1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những tác động tích cực và tiêu cực từ xung đột thương mại Mỹ Trung đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam.

8 308 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 153,3 KB

Nội dung

Ngày 672018, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại khi áp các mức thuế mới lên hàng chục tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ mỗi bên. Danh sách các sản phẩm mới nhất của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế bao gồm 1.102 sản phẩm với giá trị nhập khẩu 50 tỷ USD. Về phía Trung Quốc, bắt đầu áp đặt mức thuế 25% cho 545 loại sản phẩm của Mỹ trị giá 34 tỷ USD, đe doạ áp thuế cao hơn đối với 16 tỷ USD xuất khẩu của Mỹ, nhắm vào các hàng hoá năng lượng như than đá và dầu thô… Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiến thêm một bước nguy hiểm nữa khi hai siêu cường quốc tung đòn thuế lớn chưa từng có vào nhau trong ngày 2492018. Khoản thuế mới mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu của nhau với Mỹ là 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, dự kiến từ ngày 112019, mức thuế 10% này sẽ tăng lên thành 25%. Còn với Trung Quốc sẽ áp thuế từ 5%10% đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ tùy vào từng sản phẩm, và cũng có hiệu lực cùng ngày. Với quyết định mới, hơn 5.000 mặt hàng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có thịt, đồ uống có cồn, quần áo, máy móc, đồ đạc và các bộ phận tự động. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xảy ra và diễn biến khó lường chắc chắn sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn cho Mỹ, Trung Quốc và toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng về cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực.

Trang 1

Những tác động tích cực và tiêu cực từ xung đột thương mại Mỹ Trung đối

với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam.

Ngày 6/7/2018, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại khi áp các mức thuế mới lên hàng chục tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ mỗi bên Danh sách các sản phẩm mới nhất của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế bao gồm 1.102 sản phẩm với giá trị nhập khẩu 50 tỷ USD Về phía Trung Quốc, bắt đầu áp đặt mức thuế 25% cho 545 loại sản phẩm của Mỹ trị giá 34 tỷ USD, đe doạ áp thuế cao hơn đối với 16 tỷ USD xuất khẩu của Mỹ, nhắm vào các hàng hoá năng lượng như than đá và dầu thô…

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiến thêm một bước nguy hiểm nữa khi hai siêu cường quốc tung đòn thuế lớn chưa từng có vào nhau trong ngày 24/9/2018 Khoản thuế mới mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu của nhau với Mỹ là 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, dự kiến từ ngày 1/1/2019, mức thuế 10% này sẽ tăng lên thành 25% Còn với Trung Quốc sẽ áp thuế từ 5%-10% đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu

từ Mỹ tùy vào từng sản phẩm, và cũng có hiệu lực cùng ngày Với quyết định mới, hơn 5.000 mặt hàng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có thịt, đồ uống có cồn, quần áo, máy móc, đồ đạc và các bộ phận tự động

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xảy ra và diễn biến khó lường chắc chắn sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn cho Mỹ, Trung Quốc và toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Sự ảnh hưởng về cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực

1 Tác động đối với nền kinh tế toàn cầu

Mặt tích cực:

- Mặc dù chiến tranh thương mại là bất lợi cho nền kinh tế thế giới nhưng chiến tranh thương mại lại tạo ra tiềm năng cho các đối tác thương mại khác mở rộng xuất khẩu của riêng mình, một số quốc gia thực sự có thể hưởng lợi từ thuế quan Chẳng hạn, Trung Quốc cần một số hàng hóa thay vì hàng hóa Mỹ, nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của các nước như Brazil, các nước Mỹ Latinh, Vương quốc Anh và Úc…Trong đó, Brazil dự kiến sẽ là nước hưởng lợi đáng kể

Trang 2

khi Trung Quốc tăng thuế đối với đậu tương Mỹ, vì Trung Quốc sẽ chuyển sang nhập khẩu đậu tương Brazil

Mặt tiêu cực:

- Mỹ và Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới Những diễn biến tiêu cực ở Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động đến phần còn lại của thế giới Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khơi mào cho một cuộc chiến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia, trong đó trước mắt là các nước láng giềng châu Á, tiếp đến là những nền kinh tế mới nổi Kinh tế của các quốc gia này

sẽ lâm vào tình trạng bấp bênh, đồng tiền bị suy yếu

- Mỹ áp thuế với các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc, trong đó có nhiều sản phẩm, kết cấu, phần mềm kỹ thuật cao từ chính sách đồng minh của Mỹ như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Như vậy, các đồng minh này sẽ bị “vạ lây” khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang Mỹ

- Khi thuế nhập khẩu được áp đặt, thì chi phí thương mại xuyên biên giới gia tăng, sẽ làm giảm lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu trên toàn cầu Dòng chảy thương mại giảm sút sẽ khiến năng suất sẽ bị ảnh hưởng và phúc lợi toàn cầu

sẽ bị tổn thương

- Về mặt kinh tế vĩ mô, việc thay đổi thuế nhập khẩu có thể dẫn tới sự thay đổi của nhiều “biến số” khác như tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách tiền tệ và thất nghiệp đều có thể trở nên phức tạp hơn nhiều Ví dụ như hành động đánh thuế nhập khẩu thép của Mỹ có thể không dẫn tới sự gia tăng về sản lượng thép toàn cầu, song ảnh hưởng của nó đối với tổng cầu khá phức tạp Khi Mỹ áp đặt thuế này thì trước tiên thu nhập ròng của Trung Quốc sẽ giảm Tại Mỹ, các nhà sản xuất thép có thể được lợi, song người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể bị thiệt hại, trong khi Chính phủ Mỹ thu lợi từ nguồn thu thuế tăng Trong một thế giới tỷ giá hối đoái linh hoạt, thì kế hoạch áp thuế nhập khẩu mà Chính phủ Mỹ vừa công bố

có chiều hướng giúp cải thiện cán cân thương mại, song cũng đẩy tỷ giá thực của đồng USD tăng lên Điều đó có thể dẫn tới sự giảm sút về sản lượng kinh tế và việc làm tại Mỹ Những tác động này có thể lớn hơn nữa, nếu nó gây ảnh hưởng tạm thời lên chuỗi cung ứng toàn cầu, làm chậm đà tăng trưởng kinh tế, khiến lòng tin

Trang 3

sa sút do những bất ổn liên quan đến chính sách thương mại Đó là chưa kể tới những hành động trả đũa thương mại

2 Tác động đối với chính nền kinh tế hai nước: Mỹ và Trung Quốc 2.1 Đối với nước Mỹ

Mặt tích cực:

- Mỹ là nước chủ động sử dụng các biện pháp để áp thuế, vì vậy chắc chắn

Mỹ đã phải có các kịch bản để ứng phó với những đáp trả từ phía Trung Quốc, các sản phẩm mà Mỹ bị đánh thuế sẽ không trực tiếp tác động tới nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu và do đó, đời sống người dân không bị ảnh hưởng nhiều

- Mỹ sẽ ít bị ảnh hưởng khi khơi mào xung đột vì Mỹ nhập khẩu hơn 500 tỉ USD từ Trung Quốc nên có thể chọn nhiều sản phẩm để áp thuế với giá trị cao, trong khi Trung Quốc chỉ có thể chọn trong hơn 100 tỉ USD xuất khẩu của Mỹ vào

để trả đũa

Mặt tiêu cực:

- Cái giá phải trả đặt lên vai những người nông dân và doanh nghiệp của Mỹ xuất khẩu các nhóm hàng bị Trung Quốc trả đũa như thịt lợn, hoa quả, ngô, đỗ tương, xe hơi, xe máy, thủy sản Trong số này, nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, nay bị đánh thuế lên tới 25% khiến sức ép cạnh tranh với các đối thủ EU, Canada, các nước Nam Mỹ, càng gay gắt

+ Nông dân Mỹ là những người chịu thiệt hại nhất Theo nghiên cứu, nếu quy mô xung đột ở mức 100 tỉ USD giá trị sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, lợi tức của nông dân Mỹ sẽ giảm 15%, và việc làm trong lãnh vực này sẽ giảm 181.000 Nếu thuế quan có hiệu lực, 10 tiểu bang bị mất việc nhiều nhất là California, Texas, Florida, Washington, New York, Georgia, Missouri, Pennsylvania, North Carolina và Ohio

+ Các doanh nghiệp Mỹ cũng phải gánh chịu thiệt hại bởi chính sách theo hướng trấn áp chính của Mỹ từ doanh nghiệp sản xuất đinh phải nhập thép giá cao đến doanh nghiệp nước hoa quả ép mất thị trường tiêu thụ Qua nghiên cứu, cho thấy khi nước này đánh thuế với 50 tỉ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ bị giảm gần 3 tỉ đô la và làm mất 134.000 việc làm trong những ngành xuất khẩu sang Trung Quốc bị trả đũa và những ngành sử dụng đầu

Trang 4

vào từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế gặp khó khăn vì chi phí tăng Nếu quy mô đánh thuế lên tới 100 tỉ USD, nền kinh tế Mỹ có thể mất 455.000 việc làm và giảm 49 tỉ USD tăng trưởng kinh tế

- Ngành sản xuất thép của Mỹ được thúc đẩy hơn khi nhu cầu tăng lên từ đó tăng lợi nhuận Nhưng các công ty Mỹ cần vật liệu thô Đối với các nhà sản xuất ôtô và máy bay thì chi phí của họ lại tăng lên Điều đó có nghĩa là họ có thể phải tăng giá sản phẩm gây bất lợi cho người tiêu dùng

- Trung Quốc không chỉ trả đũa với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ mà còn có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư, kinh doanh tại nước này gặp khó khăn Khi đó, con số thống kê thiệt hại về kinh tế của nước Mỹ sẽ rất khó lường

2.2 Tác động đối với Trung Quốc

Mặt tích cực:

- Trung Quốc là nước bị động trong cuộc chiến thương mại này và mức độ phụ thuộc vào xuất khẩu lớn hơn, nên nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn so với Mỹ trong cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nước Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi thế về giá cả, đa dạng, phong phú và mẫu

mã đẹp của các mặt hàng nên cơ hội để đẩy mạnh tiêu dùng nội địa và thúc đẩy thâm nhập vào thị trường các nước khác

- Trung Quốc đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ cao, như trong chế tạo siêu máy tính Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, công nghệ có ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, điều khiển vệ tinh, viễn thám Đến nay, 3 trong 5 siêu máy tính mạnh nhất thế giới do Trung Quốc sản xuất, các nhà sản xuất Mỹ chỉ chiếm vị trí số 1 và vị trí thứ 3 Nếu như trước kia, các siêu máy tính của Trung Quốc chủ yếu được sản xuất bằng nguồn đầu tư của nhà nước thì nay số sản phẩm do doanh nghiệp tư nhân đầu tư đã vượt trội, hứa hẹn khả năng tăng mạnh thời gian tới Đây cũng sẽ là một lợi thế của Trung Quốc trong cuộc chiến này

Mặt tiêu cực:

- Chiến tranh thương mại đang buộc Trung Quốc phải ra tay kích cầu tăng trưởng Kinh tế Trung Quốc có thể sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng Từ trước đến này Trung Quốc luôn đạt mục tiêu tăng trưởng, nên việc không đạt mục tiêu có

Trang 5

thể đặt ra những câu hỏi về sức khỏe của nền tảng kinh tế Một số nhà phân tích dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ thiệt hại 0,5-0,6 điểm phần trăm trong năm 2019 nếu thuế bổ sung mà Mỹ áp lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc được nâng lên 25% từ ngày 1/1 như đã cảnh báo

- Nếu hai nước tăng thuế lên toàn bộ hàng hóa của nhau, thì ảnh hưởng đến Trung Quốc sẽ lớn gấp 4 lần so với ảnh hưởng đến Mỹ, vì giá trị xuất khẩu của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với Mỹ Việc xuất khẩu sang Trung Quốc giúp GDP của Mỹ tăng thêm 0,7% Ngược lại, xuất khẩu sang Mỹ giúp GDP của Trung Quốc gia tăng 3% Nếu xung đột thương mại với Mỹ leo thang, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn hơn

3 Tác động đối với kinh tế Việt Nam

Mặt tích cực:

- Trước căng thẳng của cuộc chiến thương mại, Trung Quốc hay Mỹ đều có thể lựa chọn chuyển hướng đầu tư, sau đó xuất khẩu hàng hóa từ các nước trung gian như Việt Nam sang nước kia để không phải chịu mức áp thuế cao Như vậy, nâng thuế cao sẽ tạo ra lỗ hổng trong thị trường của cả Mỹ và Trung Quốc Đó có thể là cơ hội cho các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam Trong điều kiện doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ để xuất khẩu thì đó là lợi thế giảm giá thành xuất khẩu để cạnh tranh

- Về xuất khẩu, một trong những “điểm sáng” cho Việt Nam là nhà nhập khẩu Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm kiếm nguồn cung hàng hóa từ những nước không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế nhập khẩu vào 2 nước này Nếu Việt Nam đáp ứng

và đẩy mạnh được những mặt hàng là đối tượng chịu mức thuế trừng phạt ở Mỹ và Trung Quốc thì đây là một lợi ích không nhỏ Tuy vậy, nếu tốc độ tăng trưởng chung toàn cầu bị giảm đi sẽ kéo theo nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm

- Với sự tác động nguy hiểm từ chiến tranh thương mại, rất nhiều công ty nước ngoài có cổ phần ở Trung Quốc bắt đầu di chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Mặt tiêu cực:

Trang 6

Khi Trung Quốc và Mỹ bị hạn chế nhập khẩu hàng hoá lẫn nhau, điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, Chính Phủ hai nước sẽ tìm các biện pháp tháo gỡ: Tìm cách xuất khẩu, tiêu thụ hàng hoá vào các thị trường mới; áp dụng các chính sách để khuyến khích tiêu dùng nội địa;…Khi đó kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn:

- Giảm thị phần xuất khẩu ở một số thị trường

Khi có hàng hóa Trung Quốc, Mỹ thì hàng hóa Việt Nam thực sự sẽ khó cạnh tranh về chất lượng khi muốn xâm nhập vào thị trường các nước trên thế giới, nguy cơ mất thị phần, nguy cơ bị đào thải là rất lớn Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi kịp sẽ không thể giữ được các đối tác xuất khẩu, hoặc giảm các hợp đồng xuất khẩu, nguy cơ doanh nghiệp bị thu hẹp quy

mô, dẫn đến phá sản, tình trạng thất nghiệp sẽ tăng cao

- Trở thành một nước nhập siêu từ Trung Quốc, tạo khó khăn và áp lực lớn cho các doanh nghiệp nội địa

Khi Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu các mặt hàng mà Chính phủ Mỹ cấm, sang xuất khẩu vào thị trường các nước khác, trong đó có Việt Nam, khiến cho việc cạnh tranh của hàng nội địa là vô cùng khó khăn Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ có các chính sách để tiếp tục đưa hàng hóa vào Việt Nam với rất nhiều tiêu chí được đảm bảo: Chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, người tiêu dùng sẽ tính toán, và có thể lựa chọn sử dụng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thay vì thói quen sử dụng hàng Việt, như thế sẽ khiến cho các doanh nghiệp Việt có thể thất bại ngay tại sân nhà

Một số sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc đang được Việt Nam nhập về gia công, chế tác rồi xuất sang Mỹ, nếu Việt Nam tăng quy mô lớn, nhập về nhiều hơn có thể Mỹ sẽ áp dụng biện pháp điều tra, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang xuất khẩu các mặt hàng đó, Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế thậm chí, cấm không xuất khẩu sang thị trường Mỹ nữa

- Giảm thị phần xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, thị trường Mỹ

Đây là khó khăn không chỉ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam mà là của tất cả các Quốc gia khác trên thế giới, khi các doanh nghiệp Trung Quốc, doanh

Trang 7

nghiệp Mỹ thực hiện giải pháp tăng tiêu dùng hàng nội địa, đặc biệt thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, với thị trường Mỹ, Việt Nam cũng có lợi thế xuất khẩu một số mặt hàng vì thế sự ảnh hưởng lại càng sâu sắc hơn Việc cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hàng hoá của Việt Nam muốn khẩu khẩu được vào hai Quốc gia này

- Các doanh nghiệp của hai nước sẽ tìm địa điểm đầu tư thuận lợi hơn, trong

đó có Việt Nam Nếu tận dụng được cơ hội này để thu hút đầu tư, công nghệ để phát triển năng lực sản xuất với giá trị gia tăng cao trong dài hạn, sẽ hỗ trợ hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam Song, nếu không tự nâng cao được năng lực thể chế, chỉ thu hút được đầu tư ở mức lắp ráp, gia công giá trị thấp, thậm chí để xảy ra tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa để trốn thuế, không chỉ các doanh nghiệp vi phạm mà toàn ngành sản xuất sẽ gánh hậu quả từ các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng khắt khe Nền kinh tế quốc dân sẽ

bỏ lỡ cơ hội bứt phá, rơi vào nguy cơ tụt hậu

4 Những giải pháp đặt ra để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển

ổn định, bền vững

Chiến tranh thương mại xảy ra giữa hai nước có nền kinh tế lớn nhất Thế giới gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu, trong đó mặt thuận lợi thì ít và chủ yếu và căng thẳng và bất lợi Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển,

là nước láng giềng với Trung Quốc nên sẽ có sự ảnh hưởng đáng kể hơn Vì vậy để đảm bảo kinh tế đất nước phát triển bền vững, Việt Nam sẽ phải đưa ra hệ thống giải pháp và quyết tâm thực hiện để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực, cố gắng phát huy những thuận lợi Một số giải pháp đề xuất:

Thứ nhất, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đặc biệt đối với Bộ Công

thương, Bộ Tài chính, Cơ quan Thuế, Hải quan, Doanh nghiệp, Người tiêu dùng… nhằm xây dựng hàng rào kỹ thuật, kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc

Chủ động các biện pháp đối phó với nguy cơ biến động tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ và USD tác động tới thương mại Việt Nam

Nghiên cứu kỹ các hàng hoá của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam để

đề phòng trường hợp do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế, nước này

Trang 8

sẽ chuyển hàng sang Việt Nam, từ đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ với nhãn mác

là hàng từ Việt Nam

Thứ hai, tăng cường chất lượng hàng Việt, đa dạng về hình thức, mẫu mã,

giá cả phù hợp để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Chúng ta cần định hướng nâng cao chiến lược xuất nhập khẩu theo hướng bền vững, trong đó tăng trưởng xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu Cần cập nhật danh mục hàng hoá bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái tỉ giá của đồng USD và Nhân dân tệ để doanh nghiệp có phản ứng kịp thời và có thể tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thêm sang Mỹ những mặt hàng trước đây Việt Nam không cạnh tranh được với Trung Quốc Tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để kêu gọi đầu

tư vào Việt Nam cũng là việc cần làm

Doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tiềm lực tài chính, kỹ thuật để có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao Đặc biệt, cần tập trung vào những mặt hàng đang có lợi thế, những mặt hàng không nằm trong danh sách cấm vận của cả hai bên

Ngày đăng: 16/09/2019, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w