông hàng hóa Do nguồn cung gạo trên thế giới bị thiếu hụt, nhiều nước muốn nhập khẩu gạo Giá gạo được đẩy lên cao, những nhà đầu tư sẽ chung chuyển gạo từ nơi giá thấp đến nơi có giá cao Làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt, góp phần làm thị trường gạo trên thế giới có sự cân bằng nhất định Chính phủ luôn xem lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp - nông thôn, từ đó có những chính sách đầu tư đáng kể cho lúa gạo Đặc biệt trong những năm gần đây, chủ trương thu mua tạm trữ để tránh tình trạng lúa rớt giá mỗi vụ thu hoạch, đảm bảo mức lãi tối thiếu cho người trồng lúa từ 30% là một cam kết khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với sản xuất lúa gạo - một ngành hàng với sự tham gia của hàng chục triệu nông dân, không chỉ có ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội, mà còn đóng góp lớn về kinh tế và tham gia khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Đó là những biện pháp nhằm điều tiết, tiến tới ổn định thị trường gạo của nhà nước, vận dụng một cách linh hoạt quy luật giá trị vào nền kinh tế

2.1.2. Sự cạnh tranh của các “ông lớn” trong ngành sản xuất khoai tây chiên ở Việt Nam:

Quy luật giá trị cũng có những tác động rất lớn tới nền kinh tế hàng hóa về phương diện kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển Tức là mà các chủ thể kinh tế luôn tìm cách áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động Điển hình như

ví dụ của công ty TNHH An Lạc với việc cải tiến trong quy trình sản xuất bánh snack khoai tây Tính tới thời điểm năm 2004, trên thị trường Việt Nam

có rất nhiều các công ty cùng phân phối các loại đồ ăn nhẹ, trong số đó không thể không kể tới loại đồ ăn rất được ưa chuộng, đó là khoai tây chiên thái lát Đến năm 2010, khoai tây chiên mang thương hiệu ZonZon với thằng Bờm cười đã leo lên vị trí đứng đầu trở thành sản phẩm snack được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam lúc bấy giờ Đó là kết quả của quá trình cải thiện liên tục hệ thống sản xuất của công ty An Lạc Năm 2004, trên thị trường có rất nhiều công ty cạnh tranh mặt hàng này, ta có thể kể tới như sản phẩm có tên Pringer được nhập khẩu toàn bộ bởi công ty P&G hay một sản phẩm khác của của Kinh Đô hợp tác với nước ngoài sản xuất tại Malaysia mang tên OM

Trang 10

Sản phẩm của Pringer do một công ty nước ngoài sản xuất, qua khâu môi giới trung gian là công ty nhập khẩu và chung chuyển về Việt Nam, khiến giá sản phẩm cao (chi phí lao động cá biệt cao) Còn với sản phẩm OM lúc này do công ty Kinh Đô trực tiếp liên kết sản xuất nhưng cộng thêm giá trị khi trung chuyển từ Malaysia về nên giá cả vẫn cao dù đã thấp hơn Pringer Tóm lại đây là những sản phẩm không phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam Thị trường tiềm năng như Việt Nam tiêu thụ 20 tấn sản phẩm loại này mỗi năm An Lạc đã nhận thức rõ rằng một công ty mới thành lập và chỉ là chi nhánh của Galaxy như An Lạc thì không có đủ tiềm lực kinh tế làm trung gian nhập khẩu sản phẩm sẵn hay là đầu tư vào một quốc gia thứ 3 Bởi vì kinh phí mà công ty phải gánh chịu là rất lớn hay lúc này nếu theo cách sản xuất của 2 công ty đã nêu trên đây thì hao phí lao động cá biệt trong công ty

sẽ còn có thể cao hơn hao phí xã hội các công ty bỏ ra, nhất là với kinh đô – một tập đoàn thực phẩm nổi tiếng Việt Nam Điều này buộc An Lạc phải lựa chọn chiến lược nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt so với lao động xã hội một cách tối đa Lúc này, An Lạc đã chọn con đường sản xuất sản phẩm trên chính Việt Nam để giúp cho sản phẩm ZonZon có thể cạnh tranh với các công

ty kia tránh việc đối đầu dẫn tới thua lỗ và phá sản Công ty chú trọng vào việc cải tiến kỹ thuật bao gồm việc đầu tư kỹ thuật máy móc của châu Âu, ông nhanh chóng đặt hàng dây chuyền chế biến khoai tây cùng việc tiếp thu công nghệ do các kỹ sư nước ngoài hướng dẫn quá trình lắp đặt và vận hành Ngoài ra, ông còn đầu tư thêm khu nguyên liệu rất rộng cộng thêm quá trình chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân trên diện tích cả chục ha, cùng hệ thống kho đông lạnh lớn nhất trong các nhà sản xuất Việt Nam lúc đó đặt tại Tiên Sơn (Bắc Ninh) Với việc bao tiêu sản phẩm, trừ cả chi phí sản xuất, người nông dân vẫn lãi từ 15 đền 20 triệu 1 vụ Mặt khác, ZonZon cũng tập trung tiết kiệm chặt chẽ khi gắn vùng nguyên liệu với cơ sở sản xuất, cắt giảm được lượng chi phí lớn trong khâu vận chuyển Không những vậy , ZonZon còn tổ chức một quy trình khép kín, từ quá trính sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm, cho tới việc quản cáo và phân phối sản phẩm ra thị trường,… Tất cả đều được vận hành bài bản và chuyên nghiệp Ngoài ra, công ty còn không ngừng mở rộng diện tích trồng khoai tây nguyên liệu, đầu tư thêm vào một số tỉnh khác như Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương,… Việc tăng suất lao động trong sản xuất luôn được công ty coi trọng ngay từ những ngày đầu tiên bằng sự hiện đại hóa toàn bộ dây chuyền, từ một nhà máy đầu tiên với 350 người thì trong đó chỉ có 150 người là trực tiếp tham gia sản xuất, số còn lại hầu hết là điều khiển quy trình tự động của các công đoạn máy móc Bằng hàng loạt phương pháp làm giảm hao phí lao động cá biệt như trên, sản phẩm ZonZon của An Lạc đã có giá thành thấp nhất trong thị trường, kích thích các công ty còn lại nhanh chóng áp dụng các phương pháp để cạnh tranh Tính tới

Ngày đăng: 23/09/2019, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w