1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÁC LÊNIN VẤN ĐỀ Ý THỨC TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

15 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 59,12 KB

Nội dung

Lý do mà tôi chọn đề tài này là vì tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưởng. Sinh viên là thế hệ đang chuẩn bị bước ra xã hội, họ cần những hành trang về tư tưởng để tự hoàn thiện bản thân. Cho nên, việc hiểu biết về phạm trù ý thức khá quan trọng cho cuộc sống và việc học tập của từng sinh viên.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC …

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VẤN ĐỀ Ý THỨC TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG

VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

TÊN SV – MASV – MAHP Giảng viên hướng dẫn: …

Thành phố Hồ Chí Minh - ….

Trang 2

ĐỀ MỤC Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ Ý THỨC 2

1.1 Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về ý thức 2

1.1.1 Khái niệm về ý thức 2

1.1.2 Nguồn gốc của ý thức 3

1.1.3 Bản chất của ý thức 4

1.2 Tri thức khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội 6

1.2.1 Khái niệm về khoa học 6

1.2.2 Vai trò của tri thức khoa học đối với sự phát triển của xã hội 6

2 CHƯƠNG II – Ý NGHĨA CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 7

2.1 Ý nghĩa của ý thức trong đời sống xã hội 7

2.2 Ý nghĩa của ý thức trong việc học tập của sinh viên 8

2.2.1 Lý luận về sinh viên 8

2.2.2 Lý luận về vai trò của ý thức đối với sinh viên 8

2.2.3 Vận dụng ý thức vào việc học tập của sinh viên 9

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử của triết học, vấn đề về nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác - Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên Ở đây tôi sẽ đi tìm hiểu vấn đề bản chất của ý thức trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên là gì Qua đó rút ra kinh nghiệm học tập, rèn luyện ý thức của bản than theo tinh thần và đường lối đúng đắn

Lý do mà tôi chọn đề tài này là vì tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưởng Sinh viên là thế hệ đang chuẩn bị bước ra

xã hội, họ cần những hành trang về tư tưởng để tự hoàn thiện bản thân Cho nên, việc hiểu biết về phạm trù ý thức khá quan trọng cho cuộc sống và việc học tập của từng sinh viên

Về mục tiêu, tôi nhận thấy rằng chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có nghĩa lý gì đối với đời sống hiện thực cả Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá - tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc Chức năng của các giá trị văn hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức

Về phương pháp nghiên cứu, tôi dựa vào các nguồn sách có uy tín, giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, qua trang báo chính thống của Đảng Cộng Sản Việt Nam, qua internet và tài liệu chính thống, qua quá trình nghiên cứu từ đối tượng là sinh viên và với một chút hiểu biết ít ỏi của bản thân

Trang 4

NỘI DUNG

1 CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ Ý THỨC 1.1 Quan niệm của triết học Mác- Lênin về ý thức.

1.1.1 Khái niệm về ý thức

Để đưa ra được định nghĩa về ý thức, con người đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, nó trải qua những tư tưởng từ thô sơ, sai lệch cho tới những định nghĩa có tính khoa học

Theo triết học Mác - Lênin “ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ não của người thông qua lao động ngôn ngữ” Nói vấn đề này Mác nhấn mạnh: tinh thần, ý thức chẳng qua nó chỉ là cái vật chất di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong đó

Ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri tức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức Tự ý thức là một yếu tố quan trọng của ý thức Chủ nghĩa duy vật coi tự ý thức là một thực thể độc lập, tự nó có sẵn trong các cá nhân, biểu hiện hướng về bản thân mình, tự khẳng định "cái tôi" riêng biệt tách rời những quan hệ xã hội Con người có thể đặt ra và trả lời các câu hỏi: Mình là ai? Mình phải làm gì? Mình được làm gì? Làm như thế nào? Ngoài ra văn hóa cũng đóng vai trò là "gương soi" giúp con người tự ý thức đựợc bản thân Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể có từ trước nhưng gần như đã trở thành bản năng, kỹ năng nằm sâu trong ý thức của chủ thể

Tình cảm là những xúc động của con người trước thế giới xung quanh đối với bản thân mình Cảm giác yêu ghét một cái gì đó, một người nào đó hay một sự vật, hiện tượng xung quanh

Tri thức là hiểu biết, kiến thức của con người về thế giới Nói đến tri thức là nói đến học vấn, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức Sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người

Trang 5

nhận biết và cải tạo thế giới tự nhiên Con người tích lũy được càng nhiều tri thức thì ý thức thật cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu quả hơn Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên

Tóm lại, ý thức bao gồm những yếu tố tri thức và những yếu tố tình cảm,

ý chí trong sự liên hệ tác động qua lại nhưng về căn bản ý thức có nội dung tri thức và luôn hướng tới tri thức

1.1.2 Nguồn gốc của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

 Nguồn gốc tự nhiên

Cùng với sự tiến hóa của thế giới, vật chất có tính phân hóa cũng phát triển từ thấp đến cao Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất, ý thức

ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên cho tới khi xuất hiện con người và bộ óc con người Khoa học đã chứng minh rằng thế giới vật chất nói chung và trái đất nói chung đã tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện con người, rằng hoạt động tâm lý của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh

lý thần kinh của não bộ con người qua cơ chế phản ánh (phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện)

Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất Phản ánh được thực hiện bởi

sự tác động qua lại của hệ thống vật chất Đó là những năng lực tái hiện, ghi lại của hệ thống vật chất những đặc điểm của hệ thống vật chất khác Phản ánh quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.chặt chẽ với nhau Bộ não bị tổn thương thì hoạt động của của nhận thức sẽ bị rối loạn Giới hữu sinh có tổ chức cao hơn giới vô sinh Song bản thân giới hữu sinh lại tồn tại những trình độ khác nhau tiến hóa từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp nên hình thức phản ánh sinh vật cũng thể hiện ở trình độ khác nhau tương ứng

Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh có mục đích, có kế hoạch, tự giác, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng buộc sự vật bộc lộ ra những đặc

Trang 6

điểm của chúng Sự phản ánh ý thức luôn gắn liền với làm cho tự nhiên thích nghi với nhu cầu phát triển xã hội

 Nguồn gốc xã hội

Sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất

có năng lực phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức

Ph Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức: "Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người"

Ý thức hình thành không phải là quá trình con người tiếp nhận thụ động các tác động từ thế giới khách quan vào bộ óc của mình, mà chủ yếu từ hoạt động thực tiễn

Là phương thức tồn tại cơ bản của con người, lao động mang tính xã hội

đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội Ph Ăngghen viết: "Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ"

Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần

bộ óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người Nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có

ý thức, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người

1.1.3 Bản chất của ý thức

 Bản tính phản ánh và sáng tạo

Trang 7

Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận, thì ý thức chỉ là "hình ảnh" về hiện thực khách quan trong óc người Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức Đối với con người, cả ý thức và vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thực Nhưng cần phân biệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau

về bản chất: vật chất là hiện thực khách quan; còn ý thức là hiện thực chủ quan

Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độ phản ánh tâm lý động vật Ý thức là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám phá không ngừng cả bề rộng và chiều sâu của các đối tượng phản ánh

 Bản tính xã hội

Ý thức được hình thành trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của con người Trong quá trình đó con người nhận ra rằng cần có nhu cầu liên kết với nhau để trao đổi kinh nghiệm và các nhu cầu khác Do đó mà khái niệm hoạt động xã hội ra đời

Như vậy, con người suy nghĩ và hành động không chỉ bằng bàn tay khối

óc của mình mà còn bị chi phối bởi khối óc bàn tay của người khác, của xã hội của nhân loại nói chung Bản tính xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh và sáng tạo Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng đọng chủ quan của ý thức, ở quan hệ giữa vậtchất và ý thức trong hoạt động cải tạo thế giới của con người

 Sự tác động trở lại vật chất của ý thức.

Vật chất quyết định nội dung của ý thức bởi vì ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bên ngoài vào trong bộ óc của con người Nhưng nếu chỉ thấy vai tròquyết định của vật chất đối với ý thức mà không thấy được tính năng động tích cực của ý thức đối với vật chất thì sẽ mắc phải khuyết điểm

Trang 8

của chủ nghĩa duy vật siêu hình.chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng :”ý thức của con người không phải là sự phản ánh giản đơn, mà là sự phản ánh tích cực của thế giới vật chất”

Cùng với sự phát triển của hoạt động biến đổi thế giới ý thức con người phát triển song song với quá trình đó và có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với vật chất Dựa vào đặc tính này của vật chất con người có thể cố phấn đấu đi lên bằng lao động và học tập, xây dựng đất nước và xã hội giàu mạnh hơn, công bằng hơn

1.2 Tri thức khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội.

1.2.1 Khái niệm về khoa học

Khoa học có nhiều định nghiã khác nhau Với tính cách là một lĩnh vực đặc thù của con người khoa học bao gồm hoạt động tinh thần, hoạt động vật chất, hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn xã hội Đối tượng nghiên cứu của khoa học bao hàm cả tự nhiên, xã hội và bản thân con người, các lĩnh vực vật chất, tinh thần và cả các hình thái ý thức xã hội

1.2.2 Vai trò của tri thức khoa học đối với sự phát triển của xã hội.

Khoa học hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất và hoạt động thực tiễn Vai trò của khoa học ngày càng tăng lên đối với sự phát triển của xã hội Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Đội ngũ các nhà khoa học, kỹ thuật viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ngày một đông Bản thân khoa học cũng trở thành một lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất với quy mô ngày càng lớn

Cùng với khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, các khoa học xã hội như kinh tế học, luật học, xã hội học cũng không ngừng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Khoa học không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp con người có đầu óc tư duy sáng tạo, tầm nhìn sâu rộng Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo vì phải nắm được cơ sở khoa học thực tế thì mới hoạch định được chính sách, đường

Trang 9

lối phát triển của một tổ chức hay một quốc gia.Tóm lại, có khoa học là bạn đồng hành thì xã hội ngày càng văn minh tiến bộ

2 CHƯƠNG II – Ý NGHĨA CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1 Ý nghĩa của ý thức trong đời sống xã hội

Nhận thấy ý thức con người được phản ánh thông qua những tình thái ý thức xã hội, mà những tình thái đó sẽ tác động trực tiếp tới đời sống xã hội con người Đặc biệt trong vấn đề về tư tưởng chính trị - tình cảm - tri thức

 Tư tưởng chính trị.

Tình thái ý thức chính trị xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước

nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia Nó thể hiện thái độ các giai cấp đối với quyền lực nhà nước

 Hình thái ý thức trong đạo đức - phong tục - tập quán

Sự tự ý thức về lương tâm, danh dự và lòng tự trọng, phản ánh khả năng tự chủ của con người, là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, là nét cơ bản biểu hiện cái thiện trong con người, và cũng là biểu hiện tố chất nhân văn của con người

 Ý thức khoa học

Tri thức khoa học đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp đó là đặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển của nó trong điều kiện hiện đại Tri thức khoa học ngày nay được kết tinh trong mọi yếu tố của lực lượng sản xuất, trong người lao động và trong đối tượng lao động, trong kỹ thuật, trong các quy trình công nghệ, trong tổ chức và quản lý sản xuất

 Ý thức nghệ thuật.

Nghệ thuật chân chính gắn liền với đời sống hiện thực của nhân dân lao động, là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội thông qua việc đáp ứng nhu

Trang 10

cầu thẩm mỹ của con người Nghệ thuật đóng vai trò to lớn trong các nhân tố giáo dục con người, nhận thức và cải tạo hiện thực

 Ý thức khoa học nhận dạng - tâm linh - tín ngưỡng

Nhiều hình thức khoa học nhận dạng - tâm linh - tín ngưỡng bị lợi dụng

để thực hiện các mưu đồ xấu Sở dĩ như vậy bởi con người luôn muốn tìm hiểu những gì quanh mình Đặc biệt với những nước Phương Đông khoa học nhận dạng tâm linh - tín ngưỡng đã phát triển tới mức rất cao

2.2 Ý nghĩa của ý thức trong việc học tập của sinh viên

2.2.1 Lý luận về sinh viên

Sinh viên là từ ngữ dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học và cao đẳng, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động lao động chủ yếu của họ

là học tập và môi trường học tập của họ là ở các trường đại học Sinh viên là

bộ phận ưu tú của thanh niên nói chung, vì họ học lực từ khá trở lên, có chứng nhận về đạo đức tốt và tất cả đã được sàng lọc qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia

Trong xu hướng phát triển của xã hội, lực lượng sinh viên ngày càng tăng trong cơ cấu dân cư Họ xuất thân từ mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội

và cùng nhau học tập trong môi trường đại học Họ có nhu cầu mở rộng kiến thức, nhu cầu tự học, tự đào tạo, nhu cầu NCKH, nhu cầu tự khẳng định bản thân trước tâp thể sinh viên và trước xã hội, nhu cầu về văn hoá nghệ thuật, thể thao, về tình bạn, tình yêu… Song song với những nhu cầu đó là những lúc bốc đồng, có những lúc cư xử thiếu nhân bản, a dua, nghe theo những thế lực thù địch… Với những đặc điểm đó, ta thấy thế giới nội tâm của sinh viên hết sức phức tạp và có nhiều mâu thuẫn Những mâu thuẫn này thường biểu hiện ra ở mỗi cá nhân bằng những hành vi có tính đạo đức

2.2.2 Lý luận về vai trò của ý thức đối với sinh viên

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có tính độc lập tương đối nên

có sự tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con

Ngày đăng: 27/06/2021, 20:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w