Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam Đỗ Thị Hoa Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trang 1Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam
Đỗ Thị Hoa
Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Tuấn
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Trình bày những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản theo các quy định
của pháp luật Nghiên cứu các trình tự, thủ tục áp dụng các quy phạm pháp luật về nghiệp vụ bán đấu giá trong thực tiễn nước ta, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định nghiệp vụ bán đấu giá Phân tích thực trạng bán đấu giá tài sản theo luật dân sự Việt Nam và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
bán đấu giá tài sản
Keywords Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Tài sản; Bán đấu giá
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình thực tế hiện nay, tài sản vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị kinh tế,
trong điều kiện kinh tế thị trường nó trở thành yếu tố quan trọng trong giao lưu dân sự Với vai trò và ý nghĩa to lớn đó, theo quy định của Bộ luật dân sự, để phát huy quyền chủ động của các cơ quan nhà nước và cá nhân trong quá trình xử lý tài sản, để quản lý tài sản được chặt chẽ, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản cần thiết phải có những quy đinh chặt chẽ hơn trong quá trình bán đấu giá tài sản Hơn nữa, Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế yêu cầu nghiệp vụ bán đấu giá tăng cả về số lượng và chất lượng
Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý Việt Nam, nội dung bán đấu giá tài sản vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện Chẳng hạn, dưới góc độ khoa học, hàng loạt vấn đề cần được làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất và đầy đủ như lịch sử, khái niệm, bản chất pháp lý và các loại tài sản bán đấu giá, lịch sử phát triển của các quy phạm về lĩnh vực này, tìm hiểu pháp luật các nước có quy định về bán đấu giá tài sản hay việc tổng kết và đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định về bán đấu giá tài sản, các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 05/2005/NĐ-CP) và Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5/2005 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện Nghị định 05/2005/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc
và có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, để đáp ứng yêu cầu này, gần đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 thay thế Nghị định số 05/2005/2005/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/7/2010 (sau đây gọi tắt là Nghị định 17/2010/NĐ-CP) Nghị định này mới ra đời
và chưa có thông tư hướng dẫn, điều này dẫn đến việc mức thu phí bán đấu giá đối với người tham gia đấu giá tài sản ở nhiều địa phương chưa đảm bảo được chi phí cho các tổ chức đấu giá hoạt động theo cơ chế "tự thu, tự chi"; tình trạng người bị thi hành án gây khó khăn trong quá
Trang 2trình bán đấu giá tài sản Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán đấu giá tài sản, sự thể hiện chúng trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng những quy định của pháp luật trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay, không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang
tính cấp thiết Từ những vấn đề trên, tác giả luận văn chọn đề tài "Bán đấu giá tài sản theo pháp
luật Việt Nam hiên nay " để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật dân sự
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bán đấu giá tài sản không còn mới về mặt lý luận nhưng luôn mang tính mới
mẻ về mặt thực tiễn Ở nước ta hiện nay, liên quan tới vấn đề này hiện có một số bài nghiên
cứu từ các tạp chí, cụ thể là: ThS Nguyễn Thị Nga: "Lý luận và thực tiễn đấu giá quyền sử
dụng đất", Tạp chí Luật học, số 5/2004; Đỗ Khắc Trung: "Bán đấu giá tài sản - thực trạng và hướng hoàn thiện", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2007; Nguyễn Mạnh Cường: : "So sánh đấu giá hàng hóa trong luật Thương mại với đấu giá tài sản trong Luật Dân sự", Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2008; Đặng Thị Bích Liễu: "Pháp luật về đấu giá quyền sử
dụng đất ở Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Luật học; Bộ Tư pháp - Vụ Bổ trợ Tư pháp: Các quy định nước ngoài về bán đấu giá tài sản, Luật về bán đấu giá tài sản của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, (Tài liệu dịch tham khảo) tháng 7, 2004
Như vậy, bán đấu giá tài sản đang được thực hiện khá phổ biến, tuy nhiên những vấn
đề pháp lý về bán đấu giá tài sản vẫn chưa được luận giải một cách có hệ thống, sâu sắc và đầy đủ của khoa học pháp lý
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết các quan hệ về bán đấu giá tài sản để làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn về những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bán đấu giá tài sản theo luật dân sự Việt Nam và việc áp dụng những quy định này trong thực tiễn, từ đó xác định những bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của nghiệp vụ bán đấu giá
tài sản cho đến nay, phân tích khái niệm, các loại tài sản bán đấu giá, chủ thể tham gia bán đấu giá, các đơn vị được tiến hành bán đấu giá, trình tự và thủ tục bán đấu giá trong các quy định hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bán đấu giá theo quy định của pháp luật Việt Nam
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật về
nghiệp vụ bán đấu giá trong thực tiễn nước ta, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định nghiệp vụ bán đấu giá và thực tiễn áp dụng nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về nghiệp vụ này trong pháp luật Việt Nam
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam cụ thể là: lịch sử hình thành và khái niệm bán đấu giá tài sản, chủ thể tham gia bán đấu giá, hình thức và trình tự, thủ tục bán đấu giá trong các quy định hiện hành
4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ bán đấu giá tài sản
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 3- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật
- Các phương pháp cụ thể: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp
6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá
- Phân tích thực trạng bán đấu giá tài sản hiện nay
- Đánh giá được những điểm mới của Nghị định 17/2010/NĐ-CP
- Phân tích bình luận trình tự thủ tục bán đấu giá theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP, tìm một số bất cập của Nghị định 17/2010/NĐ-CP, trên cơ sở đó đưa ra hướng hoàn thiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP và ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định 17/2010/NĐ-CP
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản
Chương 2: Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản theo pháp luật hiện nay
Chương 3: Thực trạng bán đấu giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá
tài sản
References
1 Thế Anh (2006), "Pháp luật Trung Quốc về bán đấu giá tài sản", Dân chủ và pháp luật,
(10)
2 Bộ Tài chính (2004), Công văn số 8616/STC-QLCS ngày 09/12 hướng dẫn xử lý tài sản
tịch thu có giá khởi điểm trên 10.000.000 đồng, Hà Nội
3 Bộ Tài chính (2005), Công văn số 1926/BTC-QLCS ngày 17/2 hướng dẫn chuyển giao
tài sản nhà nước để bán đấu giá, Hà Nội
4 Bộ Tài chính (2005), Công văn số 8188/BTC-QLCS ngày 01/7 hướng dẫn nghiệp vụ bán
đấu giá tài sản nhà nước, Hà Nội
5 Bộ Tài chính (2005), Công văn số 9781/BTC-QLCS ngày 03/8 hướng dẫn nghiệp vụ bán
đấu giá tài sản nhà nước và việc thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính, Hà Nội
6 Bộ Tư pháp (1997), Thông tư số 399/PLDSKT ngày 07/4 hướng dẫn về công tác bán đấu
giá tài sản thi hành án, Hà Nội
7 Bộ Tư pháp (2005), Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5 hướng dẫn Nghị định số
05/2005/NĐ-CP ngày 18/1/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội
8 Bộ Tư pháp (2006), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ bán đấu giá tài sản, Nxb Tư pháp, Hà Nội
9 Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết 4 năm thi hành Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày
18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội
10 Chính phủ (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19/12 ban hành Quy chế bán đấu giá tài
sản, Hà Nội
11 Chính phủ (2003), Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11 hướng dẫn thực hiện Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Hà Nội
12 Chính phủ (2004), Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9 quy định về kê biên, đấu giá
quyền sử dụng đất đảm bảo thi hành án, Hà Nội
13 Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai,
Hà Nội
14 Chính phủ (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01 quy định về bán đấu giá tài
sản, Hà Nội
15 Chính phủ (2005), Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, Hà Nội
Trang 416 Chính phủ (2006), Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg ngày 15/5 về việc tăng cường thực hiện
Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà
Nội
17 Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03 quy định về bán đấu giá tài
sản, Hà Nội
18 Phạm Văn Chung (2006), "Những vướng mắc cần tháo gỡ trong công tác bán đấu giá tài
sản", Dân chủ và pháp luật, (10)
19 Nguyễn Mạnh Cường (2008), "So sánh đấu giá hàng hóa trongLuật Thương mại với đấu
giá tài sản trong Luật Dân sự", Nhà nước và pháp luật, (7)
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị
về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội
21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22 Hồ Quang Huy (2007), "Bàn về một số quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm",
Dân chủ và pháp luật, 4(181)
23 Đặng Thị Bích Liễu (2009), Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Luận
án tiến sĩ Luật học
24 Nguyễn Văn Mạnh (2006), "Một số bất cập của pháp luật về bán đấu giá tài sản", Dân
chủ và pháp luật, (10)
25 Nguyễn Thị Nga (2004), "Lý luận và thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất" Luật học, (5)
26 Quốc hội (2003), Bộ luật Đất đai, Hà Nội
27 Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội
28 Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội
29 Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội
30 Quốc hội (2008), Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Hà Nội
31 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp (1989), Thông tư liên ngành số
06-89/TTLN ngày 7/12 hướng dẫn về việc thi hành án, Hà Nội
32 Đỗ Khắc Trung (2006), "Hoạt động bán đấu giá tài sản - thực tiễn và triển vọng", Dân
chủ và pháp luật, (10)
33 Đỗ Khắc Trung (2007), "Bán đấu giá tài sản thực trạng và hướng hoàn thiện", Dân chủ
và pháp luật, (11), tr.2-6
34 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
35 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội
36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Phí và lệ phí, Hà Nội
37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội
38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà Nội
39 Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội
40 Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp (2004), Các quy định pháp luật nước ngoài về bán đấu
giá tài sản, (Tài liệu tham khảo), Hà Nội
41 Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp (2004), Luật về bán đấu giá tài sản của Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, (Tài liệu tham khảo), Hà Nội
42 Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp (2006), Bán đấu giá tài sản (Tài liệu tập huấn nghiệp
vụ), Nxb Tư pháp, Hà Nội