1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn sư phạm Yếu tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn

51 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== VÀNG THỊ LAN YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TẬP CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI CỦA LỖ TẤN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

VÀNG THỊ LAN

YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG

TẬP CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI

CỦA LỖ TẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

VÀNG THỊ LAN

YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG

TẬP CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI

CỦA LỖ TẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

ThS BÙI THÙY LINH

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Bùi Thùy Linh -

người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, em trong quá trình học tập, nghiên cứu

và cho em những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2, tổ bộ môn Văn học nước ngoài, thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài

Do thời gian nghiên cứu đề tài và kinh nghiệm của bản thân còn có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến, góp ý của các thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Vàng Thị Lan

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: Yếu tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại của

Lỗ Tấn là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện, dưới sự

hướng dẫn của ThS Giảng viên Bùi Thùy Linh, kết quả nghiên cứu không

trùng lặp với kết quả của các nhà nghiên cứu khác

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Vàng Thị Lan

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Bố cục khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: 6

BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TẬP 6

CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI CỦA LỖ TẤN 6

1.1 Yếu tố kì ảo trong văn học 6

1.1.1 Khái niệm yếu tố kì ảo 6

1.1.2.Yếu tố kì ảo trong văn học Trung Quốc 9

1.2 Yếu tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại 11

1.2.1 Cốt truyện kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại 14

1.2.2 Nhân vật kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại 19

1.2.3 Không gian kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại 23

1.2.4.Thời gian kì ảo trong tập Chuyện cĩ viết lại 25

1.3 Tiểu kết 27

CHƯƠNG 2: 28

PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG YẾU TỐ KÌ ẢO 28

TRONG TẬP CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI 28

Trang 6

2.1 Vay mượn cốt truyện thần thoại, cố tích 28

2.2 Sử dụng những chi tiết hoang đường, kì ảo 31

2.3 Huyền thoại hóa nhân vật 35

2.3.1 Đời thường hóa và tầm thường hóa nhân vật huyền thoại 35

2.3.2 Huyền thoại hóa nhân vật đời thường 38

2.4 Tiểu kết 41

KẾT LUẬN 42

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trung Quốc là một cường quốc lớn – cái nôi của văn minh nhân loại Nhắc đến Trung Quốc người ta nhớ đến một đất nước có bề dày lịch sử hàng nghìn năm Ngoài ra, nhắc đến Trung Quốc chúng ta không thể không nhắc đến những thành tựu về văn học Văn học Trung Quốc là một nền văn học được hình thành và phát triển rất sớm gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc Ngay từ trước Công Nguyên văn học Trung Quốc đã có những thành tựu rực

rỡ đánh dấu sự phát triển của văn học như cổ tích, thần thoại, kinh thi, văn xuôi triết học, Sở từ Sang thời trung đại đỉnh cao văn học gắn với thơ Đường, tiểu thuyết Minh Thanh Đến thời kì hiện đại, văn học Trung Quốc càng chứng minh được giá trị lớn mạnh của mình và càng khẳng định được cả

số lượng và chất lượng Một trong những tác giả tiêu biểu thời kì này phải kể đến Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là nhà văn vĩ đại của Trung Quốc nói riêng và của cả thế giới nói chung Ông được xem là bậc thầy của dòng văn học hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XX Xã hội đương thời và các thế hệ sau đều phải công nhận rằng Lỗ

Tấn là một “thầy thuốc văn chương”, nhà văn cách mạng Ông là một nhà

văn, nhà chính trị hoạt động cách mạng - người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Trung Quốc thời kì “Phong trào Ngũ Tứ” Lỗ Tấn không chỉ là một trong những lá cờ đầu dẫn đường và truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Trung Quốc mà ông còn là một nhà văn kiệt xuất lãnh đạo nhân dân Trung Quốc cả

về mặt tư tưởng và trên thực tế mặt trận

Sự nghiệp văn chương của ông không chỉ nhằm mục đích cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thời kì đó mà đến nay các tác phẩm của ông vẫn mang giá trị giáo dục sâu sắc

Lỗ Tấn là tên tuổi vĩ đại của văn học Trung Quốc thế kỉ XX, ông là một trong số những tác giả truyện ngắn trên thế giới có tài hấp dẫn độc giả bao thế

hệ Cuộc đời ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc Chính vì vậy, bao trùm lên sáng tác của Lỗ Tấn là lòng yêu thương con người và phản

Trang 8

ánh cách mạng Trung Quốc một cách sâu sắc nhất, rõ nét nhất Trong sự nghiệp của mình, ông đã sáng tác ở rất nhiều thể loại, một trong những thành tựu tiêu biểu và thành công phải kể đến truyện ngắn Lỗ Tấn có 3 tập truyện

ngắn là Gào thét (1923), Bàng hoàng (1925), và tập Chuyện cũ viết lại

(1935) Các tác phẩm của ông mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc

Trong các tác phẩm truyện ngắn của Lỗ Tấn thì tập Chuyện cũ viết lại

là tập truyện có nội dung khá quen thuộc với người đọc Vì “viết lại là một loại hình sáng tác – một phương thức cải biến các tác phẩm văn học đã có từ trước” [5] Lỗ Tấn đã sử dụng những cốt truyện thần thoại, cổ tích, lịch sử Trung Quốc cổ đại Trong quá trình làm mới làm các câu chuyện xưa, “Lỗ Tấn đặc biệt quan tâm đến trạng thái sinh tồn của con người, đến nỗi cô đơn

và tuyệt vọng của con người trong cuộc sống, từ đó tiến hành phản tư đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc” [5] Chuyện cũ viết lại là một hiện tượng khá được dùng phổ biến và dần trở thành một phương thức sáng tác trong lịch

sử văn học Trung Quốc thế kỉ XX

Trong tập Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn nổi bật lên là việc sử dụng các

yếu tố kì ảo Chính yếu tố kì ảo đã làm nên sự thành công và hấp dẫn của tác phẩm Đi vào khai thác yếu tố kì ảo giúp chúng ta khám phá tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm cũng như làm nổi bật những đóng góp của tác giả với văn học dân tộc

Việc lựa chọn đề tài: Yếu tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn còn mang ý nghĩa sư phạm và ý nghĩa thực tiễn quan trọng Ở Việt Nam,

Lỗ Tấn là cái tên rất quen thuộc, gần gũi với học sinh – sinh viên và các độc giả Trong quá trình học tập ở bậc phổ thông và lên bậc đại học chúng tôi có nhiều cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu kĩ hơn về Lỗ Tấn Đây chính là cơ hội giúp người viết hiểu rõ hơn về tác giả và có nhiều kiến thức để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này dễ dàng hơn

Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa và cần thiết với những sinh viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn như chúng tôi, nó không chỉ giúp người đọc

và người thực hiện đề tài hiểu sâu sắc hơn về tài năng sáng tạo nghệ thuật của

Trang 9

nhà văn yêu nước Lỗ Tấn cũng như vị trí của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc và thế giới

2 Lịch sử vấn đề

Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, suốt cuộc đời cầm bút của mình, ông đã để lại cho dân tộc Trung Hoa nói riêng và nhân loại nói chung một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú Lỗ Tấn được xem là nhân vật khổng lồ của văn hóa Trung Hoa hiện đại Ở mỗi thể loại, Lỗ Tấn đều thành công và đạt dấu ấn mạnh mẽ Do đó, sáng tác của ông đã thu hút được sự chú

ý của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới

Ở Việt Nam, “Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn” Đây là lời nhận xét của giáo sư Đặng Thai Mai Ông cũng là người đầu tiên dịch và nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam Về sau sức hấp dẫn của Lỗ Tấn và tác phẩm Lỗ Tấn càng thu hút được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm Các nhà nghiên cứu chú trọng vào cuộc đời, con đường phát triển tư tưởng hay sự nghiệp sáng tác của nhà văn

Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến

tác giả và sáng tác nhưng đề tài yếu tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại chưa

có nhiều nhà nghiên cứu khai thác

Trong các tác phẩm truyện ngắn của Lỗ Tấn, yếu tố kì ảo được thể hiện

rõ nhất trong tập Chuyện cũ viết lại Có thể nói, so với hai tập truyện Gào thét

và Bàng hoàng thì Chuyện cũ viết lại là tập ít được các khai thác hơn

Tập truyện này đã được nghiên cứu ở khía cạnh nhân vật Liên quan

trực tiếp đến đề tài của chúng tôi phải kể đến công trình Nhân vật huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn của Nguyễn Thị Mai Chanh Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra: Nhân vật trong Chuyện cũ viết lại chủ yếu là những vị thần trong truyền thuyết, thần thoại, cổ tích hay các

nhân vật lịch sử Vì xuất thân từ các vị thần hay nhân vật anh hùng nên họ mang trong mình khả năng đặc biệt nào đó mà người thường không có Tuy nhiên, nếu đối chiếu với các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết thì chúng ta

thấy rằng, các nhân vật trong Chuyện cũ viết lại gần gũi và chân thực với đời

thường hơn Điều đó cho thấy tài năng nghệ thuật và tư tưởng của Lỗ Tấn

Trang 10

“Có thể thấy, huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại không phải là một thế giới

nghệ thuật siêu thoát, tráng lệ Ở đây, cái kì ảo “sống” cùng cái thực, các nhân vật huyền thoại có xu hướng “trần tục hóa” Xu hướng này không chỉ nhằm tới mục đích “giải thiêng” các anh hùng quá khứ, mà còn thể hiện tinh thần dân chủ, lối tiếp cận giá trị đời sống một cách “đa nguyên”, “phi quy phạm”

Nó mở rộng quan niệm về hiện thực, đưa văn học đến gần với nguyên tắc “trò chơi”” [4]

Như vậy, công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Chanh mới chỉ nghiên cứu ở khía cạnh nhân vật Chúng tôi đã kế thừa các nghiên cứu trước

để làm rõ được yếu tố kì ảo trong tác phẩm chúng ta cần đi sâu vào phân tích biểu hiện của yếu tố kì ảo thông qua cốt truyện, không gian và thời gian; phương thức xây dựng yếu tố kì ảo trong tác phẩm như thế nào? Từ đó chúng

ta có thể hiểu rõ hơn vai trò của yếu tố kì ảo đến sự thành công của tác phẩm

3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu sâu sắc hơn về yếu

tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn biểu hiện thông qua cốt

truyện, nhân vật, không gian, thời gian và phương thức xây dựng yếu tố kì ảo

Từ đó, ta thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả và có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy sau này

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

Đối tượng nghiên cứu: yếu tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại của Lỗ

Tấn

Phạm vi khảo sát: tập Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn (Ngô Trần Trung

Nghĩa (dịch), NXB Văn học, 2017)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh văn học: công việc so sánh được tiến hành ở các tác phẩm khác nhau nhằm nhận ra các nét hấp dẫn riêng ở mỗi loại nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn và nét riêng ở nhân vật của Lỗ Tấn với các nhân vật trong Thần thoại, Cổ tích mang điểm gì tương đồng và khác biệt

Trang 11

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đưa ra những căn cứ cụ thể để việc nghiên cứu có tính thuyết phục

Những phương pháp nói trên được sử dụng phối hợp với nhau một cách linh hoạt để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TẬP

CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI CỦA LỖ TẤN

1.1 Yếu tố kì ảo trong văn học

1.1.1 Khái niệm yếu tố kì ảo

Trong văn học nhân loại, yếu tố kì ảo xuất hiện từ rất sớm Việc sử dụng yếu tố kì ảo trong văn học đã trở thành một truyền thống Chính vì vậy cũng có rất nhiều các định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cái kì ảo (yếu tố kì ảo) Có thể nói, yếu tố kì ảo với tư cách là một phương thức tư duy, là cái mạch của văn học truyền thống và trở thành vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của văn học thế giới nói chung

Trước hết, về mặt từ nguyên học, yếu tố kì ảo là khái niệm bắt nguồn từ

tiếng Hy Lạp – Fantastike hoặc tiếng Anh là The Fantastic và tiếng Pháp là Lefantastique có nghĩa là: “nghệ thuật của trí tưởng tượng” và “tạo ra những

hình ảnh về tinh thần”

Theo Nguyễn Hải Hà: “yếu tố kì ảo trong văn học Nga được gọi bằng thuật ngữ hoang đường với nghĩa: là cái phi thường, kì ảo, siêu nhiên, phi lí, không có thực” Theo ông, có hai cách để có thể vận dụng cái hoang đường là: “Dùng theo thi pháp cổ tích trong văn học dân gian và dùng cái hoang đường như một thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ Như một thủ pháp nghệ thuật, cái hoang đường được vận dụng theo hai cách: cái hoang đường dưới dạng lực lượng siêu nhiên, huyền bí (thần tiên, ma quỷ, phép lạ mà các nhân vật có, hoặc nó có thể là yêu quái nhưng chúng có một sức mạnh phi phàm nào đó)

và cái hoang đường dưới dạng vô lí, khó tin, khó hiểu mà lí trí con người chưa khám phá hết hoặc chưa khám phá được” [8,53]

Trong văn học nói chung, yếu tố kì ảo được các tác giả sử dụng như một phương tiện nghệ thuật nhằm chuyển tải những nội dung, nội hàm của

khái niệm “kì ảo” Theo Từ điển tiếng Việt: “kì nghĩa là lạ đến mức làm người

ta phải ngạc nhiên còn ảo có nghĩa là giống như thật, nhưng nó lại không có

Trang 13

thật Như vậy, “kì ảo” chính là kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng” [13]

Như vậy, từ những quan điểm khái niệm trên, ta có thể thống nhất rằng:

kì ảo là khái niệm để chỉ những cái khác thường, nó không tồn tại và không

có trong thực tế cuộc sống hàng ngày mà chỉ có trong trí tưởng tượng của con người, nó được dùng để chuyển tải một dụng ý, một nội dung hay một vấn đề nào đó của tác giả

Yếu tố kì ảo được dùng trong tác phẩm còn có khả năng chi phối đến việc tác giả sử dụng, lựa chọn những chi tiết đưa vào tác phẩm, hay cách tổ chức hệ thống những sự kiện, giúp khắc họa hình tượng nhân vật – làm cho nhân vật trở nên điển hình hơn Từ yếu tố kì ảo trực tiếp làm tăng thêm hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm văn học Ngoài ra, thông qua việc sử dụng yếu tố

kì ảo, tác giả gửi gắm những quan điểm, tư tưởng, ý kiến, suy nghĩa của mình

về một vấn đề nào đó

Theo Lê Sĩ Thắng và Hà Thúc Minh: “đằng sau các truyện thần linh, chính là truyện xã hội, đằng sau các thần thánh ma quỷ chính là bản thân con người, đằng sau các mối quan hệ giữa các nhân vật siêu tự nhiên là các mối quan hệ có thực trong xã hội nhất định và dẫu tự giác hay không tự giác, đều phản ánh hiện thực khi sáng tác” [15] Việc sử dụng yếu tố kì ảo góp phần tạo nên nhiều cảm xúc phong phú, chân thật cho người đọc, làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, thu hút người đọc hơn

Phùng Hữu Hải định nghĩa: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lí tính của con người Yếu tố kì ảo không phải là cái gì hư vô bên ngoài con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới nội tâm bí ẩn của con người” [9,23]

Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy rằng: các nhà nghiên cứu dù đưa ra cách hiểu như thế nào về yếu tố kì ảo thì giữa họ luôn

có điểm chung với nhau Đó là: yếu tố kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng khó xảy ra trong thực tế

Trang 14

Trong văn học phương Đông nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng, kì ảo, kì lạ đươc coi là một phạm trù thẩm mĩ đặc trưng Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của văn học dân tộc từ văn học dân gian cho đến văn học trung đại rồi văn học hiện đại, yếu tố kì ảo luôn được sử dụng và

nó là yếu tố không thể thiếu trong văn học Mặc dù ở mỗi thời kì văn học nó được sử dụng với mức độ và tần suất khác nhau nhưng yếu tố kì ảo luôn phát huy được sức mạnh phi thường của mình Đó chính là tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện được kể, lôi cuốn người đọc bước vào một thế giới huyền ảo do

nó tạo ra, bên cạnh đó nó còn có vai trò rất lớn: giúp truyền tải ý đồ nghệ thuật của tác giả

Ở mỗi thời kì văn học yếu tố kì ảo được sử dụng với những mục đích khác nhau

Theo Trần Thế Mạnh: “cội nguồn của yếu tố kì ảo trong văn học nhân loại có từ sáng tác dân gian, rồi thành dòng sông đổ ra thời cổ đại, trung đại, Phục hưng, Cổ điển, mải miết chảy trôi qua thế kỉ Ánh sáng, sang thế kỉ XIX

và ào ạt tuôn trào cho tới mãi hôm nay ” [11,25]

Yếu tố kì ảo xuất phát từ văn học dân gian và được sử dụng với những mục đích khác nhau Tuy nhiên, khi xem xét yếu tố kì ảo chúng tôi chỉ xem xét trong các tác phẩm tự sự thuộc các thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích Vì đây là những thể loại có sử dụng nhiều và thành công các yếu tố kì ảo

Tiếp nối văn học dân gian chính là văn học trung đại Đối với các sáng tác trung đại, yếu tố kì ảo được sử dụng mang tính chất siêu nhiên nhưng đằng sau nó lại thể hiện tư tưởng, triết lí của nhân dân Trong văn học trung đại, thể loại sử dụng nhiều và thành công nhất yếu tố kì ảo chính là truyện truyền kỳ

Một nền văn học tiêu biểu và thành công nữa phải kể đến là văn học hiện đại Theo các nhà nghiên cứu, truyện kì ảo gần đây được chú ý ở cả hai bình diện: cường độ của sự tưởng tượng và những ý nghĩa mang tính chất nhân sinh sâu sắc Điều đó có nghĩa rằng: đằng sau những yếu tố kì ảo đó là hiện thực cuộc sống, những vấn đề nổi cộm của xã hội Đến thời kì này, sáng

Trang 15

tác văn học không còn nhằm mua vui, giải trí hay giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự xuất hiện của trời đất, vạn vật Văn học hiện đại sử dụng yếu tố kì

ảo không phải chỉ nhằm làm cho câu chuyện li kì, hấp dẫn mà mục đích chính

là sử dụng yếu tố kì ảo để nhận thức, cung cấp những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống, xã hội cho độc giả

Như vậy, yếu tố kì ảo xuất hiện trong mỗi thời kì văn học mang nhiệm

vụ khác nhau nhưng nó là một yêu cầu tất yếu bởi nghệ thuật là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư cấu

1.1.2.Yếu tố kì ảo trong văn học Trung Quốc

Trong nền văn học Trung Quốc, cái kì ảo hay yếu tố kì ảo có vị trí đặc biệt Nó có lịch sử phát triển lâu đời và việc sử dụng yếu tố kì ảo trong văn

học được coi là một truyền thống Nó xuất phát từ truyền thống “hiếu kỳ”

Theo Nguyễn Thị Bích Hải: “Hiếu kỳ (chuộng lạ) là một đặc điểm xuyên suốt tiểu thuyết Trung Quốc từ khi mới manh nha cho đến tận hôm nay Từ những mẩu chuyện vụn vặt (tiểu thuyết) nơi đầu đường xó chợ thời Tiên Tần, từ những tưởng tượng diệu kỳ như “cá côn hóa chim bằng”, “Trang Chu mộng

hồ điệp” trong sách Trang Tử, qua tiểu thuyết “chí quái”, “chí nhân” thời

Lục triều, qua tiểu thuyết “truyền kỳ” đời Đường, “thoại bản” thời Tống - Nguyên đến tiểu thuyết chương hồi Minh - Thanh và đến tận tiểu thuyết đương đại Ngay tên thể tài, tên tập truyện hay tên tác phẩm cũng có sự xuất

hiện của những yếu tố kỳ, quái, dị (đều có nghĩa là “lạ”) Chẳng hạn: Huyền quái lục, Liêu trai chí dị, Phách án kinh kỳ Kim cổ kỳ quan, Bao Công kỳ án, Hoàn kiếm kỳ tình lục, Thiên vân sơn truyền kỳ ” [8,78]

Cùng với sự chuyển biến của lịch sử, mỗi thời kì yếu tố kì ảo được sử dụng với những mục đích khác nhau Trong văn học dân gian, sử dụng yếu tố

kì ảo nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên hoặc giải trí Đây cũng là nền văn học biểu hiện rõ nhất những yếu tố hoàng đường, kì ảo Đến thế kỉ XX, đặc biệt là văn học Ngũ tứ, văn học kháng chiến, văn học thời kì đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội , tinh thần khoa học được đề cao, tiếp thu tinh thần của chủ nghĩa hiện thực, chữ “kỳ” trở nên mờ nhạt trong sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu thời kì đó như Mao Thuẫn, Lão Xá tuy nhiên, đến

Trang 16

sáng tác của Lỗ Tấn có thể được xem là sự tiếp nối truyền thống “hiếu kỳ” khi bằng phép “lạ hóa”, bằng ngòi bút hiện thực tỉnh táo, ông đã đem đến những nhận thức mới là từ những hình tượng điển hình như “người điên”, Khổng Ất

Kỉ, AQ, từ những hình tượng nhân vật rất quen thuộc trong thần thoại, chí quái như Nữ Oa, My Gian Xích, hiệp sĩ mặt đen đúa thành nhân vật mang những đặc điểm khác biệt trên cơ sở hình tượng cũ Ông muốn gửi gắm những triết lí nhân sinh, những bài học qua tác phẩm của mình và đằng sau lớp ngôn từ là hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Trong sáng tác của

Lỗ Tấn yếu tố kì ảo thể hiện rõ nhất là tập Chuyện cũ viết lại

Chuyện cũ viết lại thực chất là hiện tượng liên văn bản Đây là khái

niệm do nhà ký hiệu học - nhà phê bình chủ nghĩa nữ quyền người Pháp Julia Kristeva đề xuất lần đầu tiên vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX “Liên văn bản lấy nguyên tác làm cơ sở, kết hợp với sáng tạo của bản thân người viết Trong quá trình làm mới các nguyên tác, cần lấy việc bảo tồn diện mạo

cơ bản của nguyên tác làm tiền đề, từ đó tiến hành “gia công” nghệ thuật Cải biến tình tiết truyện cũ, đồng thời kết hợp với nội dung hiện thực” [5]

Chuyện cũ viết lại là một hiện tượng phổ biến trong văn học Trung

Quốc Nó là một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); có nghĩa là đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có trước và

xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó

Ở Trung Quốc người ta thường dùng khá nhiều thuật ngữ để chỉ hiện tượng truyện cũ viết lại như: cố sự tân biên, trùng tân cải biên, cải biên, cải tả, tái sáng tác… trong đó được sử dụng phổ biến nhất là hai thuật ngữ: cải

tả hay trùng tả (viết lại) và cố sự tân biên (truyện cũ viết lại) [5]

Chuyện cũ viết lại được xây dựng trên cơ sở các thần thoại, truyền

thuyết và lịch sử Trung Quốc cổ đại nhưng nó đặc biệt quan tâm đến con người, phản ánh nỗi cô đơn, tuyệt vọng của con người hiện đại Từ đó góp phần lên án xã hội Đây là một phương thức sáng tác xuất hiện từ lâu trong văn học Trung Quốc nhưng đến văn học hiện đại nó càng được sử dụng phổ biến chỉ sáng tác văn học theo hình thức viết lại, làm mới các câu chuyện xưa

Trang 17

Như vậy, trên cơ sở lấy các cốt truyện trong thần thoại, cổ tích làm cơ

sở cần cải biến thêm các tình tiết, đồng thời kết hợp với nội dung hiện thực

Để tác phẩm thành công và hấp dẫn bạn đọc thì việc sử dụng yếu tố kì ảo là cần thiết

1.2 Yếu tố kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại

Lỗ Tấn, tên thật là Chu Thụ Nhân, tự Dự Tài, sinh ngày 25-9-1881 trong một gia đình nho học tại phủ thành Thiệu Hưng, thuộc tỉnh Chiết Giang

Mồ côi cha từ nhỏ, gia đình rơi vào cảnh sa sút Lỗ Tấn đã trải qua một tuổi thơ thiếu thốn, đối mặt với sự kì thị, hắt hủi từ những người xung quanh

Sinh ra trong thời kì xã hội đầy biến động, Lỗ Tấn sớm ý thức được vận mệnh của mình với đất nước nên ông không ngừng học tập và tiếp thu những

tư tưởng tiến bộ để nhìn nhận vai trò quan trọng của nhà văn đối với xã hội Sau này ông đã lấy bút danh Lỗ Tấn là vì mấy lí do sau: thứ nhất lấy từ họ mẹ (họ Lỗ), thứ hai vì Chu Lỗ là những nước cùng họ (ý nói thiên tử nhà Chu và vua nước Lỗ thời Xuân Thu đều họ Cơ), cuối cùng ông lấy ý “ngu lỗ nhi tấn tốc” (ngu muội nhưng chịu khó đi nhanh)

Lỗ Tấn là nhà văn có bút pháp sáng tác đa dạng Hai mươi nhăm truyện

ngắn trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng của ông đã chứng minh điều đó, mỗi tác phẩm là một hình thức mới, không hề lặp lại Chuyện cũ viết lại (Cố

sự tân biên) mặc dù không được đánh giá cao như hai tập truyện trên nhưng

cũng mang phong cách thể hiện hết sức mới mẻ Tuy nhiên, khác với truyện

ngắn lịch sử truyền thống, Chuyện cũ viết lại không tuân thủ tiêu chí phản ánh

hiện thực “giống như thật”, mà có sự sáng tạo theo tinh thần nghệ thuật hiện đại, chuyên chở những thông điệp gắn với các vấn đề “nhạy cảm” của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX Hiện thực ở đây cũng không tuân theo nguyên tắc “chân thực, lịch sử, cụ thể” như các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực đương thời, mà được phản ánh thông qua phương thức nghệ thuật có xu hướng trở thành kĩ thuật sáng tác của văn chương hiện đại - đó là phương

thức huyền thoại

Với khả năng và vốn hiểu biết, ham hiểu thực tế, Lỗ Tấn đã quyết tâm theo sự nghiệp văn chương với mong muốn có thể dùng nó để thay đổi xã hội

Trang 18

Chúng ta có thể khẳng định: “Nếu Nga có Tchékhov, Pháp có Maupassant, Mỹ có O’Henry, Nhật Bản có Kawabata thì Trung Quốc tự hào

có Lỗ Tấn” Lỗ Tấn sáng tác ở nhiều thể loại, một trong những thể loại tiêu biểu và thành công phải kể đến truyện ngắn Truyện ngắn của Lỗ Tấn giàu tính sáng tạo, độc đáo, phong phú, phong cách nổi bật, thâm thúy mà nhẹ nhàng, khôi hài mà hùng biện Sự hình thành phong cách đó xuất phát từ việc ông biết tiếp thu những tinh hoa của văn học cổ điển trong và ngoài nước trên nhiều mức độ khác nhau Lỗ Tấn khâm phục cách biểu hiện tinh tế sâu sắc mà chất phác của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc

Ông là con người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cả cuộc đời ông luôn

đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc Trung Quốc Vì vậy, những vấn đề nổi bật của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đều được ông đưa vào thơ văn của mình thông qua các nhân vật và sự kiện cụ thể đã khắc họa trọn vẹn một thời đại Đến nay những tác phẩm đó vẫn giữ nguyên được giá trị và có tính giáo dục vô cùng lớn Xét riêng về truyện ngắn, sáng tác của Lỗ Tấn tập trung ở ba tập truyện: “Gào thét” (1923), “Bàng hoàng” (1926) và “Chuyện cũ viết lại” (1936) Trong mỗi tác phẩm của Lỗ Tấn là một bài học nhân sinh sâu sắc

Xét về yếu tố kì ảo trong sáng tác của Lỗ Tấn, chúng ta không thể bỏ

qua tập Chuyện cũ viết lại Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện: Vá trời, Lên trăng, Trị thủy, Hái rau vi, Đúc kiếm, Xuất quan, Phản chiếu, Sống dậy) Trong Lời tựa tập Chuyện cũ viết lại, Lỗ Tấn có nói rằng, “Tập sách nhỏ bé

này, từ khi bắt đầu cho tới lúc viết xong, ngày tháng trải qua cũng có thể nói

là khá dài: vừa chẵn mười ba năm” Nhan đề: Chuyện cũ viết lại thể hiện dụng

ý nghệ thuật của Lỗ Tấn Nhan đề này gợi cho chúng ta hai cách hiểu: thứ nhất, đây là tập truyện Lỗ Tấn viết dựa trên những cốt truyện xưa đã có, dựa theo các đề tài thời cổ đại và hiện đại nhưng vẫn có điểm sáng tạo thêm mang đặc trưng riêng theo văn phong của Lỗ Tấn Chẳng hạn, Lỗ Tấn sử dụng cốt

truyện thần thoại Nữ oa vá trời để sáng tạo thành công tác phẩm Vá trời hay Lên trăng cũng sử dụng cốt truyện đã có trong truyền thuyết Cách hiểu thứ

2, Lỗ Tấn đặt tên nhan đề cho tập truyện như vậy là vì: lúc đầu ông định viết thật nghiêm túc nhưng Lỗ Tấn đã từ nghiêm túc sa vào đùa cợt Đùa cợt là kẻ đại thù của sáng tác, vì thế mà ông rất bất mãn với bản thân Tập truyện này

Trang 19

khi mới bắt đầu sáng tác Lỗ Tấn đang độ đôi mươi nhưng phải đến lúc năm mươi ông mới hoàn thiện Đây cũng là tập truyện ngắn cuối cùng mà Lỗ Tấn

để lại cho nhân loại

Chuyện cũ viết lại thuộc dạng vẫn giữ nguyên cốt truyện và nhân vật

trong các tác phẩm xưa, đồng thời có sự bổ sung những tình tiết, chi tiết mới

để làm nổi bật được đặc điểm nhân vật và dụng ý nghệ thuật của nhà văn Vận dụng yếu tố kì ảo, mục đích chính của tác giả không nhằm “vượt thoát” cái nhìn thiên kiến, tập thể về các nhân vật lịch sử hay “cảm nhận lịch sử khác đi”, mà để thông qua đó, thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh [4,17]

Trong tập Chuyện cũ viết lại, Lỗ Tấn đã vận dụng yếu tố kì ảo bằng

cách là: “Dùng theo thi pháp cổ tích trong văn học dân gian và dùng cái hoang đường như một thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ Như một thủ pháp nghệ thuật, cái hoang đường được vận dụng theo hai cách: “cái hoang đường dưới dạng lực lượng siêu nhiên, huyền bí (thần tiên, ma quỷ, phép lạ mà các nhân vật có, hoặc nó có thể là yêu quái nhưng chúng có một sức mạnh phi phàm nào đó)”

và “cái hoang đường dưới dạng vô lí, khó tin, khó hiểu mà lí trí con người chưa khám phá hết hoặc chưa khám phá được”” [8,53]

Lỗ Tấn sử dụng rất nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo để làm cho nhân vật nổi bật được sức mạnh của mình, khẳng định khả năng đặc biệt Chẳng hạn, Nữ Oa có tạo ra con người, luyện đá vá lên vết nứt của trời để từ đó không còn mưa lụt, cuộc sống muôn dân yên ấm Nhân vật được xây dựng với những năng lực thần kì, đặc biệt nhưng vô cùng gần gũi, quen thuộc với nhân dân

Như vậy, yếu tố kì ảo trong tác phẩm của Lỗ Tấn, đặc biệt là trong tập

Chuyện cũ viết lại, nó được biểu hiện thông qua cốt truyện, nhân vật, không

gian và thời gian Yếu tố kì ảo đã góp phần làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn Ngoài ra, nó còn cho thấy được hiện thực xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ

XX và bài học nhân sinh tác giả gửi gắm

Trang 20

1.2.1 Cốt truyện kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại

Cốt truyện là một trong những đặc điểm quan trọng để tạo thành tác

phẩm văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cốt truyện là hệ thống sự

kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học” [10, 99]

Theo giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên: “Cốt truyện

là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất

là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành

và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [6, 137]

Trong Chuyện cũ viết lại, tác giả cũng tập trung tài năng của mình vào

việc xây dựng nên những cốt truyện độc đáo, trong đó yếu tố kì ảo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc liên kết các tình tiết, sự kiện nhằm tạo nên

những tác phẩm hấp dẫn người đọc Tuy nhiên, trong tập Chuyện cũ viết lại không phải tác phẩm nào cũng thể hiện rõ cốt truyện kì ảo Chẳng hạn Vá trời, Đúc kiếm, Sống dậy yếu tố kì ảo thể hiện rất rõ trong các chi tiết, sự kiện theo tiến trình cốt truyện, nhưng ngược lại Phản chiếu, Xuất quan, Lên trăng, Trị thủy, Hái rau vi yếu tố kì ảo biểu hiện tương đối mờ nhạt và không xuyên

suốt tác phẩm mà nó chỉ sử dụng để làm nổi bật một chi tiết, sự kiện hoặc một khía cạnh nào đó của tác phẩm

Ở Vá trời, yếu tố kì ảo tham gia vào việc triển khai diễn biến cốt

truyện, các sự kiện, tình tiết ở đây được liên kết với nhau linh hoạt thành một

câu chuyện Vá trời tựa gốc là Núi Bất Chu, được đăng lần đầu trên “Thần

báo” Mở đầu tác phẩm với hình ảnh “Nữ Oa bỗng nhiên tỉnh dậy Bà tựa như thoát ra khỏi giấc mơ, song lại không nhớ rõ mình mơ cái gì, chỉ là rất chán nản, vừa cảm thấy thiếu gì đó, vừa cảm thấy có gì đó quá thừa Cơn gió hiu hiu lay động, vầng dương ấm áp mới vừa ló rạng mang khí lực của bà thổi vào khoảng vũ trụ mênh mông” [14, 19]

Trên nền trời hồng nhạt có rất nhiều đám mây nổi màu thạch lục uốn lượn quanh co còn mặt đất thì toàn một màu xanh nhạt Bà cảm thấy cuộc

Trang 21

sống thật vô vị Bà “nhúng tay vốc lên nắm bùn pha lẫn nước, vo nặn mấy lần rồi được thứ nhỏ bé giống như hình dáng của bà trong hai bàn tay” Bà “ngạc nhiên và thích thú với sự hăng say và vui vẻ trước kia chưa từng có” Loài nhỏ bé bà vừa tạo ra vui cười “Đây là nụ cười đầu tiên bà thấy được trong trời đất, do đó cũng lần đầu bà tự mình cười cợt vui tươi” Nhưng rồi cuộc vui

ấy cũng làm bà mệt mỏi, bà cảm thấy mọi thứ vẫn chưa được như ý muốn Những con vật bà vừa tạo ra cũng làm bà thất vọng, chúng không còn đáng yêu nữa mà đã “biến hóa với những khuôn mặt hình dạng khác nhau” “Nữ

Oa thở dài thất vọng, bà ngửa mặt nhìn lên trời Bầu trời có một vết nứt rất rộng mà lại vô cùng sâu” Bà đã “dùng loại đá xanh thuần khiết giống như màu sắc của bầu trời” để vá lên vết nứt đó Nhưng vì đá xanh quá ít nên bà đành phải trộn thêm các loại đá màu khác cùng Sau cũng lấp đầy vết nứt Nữ

Oa thêm lửa để nung chảy vết nứt “lửa cháy gió lớn chợt nổi lên, cột lửa gào thét xoay tròn, đá xanh và những loại khác đều đổi sang màu đỏ chói, chảy lỏng như mạch nha rồi len vào vết nứt, hệt như một tia chớp không bao giờ tắt trên bầu trời” Lửa tắt bà đem đống tro lưu lại bên dưới rải khắp các dòng nước rồi bà chút hơi thở cuối cùng

Trong tác phẩm yếu tố kì ảo được biểu hiện ở hàng loạt các chi tiết, sự kiện và thông qua các hoạt động của nhân vật Nữ Oa Cụ thể, Nữ Oa dùng đất nạn người; đưa tay kéo gốc tử đằng từ trên núi dài ra đến tận chân trời Bà còn có công rất lớn ở chỗ: trộn các loại đá với nhau luyện thành đá xanh thuần khiết vá lên vết nứt của bầu trời

Có thể thấy yếu tố kì ảo đã xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm và nó góp phần làm cho hành động, việc làm của nhân vật thu hút trí tò mò của người đọc, làm cho cốt truyện trở nên hấp dẫn, quyết định sự thành công của tác phẩm

Lên trăng cũng xây dựng thành công cốt truyện mang màu sắc kì ảo

Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của nhân vật Nghệ - một người có tài thiên

xạ và Thường Nga – vợ chàng Cuộc sống của chàng chỉ quanh quẩn những ngày đi săn Những loài có thể săn bắn ngoài quạ ra dường nhưng đã không còn nên bữa ăn chỉ có mì tương quạ rán Cuộc sống mưu sinh thiếu thốn đã làm cho vợ chàng càng ngày càng gầy và xanh xao Mỗi ngày Nghệ phải đi xa

Trang 22

hơn để tìm kiếm thức ăn, chàng nhớ đến ngày trước còn săn được báo, phong thỉ trường xà (con lợn rừng to lớn và con rắn dài) Cuộc đi săn vất vả, khó khăn trên đường đi săn về chàng bị Phùng Mông tương truyền là học trò của Nghệ định hãm hại nhưng với tài năng, đặc biệt là “phép cắn tên” của mình

mà Nghệ đã an toàn trở về Vừa về đến nhà chàng đã cảm nhận được sự khác thường, quả nhiên đúng là có chuyện Thường Nga đã một mình uống thuốc tiên mà vị đạo sĩ tặng cho chàng rồi bay lên mặt trăng Sự thật làm chàng vô cùng “phẫn nộ” Nghệ đã dùng cây cung bắn rụng mặt trời ngày xưa của mình

để bán mặt trăng Tất cả mọi thứ đều quay lưng với chàng: cây cung ngày xưa bắn rụng mặt trời chỉ làm mặt trăng rung chuyển một chút Mặt trăng cũng không muốn gần chàng, chàng tiến tiến ba bước mặt trăng lùi ba bước, chàng lùi ba bước mặt trăng lại tiến ba bước

Tác giả đã sử dụng yếu tố kì ảo tập trung ở phần cuối tác phẩm Đây là

ý đồ nghệ thuật của Lỗ Tấn nhằm tái hiện rõ nét tài năng phi phàm có một không hai của Nghệ và để lại ấn tượng mạnh cho người đọc

Đến Đúc kiếm yếu tố kì ảo cũng được tác giả sử dụng làm nổi bật cốt

truyện khá rõ: Tác phẩm kể về hành trình báo thù cho cha của Mi Gian Xích một chàng thanh niên mới mười sáu tuổi tính tình vẫn còn hời hợt Lần đầu được nghe mẹ kể về cha anh thấy máu trong người sôi sục lên Nghe lời mẹ dặn Mi Gian Xích mang theo thư kiếm lên đường báo thù cho cha Trên con đường đi anh phải qua bao nhiêu khó khăn vì sợ thanh bảo kiếm của mình sẽ làm tổn thương người khác Trên đường anh gặp “một người đàn ông đen đúa, râu mắt đều đen cả, gầy như một que sắt” Ông ta nói với Mi Gian Xích

-sẽ giúp anh báo thù chỉ cần “một là thanh kiếm của anh, hai là cái đầu của anh” Anh đồng ý và đưa cả hai cho ông ta Mặc dù cơ thể của anh đã bị lũ chó sói ăn hết như đầu anh vẫn sống Người đen đúa đem đầu anh và cả thư kiếm vào cung dùng đầu anh nhảy múa, mua vui trên mặt nước để dụ dỗ nhà vua lại gần, lập tức ông ta chém đầu nhà vua rơi xuống sau đó tự chém đầu mình rơi xuống Cả đầu Mi Gian Xích và đầu người đen đúa cùng nhào tới cắn đầu nhà vua đến khi chết Đến khi đầu nhà vua chết thật rồi họ mới “nhìn nhau, mỉm cười một cái rồi nhắm mắt ngay lập tức, mặt ngửa lên trời, chìm dần xuống đáy vạc” Lỗ Tấn tổ chức cốt truyện tinh tế, công phu kết hợp yếu

Trang 23

tố kì ảo Yếu tố kì ảo thể hiện ở các chi tiết: sau khi đã lìa khỏi thân xác của mình nhưng đầu My Gian Xích giống như vẫn còn sống Cuộc chiến giữa ba cái đầu cũng rất kì lạ, đã lìa khỏi thân xác nhưng vẫn còn ý thức, có cảm xúc như con người bình thường Điều này hoàn toàn trái ngược với quy luật tự nhiên Mặc dù tác giả sử dụng cốt truyện cũ nhưng sáng tạo mang nét độc đáo riêng, phong cách riêng của Lỗ Tấn

Trong Sống dậy, tác phẩm như một vở bi hài kịch Yếu tố kì ảo sử dụng

xuyên suốt tác phẩm, nó là sợi dây liên kết các sự kiện lại với nhau “Trang

Tử mặt mũi đen đúa gầy còm, râu quai nón hoa râm, đầu đội đạo quan, mặc

áo vải thô, tay cầm roi ngựa, ra”: Rời khỏi nhà không có nước để uống, mới

đi được một chút thì đã thấy khát khô Tìm được nước uống rồi đi tiếp ông nhìn thấy một cái sọ khô Ông hỏi cái sọ rất nhiều câu hỏi Sau đó cảm thấy mình thật hồ đồ “Hừm, mình thật hồ đồ, cứ như đang diễn kịch Sẽ có câu trả lời ngay đây!” Trang Tử đã nghĩ ra một cách là nhờ thần Tư mệnh “tái tạo thân xác, máu thịt cho anh ta, rồi tán chuyện với anh ta một phen, sau đó để anh ta trở về quê nhà, đoàn tụ với gia đình” Trang Tử xin thần Tư mệnh cho anh ta sống lại Điều đặc biệt là: anh ta đã chết được mấy trăm năm dù anh ta

có sống lại trong bộ dạng trần truồng không có một thứ gì trên người Anh ta xin được chết đi chứ không chấp nhận được sự thật đó Trang Tử không giúp được anh ta và tiếp tục lên đường Kết thúc tác phẩm anh ta đau khổ vì chẳng thể chết lại mà cũng không thể đi thăm người thân Các chi tiết hoang đường,

kì ảo đã làm cho cốt truyện trở nên li kì, độc đáo Yếu tố kì ảo được dùng như một phương tiện hỗ trợ tác giả trong việc tổ chức diễn biến cốt truyện

Trong tập Chuyện cũ viết lại, bên cạnh cốt truyện mang tính kì ảo, Lỗ

Tấn còn xây dựng thành công dạng cốt truyện có đan xen các tình tiết kì ảo

Chẳng hạn, Trị thủy yếu tố kì ảo không được thể hiện rõ nét như Vá trời Mở

đầu tác phẩm: “Đó là thời buổi cuồn cuộn hồng thủy tàn phá, mênh mông bọc núi trùm gò, trăm họ của Đế Thuấn không phải đều chen chúc nhau trên đỉnh núi nhô lên khỏi mặt nước, mà có người thì bó mình trên đỉnh ngọn cây, có người lại ngồi nơi bè gỗ, trên vai chiếc bè gỗ còn bắc ván làm lều, từ bên bờ trông thấy thì đúng là giàu chất thơ” Lũ lụt, thiên tai làm cho cuộc sống đảo lộn Nhưng xuyên suốt tác phẩm, mọi người không tập trung suy nghĩ kế sách

Trang 24

để đối phó với lũ lụt, nghĩ cách trị thủy mà mọi người từ người dân đến các học giả tụ tập để bàn tán, tranh luận về nguồn gốc của tên gọi Vũ “Vũ – là một anh hùng trị thủy của Trung Quốc cổ đại và là người sáng lập ra nhà Hạ” Qua những lời lẽ phân tích của các học giả có người cho rằng: “Vũ mà trị thủy chắc chắn sẽ không thành công giống ngày xưa cha ông là Cổn”, ý kiến khác lại cho rằng “không có ai tên Vũ cả, “vũ” là một loài côn trùng mà côn trùng thì làm gì biết trị thủy” Sau cuộc tranh luận vẫn chưa rút ra kết luận

“Vũ” là côn trùng hay con người đó vẫn là một câu hỏi lớn Triều đình cử quan lại đi tìm hiểu lũ lụt ở từng vùng nhưng sau khi nghe kết quả điều tra của bọn họ và biện pháp đối phó Vũ thấy không khả quan và đưa ra biện pháp của mình là “đạo” (khơi thông) Mọi người tỏ vẻ không đồng tình nhưng phương pháp của ông đã ngăn được lũ, đem lại cuộc sống yên ấm cho nhân dân, “đến cả muôn thú đều biết nhảy múa, chim phượng hoàng cũng bay tới chung vui” Yếu tố kì ảo không được thể hiện rõ nét nhưng góp phần làm cho cuộc tranh luận của các học giả về Vũ trở nên kịch tính hơn Qua đó, người đọc có cái nhìn bao quát về các nhân vật này Chi tiết, chim thú đến chung vui trong cảnh thiên hạ thái bình là một chi tiết mang đậm màu sắc hoang đường,

kì ảo Tác giả sử dụng yếu tố kì ảo để người đọc cảm nhận được niềm vui sướng, hạnh phúc đến đỉnh điểm của nhân dân sau khi nạn hồng thủy chấm dứt

Hái rau vi cốt truyện xoay quanh hai nhân vật Bá Di và Thúc Tề sau

khi trốn khỏi nước Cô Trúc đến chỗ Tây Bá – Văn Vương, vào ở trong viện dưỡng lão Đến khi cuộc chiến giữa nhà Chu và Trụ diễn ra, hai anh em quyết định rời viện dưỡng lão đi ở ẩn trên núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn quyết không ăn thóc nhà Chu Rau vi trên núi Thú Dương ngày càng khăn hiếm Thúc Tề đi hái ra vi còn Bá Di phụ trách việc nấu nướng Song trên núi Thú Dương vẫn có người qua lại, Bá Di không có gì làm, tâm tính cũng thay đổi,

từ trầm mặc sang nhiều lời Do nhất thời ông đã đem câu chuyện của hai người kể cho một vài người Từ đó, câu chuyện về Bá Di, Thúc Tề được lan truyền khắp nơi Một ngày nọ, hai người đang ăn rau vi nướng thì một cô gái đôi mươi chưa bao giờ gặp mặt đi ngang qua hỏi “Sao lại ăn thứ này?” Hai người trả lời là vì không ăn thóc nhà Chu Cô cười nhạt và cất tiếng nói như

Trang 25

chém đinh chặt sắt: “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ” (trải khắp dưới trời, đâu chẳng đất vua), rau vi mà các ngài ăn, chẳng lẽ không phải của thánh thượng bọn ta sao?” Câu nói đó tựa như sấm động bên tai, nghe mà choáng váng Hai người không ăn rau vi nữa, mà ăn cũng không vô, nhìn thôi cũng thấy xấu hổ Vì vậy, Bá Di và Thúc Tề chết

Có người nói rằng, hai người chết là vì đói, chết già, có người nói là bệnh chết, có người thì cho rằng bị cường đạo cướp áo khoác da dê giết A Kim Thư trong phủ Tiểu Bính Quân nói không phải vậy mà “ngược lại đã gặp được vận may rất lớn kia” Ông trời thấy thương Bá Di và Thúc Tề liền dặn

dò hươu mẹ đem sữa bón cho hai lão nhưng hai người tham lam lại muốn giết

nó ăn thịt Từ đó, hươu không đến nữa và hai anh em chết vì sự tham lam, tham ăn của mình Như vậy, yếu tố kì ảo được sử dụng tập trung ở cái chết của Bá Di và Thúc Tề

Trong tập Chuyện cũ viết lại, tác giả tổ chức cốt truyện khá chặt chẽ,

cốt truyện giúp liên kết các sự kiện li kì, thông qua các yếu tố kì ảo góp phần thể hiện khá xinh động hiện thực xã hội đương thời Đằng sau những cốt truyện có tính chất kì ảo là những câu chuyện về con người Ngoài ra, yếu tố

kì ảo còn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, triển khai cốt truyện, làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn

1.2.2 Nhân vật kì ảo trong tập Chuyện cũ viết lại

Trong tác phẩm văn học, nhân vật là yếu tố đóng vai trò then chốt để liên kết các sự kiên, chi tiết với nhau, nhân vật còn là đối tượng để nhà văn bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó Tuy nhiên, xuất phát từ những khía cạnh, quan điểm khác nhau nên cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ

biên, “nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa Nghĩa thứ nhất, đó là “đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học” Thứ hai, đó là “người có một vai trò nhất định trong xã hội”” [13,881] Tức là, thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực ở cả đời sống nghệ thuật, đời sống chính trị - xã hội lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày

Ngày đăng: 14/09/2019, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w