1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

14 353 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chi phối thương mại toàn cầu đồng thời cũng là hai đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Vì vậy, quan hệ thương mại Mỹ Trung tác động rất mạnh đến thương mại nói riêng, đến kinh tế của Việt Nam nói chung. Bài viết này tập trung phân tích những tác động chủ yếu của quan hệ thương mại Mỹ Trung đến Việt Nam dựa trên nguồn số liệu của WTO (tính đến cuối năm 2017), TCTK và TCHQ Việt Nam tính đến cuối năm 2017, cập nhật 9 tháng 2018 và dự báo đến 2021. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG Quan hệ giữa hai đối tác khổng lồ trên thị trường quốc tế Theo số liệu của WTO năm 2017, Mỹ có qui mô GDP đứng đầu thế giới với gần 19,39 ngàn tỷ USD trong khi Trung Quốc đứng thứ 2 với hơn 12 ngàn tỷ đều cao hơn nhiều lần so với nền kinh tế ở vị trí thứ 3 là Nhật Bản chỉ có hơn 4,87 ngàn tỷ USD cũng như so với quốc gia nòng cốt của EU là Đức với GDP hơn 3,68 ngàn tỷ USD (EU có tổng GDP hơn 17,3 ngàn tỷ USD). Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc thấp xa so với các cường quốc kinh tế thương mại thế giới khi giai đoạn 20152017 chỉ đạt 8.309 USD, tương đương 17 của Mỹ, gần 29 của Nhật Bản, gần ¼ của EU và hơn 211 của Đức. Rõ ràng mặc dù Trung Quốc đã và đang khẳng định vị thế cường quốc kinh tế thế giới song xét về trình độ và mức độ phát triển thì vẫn còn khoảng cách rất xa so với nhóm các cường quốc còn lại như Mỹ, Nhật Bản và Đức. Hơn nữa, nếu so sánh về thương mại dịch vụ thì Trung Quốc chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu nhưng lại đứng thứ 2 về nhập khẩu còn Mỹ dẫn đầu thế giới cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu dịch vụ trong khi vị trí số 3 thuộc về Đức. Do lấy phát triển thương mại làm trụ cột cho tăng trưởng kinh tế nên Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc thương mại toàn cầu với vị trí nhà xuất khẩu hàng hoá số 1 và nhà nhập khẩu hàng hoá số 2 trong khi Mỹ lại chính là nhà xuất khẩu số 2 và nhà nhập khẩu số 1 còn Đức chiếm vị trí số 3 thế giới cả về xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Số liệu năm 2017 của WTO cho thấy Trung Quốc chiếm 12,77% kim ngạch xuất khẩu và 10,22% kim ngạch nhập khẩu toàn cầu trong khi các con số tương ứng của Mỹ là 8,72% và 13,37% và cả 2 quốc gia đều vượt xa so với tỷ trọng của các cường quốc thương mại còn lại như Đức (lần lượt là 8,17% và 6,47%) hay Nhật Bản (lần lượt là 3,94% và 3,73%).

Trang 1

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chi phối thương mại toàn cầu đồng thời cũng là hai đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam Vì vậy, quan hệ thương mại Mỹ - Trung tác động rất mạnh đến thương mại nói riêng, đến kinh tế của Việt Nam nói chung Bài viết này tập trung phân tích những tác động chủ yếu của quan hệ thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam dựa trên nguồn số liệu của WTO (tính đến cuối năm 2017), TCTK và TCHQ Việt Nam tính đến cuối năm 2017, cập nhật 9 tháng 2018 và dự báo đến 2021

ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

Quan hệ giữa hai đối tác khổng lồ trên thị trường quốc tế

Theo số liệu của WTO năm 2017, Mỹ có qui mô GDP đứng đầu thế giới với gần 19,39 ngàn tỷ USD trong khi Trung Quốc đứng thứ 2 với hơn 12 ngàn tỷ -đều cao hơn nhiều lần so với nền kinh tế ở vị trí thứ 3 là Nhật Bản chỉ có hơn 4,87 ngàn tỷ USD cũng như so với quốc gia nòng cốt của EU là Đức với GDP hơn 3,68 ngàn tỷ USD (EU có tổng GDP hơn 17,3 ngàn tỷ USD) Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc thấp xa so với các cường quốc kinh

tế thương mại thế giới khi giai đoạn 2015-2017 chỉ đạt 8.309 USD, tương đương 1/7 của Mỹ, gần 2/9 của Nhật Bản, gần ¼ của EU và hơn 2/11 của Đức

Rõ ràng mặc dù Trung Quốc đã và đang khẳng định vị thế cường quốc kinh tế thế giới song xét về trình độ và mức độ phát triển thì vẫn còn khoảng cách rất

xa so với nhóm các cường quốc còn lại như Mỹ, Nhật Bản và Đức Hơn nữa, nếu so sánh về thương mại dịch vụ thì Trung Quốc chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu nhưng lại đứng thứ 2 về nhập khẩu còn Mỹ dẫn đầu thế giới cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu dịch vụ trong khi vị trí số 3 thuộc về Đức

Do lấy phát triển thương mại làm trụ cột cho tăng trưởng kinh tế nên Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc thương mại toàn cầu với vị trí nhà xuất khẩu hàng hoá số 1 và nhà nhập khẩu hàng hoá số 2 trong khi Mỹ lại chính

là nhà xuất khẩu số 2 và nhà nhập khẩu số 1 còn Đức chiếm vị trí số 3 thế giới

cả về xuất khẩu cũng như nhập khẩu Số liệu năm 2017 của WTO cho thấy Trung Quốc chiếm 12,77% kim ngạch xuất khẩu và 10,22% kim ngạch nhập

Trang 2

khẩu toàn cầu trong khi các con số tương ứng của Mỹ là 8,72% và 13,37% và

cả 2 quốc gia đều vượt xa so với tỷ trọng của các cường quốc thương mại còn lại như Đức (lần lượt là 8,17% và 6,47%) hay Nhật Bản (lần lượt là 3,94% và 3,73%)

Nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại ở mức độ khác nhau

Tuy đều là cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế và thương mại song mức độ phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc và Mỹ vào thương mại lại hoàn toàn khác nhau nên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách thương mại của mỗi quốc gia với tính nhạy cảm cao hơn hẳn của Trung Quốc so với Mỹ Đến lượt mình, chính sách thương mại và mối quan hệ thương mại Trung - Mỹ có ảnh hưởng lớn và ngay lập tức đến thương mại toàn cầu Kể từ khi cải cách kinh tế năm

1978, Trung Quốc nhất quán quan điểm thúc đẩy xuất khẩu còn Mỹ vẫn duy trì chủ trương tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào nhu cầu trong nước Theo đó trong giai đoạn 2015-2017, thương mại của Mỹ chỉ chiếm 13,4%GDP trong khi

tỷ lệ này của Trung Quốc là 19,1%GDP còn của Nhật Bản là 17,1%GDP - đều cao hơn so với Mỹ nhưng vẫn thấp xa so với Đức (thương mại của Đức tương đương 42,7%GDP Suốt giai đoạn 2010-2017, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hoá của Mỹ chỉ đạt 3%/năm trong khi tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn này lên tới 5%/năm còn tăng trưởng nhập khẩu là 4% Cũng trong bối cảnh đó, Nhật Bản và Đức đều ở chiều ngược lại khi xuất khẩu của Nhật Bản giảm tới 1% và nhập khẩu không thay đổi còn xuất khẩu của Đức chỉ tăng 2% và nhập khẩu tăng 1% Trong điều kiện thương mại toàn cầu gặp khó khăn những năm 2015-2016 thì ngay lập tức xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm liên tiếp 3% (2015) và tới 8% (2016) trước khi tăng mạnh 8% năm 2017 cũng như xuất khẩu của Mỹ cũng sụt giảm tới 7% (2015) và 3% (2016) Tương

tự như xuất khẩu, Trung Quốc cũng giảm mạnh nhập khẩu tới 14% (2015) và 5% (2016) nhưng Mỹ lại chỉ giảm nhập khẩu 4% (2015) và 3% (2016) trước khi tăng tới 7% năm 2017 Bức tranh suy thoái thương mại thế giới 2015-2016 đối với Trung Quốc và Mỹ còn rõ nét hơn khi xuất khẩu của Nhật Bản năm

2016 tăng trở lại 3% sau khi sụt giảm tới 9% năm 2015 trước khi tiếp tục tăng 7% năm 2017 còn nhập khẩu của Nhật Bản giảm sâu tới 20% năm 2015 trước khi tiếp tục giảm 6% năm 2016 rồi lại tăng tới 11% năm 2017 hay xuất khẩu

Trang 3

của Đức cũng tăng nhẹ 1% năm 2016 sau khi giảm tới 11% năm 2015 rồi lại tăng 9% năm 2017 còn nhập khẩu của Đức năm 2016 chấm dứt suy giảm sau khi đã tụt mạnh tới 13% năm 2015 trước khi tăng vọt 11% năm 2017

Mất cân bằng thương mại theo chiều đối nghịch

Cả Mỹ và Trung Quốc đều có nền thương mại mất cân bằng lớn giữa xuất khẩu

và nhập khẩu với cán cân thương mại cả hàng hoá và dịch vụ ngược chiều nhau

rõ rệt Cán cân thương mại hàng hoá của Mỹ luôn ở trong tình trạng thâm hụt nặng nề và lên tới xấp xỉ 800 tỷ USD năm 2016 và hơn 860 tỷ USD năm 2017, ngược lại Trung Quốc thường xuyên thặng dư cán cân thương mại hàng hoá ở mức kỷ lục và lên tới gần 511 tỷ USD vào năm 2016 và hơn 420 tỷ USD năm

2017, trong đó phần quan trọng nhất trong thâm hụt thương mại hàng hoá của

Mỹ là với Trung Quốc còn phần thặng dư thương mại lớn nhất của Trung Quốc cũng chính là từ thương mại với Mỹ (khoảng 350 tỷ USD năm 2017) Nhật Bản

và Đức cũng đều xuất siêu song qui mô xuất siêu của Nhật Bản năm 2016 chỉ

có 38 tỷ USD và 26 tỷ USD năm 2017 còn của Đức là 285 tỷ USD năm 2016

và 281 tỷ USD năm 2017 (cả EU xuất siêu 43,5 tỷ USD năm 2016 và chỉ có 25

tỷ USD năm 2017)

Ngược lại, Mỹ có thặng dư cán cân thương mại dịch vụ tới 250 tỷ USD năm

2016 và 245 tỷ USD năm 2017 với tốc độ tăng xuất và nhập khẩu dịch vụ tới 5% trong giai đoạn 2010-2017 còn Trung Quốc lại thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ tới trên dưới 240 tỷ USD năm 2016-2017 do năm 2016 xuất khẩu dịch vụ giảm 4% và nhập khẩu dịch vụ lại tăng 4% so với năm trước và năm

2017 lại tăng tương ứng 9% và 3% Cũng năm 2016, tỷ trọng của Mỹ trong xuất khẩu dịch vụ thế giới là 15,24% còn của Trung Quốc chỉ là 4,31% với tỷ trọng trong nhập khẩu dịch vụ thế giới tương ứng là 10,27% và 9,58% Sang năm 2017, tỷ trọng của Mỹ trong xuất khẩu dịch vụ thế giới là 14,43% còn của Trung Quốc vẫn chỉ là 4,29% với tỷ trọng trong nhập khẩu dịch vụ thế giới tương ứng là 10,17% và 9,15% Mặc dù vậy, cán cân thương mại tổng thể của

Mỹ vẫn thâm hụt nặng nề dẫn đến tài khoản vãng lai thâm hụt tới 2,6%GDP năm 2016 và 2,4%GDP năm 2017 trong khi Trung Quốc lại thặng dư 1,8%GDP năm 2016 và 1,4% năm 2017 Tuy thặng dư tài khoản vãng lai năm 2016 của Nhật Bản là 3,9%GDP và của Đức tới 8,5%GDP (năm 2017 lần lượt là 4% và

Trang 4

8%) song do qui mô GDP nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc nên khối lượng xuất siêu quá lớn của Trung Quốc trở thành trọng tâm trong các chỉ trích và trừng phạt của Mỹ liên quan đến mất cân bằng thương mại Kết quả liên tục thặng dư cán cân thanh toán đã biến Trung Quốc trở thành quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới tới hàng ngàn tỷ USD và đóng vai chủ nợ lớn mua trái phiếu Chính phủ Mỹ trong khi Mỹ lại đóng vai trò con nợ lớn nhất thế giới với nợ Chính phủ lên tới trên 10 ngàn tỷ USD Theo đó, xung đột thương mại Trung - Mỹ đã và đang dẫn đến xung đột tài chính tiền tệ, biến tỷ giá hối đoái giữa NDT với USD cũng như đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ thành con tin Hơn nữa, mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đối lập với mô hình kinh tế tiêu dùng kể cả phải nhập khẩu của Mỹ càng khiến cho quan hệ thương mại Trung - Mỹ thêm gay gắt, nhất là khi chính quyền Mỹ quan tâm hơn đến bảo vệ sản xuất và việc làm trong nước với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” như dưới thời Tổng thống Donald Trump

Chính mối quan hệ thương mại mất cân bằng là cội nguồn của các tranh chấp thương mại trong và ngoài khuôn khổ WTO giữa Mỹ với các nước xuất siêu sang Mỹ, đặc biệt là với Trung Quốc và Đức, thậm chí leo thang thành chiến tranh thương mại, ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và kinh tế thế giới

Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu mất cân đối

Trong khi Mỹ theo đuổi mô hình nhập khẩu chủ yếu để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước thì Trung Quốc lại nhập khẩu chủ yếu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu với mục đích biến Trung Quốc thành “công xưởng của thế giới”

và hàng hoá Trung Quốc thực tế đã tràn ngập mọi ngóc ngách của thế giới, từ thị trường phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, đến thị trường chậm phát triển như châu Phi hay Nam Á Số liệu năm 2016 của WTO cho thấy, Mỹ duy trì sự cân đối trong cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu với tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 74,9%, sản phẩm nông nghiệp chiếm 11,1%, sản phẩm năng lượng và khoáng sản chiếm 8,7% còn tỷ trọng nhập khẩu tương ứng lần lượt là 79%, 7,1% và 9,2% Ngược lại, sự mất cân đối thể hiện rất rõ trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc khi xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi nhập khẩu chỉ chiếm 64,9% tổng kim ngạch nhập khẩu Các con

Trang 5

số tương ứng xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc là 3,6% và 9,8% còn xuất nhập khẩu năng lượng và khoáng sản là 2,4% và 20,5% Theo đó, xung đột thương mại Mỹ - Trung nóng bỏng nhất chính là thị trường xuất khẩu nông sản của Mỹ vào Trung Quốc và thị trường xuất khẩu sản phẩm chế biến chế tạo của Trung Quốc vào Mỹ, kể cả sản phẩm thép và nhôm đang trở thành đối tượng đánh thuế tới 25% (đối với thép) và 10% (đối với nhôm) trong chính sách thương mại của Mỹ giữa năm 2018

Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Mỹ là đậu tương (xuất khẩu tới 22,9 tỷ USD năm 2016 và 21,7 tỷ USD năm 2017), ngô (xuất khẩu hơn 10,3 tỷ USD năm 2016 và 9,6 tỷ USD năm 2017), lạc nhân và các loại hạt khác (năm

2016 xuất khẩu gần 7,4 tỷ USD và 7,9 tỷ USD năm 2017) còn nhập khẩu nhiều nhất là cồn dưới 80 độ (7,9 tỷ USD năm 2016 và xấp xỉ 8 tỷ USD năm 2017), rượu vang nho và cà phê (đều nhập khẩu gần 6 tỷ USD mỗi loại năm 2016 và hơn 6 tỷ USD năm 2017) và bia (năm 2016 nhập khẩu 5 tỷ USD và 5,3 tỷ USD năm 2017) Đối với hàng hoá phi nông nghiệp, năm 2016, Mỹ xuất khẩu nhiều nhất là dầu thô tới 64 tỷ USD (năm 2017 là 77,8 tỷ USD), ô tô trị giá 53,8 tỷ USD (năm 2017 g ần 53,6 tỷ USD), linh kiện xe có động cơ đạt hơn 42,8 tỷ USD (năm 2017 là 44,9 tỷ USD), sản phẩm điện tử đạt gần 35,5 tỷ USD (năm

2017 là 38,4 tỷ USD) và thiết bị xử lý thông tin tự động với xấp xỉ 26,6 tỷ USD (năm 2017 g ần 33,3 tỷ USD) còn nhập khẩu nhiều nhất là ô tô tới trên 173,3 tỷ USD (năm 2017 là g ần 180 t ỷ USD), dầu thô nhập khẩu 108 tỷ USD (năm 2017

là 139 t ỷ USD), thiết bị xử lý thông tin tự động hơn 86,7 tỷ USD (năm 2017 là 116,4 t ỷ USD), dược phẩm với 67,5 tỷ USD (năm 2017 nhập khẩu máy xử lý thông tin tự động là 97,2 tỷ USD) và linh kiện xe có động cơ đạt 66,6 tỷ USD (bằng năm 2017)

Cũng năm 2016 ở phía bên kia, hàng hoá phi nông nghiệp mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là hàng điện tử tới 229,2 tỷ USD, dầu thô (116,2 tỷ USD), sắt thép (57,1 tỷ USD), ô tô (xấp xỉ 44 tỷ USD) và xuất khẩu nhiều nhất là máy xử

lý dữ liệu tự động (138,4 tỷ USD), điện thoại vô tuyến (gần 126 tỷ USD), điện thoại có dây (85,5 tỷ USD), hàng điện tử (63,7 tỷ USD), đèn và thiết bị chiếu sáng (31,1 tỷ USD) Đối với nông sản năm 2016, Trung Quốc nhập nhiều nhất chính là đậu tương xấp xỉ 34 tỷ USD, men bia (3,5 tỷ USD), sản phẩm thịt (3,2

Trang 6

tỷ USD), dầu cọ và chế phẩm (gần 2,9 tỷ USD) còn xuất khẩu nhiều nhất là các loại rau củ quả với kim ngạch xuất khẩu 5 nhóm hàng đầu đạt gần 13 tỷ USD Theo số liệu của WTO năm 2017, hàng hoá phi nông nghiệp mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là hàng điện tử tới 228,3 tỷ USD, dầu thô (116,66 tỷ USD), v àng (64 tỷ USD), sắt thép (58 tỷ USD), ô tô (44 tỷ USD) và xuất khẩu nhiều nhất là máy xử lý dữ liệu tự động (138,3 tỷ USD), điện thoại vô tuyến (125,5 tỷ USD), điện thoại có dây (85,3 tỷ USD), hàng điện tử (62,5 tỷ USD), đèn và thiết bị chiếu sáng (xấp xỉ 30 tỷ USD) Đối với nông sản năm 2017, Trung Quốc nhập nhiều nhất chính là đậu tương xấp xỉ 34 tỷ USD, men bia (3,46 tỷ USD), sản phẩm thịt (3,19 tỷ USD), dầu cọ và chế phẩm (gần 2,9 tỷ USD) còn xuất khẩu nhiều nhất là các loại rau củ quả với kim ngạch xuất khẩu

5 nhóm hàng đầu đạt gần 13 tỷ USD

Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ thông tin và kỹ thuật số của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ cũng thường xuyên chịu sức ép và vấp phải nhiều rào cản, thậm chí cấm vận cục bộ từ phía Mỹ với lý do liên quan đến sở hữu trí tuệ hay

an ninh quốc gia

Cơ cấu thương mại dịch vụ cũng tương tự như hàng hoá với đặc trưng cân đối ở

Mỹ và mất cân đối ở Trung Quốc Trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Mỹ năm 2016, dịch vụ vận tải chiếm 11,6% (84,6 tỷ USD) và du lịch chiếm 28,2% (206,8 tỷ USD) còn dịch vụ liên quan đến hàng hoá chiếm 3,6% (gần 26,5 tỷ USD) trong khi tỷ trọng tương ứng trong kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 20,2% (97,2 tỷ USD) và 25,2% (121,5 tỷ USD) và 1,8% (8,7 tỷ USD) Cùng thời gian đó, Trung Quốc xuất khẩu du lịch đạt gần 44,5 tỷ USD (21,4% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ), vận tải đạt gần 33,9 tỷ USD (16,3%) và dịch vụ liên quan đến hàng hoá hơn 23,7 tỷ USD (11,5%) đồng thời nhập khẩu nhiều nhất là

du lịch tới gần 261,5 tỷ USD (58,1% kim ngạch nhập khẩu dịch vụ), vận tải gần 80,7 tỷ USD (17,9%) còn nhập khẩu dịch vụ liên quan đến hàng hoá chỉ chiếm vỏn vẹn có 0,5% kim ngạch nhập khẩu dịch vụ với hơn 2,1 tỷ USD

Rõ ràng quan hệ thương mại Trung - Mỹ cơ bản bị chi phối bởi quan hệ đối tác khi những sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu không những không có tính cạnh tranh trực tiếp mà còn bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ Quan

hệ đối thủ trong thương mại có thể dẫn đến xung đột hay cả chiến tranh thương

Trang 7

mại tập trung vào một số sản phẩm xuất nhập khẩu thứ yếu có kim ngạch không lớn hoặc xuất phát từ lo ngại khả năng tiếp cận quá nhanh của Trung Quốc với công nghệ cao mà Mỹ đang nắm giữ Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về quyền sở hữu trí tuệ khi năm 2016 Mỹ có tới 605.571 đăng ký phát minh sáng chế (trong đó của người thường trú là 295.327 đăng ký), 393.210 đăng ký nhãn mác (người thường trú đăng ký 300.550) và 42.762 đăng ký kiểu dáng công nghiệp (người thường trú đăng ký 24.325) song Trung Quốc năm 2016 có tới 1.338.503 đăng

ký phát minh sáng chế (trong đó của người thường trú là 1.204.981 đăng ký), năm 2014 có 2.104.407 đăng ký nhãn mác (người thường trú đăng ký 1.997.034) và năm 2016 có 650.344 đăng ký kiểu dáng công nghiệp (người thường trú đăng ký 631.949) Vì vậy, xung đột trong quan hệ thương mại Trung

- Mỹ hiện không chỉ dừng ở tính chất đe doạ, răn đe và phòng ngừa nguy cơ trong tương lai mà còn có khả năng leo thang thành chiến tranh thương mại trên qui mô rộng lớn và lan sang chiến tranh công nghệ, tiền tệ và quân sự

Đa dạng hoá thị trường làm giảm sự phụ thuộc lẫn nhau

Trung Quốc không phải là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Mỹ mà là

EU 28 của 28 thành viên với tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Mỹ năm

2016 tới 18,7% (18,3% năm 2017), đứng thứ hai là Canada chiếm tỷ trọng 18,3% và vị trí thứ ba thuộc về Mexico với 15,9% (15,7% năm 2017) còn Trung Quốc đứng thứ 4 với 8% (8,4% năm 2017) và Nhật đứng thứ 5 với 4,4% Tuy nhiên, Mỹ lại nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với tỷ trọng đạt 21,4% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2016 (21,8% năm 2017), tiếp theo là EU (chiếm 18,9% và 18,5% năm 2017), Mexico (13,2%), Canada (12,6%) và Nhật Bản (5,8% năm 2017) Đối với Trung Quốc, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất chiếm 18,3% kim ngạch xuất khẩu năm 2016 (18,4% năm 2017), thứ hai là EU chiếm 16,1%, vị trí thứ ba thuộc về Hongkong với 13,8% còn Nhật Bản và Hàn Quốc đứng thứ 4 và thứ năm với tỷ trọng lần lượt là 6,1% và 4,5% song Mỹ lại chỉ chiếm vị trí số 5 trong số các thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc với 8,5% kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc năm 2016 Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là từ EU (13,1% kim ngạch nhập khẩu), Hàn Quốc (10%), Nhật Bản (9,2%) và Đài Loan (8,8%) Để so sánh có thể lấy trường hợp Nhật Bản năm 2015 khi Mỹ là đối tác xuất khẩu quan trọng nhất của Nhật Bản

Trang 8

(chiếm 23,6% kim ngạch xuất khẩu) đồng thời Nhật Bản cũng nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ (tới 30,2% kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản) hay trường hợp của Đức khi ngoại trừ EU 28 chiếm tới 50,5% kim ngạch xuất khẩu và 56,9% kim ngạch nhập khẩu năm 2016 thì Mỹ đứng ngay vị trí số hai với tỷ trọng tương ứng lần lượt là 15,6% và 14,6% - vượt xa vị trí số ba của Thuỵ Sỹ với tỷ trọng tương ứng là 8,7% và 4,5%

TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

Theo TCTK, năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016 (năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2015), trong đó, xuất khẩu Điện thoại và linh kiện đạt 45,1 tỷ USD, tăng 31,4% (năm 2016 đạt 34,5 tỷ USD, tăng 14,4%); dệt may đạt 25,9 tỷ USD, tăng 8,8% (năm 2016 đạt 23,6 tỷ USD, tăng 3,3%); điện tử, máy tính và linh kiện đạt 25,9 tỷ USD, tăng 36,5% (năm 2016 đạt 18,5 tỷ USD, tăng 18,4%); giày dép 14,6 tỷ USD, tăng 12,6% (năm 2016 đạt 12,9 tỷ USD, tăng 7,6%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,8 tỷ USD, tăng 26,4% (năm 2016 đạt 10,5 tỷ USD, tăng 28,4%); thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, tăng 18,5% (năm 20016 đạt 7 tỷ USD, tăng 6,8%); gỗ và sản phẩm

gỗ đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,2%; Cà phê đạt 3,2 tỷ USD, giảm 3,7%; hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, giảm 21,7%; hàng thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, tăng 18,5%

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 41,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2016 (năm 2016 dẫn đầu với 38,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2015) Tiếp đến là EU đạt 38,3 tỷ USD, tăng 12,8% (năm 2016 đạt 34 tỷ USD, tăng 10%); Trung Quốc đạt 35,3 tỷ USD, tăng 60,6% (năm 2016 đạt 21,8 tỷ USD, tăng 26,3%); thị trường ASEAN đạt 21,7 tỷ USD, tăng 24,5% (năm 2016 đạt 17,4 tỷ USD, giảm 4,8%); Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD, tăng 14,2% (năm 2016 đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,4%); Hàn Quốc đạt 15 tỷ USD, tăng 31,1% (năm 2016 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29%)

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2016, trong đó, kim ngạch nhập khẩu Điện tử, máy tính

và linh kiện đạt 37,5 tỷ USD, tăng 34,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 33,6 tỷ USD, tăng 17,9%; điện thoại và linh kiện đạt 16,2 tỷ USD, tăng

Trang 9

53,2%; vải đạt 11,4 tỷ USD, tăng 9,2%; sắt thép đạt 9,1 tỷ USD, tăng 13%; chất dẻo đạt 7,4 tỷ USD, tăng 17,5%; xăng dầu đạt 7 tỷ USD, tăng 37,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 5,5 tỷ USD, tăng 8%; kim loại thường đạt 5,4 tỷ USD, tăng 13,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,4 tỷ USD, tăng 22,7%; sản phẩm hóa chất đạt 4,6 tỷ USD, tăng 19,6%; hóa chất đạt 4,1 tỷ USD, tăng 27,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 16,5%; Ô tô đạt 5,3

tỷ USD, giảm 10,5% (ô tô nguyên chiếc đạt 2,2 tỷ USD, giảm 9,6%); thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3,2 tỷ USD, giảm 6,3%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 830 triệu USD, giảm 40,3%

Năm 2017, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 58,5 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2016 (năm 2016 đạt 49,8

tỷ USD, tăng 0,5% so với năm 2015); tiếp đến là Hàn Quốc đạt 46,8 tỷ USD, tăng 45,5% (năm 2016 đạt 31,7 tỷ USD, tăng 14,6%); ASEAN đạt 28 tỷ USD, tăng 16,4% (năm 2016 đạt 23,7 tỷ USD, giảm 0,3%); Nhật Bản đạt 16,5 tỷ USD, tăng 9,7% (năm 2016 đạt gần 15 tỷ USD, tăng 4,3%); EU đạt 12 tỷ USD, tăng 7,7% (năm 2016 đạt 11,1 tỷ USD, tăng 6,7%); M ỹ đạt 9,1 tỷ USD, tăng 4,9% (năm 2016 đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11,6%)

Năm 2017 Việt Nam xuất siêu 2,7 tỷ USD (năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD), trong đó Hàn Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất với 31,8 tỷ USD, tăng 53,4% so với năm 2016 (năm 2016 là 20,2 tỷ USD, tăng 8%); Trung Quốc

ở vị trí thứ hai với mức nhập siêu 23,2 tỷ USD, giảm 17,4% (Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD trong năm 2016); nhập siêu từ ASEAN là 6,3 tỷ USD, giảm 6% (năm 2016 là hơn 6,3 tỷ USD, tăng 12,5%) Hai thị trường vẫn giữ được mức xuất siêu là Mỹ với 32,4 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2016 (năm 2016 l à 29,4 tỷ USD, tăng 14,8% so với năm 2015); EU là 26,3 tỷ USD, tăng 15% (năm 2016 là 22,9 tỷ USD, tăng 12,3%) Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2017 đạt 13,1 tỷ USD, tăng 7% so với năm

2016 (năm 2016 đạt 12,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2015), trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu

và tăng 7,4% (năm 2016 đạt 8,3 tỷ USD, chiếm 67,3% và tăng 12,2%); dịch vụ vận tải 2,6 tỷ USD, chiếm 19,7% và tăng 5,7% (năm 2016 đạt 2,4 tỷ USD,

Trang 10

chiếm 20% và tăng 0,7%) Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2017 đạt 17 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm trước (năm 2016 đạt 16,7 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước), trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải đạt 8,2 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và giảm 2,8% (năm 2016 đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 50,6% và tăng 3,8%); dịch vụ du lịch đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 29,8% và tăng 12,7% (năm 2016 đạt 4,5 tỷ USD, chiếm 25,4% và tăng 27,9%) Nhập siêu dịch vụ năm 2017 là 3,9 tỷ USD, bằng 29,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ (năm 2016 là 5,4 tỷ USD, bằng 44,1% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ)

Theo TCHQ, trong số 41,6 tỷ USD hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2017 thì lớn nhất là dệt may với 12,28 tỷ USD, thứ hai là giày dép đạt 5,11

tỷ USD, thứ ba là điện thoại và linh kiện 3,7 tỷ USD, thứ tư là máy tính, điện tử

và linh kiện với 3,44 tỷ USD, thứ năm là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,27 tỷ USD, máy móc thiết bị đạt 2,43 tỷ USD đứng thứ 6, túi xách, va li, mũ và ô dù ở vị trí

số 7 được 1,34 tỷ USD, hàng thuỷ sản chỉ đứng thứ 8 với 1,41 tỷ, hạt điều đứng thứ 9 đạt 1,22 tỷ USD và phương tiện vận tải ở vị trí số 10 với 1,18 tỷ USD Tất

cả các mặt hàng còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ dưới 1 tỷ USD trong năm 2017, trong đó xuất khẩu sắt thép chỉ có 523,5 ngàn tấn trị giá hơn 425,4 triệu USD (năm 2016 xuất khẩu 931.116 tấn sắt thép trị giá 568.53 triệu USD) và sản phẩm từ sắt thép được 368,5 triệu USD (năm 2016 xuất khẩu 339,6 triệu USD) còn sản phẩm kim loại khác được 258 triệu USD (năm 2016 xuất khẩu 191,46 triệu USD) Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ vỏn vẹn 9,2 tỷ USD và nhiều nhất là máy tính, điện tử và linh kiện (2,78 tỷ USD), bông (1,18 tỷ USD) và máy móc thiết bị (997 triệu USD) còn sản phẩm quan trọng như đậu tương thì Việt Nam cũng chỉ nhập khẩu có 330,8 triệu USD từ Mỹ Năm 2017, theo TCHQ, Việt Nam xuất khẩu được hàng hoá trị giá 35,46 tỷ USD sang Trung Quốc, trong đó lớn nhất là xuất khẩu điện thoại và linh kiện (7,15 tỷ USD), máy tính, điện tử và linh kiện (6,86 tỷ USD), rau quả (2,65 tỷ USD), máy ảnh và quay phim (2,09 tỷ USD), xơ và sợi dệt (2,04 tỷ USD), máy móc thiết bị (1,57 tỷ USD), cao su (1,45 tỷ USD), giày dép (1,14 tỷ USD), dệt may (1,1 tỷ USD), thuỷ sản (1,09 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gố (1,07 tỷ USD), dầu thô (1,05 tỷ USD), gạo (1,03 tỷ USD) Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu tới 58,23 tỷ USD từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là máy móc thiết

Ngày đăng: 16/09/2019, 07:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w