tố: 1 Hữu hình, 2 Đảm bảo, 3 Tin cậy về quá trình cung cấp dịch vụ, 4 Tin cậy về lới hứa với khách hàng, 5 Đồng cảm và đáp ứng, 6 Mạng lưới.- Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng
Trang 1NGUYỄN THỊ NHƯ MY
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT
NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀ NẴNG – Năm 2015
Trang 2NGUYỄN THỊ NHƯ MY
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác .
Tác giả
NGUYỄN THỊ NHƯ MY
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu đề tài 4
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 8
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 8
1.1.2 Khái niệm về chất lượng dịch vụ 9
1.1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 12
1.1.4 Các lý thuyết đánh giá về chất lượng dịch vụ 13
1.2 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19
1.2.1 Dịch vụ cho vay của NHTM 19
1.2.2 Đặc trưng của cho vay cá nhân 22
1.2.3 Chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại NHTM 25
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân 27 1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại Ngân hàng 29
Trang 5CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 33
2.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 33
2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đà nẵng 33
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay cá nhân tại ngân hàng quân đội – chi nhánh đà nẵng 46
2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 51
2.2.1 Xác định các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân của Ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Đà Nẵng 51
2.2.2 Quy trình nghiên cứu 65
2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý GIẢI PHÁP 71
3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI MB ĐÀ NẴNG THÔNG QUA KHẢO SÁT TRỰC TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG 71
3.1.1 Mô tả bảng đối tượng điều tra 71
3.1.2 Phân tích thống kê mô tả 73
3.1.3 Kiểm định thang đo cronback’ Alpha 78
Trang 63.1.5 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng 82
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 86
3.2.1 Những kết quả đạt được 86
3.2.2 Những hạn chế về chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân 88
3.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 90
3.3 MỘT SỐ HÀM Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 91
3.3.1 Hàm ý về phát triển nguồn nhân lực 91
3.3.2 Hàm ý nâng cấp cơ sở vật chất 92
3.3.3 Các giải pháp khác 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾ T TẮT
WTO
CVCN
KH
NH
MB
NHTM
MB-ĐN
KHCN
CLDV TSĐB DSCV HĐQT ATM NHNN DSTN
Trang 7Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Đà NẵngKhách hàng cá nhân
Chất lượng dịch vụTài sản đảm bảoDoanh số cho vayHội đồng quản trịMáy rút tiền tự độngNgân hàng nhà nướcdoanh số thu nợCán bộ công nhân viênSản xuất kinh doanh
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữuchữ ký số
Giao dịchPhòng giao dịch
Trang 8Số hiệu
bảng
2.2 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ 40
phần Quân Đội Việt Nam
Tình hình cho vay chung tại Ngân hàng Thương mại
2.3 Quân Đội Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2012 41
- 2014
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
2.4 Thương mại Cổ phần Quân Đội Việt Nam chi nhánh 45
Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 201
Tình hình dư nợ KHCN tại Ngân hàng Thương mại Cổ
2.5 phần Quân Đội Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng theo tài 47
sản đảm bảo giai đoạn 2012 - 2014
2.7 Tình hình dự nợ quá hạn cho vay cá nhân 502.8 Số liệu tỷ lệ xấu (NPL) của MB từ năm 2010-2014 52
2.9 Số liệu lợi nhuận trước thuế, ROA, ROE từ năm 2010- 52
2014
3.2 Phân tích mô tả nhân tố Khả năng đáp ứng 753.3 Phân tích mô tả nhân tố Phương tiện hữu hình 75
Trang 93.5 Phân tích mô tả nhân tố Sự đồng cảm 77
Trang 103.7 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test lần 1 79
3.9 Tóm tắt các hệ số về mức độ phù hợp mô hình 833.10 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 84
Trang 11Số hiệu
hình
2.1 Biểu đồ trình độ nhân sự của MB Đà Nẵng 572.2 Qui trình nghiên cứu chất lượng cho vay cá
65nhân tại MB – Đà Nẵng
3.3 Tỷ lệ khách hàng theo tình trạng gia đình 73
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh
tế nước ta đang có những chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng pháttriển chung Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại quốc
tế WTO thì sự hội nhập càng ngày càng rõ nét hơn trong nền kinh tế nước ta
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càngđược cải thiện, suy nghĩ “ăn no mặc ấm" đã được thay thế bằng “ăn ngon mặcđẹp”, nhu cầu vay cá nhân của người dân ngày một lớn Trong thực tế chothấy, hoạt động cho vay cá nhân (CVCN) giữ một vai trò quan trọng trongdịch vụ ngân hàng (NH), CVCN đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏtrong hoạt động cho vay của NH và giúp NH phân tán rủi ro tín dụng Bêncạnh đó, khách hàng (KH) với mức thu nhập ngày càng ổn định và cải thiện,trình độ dân trí và mức sống cao, hứa hẹn hoạt động CVCN ngày càng pháttriển
Trong những năm gần đây, hoạt động CVCN vẫn có những hạn chếnhất định như định mức cho vay tối đa còn thấp, chính sách và thủ tục CVCNcòn phức tạp và hạn chế, chưa hấp dẫn được lượng đông đảo KH tương xứngvới vị thế và tiềm năng của các NH tại Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Việt Nam (MB) là mộttrong những NH đứng đầu về quy mô và chất lượng đang hoạt động tại ViệtNam Chi nhánh NH Quân Đội – Đà Nẵng là đơn vị thành viên của hệ thống
NH Quân Đội trên cả nước, có nhiệm vụ thay mặt NH Quân Đội trực tiếpkinh doanh trên địa bàn Đà Nẵng Trên thực tế, tiềm năng phát triển của kinh
tế Đà Nẵng và nhu cầu vay cá nhân tại đây còn rất lớn Sự phát triển của nềnkinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân nhất thiết phải có sự hỗ trợcủa các NH Bởi vậy, CVCN là một thị trường tiềm năng đối với các Ngân
Trang 13hàng Thương mại (NHTM) nói chung và chi nhánh NH Quân Đội – Đà Nẵngnói riêng trong thời gian tới.
Trước bối cảnh đó, chi nhánh NH Quân Đội – Đà Nẵng cũng đã nhậnthức được tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ với khu vực khách hàng
cá nhân (KHCN) tại địa bàn Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động cho vay cánhân của chi nhánh vẫn còn nhiều tiềm năng cần khai thác Do đó, việc tìmhiểu thực trạng CVCN của chi nhánh và đưa ra những hàm ý về giải phápnhằm khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân là rất
cần thiết Vì lý do trên, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - chi nhánh Đà Nẵng” đã được lựa chọn nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay KHCN tại NH
- Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đến sự hài lòng của KH về chất lượng dịch vụ cho vay KHCN tại MB -ĐN
- Đề xuất một số hàm ý giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay KHCN tại MB - ĐN
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
- Chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại cổphần được đánh giá theo những yếu tố nào?
- Các yếu tố nào là ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ CVCN theo khảosát với KH tại chi nhánh MB - ĐN?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại MB –
ĐN và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ CVCN
Trang 14- Phạm vi nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu tính từ ngày 1/1/2012 đếnngày 31/12/2014, tại ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam – chi nhánh Đà
Nẵng (MB – Đà Nẵng)
Thông qua các nguồn tài liệu từ sách báo, internet phân tích tổng hợp đểđiều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ các nhân tố trong thang đo chất lượng dịch vụcho vay KHCN
- Nghiên cứu định tính: Thông qua các nguồn tài liệu từ sách báo,internet phân tích tổng hợp để điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ các nhân tố trongthang đo chất lượng dịch vụ cho vay KHCN
- Nghiên cứu định lượng
+ Thu thập thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp, bao gồmthông tin liên quan đến nhân sự, hoạt động kinh doanh chung tại MB - ĐN vàdịch vụ cho vay KHCN của NH ( phòng cho vay KHCN, phòng nhân sự,phòng tổng hợp, website, )
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Tiến hành chọn mẫu điều tra, phát bảng hỏi
để thu thập ý kiến đánh giá của KHCN về chất lượng dịch vụ cho vay tại MB –
ĐN ; Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa;
Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này làphương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân củaQuân Đội, phân tích các yếu tố đạt được và chưa đạt được trong công tác quảntrị chất lượng dịch vụcho vay cá nhân , từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nângcao chất lượng dịch vụ CVCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam– chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới
Trang 15- Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu chất lượng dịch vụ cho vay
cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – chi nhánh Đà Nẵng vàmột số hàm ý giải pháp
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, học viên đã tham khảo các nghiên cứu trước đó có nội dung liên quan như sau:
- Nghiên cứu “ Xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ cho lĩnh vực ngân hàng” (2010) của Trương Bá Thanh và Lê Văn Huy đăng trên tạp chí Phát
triển kinh tế 236
Nghiên cứu sơ bộ định tính được triển khai trên cơ sở các biến quan sátcủa thang đo SERVQUAL, kết hợp với phỏng vấn tay đôi với 9 chuyên giatrong lĩnh vực Ngân hàng nhằm đề xuất thang đo Sau khi khảo sát lý thuyếtcủa Parasuraman và cộng sự (1988) và một số nghiên cứu về chất lượng dịch
vụ trong ngành ngân hàng dựa trên thang đo SERVQUAL hoặc SERVPERF,nhóm nghiên cứu đã hình thành danh mục các phát biểu làm cơ sở cho việcphỏng vấn tay đôi
Nghiên cứu chính thức định lượng được thực hiện dựa trên mẫu có độlớn 1.400 Sau khi thu thập số liệu, nghiên cứu này sử dụng phương phápphân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định nhằmđánh giá thang đo chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng gồm 6 nhân
Trang 16tố: (1) Hữu hình, (2) Đảm bảo, (3) Tin cậy về quá trình cung cấp dịch vụ, (4) Tin cậy về lới hứa với khách hàng, (5) Đồng cảm và đáp ứng, (6) Mạng lưới.
- Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Liên Doanh Lào – Việt của tác giả: Thái Bình Dương – ĐH
Kinh tế TP.HCM ( 2012)
Nghiên cứu trên của tác giả đã nêu ra được những lý luận chung vềdịch vụ và tín dụng cá nhân Tác giả nhận định sự hài lòng của khách hàngqua hai nhân tố là chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ Để đánh giá chấtlượng dịch vụ tín dụng cá nhân tại NHLD Việt Lào, tác giả đã xây dựng thang
đo dựa theo mô hình SERVQUAL Mô hình tác giả đưa ra gồm : Sự tin cậy(STC) – 7 biến; Sự đáp ứng ( SDU) – 5 biến; Năng lực phục vụ ( NLPV) – 5biến; Phương tiện hữu hình ( PTHH) – 5 biến; Chính sách giá ( CSG) – 3 biến
=> sự hài lòng của khách hàng ( 3 biến) Sau khi nhập dữ liệu, tác giả tiếnhành phân tích mô hình theo hệ số tin cậy Cronback Alpha, phân tích EFA,phân tích hồi quy mô hình từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dịch
vụ tại ngân hàng Liên Doanh, đề xuất một số giải pháp dựa trên kết quả củanghiên cứu định lượng
- Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NH CSXH Komtum”, Nguyễn Thị Thanh Long (2013), Luận văn Thạc sĩ kinh tế,
Đại học Kinh Tế Đà Nẵng
Tác giả chỉ chú trọng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà chưanêu được đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ, dựa trên thực trạnghiệu quả tác giả đưa ra các giải pháp
- Đề tài “Nâng cao sự hài lòng của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại
NH TMCP An Bình – chi nhánh Đà Nẵng”, Nguyễn Minh Đức (2013), Luận
văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng
Tác giả đi sâu vào phần cơ sở lý luận về các mô hình: SERVQUAL,
Trang 17SERVPERF, Mô hình dịch vụ cảm nhận (PSQM), Chú trọng đến sự hài lòngcủa khách hàng của các nghiên cứu trước đó => làm cơ sở cho việc phân tích
sự hài lòng của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại NH TMCP An Bình – ĐàNẵng Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng vềdịch vụ tín dụng của ngân hàng An Bình – Đà Nẵng
- Parasurman, V.A Zeithaml và L.Berry (1988), “SERVQUAL: A Multiple-Item Scale For Measuring Consumer Perception Of Servicequality”,
Journal Of Retailing 64(1), pages 12-40 Mô hình và thang đo SERVQUAL
đã phản ánh khá đầy đủ các yếu tố đặc trưng cho chất lượng dịch vụ Mô hìnhSERVQUAL xem xét hai khía cạnh chủ yếu của chất lượng dịch vụ là kết quảdịch vụ (outcome) và cung cấp dịch vụ (process) được nghiên cứu thông qua
22 thang đo của năm tiêu chí: Sự tin cậy (reliability), hiệu quả phục vụ( responsiveness), sự hữu hình (Tangibles), sự đảm bảo ( assuurance) và sựcảm thông (empathy)
- Cornin, J.J & Taylor, S.A., Measuring Service Quality: “A
reexamination and Extension”, Journal of marketing, 56 (July): 55-68 (1992).
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, Cornin và Taylor đã đề xuất mô hìnhSERVPERF và cho rằng mô hình này tốt hơn SERVQUAL Các nhân tố của
mô hình SERVPERF cũng chính là nhân tố của mô hình SERVQUAL Tuynhiên, mô hình SERVPERF đo lường chất lượng dịch vụ trên cơ sở đánh giáchất lượng dịch vụ thực hiện được (performance-based) chứ không phải làkhoảng cách giữa chất lượng kỳ vọng (expectation) và chất lượng cảm nhận(perception) Nói cách khác, mức độ cảm nhận của khách hàng đối với sựthực hiện dịch vụ của doanh nghiệp phản ánh tốt nhất chất lượng dịch vụ.Theo mô hình SERVPERF thì : chất lượng dịch vụ = mức độ cảm nhận
- Bài viết “ Những nhân tố chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng tại các ngân hàng ở Ai cập” – Niveen EI Saghier và Demyana Nathan,
Trang 18Hội nghị nghiên cứu kinh doanh quốc tế lần thứ 20, năm 2013 tại Dubai,UAE, nhóm tác giả đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củakhách hàng và đề xuất một mô hình nhằm nâng cao sự hài lòng của kháchhàng Những thông tin về sự hài lòng của khách hàng được thu thập thông quamột cuộc điều tra với những khách hàng sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng.Trong bảng câu hỏi, các câu hỏi được lấy từ nghiên cứu trước đó Nó đolường sự hài lòng của khách hàng thông qua 5 thành phần của mô hìnhSERVQUAL ( gồm có : Sự đảm bảo, sự tin cậy, sự đáp ứng, Phương tiện hữuhình, sự cảm thông), mỗi thành phần được chia ra thành nhiều câu hỏi (baogồm 18 câu hỏi) Thang đo Likert được sử dụng cho tất cả các câu trả lời.
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY
CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
a Khái niệm
Theo Philip Kotler_ cha đẻ của marketing hiện đại : một dịch vụ là bất
kỳ hoạt động hoặc lợi ích gì mà một bên có thể cống hiến cho bên kia, thựcchất là có tính chất vô hình và không dẫn đến việc sỡ hữu bất kỳ món gì Việcsản xuất ra nó có thể hoặc không thể bị ràng buộc với một sản phẩm vật chất
Theo V.A Zeithaml và M.J Bitner (2000) thì “Dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.” Ta có
thể hiểu: Dịch vụ là những kết quả, những lợi ích tổng thể bao gồm cả lợi ích
vật chất lẫn tinh thần, lợi ích chính và phụ được tạo nên từnhững hành động tương tác, giao dịch đã được chuẩn hóa giữa bên cung cấp
và bên thụ hưởng thông qua các phương tiện nhất định Kết quả dịch vụ tạo ra
là trừu tượng, mơ hồ, không cụ thể
b Đặc điểm
Dịch vụ là một “sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác với các loạihàng hóa khác như tính trừu tượng, tính không đồng nhất, tính không thể táchrời và tính không thể dự trữ
- Tính trừu tượng (tính không hiện hữu, tính vô hình, tính phi vật chất)
Các dịch vụ thường không hiện hữu một cách cụ thể Đây là yếu tốphân biệt dịch vụ với các sản phẩm vật chất khác Chỉ thông qua việc sử dụng dịch vụ, khách hàng mới có thể cảm nhận và đánh giá chất lượng dịch vụ một
Trang 20cách đúng đắn nhất, niềm tin của khách hàng là vô cùng quan trọng khi chọnlựa một nhà cung cấp dịch vụ.
- Tính không đồng nhất (tính thất thường, tính không ổn định)
Các dịch vụ có thể biến đổi rất lớn về chất lượng tùy thuộc vào ai làngười cung cấp, ai được thụ hưởng, khi nào, ở đâu Các dịch vụ cùng loạiđược thực hiện bởi những nhân viên khác nhau của cùng một đơn vị cung cấpcũng khác nhau, chúng khó có thể được thực hiện bởi cùng một nhân viên tạinhững thời điểm khác nhau Hơn thế, cùng một loại dịch vụ cũng có nhiềumức độ thực hiện từ “ cao cấp”, “ phổ thông” đến “ thứ cấp” Vì vậy, việcđánh giá chất lượng dịch vụ hoàn hảo hay yếu kém khó có thể xác định dựavào một thước đo chuẩn mà phải xét đến nhiều yếu tố liên quan khác trongtrường hợp cụ thể
- Tính không thể tách rời
Dịch vụ được khách hàng mua bất kỳ khi nào họ muốn, nhưng chúng talại không thể trưng bày dịch vụ lên các giá hàng mà luôn cần đến sự giới thiệucủa người cung cấp đó là các nhân viên giao dịch, các phương tiện vật chất
Sự bất thường này sẽ bị tác động bởi năng suất làm việc của các nhân viên,cũng chính vì lẽ đó mà có thể nói dịch vụ không thể tồn tại tách biệt khỏi nhàcung cấp
- Tính không thể dự trữ
Dịch vụ được tạo ra và thụ hưởng cùng một lúc, nó chỉ tồn tại tại thờiđiểm mà nó cung ứng cho khách hàng Như vậy, các nhà cung ứng sẽ gặp khókhăn trong việc lưu trữ đáp ứng vào các thời điểm cần gấp
1.1.2 Khái niệm về chất lượng dịch vụ
Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu quả củadịch vụ cũng như việc tạo ra giá trị đóng góp cho nền kinh tế của quốc gia
Trang 21Chất lượng dịch vụ được đánh giá phụ thuộc vào văn hóa, lĩnh vực,ngành nghề nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau Tùy thuộc vào đối tượngnghiên cứu, môi trường nghiên cứu mà việc tìm hiểu chất lượng dịch vụ là cơ
sở cho việc thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch
vụ của doanh nghiệp Chất lượng dịch vụ đã trở thành một công cụ marketingchính để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh và thúc đẩy lòng trung thành củakhách hàng Khách hàng chỉ có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ sau khi
đã mua và sử dụng Chính vì vậy, các định nghĩa về chất lượng dịch vụthường mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào thái độ, cảm nhận và khả nănghiểu biết của người sử dụng dịch vụ Qua quá trình tham khảo tài liệu, nhậnthấy có một số khái niệm về chất lượng dịch vụ được nhiều soạn giả sử dụng
Chất lượng dịch vụ là một sự đo lường mức độ dịch vụ được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đồng nhất (Lưu Văn Nghiêm, 2008, tr.163)
Gronroos (1984) xem xét chất lượng dịch vụ được đánh giá trên hai khía cạnh, đó là chất lượng kỹ thuật (nói đến những gì được phục vụ) và chất lượng chức năng (chúng được phục vụ như thế nào) Trong nghiên cứu năm
1998, Ông mô tả chất lượng dịch vụ nhận thấy được là sự khác nhau giữa chất lượng dịch vụ mong đợi và chất lượng dịch vụ nhận được.
Parasurman, Zeithaml và Berry (1985,1988) (trích từ Nguyễn Đình Thọ
và ctg.,2007) thì cho rằng “ Chất lượng dịch vụ là khoảng cách mong đợi về sản phẩm dịch vụ của khách hàng và nhận thức, cảm nhận của họ khi sử dụng qua sản phẩm dịch vụ đó.” Việc phát triển một hệ thống xác định được
những mong đợi của khách hàng là cần thiết, sau đó mới tạo một chiến lượcchất lượng dịch vụ hiệu quả Đây có thể xem là một khái niệm tổng quát nhất,bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ khi xem xét chất lượng dịch vụ đứng trên
Trang 22quan điểm khách hàng, xem khách hàng là trung tâm.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng xét một cách tổng thể, chấtlượng dịch vụ bao gồm những đặc điểm sau đây:
- Tính vượt trội: Đối với khách hàng, dịch vụ có chất lượng là dịch vụ
thể hiện được tính vượt trội “ưu việt” của mình so với những dịch vụ khác.Chính tính ưu việt này làm cho chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh cạnhtranh của các nhà cung cấp dịch vụ
- Tính đặc trưng: Chất lượng dịch vụ là tổng thể những mặt cốt lõi nhất
kết tinh trong sản phẩm dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm dịch vụ Vìvậy, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao sẽ hàm chứa nhiều “đặc trưng vượt trội”hơn so với sản phẩm dịch vụ cấp thấp Sự phân biệt này gắn liền với việc xác địnhcác thuộc tính vượt trội hữu hình hay vô hình của sản phẩm, dịch vụ Chính nhờnhững đặc trưng này mà khách hàng có thể nhận biết chất
lượng dịch vụ của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác
- Tính cung ứng: Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực
hiện/chuyển giao dịch vụ đến khách hàng Việc triển khai dịch vụ, phong cáchphục vụ và cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu
Đây là yếu tố bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của nhà cung cấp dịch vụ
- Tính thỏa mãn nhu cầu: Dịch vụ tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng Chất lượng dịch vụ nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng vàlấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch vụ Nếu kháchhàng cảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của mình thì họ sẽ không hàilòng với chất lượng dịch vụ mà họ nhận được
- Tính tạo ra giá trị: Chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị được
tạo ra nhằm phục vụ khách hàng Sẽ là vô ích và không có giá trị nếu cung cấp cácdịch vụ mà khách hàng đánh giá là không có chất lượng Doanh nghiệp tạo ra giátrị và khách hàng là đối tượng tiếp nhận những giá trị đó Vì
Trang 23vậy, việc xem xét chất lượng dịch vụ hay cụ thể hơn là các giá trị đem lại chokhách hàng, phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng chứ không phải củadoanh nghiệp.
1.1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Sự tồn tại của mọi ngành nghề kinh doanh chính là ở khách hàng
“Khách hàng chính là thượng đế”, là người quyết định doanh số dựa trên mức
độ hài lòng của họ về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ sử dụng Vì vậy,phương châm hoạt động của các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ là phải thỏamãn nhu cầu của khách hàng và khi đó, khả năng họ tiếp tục mua “hàng” làrất cao
“ Sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ, về mức độ lợi ích mà một sản phẩm dịch vụ thực tế đem lại so với những gì người đó kỳ vọng” (Philip Kotler, 1991) Hay theo quan điểm của Bachelet (1995) thì “ Sự hài lòng là phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ dựa trên những kinh nghiệm cá nhân.”
Thông thường các nhà kinh doanh dịch vụ thường cho rằng chất lượngdịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là đồng nhất Tuy nhiên, nhiều nghiêncứu khác cho rằng đây là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ tương
hỗ chặt chẽ với nhau Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến
sự hài lòng của khách hàng
Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch
vụ phải nâng cao chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ chỉ tập trung cụ thểvào những thành phần của dịch vụ nhưng nó là nguồn gốc quan trọng, là cáiđược tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng Vìvậy, chúng ta có thể dùng sự hài lòng của khách hàng để đo lường chất lượngdịch vụ
Trang 241.1.4 Các lý thuyết đánh giá về chất lượng dịch vụ
Để đo lường chất lượng dịch vụ, hiện đang có hai mô hình đã được cácnhà nghiên cứu kiểm định trong nhiều năm, đó là mô hình SERVQUAL củaParasuraman & ctg năm 1988 và mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroosnăm 1984 Bài nghiên cứu này cũng áp dụng mô hình SERVQUAL, dựa theocải tiến của Cronin & Taylor (1992) là mô hình SERVPERF
- Mô hình 5 khe hở chất lượng dịch vụ (Parasuraman & ctg (1985: 44))
Trong quá trình cung cấp dịch vụ, giữa nhà cung cấp (ngân hàng) vàkhách hàng luôn tồn tại những khoảng cách Các khoảng cách này biến đổiphụ thuộc vào hai nhân tố chính là khách hàng và ngân hàng
Bên cạnh đó là những yếu tố môi trường xung quanh tác động, ảnhhưởng đến khách hàng và ngân hàng Chính vì vậy, quản trị chất lượng dịch
vụ về thực chất chính là quản trị “các khoảng cách chất lượng dịch vụ” Thu
hẹp các khoảng cách này là mục tiêu hướng tới của nhà cung cấp
Trang 25Thông tin truyền miệng Trải nghiệm quá khứ
Nhu cầu cá nhân
KHÁCH
HÀNG
Mức dịch vụ mong muốn
Khoảng Khoảng cách 5
cách 1
Mức dịch vụ nh ậnđược
NGÂNHÀNG Cung cấp dị ch vụ Truyền đạt thông tin
(liên hệ KH) bên ngoài đến KH
Khoảng Khoảng
cách 4 cách 3
Áp dụng kiến thức thực tế vào thiết kế dịch vụ
Khoảng
cách 2
Nhận thức thực tế về các kỳ vọng của KH
Hình 1.1 Mô hình 5 khe hở chất lượng dịch vụ
(Nguồn: Parasuraman & ctg (1985: 44) ) Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách
hàng về dịch vụ sẽ nhận được và nhận thức của ngân hàng về những kỳ vọngnày của khách hàng Khoảng cách 1 thường xuất hiện do ngân hàng khônghiểu được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ của mình vàđánh giá chưa sát nhu cầu của khách hàng
Trang 26các mục tiêu chất lượng dịch vụ Ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyểnđổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính củadịch vụ Khoảng cách thứ hai phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thiết kế sảnphẩm của ngân hàng.
Trang 27Khoảng cách 3: Xuất hiện khi nhân viên ngân hàng không chuyển giao
dịch vụ cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định Khoảng cáchnày phụ thuộc nhiều vào chất lượng đội ngũ nhân viên trực tiếp cung cấp sảnphẩm dịch vụ
Khoảng cách 4: Đây là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế và
sự kỳ vọng của khách hàng dưới tác động của thông tin tuyên truyền bênngoài như quảng cáo, tiếp thị,… Đó là những hứa hẹn được phóng đại khôngchính xác, vượt quá khả năng thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ
Khoảng cách 5: Sau khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ có sự so sánh
chất lượng dịch vụ mà họ cảm nhận được với chất lượng dịch vụ đã kỳ vọngban đầu Vấn đề mấu chốt đảm bảo chất lượng dịch vụ là những giá trị kháchhàng nhận được trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ phải đạt hoặc vượttrội so với những gì khách hàng chờ mong
Parasuraman & ctg (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là hàm số củakhoảng cách thứ năm Khoảng cách thứ năm này phụ thuộc vào các khoảngcách trước đó Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ 5 và gia tăng chất lượngdịch vụ, nhà quản trị dịch vụ phải nổ lực rút ngắn các khoảng cách 1,2,3,4
- Mô hình SERVQUAL
Mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988) là mô hình nghiên cứuchất lượng dịch vụ phổ biến và được áp dụng nhiều nhất trong các nghiên cứumarketing Theo parasuraman, CLDV không thể xác định chung chung màphụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ đó và sự cảm nhậnnày được xem xét trên nhiều yếu tố Mô hình Servqual được xây dựng dựatrên quan điểm chất lượng dịch vụ vảm nhận là sự so sánh giữa các giá trị kìvọng/mong đợi và các giá trị khách hàng cảm nhận được
- Mô hình thành phần chất lượng dịch vụ
SERVQUAL xem xét hai khía cạnh chủ yếu của chất lượng dịch vụ là
Trang 28kết quả dịch vụ và cung cấp dịch vụ nghiên cứu thông qua 22 thang đo củanăm tiêu chí: Độ tin cậy (Reliability), Khả năng đáp ứng ( Responsiveness),Phương tiện hữu hình (Tangibility), Sự đảm bảo (Assuarance), Sự cảm thông(Empathy).
+ Sự tin cậy ( Reliability)
Sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uytín Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọngcác cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng Tiêu chí này thường đolường bởi các thang đo say đây:
- Cung cấp dịch vụ như đã cam kết
- Giải quyết vấn đề của khách hàng một cách chân thành
- Cung cấp dịch vụ tốt ngay từ lần đầu tiên
- Cung cấp dịch vụ đúng thời gian đã hứa
- Lưu ý không để xảy ra sai xót
+ Khả năng đáp ứng (Responsiveness)
Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lýhiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầucủa khách hàng Nói cách khác khả năng đáp ứng là sự phản hồi từ phía nhàcung cấp dịch vụ đối với gì mà khách hàng mong muốn cụ thể như sau:
- Thông báo cho khách hàng biết khi nào dịch vụ được thực hiện
- Cung cấp dịch vụ nhanh chóng cho khách hàng
- Sẵn sàng giúp đỡ khách hàng
- Sẵn sàng trả lời các yêu cầu của khách hàng
+ Phương tiện hữu hình (Tangibility)
Phương tiện hữu hình chính là hình ảnh bên ngoài của các cơ sở vậtchất, thiết bị, máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướngdẫn và hệ thống thông tin liên lạc của nhà cung cấp Nói một cách tổng quát là
Trang 29tất cả những gì mà khách hàng nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt và các giác quan thì đều có thể tác động đến yếu tố này:
- Các trang thiết bị hiện đại
- Có cơ sở vật chất trông hấp dẫn
- Có nhân viên với vẻ bề ngoài gọn gàng và chuyên nghiệp
- Có các phương tiện vật chất trong hoạt động dịch vụ hấp dẫn
+ Sự đảm bảo (Assuarance)
Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảmthông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong tháilịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó, khách hàng cảm thấy an tâm mỗikhi sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp
- Các nhân viên tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng
- Các nhân viên làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái
- Các nhân viên luôn lịch sự, nhã nhặn
- Các nhân viên đủ kiến thức trả lời các câu hỏi của khách hàng
+ Sự cảm thông ( Empathy)
Sự cảm thông chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dànhcho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể giúp cho khách hàng cảmthấy mình là “ Thượng đế” và luôn luôn được tiếp đón nồng hậu mọi lúc mọinơi Yếu tố con người là phần cốt lõi tạo nên sự thành công này và sự quantâm của nhà cung cấp đối với khách hàng càng nhiều thì sự cảm thông sẽ càngtăng:
- Thể hiện sự quan tâm đến từng cá nhân khách hàng
- Các nhân viên thể hiện sự quan tâm đến từng cá nhân khách hàng
- Thệ hiện sự chú ý đặc biệt đến quan tâm lớn nhất của khách hàng
- Có các nhân viên hiểu được nhu cầu đặc biệt của khách hàng
- Có giờ làm việc thuận tiện cho khách hàng
Trang 30- Đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng bằng thang đo SERVQUAL
Parasuraman và cộng sự (1988) đã xây dựng và kiểm định thang đonăm thành phần của chất lượng dịch vụ, gọi là thang đo SERVQUAL, baogồm 22 biến Thang đo này đã được các tác giả kiểm nghiệm và điều chỉnhnhiều lần và kết luận nó là thang đo phù hợp cho mọi loại hình dịch vụ, theoparasuraman và cộng sự (1991) thì:
Chất lượng dịch vụ = mức độ cảm nhận – giá trị kỳ vọng
Mô hình SERVQUAL rất có ích trong việc khái quát các tiêu chí đolường chất lượng dịch vụ nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm (Babakus &Boller, 1992, Brown at al, 1993; Buttle, 1996) và nếu áp dụng để đo lườngchất lượng dịch vụ ngân hàng thì sẽ không thích hợp ở một số khía cạnh sau:
- Khó khả thi do các tiêu chí đo lường mang tính chất chung chung
- Đo lường qui trình cung cấp nhiều hơn là kết quả thực hiện dịch vụ
- Không xem xét đên yếu tố marketing mà chỉ chú ý tới các yếu tố nội tại của ngân hàng
- Việc so sánh khoảng cách giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượngcảm nhận rất khó xác định do việc phải xem xét nhiều thang điểm và không
xác định trực tiếp vào thực tế thực hiện dịch vụ
Trang 31tố cảm nhận trong bảng câu hỏi của mô hình SERVQUAL.
Việc ứng dụng mô hình SERVPERF để đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân của NHTM tỏ ra hợp lý hơn
- Sử dụng mô hình SERVPERF tốt hơn mô hình SERVQUAL Bảngcâu hỏi theo mô hình SERVPERF ngắn gọn hơn, không gây nhàm chán và
mất thời gian người trả lời
- Khái niệm về sự kỳ vọng khá mơ hồ với người trả lời Sử dụng môhình SERVQUAL có thể ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu thu thập, dẫn đến giảm
độ tin cậy và tính không ổn định của các biến quan sát
- Thang đo SERVPERF tuy đơn giản nhưng đem lại kết quả tốt hơn là
do khi được hỏi về mức độ cảm nhận khách hàng thướng có xu hướng so sánh giữamong muốn và cảm nhận trong đầu để đưa ra câu trả lời
- Các yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ gồm sự tin cậy, đáp ứng,năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình đều ảnh hưởng đến sựhài lòng của khách hàng tại các siêu thị bán lẻ
1.2 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Dịch vụ cho vay của NHTM
a Khái niệm
Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo
ra lợi nhuận Đây là hoạt động đem lại khoản thu nhập lớn cho ngân hàng
Dịch vụ cho vay của NHTM được định nghĩa : “ cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng theo mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận và nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.
Cho vay chứa ba nội dung cơ bản:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sỡ hữu sang
Trang 32người sử dụng, nghĩa là người đi vay được quyền sử dụng số tiền vay theođúng mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng.
- Sự chuyển nhượng mang tính tạm thời hay có thời hạn: bên đi vayphải hoàn trả vô điều kiện số tiền đã vay của ngân hàng trong một khoản thờigian nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí: bên đi vay phải trả chongân hàng một số tiền nhất định để được quyền sử dụng vốn và được thể hiện cụthể bằng lãi suất cho vay
b Phân loại
- Dựa vào mục đích cho vay
+ Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm vàxây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, nhà xưởng, các bất động sản khác
trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ
+ Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại hình cho vay ngắn hạn
để bổ sung vốn lưu động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.+ Cho vay nông nghiệp, nông thôn: Là loại cho vay để trang trải các chiphí sản xuất nông thôn như chi phi mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng,thức ăn gia sức …
+ Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cho vay các NH, các công
ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, các
định chế tài chính khác
+ Cho vay cá nhân: Cấp tín dụng cho các cá nhân có nhu cầu vay vốnnhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hoặc trang trải các chi phí thông thường củađời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng
+ Cho thuê tài chính: Bao gồm cho thuê vận hành và thuê tài chính Tàisản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản Trong đó chủ yếu là máy móc –thiết bị
Trang 33- Dựa trên thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng
+ Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn từ 1 đến dưới 5 năm
- Cho vay dài hạn: thời hạn trên 5 năm ( thường là 10 -30 năm)
- Dựa vào phương pháp cho vay
+ Cho vay trực tiếp: Là loại cho vay mà người vay trực tiếp nhận tiền vay và trực tiếp trả nợ cho NH
+ Cho vay gián tiếp: Là loại cho vay được thực hiện thông qua ngườithứ ba như cho vay qua tổ, hội, nhóm sản xuất, cho vay thông qua tổ chức tín dụngkhác dưới hình thức đồng tài trợ
- Dựa vào tài sản đảm bảo (TSĐB)
+ Cho vay có bảo đảm: Là loại tín dụng mà khi cho vay NH đòi hỏi KHphải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba
+ Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay mà không có tài sản cầm
cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà dựa trên cơ sở lòng tin, uytín của KH
- Dựa trên hình thái cấp tín dụng
+ Tín dụng bằng tiền: Là việc NH cho KH sử dụng tiền trong một thời hạn thỏa thuận
+ Tín dụng bằng tài sản: Là việc NH cho KH thuê các tài sản để sửdụng
+ Tín dụng chữ ký: NH cấp tín dụng cho KH bằng uy tín của mình thông qua hình thức bảo lãnh
- Dựa theo phương thức hoàn trả tiền vay
+ Cho vay trả góp: Là loại cho vay KH phải hoàn trả vốn gốc và lãitheo định kỳ
+ Cho vay phi trả góp: Khoản vay sẽ được trả một lần cả gốc và lãi
Trang 34theo thời hạn đã thoả thuận.
+ Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Khoản vay sẽ hoàn trả cho NH bất cứ lúc nào KH có thu nhập
1.2.2 Đặc trưng của cho vay cá nhân
Cho vay cá nhân (CVCN) là hình thức cấp tín dụng bằng tiền của ngânhàng thương mại mà đối tượng vay vốn là cá nhân nhằm mục đích tiêu dùnghay phục vụ sản xuất, kinh doanh
b Vai trò
Ngân hàng là một tổ chức tín dụng trung gian trong nền kinh tế, vớihoạt động chính là huy động tiền gửi, cho vay và thanh toán Hoạt động chovay của ngân hàng phải đảm bảo bù đắp được tất cả chi phí có liên quan vàtạo ra được một khoản sinh lợi cần thiết để hoạt động kinh doanh của ngânhàng có lãi và tăng trưởng Lợi nhuận đem lại từ cho vay cá nhân thường caohơn so với các loại hình cho vay khác Mặt khác, khi thực hiện tài trợ chokhách hàng là cá nhân thì ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư donhu cầu sản xuất và đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của khách hàng luôn đadạng
Đối với khách hàng cá nhân vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanhthì ngân hàng cung cấp vốn tài trợ cho sản xuất, mở rộng hoạt động kinhdoanh đem lại lợi nhuận cho chính khách hàng, gián tiếp tạo ra của cải cho xãhội và làm phát triển nền kinh tế
Đối với người tiêu dùng, là người hưởng lợi trực tiếp Khi mức sốngđược cải thiện, thu nhập tăng lên, người dân ngày càng có nhu cầu sửa sangnhà cửa, mua sắm hay đi du lịch Các khoản vay tiêu dùng đã giúp khách
Trang 35hàng giải quyết vấn đề đó, giúp kết hợp nhu cầu hiện tại với khả năng thanh toán trong tương lai để nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân họ.
- Đối với nền kinh tế.
Thông qua việc cho vay khách hàng, ngân hàng đã trực tiếp hoặc giántiếp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Bằng việc cho vay sản xuất kinhdoanh đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, ngân hàng tài trợ vốn cho khuvực kinh tế tư nhân, hộ gia đình, thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tếnày Thông qua cho vay tiêu dùng, ngân hàng đã góp phần đáng kể vào việckích cầu nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh củanền kinh tế
- Các khoản vay cá nhân có độ rủi ro cao
Loại hình cho vay KHCN luôn chứa đựng những nguy cơ rủi ro khá cao, cao hơn loại hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh dưới cả 3 góc độ.+ Luôn tồn tại nhóm KH lừa đảo, không có ý thức trả nợ
+ Các rủi ro khách quan như suy thoái kinh tế, mất mùa, thất nghiệp, bệnh tật, tâm lý tiêu dùng của dân cư, mức độ ổn định của xã hội…
+ Các rủi ro chủ quan như tình trạng công việc hay sức khỏe của KH,diền biến tâm lý của KH… ảnh hưởng đến tài chính và khả năng trả nợ của cánhân và hộ gia đình
Trang 36- Đối tượng cho vay cá nhân đa dạng
Đối tượng cho vay đối với khách hàng đối với cho vay cá nhân khá đadạng, khách hàng cá nhân có thể là những người buôn bán nhỏ, công nhânviên chức, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, các cá nhân sản xuấtkinh doanh… hoặc đại diện của hộ gia đình người mà được các thành viên có
đủ năng lực pháp lý và hành vi dân sự trong hộ gia đình ủy quyền thay mặt hộgia đình
- Chi phí quản lý khoản vay cá nhân lớn
Chi phí quản lý đối với khoản vay cá nhân là lớn do ngân hàng thườngphải tốn nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin ngườivay trước khi đưa ra quyết định cho vay Hơn nữa việc quản lý những khoảntín dụng có giá trị nhỏ, số lượng các khoản vay thì lớn là việc không hề đơngiản đối với ngân hàng
- Các khoản vay cá nhân có lãi suất cao và cứng nhắc
Không như các khoản vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thay đổitheo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay KHCN thường được cố định ở mộtmức nhất định và đặc biệt phổ biến trong cho vay trả góp Việc chia khoảnvay thành nhiều kỳ hạn trả nợ hoặc quy trình vay và trả nợ được thực hiệnnhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một mức tín dụng ngay từ khi bắt đầu thời
kỳ tín dụng khiến lãi suất cho vay mang tính cố định, hầu như không thay đổitrong suốt quá trình tín dụng Ngoài ra độ rủi ro cao nên lãi suất cho vayKHCN thường ấn định khá cao để bao gồm cả phần bù rủi ro Các khoản vaycàng nhiều rủi ro thì lãi suất càng cao
- Cho vay cá nhân thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ
Thật vậy, số lượng các khoản vay phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu tiêudùng của dân cư và cầu có khả năng thanh toán của họ, do đó nó có tính nhậycảm theo chu kỳ Cho vay KHCN sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển,
Trang 37khi mà người dân có mức thu nhập tương đối ổn định và tình hình kinh tế xãhội đầy lạc quan Và ngược lại, trong thời kỳ kinh tế rơi vào suy thoái, rấtnhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai,nhất là khi thu nhập của họ giảm xuống và xu hướng thất nghiệp ngày càngcao thì việc vay NH sẽ được hạn chế, đặc biệt là vay để chi tiêu.
- Lợi nhuận thu được từ các khoản vay là đáng kể
Tương ứng với mức rủi ro như vậy thì cho vay KHCN có được mộtmức lợi nhuận rất lớn trong nguồn thu của NH Bên cạnh đó, số lượng cáckhoản vay tiêu dùng khá nhiều khiến cho tổng quy mô cho vay lớn và cùngvới mức lợi nhuận cho mỗi khoản vay sẽ khiến cho lợi nhuận thu về từ hoạtđộng cho vay là đáng kể trong tổng lợi nhuận của NH
1.2.2 Chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại
NHTM a Chất lượng dịch vụ Ngân hàng
Theo viện khoa học NH (1999) [5] “Chất lượng dịch vụ NH là năng lựccủa NH, được NH cung ứng và thể hiện qua mức độ thỏa mãn nhu cầu vàmong muốn của KH mục tiêu”
Chất lượng dịch vụ do KH cảm nhận được chứ không phải do NHquyết định Chất lượng dịch vụ NH thể hiện sự phù hợp với nhu cầu và mongmuốn của KH mục tiêu
Đối với NHTM, chất lượng dịch vụ tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗingân hàng, điều này tạo nên động lực cho các ngân hàng cố gắng cung ứngnhững dịch vụ có chất lượng được đánh giá dựa trên cảm nhận của kháchhàng
b Chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại
Căn cứ vào lý thuyết về chất lượng dịch vụ ngân hàng, ta thấy để đánh giáchất lượng dịch vụ cho vay cá nhân ta xét cụ thể trên một số phương diện như:
- Nhân viên tín dụng cá nhân(từ quản lý cấp cao đến nhân viên cấp thấp
Trang 38nhất): có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bánhàng chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệttình bởi vì dịch vụ cho vay cá nhân là dịch vụ cao cấp, đáp ứng nhu cầu củakhách hàng.
- Sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân: có đặc điểm riêng, được thiết kế
để thoả mãn tối đa nhu cầu và đa dạngcủa khách hàng
- Qui trình cho vay: nhanh, đơn giản, chính xác, được hỗ trợ bởi các bộphận, thiết bị hiện đại và đáng tin cậy
- Kênh phân phối: thuận tiện, dễ tiếp cận hay truy cập, hướngđến việc phục vụ khách hàng tốt nhất
Từ đó có thể xác định khái niệm về chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân
là mức dịch vụ tối thiểu mà một ngân hàng lựa chọn để cung cấp và làm hàilòng được các khách hàng mục tiêu của mình Đồng thời, cũng phải duy trì ổnđịnh mức độ dịch vụ đã cung cấp trước đó
Đo lường chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân:
Do đặc điểm riêng của ngành, các thành phần chất lượng dịch vụ cánhân có những đặc trưng riêng so với chất lượng dịch vụ nói chung Ở đâychúng ta cũng xét đến mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman để đolường chất lượng dịch vụ CVCN, với các thành phần của chất lượng dịch vụCVCN như sau:
- Phương tiện hữu hình: được hiểu là cơ sở vật chất, hình ảnh bên
ngoài, bên trong ngân hàng, các phương tiện kỹ thuật; hình ảnh hữu hình củanhân viên, trang phục, ngoại hình… trong không gian tiếp xúc phục vụ, lắngnghe nhu cầu khách hàng của ngân hàng
- Năng lực phục vụ: thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách
phục vụ lịch sự, chuyên nghiệp, niềm nở với khách hàng
- Tính đáp ứng: thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng phục vụ của
Trang 39nhân viên ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
- Tính tin cậy: được hiểu là ngân hàng thực hiện các gói cho vay phù
hợp,lãi suất đúng với mức giới thiệu, chính xác các thông tin, luôn tư vấn thông tin
vì quyền lợi của khách hàng và giúp khách hàng tránh những rủi ro
- Tính đồng cảm: thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và đồng cảm đến
từng cá nhân khách hàng
Ngoài việc đo lường sự hài lòng của khách hàng vay cá nhân, để đánhgiá chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân, cần có một số chỉ tiêu khác như:+ Sự hoàn hảo của dịch vụ: Nó được hiểu là giảm thiểu các sai sóttrong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ CVCN Chấtlượng dịch vụ CVCN ngày càng hoàn hảo, giảm các sai sót trong các gói cho vaycủa ngân hàng với khách hàng, thời gian thực hiện các gói tín dụng nhanh chóng,không mất nhiều thời gian, giảm thiểu những lời phàn nàn và khiếu kiện, khiếu nạicủa khách hàng đối với ngân hàng
+ Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ CVCN không ngừng tănglên Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân, sựphát triển dịch vụ CVCN và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ CVCN tăng lên.Song, chất lượng dịch vụ CVCN có tính quyết định hơn cả
+ Khả năng cạnh tranh về dịch vụ ngày càng được nâng lên, thị phầncủa từng loại dịch vụ cho vay cá nhân không ngừng được giữ vững và tăng
lên
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân
Thứ nhất, Tiền tệ là đối tượng kinh doanh đặc biệt, nhạy cảm với mọi
biến động của nền kinh tế xã hội, một sự biến động nhỏ về kinh tế xã hội cũng
có thể tạo ra sự biến động lớn của giá trị tiền tệ và ngược lại Bên cạnh đó, cácsản phẩm dịch vụ CVCN có tính cạnh tranh rất cao như sản phẩm đa dạng, dễ
Trang 40bắt chước, khó giữ bản quyền…Bởi vậy, cạnh tranh luôn là vần đề sống còncủa các ngân hàng Các ngân hàng chỉ có thể nâng cao tính cạnh tranh bằngchất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ càng cao thì lợi thế cạnh tranh cànglớn.
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng Nếu như chất lượng của dịch vụ ngày càng hoàn hảo, cóchất lượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng.Không những vậy, những lời khen, sự chấp nhận, thoả mãn về chất lượng củakhách hàng hiện hữu, họ sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu dịch
vụ tìm đến ngân hàng để vay và sử dụng nhiều dịch vụ khác
Thứ ba, hiện nay, ngày càng nhiều NHTM mới thành lập, sản phẩm
dịch vụ cung ứng trên thị trường gia tăng Khách hàng ngày càng có nhữngđòi hỏi yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, họ sẽ
có sự so sánh, đánh giá và quyết định lựa chọn giao dịch với ngân hàng cóchất lượng dịch vụ tốt, và sẵn sàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác nếuthấy bên đối thủ có chất lượng dịch vụ tốt hơn
Thứ tư, kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập và mức sống của người
dân ngày càng cao nên yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng tăng lên buộc cácNHTM phải cạnh tranh gay gắt hơn và nhạy bén hơn trước những biến độngcủa thị trường để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới nhằm
mở rộng thị phần, phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn địnhhoạt động ngân hàng
Thứ năm, việc phát triển theo hướng cho vay cá nhân đa năng, đòi hỏi
các ngân hàng phải cung ứng các gói cho vay cá nhân đa dạng, lãi suất ưu đãi,chuyên biệt cho từng nhu cầu của khách hàng và có chất lượng cao trên nềntảng công nghệ ngân hàng tiến tiến hiện đại
Thứ sáu, xây dựng dịch vụ cho vay cá nhân có chất lượng, an toàn và